Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 04 - Mai Văn Thuận

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 04 - Mai Văn Thuận

Tập đọc

Bím tóc đuôi sam

I. Mục đích – yêu cầu:

-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ ;Bước đầu đọc rỏ lời vật trong bài .

- hiểu ND : không nên nghịch ác với bạn , cần đối xử tốt với bạn gái ( trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa )

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 + Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

- Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Giới thiệu:

- Hôm nay, các em tập đọc câu chuyện: Bím tóc đuôi sam.

 

doc 28 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 04 - Mai Văn Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 200
Tập đọc
Bím tóc đuôi sam
I. Mục đích – yêu cầu:
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ ;Bước đầu đọc rỏ lời vật trong bài .
- hiểu ND : không nên nghịch ác với bạn , cần đối xử tốt với bạn gái ( trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa )
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: + Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	 + Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:	
1. Ổn định: 
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu:
Hôm nay, các em tập đọc câu chuyện: Bím tóc đuôi sam.
Tiết 1
* Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu và lưu ý học sinh: 
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó: loạng choạng, ngượng nghịu, ngã phịch...
- Học sinh nêu cách đọc.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp và nêu từ giải nghĩa: Bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
- Học sinh đọc từng đoạn và đưa ra các từ cần giải nghĩa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng đúng.
- Học sinh theo dõi và đọc lại theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Khi Hà ... trương,/ mấy ... lên./ “Aùi chà chà!”// Bím ... quá!//
+ Vì vậy,/ mỗi ... tóc,/ cô bé ... choạng/ và cuối cùng/ ngã ... đất.// (Giọng thong thả, chậm rãi).
+ Rồi ... khóc/ em ... thầy.//
+ Đừng khóc,/ tóc ... lắm!//
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc trong nhóm.
- Giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Học sinh đại diện các nhóm thi đọc.
- Giáo viên cho lớp đọc ĐT.
- Học sinh đọc ĐT đoạn 3, 4.
Tiết 2
* Tìm hiểu nội dung bài
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1, 2.
- Học sinh thực hiện.
Câu 1: Các bạn gái khen Hà thế nào?
+ Aùi chà chà! Bím tóc đẹp quá!
Câu 2: Vì sao Hà khóc?
+ Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã.
+ Em nghĩ như thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn? 
+ Đó là trò nghịch ác, thiếu tôn trọng bạn, không tốt với bạn.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 3.
- Học sinh thực hiện.
Câu 3: + Thầy làm Hà vui lên bằng cách nào?
+ Thầy khen 2 bím tóc của Hà rất đẹp.
+ Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc? và cười ngay?
+ Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 4.
- Học sinh thực hiện.
Câu 4: Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?
+ Đến trước mặt Hà để xin lỗi.
-> Qua câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
+ Không nên đùa dai, nghịch ác với bạn. Khi biết mình có lỗi, phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
* Luyện đọc lại
- Giáo viên cho 2 học sinh thi đọc toàn bài.
- Học sinh thi đua.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
5. Tổng kết :
- Qua câu chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và đáng khen?
- Học sinh nêu.
- VN: Rèn đọc lại.
- CBB: Trên chiếc bè.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh Nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai, ngày tháng năm200
Toán
29 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 29 + 5
- Biết số hạng tổng
- Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông
- Biết giải toán bằng một phép tính .
- BT cần làm : Bai 1 (cột 1 , 2 , 3 )Bài 2 ( a , b ) Bài 3 .
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng gài, 3 bó 1 chục que tính và 14 que rời.
Học sinh: Que tính.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 9 cộng với một số
học sinh đọc bảng cộng 9.
3. Giới thiệu:
Hôm nay, các em học làm dạng toán mới: 29 + 5.
4. Giảng bài mới:
* Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- Giáo viên nêu đề toán có phép tính 
29 + 5
- Học sinh thực hiện trên que tính tìm ra nhiều cách tính khác nhau. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu: 29
	 + 5
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính: 
9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện vào bảng con: 59 + 5, 79 + 2.
- Học sinh làm vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
* Luyện tập
Bài 1: Giáo viên cho học sinh làm vào vở.
- Học sinh làm bài.
( cột 1 , 2 , 3 )
- Học sinh sửa bài tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.(a , b )
- Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là.
- Học sinh làm vở bài tập.
- 3 học sinh sửa bài
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu gọi tên từng thành phần trong phép tính.
- Học sinh nêu.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Nối các điểm để có hình vuông.
- Giáo viên cho học sinh làm vở.
- Học sinh thực hiện.
- 2 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nêu tên các hình.
5. Tổng kết:
- Cho học sinh thi đua thực hiện phép tính 49 + 6.
- 2 học sinh thi đua.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét. 
- VN: Xem lại bài.
- CBB: 49 + 25.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba, ngày tháng năm 200
Kể chuyện
Bím tóc đuôi sam
I. Mục tiêu:
-Dựa vào tranh lại được đoạn 1 , đoạn 2 câu chuyện( BT1) bước đầu kể được đoạn 3 bằng lời của mình(BT2).
- kể nối tiếp tứng đoạn của câu chuyện .
-HS khá , giỏi phân vai dựng lại câu chuyện .(BT3 )
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 2 tranh minh họa trong SGK
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : “Bạn của N Nhỏ”
3 học sinh kể lại chuyện 
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài : 
4.Giảng bài mới :
* Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Giáo viên kể lại đoạn 1, 2.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng tranh.
- Học sinh quan sát, nhớ lại nội dung các đoạn 1, 2 của câu chuyện để 
kể lại.
- 2, 3 học sinh thi kể lại đoạn 1 theo tranh 1. Sau đó 2, 3 em khác thi kể đoạn 2 theo tranh 2.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
- Kể đoạn 3.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
+ Giáo viên lưu ý học sinh kể bằng lời của mình, có thể dùng từ, đặt câu theo cách khác, diễn đạt rõ thêm một vài ý qua sự tưởng tượng của mình. Nếu kết hợp được lời kể với nét mặt, cử chỉ, giọng điệu càng tốt.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
* Kể chuyện (theo phân vai) 
- Giáo viên làm người dẫn chuyện.
- Học sinh đóng nhân vật Hà, Tuấn, thầy giáo.
- Giáo viên cho học sinh kể lại theo vai.
- 4 học sinh xung phong kể lại chuyện theo vai.
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi kể chuyện.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
Giáo viên nhận xét tiết học.
VN: Tập kể lại.
CBB: Chiếc bút mực.
* Rút kinh Nghiệm :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
_______________________________
Tự nhiên xã hội
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
I. Mục tiêu:
- Biết được tập thể dục hằng ngày , lao động vừa sức, ngồi học ngay ngắn, đúng tư cách và ăn uốn đầy đủ sẽ giúp hệ cơ và xương phát triển tốt .
- Biết đi đứng ngồi đúng tư thế và mang vác vừa để phòng tránh cong vẹo cột sống .
- HS khá , giỏi ; giải thích tại sua không nên mang vác vật quá nặng .
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh trong SGK 
Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : 
2. Bài cũ: Hệ cơ
3 học sinh đọc ghi nhớ và chỉ ra được 1 số hệ cơ. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
3. Giới thiệu bài :
Hôm nay, các em học bài: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm gì để cơ và xương phát triển tốt
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi và thảo luận về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5/10, 11.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và thảo luận về:
+ Học sinh 1: 1 học sinh đang ăn cơm, bữa cơm có đầy đủ thức ăn dinh dưỡng.
+ Học sinh 2: Vẽ hình bạn gái ngồi học sai tư thế.
- Giáo viên cho đại diện 1 số cặp trình bày những gì các em đã thảo luận sau khi quan sát.
+ Học sinh 3: Vẽ 1 bạn đang bơi ở hồ bơi.
+ Học sinh 4, 5: Học sinh so sánh bạn nào xách vật nặng. Tại sao ta không nên xách vật nặng?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý từng hình.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh thảo luận và ghi vào giấy rồi dán lên bảng.
+ Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý và giáo dục học sinh các việc nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt -> liên hệ thực tế giáo dục học sinh biết là những việc nhẹ để giúp đỡ gia đình.
* Hoạt đ ... .
+ Nêu khoảng cách giữa các chữ?
+ Cách 1,5 con chữ o theo cỡ chữ.
- Giáo viên viết mẫu vừa hướng dẫn.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện viết chữ Chia vào bảng con.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vở
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút và đặt vở.
- Học sinh nêu.
- Giáo viên nêu nội dung viết.
- Học sinh theo dõi.
+ 1 dòng chữ C cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ C cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Chia cỡ vừa.
+ 1 dòng chữ Chia cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Chia ngọt sẻ bùi cỡ nhỏ.
- Giáo viên chấm 1 số vở, nhận xét. 
- Học sinh viết bài vào vở.
5. Tổng kết:
- Học sinh thi đua viết tên bạn có chữ C đứng đầu.
- Học sinh thi đua.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét.
- VN: Rèn viết thêm.
- CBB: Chữ D hoa.
Thứ Năm, ngày tháng năm 200
Toán
8 cộng với một số: 8 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện dạng 8 + 5 lập được bảng 8 cộng với một số 
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Giải bài toán bằng một phép tính cộng .
-BT cấn làm ; bai1, bài 2, bài 4 .
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 20 que tính, bảng gài.
Học sinh: VBT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Luyện tập
3. Giới thiệu bài mới :
Hôm nay, các em học một dạng toán: 8 + 5.
4. Phát triển các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 8 + 5.
- Giáo viên nêu bài toán: có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Học sinh làm thao tác trên que tính tìm ra kết quả.
8 + 5 = 13
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
- Học sinh nêu nhiều cách.
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn: gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính. Từ đó có phép tính.
 8	Viết hàng đơn vị thẳng hàng 
+ 5 	đơn vị, chục thẳng hàng chục.
 13
- Học sinh nhiều em nhắc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng cộng 8 và học thuộc bảng cộng 8.
- Học sinh lập bảng cộng 8 tương tự như bảng cộng 9.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 2 học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh tự làm.
- Học sinh thi đua sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Đặt tính rồi tính.
- Khi đặt tính, ta cần lưu ý điều gì?
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm vở.
- Học sinh thi đua sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 4: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh hướng dẫn.
- 1 học sinh hướng dẫn. 
- 1 học sinh đọc đề.
- Lớp làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
5. Tổng kết :
- Giáo viên cho học sinh thi đua
	9 + 8 = ... + 3
	8 + ... = 11
- 2 học sinh thi đua.
- VN: Xem lại bài.
- CBB: 28 + 5.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ năm, ngày tháng năm 200
Chính tả(nghe viết )
Trên chiếc bè
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết ,Chính xác trình bày đúng bài CT 
- Làm được BT 2 , BT (3) a /b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Bảng con, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Chiếc bút mực
2 học sinh viết bảng những lỗi hay sai: bình yên, nhảy dây.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới 
Hôm nay, các em viết chính tả bài: Trên chiếc bè.
4. Phát triển các hoạt động 
 * Hướng dẫn học sinh viết
- Giáo viên đọc bài.
- Học sinh theo dõi.
- 1 học sinh đọc lại đoạn bài viết.
+ Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
+ Ngao du thiên hạ.
+ Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?
+ Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh mở SGK.
- Học sinh đọc thầm.
+ Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh rèn viết từ khó vào bảng con: Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt.
- Học sinh luyện viết bảng con.
- Giáo viên đọc lần 2.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh dò.
- Học sinh dò bài và sửa lỗi.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
- Giáo viên nhận xét.
* Luyện tập
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Tìm và viết bảng con 3 từ có vần 
iê, yê.
- Học sinh làm bài vào VBT.
- Học sinh thi sửa bài tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào VBT.
- 2 học sinh thi sửa bài trên bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét. 
5. Tổng kết: 
VN: Xem lại bài.
CBB: Chiếc bút mực.
Giáo viên nhận xét giờ học.
Rút kinh Nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày tháng năm 200
Toán
28 + 5
I. Mục tiêu:
-.Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 , dạng28 + 5
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng .
- BT cần làm ; bài 1(cột 1,2,3) bài 3 , bai4
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 2 bó 1 chục que tính và 13 que tính.
Học sinh: VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 8 cộng với 1 số
3. Giới thiệu bài mới:
Hôm nay, các em học dạng toán: 28 + 5.
4. Phát triển các hoạt động :
 * Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 28 + 5
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn ra phép tính 28 + 5.
- Học sinh có thể tìm ra kết quả phép tính.
- Giáo viên cho học sinh nêu cách thực hiện.
- Học sinh nêu.
- Giáo viên chốt lại: gộp 8 que tính với 2 que tính rời được 1 chục que tính với 3 que tính rời, 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính, thêm 3 que tính rời là 33 que tính. Vậy 28 + 5 = 33.
- Học sinh quan sát thao tác giáo viên làm.
- Giáo viên cho học sinh nêu cách đặt tính.
- Học sinh nêu và thực hiện
	 28
	+ 5
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính:
- Học sinh lặp lại.
	 28	 * 8 + 5 = 13, viết 3 nhớ .
	+ 5	 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
	 33
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. 
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm vở.
- Học sinh sửa bài thi đua.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 3: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh hướng dẫn.
- 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh tóm tắt.
- Lớp làm VBT.
- 1 học sinh sửa bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 4: Giáo viên nhắc lại các bước để vẽ.
- Học sinh theo dõi và thực hiện vẽ đoạn thẳng dài 5cm.
- 1 học sinh vẽ bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét. 
5. Tổng kết: 
VN: Xem lại bài.
CBB:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Rút Kinh Nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
___________________________________
Tập làm văn
Nói lời cảm ơn, xin lỗi
I. Mục tiêu:
- Biét nói lời cảm ơn , xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT 1, Bt2 )
- Nói được 3 câu ngắn về nội dung bức tranh , trong đó có dùng lời cảm ơn , xin lỗi ( BT 3) 
- HS kha, giỏi làm dược bài tập 4 ( viết lại những câu đã nói ở bài tập 3 )
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa SGK
Học sinh: VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
2 học sinh đọc bảng danh sách tổ mình (dã xếp theo thứ tự).
Giáo viên nhận xét chung.
3. Giới thiệu bài mới 
Hôm nay, các em học TLV bài: Cảm ơn, xin lỗi.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra lời nói cảm ơn phù hợp với các tình huống a, b, c.
- Học sinh thảo luận.
- Giáo viên nêu từng tình huống.
- Học sinh nói lời cảm ơn.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh nêu:
+ Ta cảm ơn khi nào? Và thái độ khi cảm ơn?
- Học sinh nêu.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Nói lời xin lỗi với từng tình huống a, b, c.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh thảo luận và trình bày bằng tiểu phẩm.
- Giáo viên nhận xét và cho học sinh nêu: Ta cần xin lỗi khi nào? Nêu thái độ khi xin lỗi
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu.
* Hoạt động 2: Tập tạo đoạn văn
+ Học sinh biết nói 3, 4 câu về nội dung bức tranh trong SGK.
- Giáo viên , nêu yêu cầu quan sát tranh, đoán xem việc gì xảy ra. Sau đó kể lại sự việc trong mỗi tranh bằng 3, 4 câu. Nhớ dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
- Nhiều học sinh nói về nội dung từng tranh.
- Giáo viên nhận xét sửa chữa.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh viết lại nội dung các bức tranh.
- Vài học sinh đọc lại bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
5. Tổng kết 
VN: Xem lại bài.
CBB: Thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Giáo viên nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_04_mai_van_thuan.doc