Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Tà Cạ

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Tà Cạ

TUẦN 8

Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009

Đạo đức

GIA ĐÌNH EM ( TIẾP )

 I.MỤC TIÊU:

 ( Như đã trình bày ở tiết 1. )

 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động:

 - HS chơi trò chơi: “ Đổi nhà ”

 - GV hướng dẫn cách chơi

 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi do GV nêu

 - GV kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ chăm sóc và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.

 HĐ1: Đóng vai

 Tiểu phẩm: Chuyện của bạn Long

 - GV nêu nội dung của tiểu phẩm và gọi HS lên lớp đóng các vai trên

 - HS thực hành đóng vai - GV tuyên dương HS

 ? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long.

 ? Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa.

 

doc 16 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Tà Cạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009
Đạo đức
Gia đình em ( tiếp )
	I.Mục tiêu:
 ( Như đã trình bày ở tiết 1. )
	II. Các hoạt động dạy học:
	1. Khởi động:
 - HS chơi trò chơi: “ Đổi nhà ”
 - GV hướng dẫn cách chơi
 - HS thảo luận và trả lời câu hỏi do GV nêu
 - GV kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ chăm sóc và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
 HĐ1: Đóng vai
 Tiểu phẩm: Chuyện của bạn Long
 - GV nêu nội dung của tiểu phẩm và gọi HS lên lớp đóng các vai trên
 - HS thực hành đóng vai - GV tuyên dương HS
 ? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long.
 ? Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa.
 ? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ
 HĐ2: HS tự liên hệ
 - GV nêu câu hỏi gợi ý:
 ? Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào.
 ? Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng.
 - HS thảo luận và liên hệ bản thân.
 - Gọi HS lên trình bày trước lớp
 *GV kết luận: - Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
 - Cần cảm thông chia sẻ với những bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình.
 - Trẻ em có bổn phận yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ.
II. Nhận xét tiết học - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
-----------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 30: ua, ưa
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ .
 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cua bể, ngựa gỗ
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 	 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: tờ bìa Tổ2: lá mía Tổ 3: vỉa hè.
	 2. Bài mới: 
	 a. Giới thiệu bài
	 b. Dạy vần : ua
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm u sau đó cài âm a . GV đọc ua. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ua có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: u - a - ua
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ua
 - GV: Vần ua có trong tiếng cua. GV ghi bảng
 ? Tiếng cua có âm gì và dấu gì.
 - HS đánh vần: cờ - ua - cua theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: cua theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV: Tiếng cua có trong từ cua bể . GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc : ua - cua - cua bể - cua bể - cua - ua
	c.Dạy vần ưa
 (Quy trình dạy tương tự như vần ua )
	d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
	đ. Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
Tiết 2
	3. Luyện tập
	a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì ?
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
	b. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Giữa trưa
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
 +Trong tranh vẽ gì ? 
 - Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ cảnh giữa trưa mùa hè ? Giữa trưa là lúc mấy giờ ?
 - Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì ?
 - Buổi trưa, em thường làm gì ?
 - Tại sao trẻ không nên chơi đùa vào buổi trưa ?
	 c. Luyện viết :
 - HS viết vào vở: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
	d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ua, ưa vừa học.
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Ăn, uống hằng ngày
	I. Mục tiêu: 
 - Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh.
 - Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. 
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trong bài 8 ở SGK
	III. Các hoạt động dạy - học:
	1. Khởi động:
 - Trò chơi: “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang ”
 - Những người chơi phải có nhiệm vụ làm đúng các động tác.
 - Nếu ai sai bị thua và bị phạt trước lớp hát 1 bài.
 - Giới thiệu bài.
	2. Các hoạt động:
	a. Hoạt động 1: Động não.
 Mục tiêu: Nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn và uống hằng ngày.
 ? Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường dùng hằng ngày. HS kể tên 1 vài thức ăn. GV ghi bảng
 - GV cho HS quan sát các hình ở trang 8 SGK. HS chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình.
 ? Các em thich ăn loại thức ăn nào trong số đó.
 ? Loại thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không được ăn.
 Kết luận: GV khích lệ HS nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ.
	b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
 Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn, uống hàng ngày.
 - HS quan sát từng nhóm hình ở trang 19 SGK và TLCH:
 ? ở các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể.
 ? ở các hình nào cho biết các bạn học tập tốt.
 ? ở các hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt.
 ? Tai sao chúng ta phải ăn, uống hằng ngày.
 - GV: Chúng ta cần ăn, uống hằng ngày để có sức khoẻ tốt, để cơ thể mau lớn và hoàn thiện tốt.
	c. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
 Mục tiêu: Biết đươch hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.
 ? Khi nào chúng ta cần phải ăn, uống.
 ? Hằng ngày em ăn uống mấy bữa? Vào những lúc nào ?
 ? Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính.
 KL: Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát. Hằng ngày ăn ít nhất là 3 bữa: sáng, trưa, tối, Không nên ăn đồ ngọt...
------------------------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2009
Thể dục
Đội hình đội ngũ - Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
	I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
	II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh vẽ + còi.
	III. Các hoạt động dạy học:
	1. Phần mở đầu
 - GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học
 - HS giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 - 2
	 2.Phần cơ bản
 - Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, dứng nghỉ, quay phải, quay trái.
 - GV chia lớp thành 3 tổ,mỗi tổ tập 1 lần do GV chỉ huy
 + Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
 + Ôn dồn hàng, dàn hàng.
 - Tư thế đứng cơ bản
 + Đứng đưa hai tay về trước: GV vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cách thực hiện. GV cho HS thực hiện nhiều lần.
 + Trò chơi: Qua đường lội
 - HS tự chọn. Sau đó thi đua giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn làm đúng tổ đó thắng.
	 3. Phần kết thúc
 - GV nhận xét tiết học.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài
-----------------------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
	I. Mục tiêu: 
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, phạm vi 4; tập biể thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
	II. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS làm vào bảng con:
 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
 2 + 2 = 1 + 3 = 3 + 1 =
 2 +1 = 2 + 2 = 1 + 2 =
 - GV theo dõi giúp đỡ thêm và nhận xét.
	2. Luyện tập:
 - HS làm bài tập vào vở bài tập toán
 - HS nêu yêu cầu của từng bài
 Bài1: Tính: 1 + 1= 3
 +
 1
 ___
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
 Bài 3: Tính
 1 + 1 + 1 = ...
 Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
 Bài 5: Viết phép tính thích hợp
 - HS nhìn tranh và viết phép tính thích hợp vào ô trống
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài
	IV. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
--------------------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 31: Ôn tập
	I. Mục tiêu:
 - HS đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
 - Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng.
 - Nghe hiể và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa. 
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng.
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể Khỉ và Rùa.
	III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vào bảng con: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
 - 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
	B. Dạy - học bài mới:
	1. Giới thiệu bài
	2. Ôn tập:
	a. Các vần vừa học
 - HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần:
 - GV đọc vần , HS chỉ chữ.
 - HS chỉ chữ và đọc vần.
	b. Ghép chữ và vần thành tiếng
 - HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn
	c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm và có thể giải thích thêm về các từ ngữ.
	d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:
 - HS viết bảng con: mùa dưa, ngựa tía
 - GV chỉnh sữa chữ viết cho HS . GV lưu ý HS vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết. 
Tiết 2
	3. Luyện tập:
	a. Luyện đọc:
 - Nhắc lại bài ôn ở tiết trước.
 - HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 Đọc đoạn thơ ứng dụng
 - GV giới thiệu đoạn thơ.
 - HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về cảnh em bé đang ngủ trưa trong tranh minh hoạ.
 - HS đọc đoạn thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn.
	b.Kể chuyện: Khỉ và Rùa.
 - HS đọc tên câu chuyện: Khỉ và Rùa. GV dẫn vào câu chuyện.
 - GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh hoạ ở SGK.
 - HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày.
 - HS lên kể theo từng tranh
 Tranh 1: Rùa và Khỉ là đôi bạn thân. Một hôm, Khỉ báo cho Rùa biết là nhà Khỉ vừa mới có tin mừng. Vợ Khỉ vừa sinh con. Rùa liền vội vàng theo Khỉ đến thăm nhà Khỉ.
 Tranh 2: Đến nơi, Rùa băn khoăn không biết làm cách nào lên thăm vợ con Khỉ vì nhà Khỉ ở trên một chạc cao. Khỉ bảo Rùa ngậm chặt đuôi Khỉ để Khỉ đưa Rùa lên nhà mình.
 Tranh 3: Vừa tới cổng, vợ Khỉ chạy ra chào. Rùa quên cả việc đang ngậm đuôi Khỉ liền mở miệng đáp lễ. Thế là bịch một cái, Rùa rơi xuống đất.
 Tranh 4: Rùa rơi xuống đất, nên mai bị rạn nứt. Thế là từ đó, trên mai của loài Rùa đều c ... Chấm bài- chữa bài.
	3. Nhận xét - dặn dò:
 - Tuyên dương 1 số em làm bài tốt.
	I.Củng cố - dặn dò:
 - Về nhà kể cho bố mẹ nghe những điều em học ở bài này
 - Nhận xét chung giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2009
Học vần
Bài 33: ôi - ơi
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: Lễ hội.
	II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá trái ổi, bơi lội
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
	 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: ngà voi Tổ2: gà mái Tổ 3: bài vở.
	 2. Bài mới: 
	 a. Giới thiệu bài
 	b. Dạy vần ôi
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm ô sau đó cài âm i . GV đọc ôi. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ôi có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: ô - i - ôi
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ôi
 - GV: Vần ôi có trong tiếng ổi. GV ghi bảng
 ? Tiếng ôỉ có âm gì và dấu gì.
 - HS đánh vần: ôi - hỏi - ổi - theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: ổi theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV: Tiếng ổi có trong từ trái ổi . GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc : ôi - ổi - trái ổi - trái ổi - ổi - ôi
	c.Dạy vần ơi
 (Quy trình dạy tương tự như vần ôi )
	d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
	đ. Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
Tiết 2
	3. Luyện tập
	a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 +HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
	c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Lễ hội.
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
 + Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội ? 
 + Quê em có những lễ hội gì ? Vào mùa nào ? 
 + Trong lễ hội thường có những gì ? ( cờ treo, ăn mặc đẹp đẽ, hát ca, các trò vui... )
 + Ai đưa em đi dự lễ hội ?
 + Qua ti vi hoặc nghe kể, em thích lễ hội nào nhất ?
	b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
	d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ôi, ơi vừa học
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5;biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng một phép tính cộng.
II.phương tiện dạy học : 
 - Bảng phụ , phấn màu.
III.Các hoạt động dạy học:
 HĐ Giáo viên
 HĐ Học sinh
Hoạt động1: kiểm tra bài cũ
- Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5
Gọi 1 số HS lên bảng đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
- Gv nhận xét ghi điểm
Hoạt động 2: Luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 vào vở toán.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm, đặc biệt chú ý đến HS yếu làm bài.
- Chấm 1 số bài - chữa bài
Bài1: HS nêu yêu cầu của bài và cách làm.
Bài 2: Tính ( Tính theo cột dọc) GV nhắc lại các số phải viết thẳng cột với nhau.
Bài 3: Chẳng hạn: 3 + 1 + 1 = ? ( 3 cộng 1 bằng 4, 4 cộng 1 bằng 5, viết 5 sau dấu bằng)
Bài 4: - Gv hướng dẫn
VD: 5 .... 3 + 2 . Trước hết các em phải tính được 3 + 2 = ? ( 5 ) bên trái 5 bên phải 5 Vậy ta phải điền dấu gì vào chỗ chấm ?
 Bài 5: Nhìn vào tranh vẽ để viết phép tính thích hợp.
? Bên phải có mấy cái thuyền?
? Bên trái có mấy cái thuyền?
 Hỏi tất cả có mấy cái thuyền? 
 Phần b, GV hướng dẫn HS tương tự. 
- Chấm chữa bài
Hoạt động 3: Nhận xét tiết học - Dặn dò
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Về nhà làm bài vào vở tự học 
- Hs lên bảng đọc bảng cộng trong phạm vi 5
- HS tìm hiểu nội dung từng bài.
- HS làm bài. 
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Tính theo cột dọc
- HS nêu yêu cầu của từng bài và nêu cách làm
- HS nêu yêu cầu của bài ( Điền > , < , = vào chỗ chấm )
- Ta phải điền dấu = 
 3
 1 
4 ( 3+ 1= 4 )
 Hs làm bài
	-----------------------------------------------------------------------
Thủ công
Xé, dán hình cây đơn giản
	I. Mục tiêu: 
 - Biết cách xé, dán hình cây đơn giản .
 - Xé được hình tán lá cây, thân cây. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng cân đối .
	II.phương tiện dạy học:
 - Bài mẫu xé, dán hình cây đơn giản .
 - Giấy màu, hồ dán .
	III. Các hoạt động dạy học:
	1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
 - GV cho HS quan sát bài mẫu và đặt câu hỏi về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây, các bộ phận của cây, thân cây, tán lá...
	2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
	a. Xé hình lá cây:
 * xé tán lá cây tròn: - Từ hình vuông xé 4 góc .
 - Xé chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây .
 * Xé tán lá cây dài: - Từ hình vuông xé 4 góc, xé chỉnh sửa cho giống tán lá cây dài. 
	b. Xé thân cây: Xé hình chữ nhật dài 6 ô, ngắn 1 ô. Sau đó xé tiếp 1 hình chữ nhật khác có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô.
	c. Hướng dẫn dán hình: GV làm thao tác dán hồ...
 - Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
 - Dán phần thân dài với tán lá dài.
 - Cho HS quan sát hình cây đã dán xong.
	3. HS thực hành:
 - HS nhớ lại những thao tác mà GV đã làm mẫu và xé dán các hình ( theo nhóm )
 * Trong khi HS thực hành. GV nhắc lại và uốn nắn các thao tác xé hình tán lá, thân cây còn lúng túng.
 *Lưu ý: - Trước khi dán cần sắp xếp vị trí cho cân đối.
 - Bôi hồ đều, dán cho phẳng cân đối.
	IV. Nhận xét - dặn dò: 
 - Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, bút chì, ... tiết sau hoàn thành sản phẩm.
 -----------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009
Học vần
Bài 34: ui, ưi
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề: Đồi núi
	II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá : đồi núi, gửi thư
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 	1.Kiểm tra bài cũ: 
	 2. Bài mới: 
	 a. Giới thiệu bài
	 b. Dạy vần : ui
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm u sau đó cài âm i . GV đọc ui. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ui có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: u - i - ui
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ui
 - GV: Vần ui có trong tiếng núi. GV ghi bảng
 ? Tiếng núi có âm gì và dấu gì.
 - HS đánh vần: nờ - ui - nui - sắc - núi - theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: núi theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV: Tiếng núi có trong từ đồi núi . GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc : ui - núi - đồi núi - đồi núi - núi - ui
	c.Dạy vần ưi
 (Quy trình dạy tương tự như vần ui )
	d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
	 đ. Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
Tiết 2
	3. Luyện tập
	a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
	b. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Lễ hội.
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
 + Trong tranh vẽ gì ? 
 + Đồi núi thường có ở đâu ? Em biết tên vùng nào có đồi núi ? 
 + Trên đồi núi thường có gì ?
 + Quê em có đồi núi không ? Đồi khác núi thế nào ?
	c. Luyện viết :
 - HS viết vào vở: ui, ưi, đồi núi, gửi thư
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
	d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ôi, ơi vừa học
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------
Toán
Số 0 trong phép cộng
	I. Mục tiêu: 
 - Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng bộ đồ dùng học toán 1 và các hình trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu phép cộng một số với 0:
	a. Giới thiệu các phép tính: 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3
 - GV cho HS quan sát hình thứ nhất bài học trong SGK và nêu bài toán:
 ? Lồng thứ nhất có mấy con chim ( 3 con chim)
 ? Lồng thứ hai có mấy con chim ( 0 con chim )
 ? Cả hai lồng có mấy con chim ( 3 con chim )
 ? 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim ( 3 con chim )
 ? Vậy 3 cộng 0 bằng mấy ( 3 )
 - GV viết bảng : 3 + 0 = 3
 - HS đọc : cá nhân, tổ , lớp.
	b. Giới thiệu phép cộng 0 + 3 = 3 (Tiến hành tương tự như phép cộng 3 + 0 = 3) 
 ? 3 cộng 0 và 0 cộng 3 kết quả như thế nào ? ( bằng nhau )
 - GV: Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi
	c. Giới thiệu các phép tính: 0 + 1, 1 + 0, 2 + 0, 0 + 2, 4 + 0, 0 + 4, 0 + 5, 
5 + 0. Cho HS tự tính kết quả.
 - GV nhận xét: + Một số cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
 + 0 cộng với 1 số cũng bằng chính số đó.
	2. Thực hành: 
 - HS làm bài tập vào vở bài tập toán.
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài - HS tìm hiểu nội dung của từng bài
 Bài 1: Tính
 4 + 0 = 5 3
 0 + 4 = + 0 + 0
 ___ ___
 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 4 + .... = 4 3 + 0 = 2 + ... ... + 2 = 4
 ...+ 3 = 3 ...+ 2 = 2 + ... 0 + ... = 0
 Bài 3: Nhìn hình vẽ để viết phép tính thích hợp
 a. 3 + 2 = 5 b. 3 + 0 = 3
 Bài 4: Nối phép tính với số thích hợp.
 3 + 0 0 + 4 5 + 0
 3 5 4
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài
	3. Nhận xét - dặn dò : 
 - Tuyên dương những bạn làm bài tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(17).doc