BÀI: Chuyện bốn mùa
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể lại được câu chuyện đã học; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Dựng lại được câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện Xuân, Hạ, Thu, Đông, bà Đất.
2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn (đúng, sai, đủ, thiếu chi tiết ); kể tiếp được lời của bạn.
II. Chuẩn bị:
- 4 tranh minh họa đoạn 1 (phóng to nếu có điều kiện).
- Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các nhân vật để dựng lại câu chuyện (VD: Khăn choàng cho Đông; quạt giấy cho Hạ; khăn lụa mỏng cho Thu; vòng hoa đội đầu cho Xuân; thắt lưng cho bà Đất ).
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1): Hát
2. Bài cũ (3):
- Gọi 2-3 em nhắc lại các truyện đã được học trong học kì I.
- Kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc: bằng cách cho từng cặp HS đối đáp, 1 em nói tên truyện, em kia nói tên nhân vật chính của truyện hoặc ngược lại.
3. Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe và tập kể
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Kể chuyện TUẦN 19 BÀI: Chuyện bốn mùa Ngày dạy: I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Kể lại được câu chuyện đã học; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Dựng lại được câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện Xuân, Hạ, Thu, Đông, bà Đất. 2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn (đúng, sai, đủ, thiếu chi tiết); kể tiếp được lời của bạn. II. Chuẩn bị: 4 tranh minh họa đoạn 1 (phóng to nếu có điều kiện). Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các nhân vật để dựng lại câu chuyện (VD: Khăn choàng cho Đông; quạt giấy cho Hạ; khăn lụa mỏng cho Thu; vòng hoa đội đầu cho Xuân; thắt lưng cho bà Đất ). III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ (3’): Gọi 2-3 em nhắc lại các truyện đã được học trong học kì I. Kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc: bằng cách cho từng cặp HS đối đáp, 1 em nói tên truyện, em kia nói tên nhân vật chính của truyện hoặc ngược lại. 3. Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe và tập kể lại câu chuyện “Chuyện bốn mùa”. 4. Phát triển các hoạt động (27’): TG * Hoạt động 1: Kể từng đoạn chuyện - PP: Kể chuyện, đàm thoại, trực quan, giảng giải. ĐDDH - GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK, đọc lời bằt đầu đoạn dưới mỗi tranh; nhận ra từng nàng tên Xuân, Hạ, Thu, Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh. - HS lắng nghe. Tranh - 2, 3 HS kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp. -> GV nhận xét (GV khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên, tránh đọc thuộc lòng theo SGK. -> HS nhận xét. SGK * Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện - PP: Kể chuyện, thực hành. - GV mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. -> GV nhận xét. - HS nhận xét. * Hoạt động 3: Dựng lại câu chuyện theo vai - PP: Sắm vai, kể chuyện, đàm thoại, làm mẫu. - GV mời 1 HS nhắc lại: Thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai? - Dựng lại câu chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. - GV cùng 2 HS thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu (Từ đầu đâm chồi nảy lộc) GV nhập vai người kể, 1 em là Đông, em kia là Xuân. - Các em khác theo dõi. - Từng nhóm HS phân thi kể chuyện trước lớp. - GV tổ chức cách thi như sau: Mỗi nhóm chọn 1 HS làm giám khảo. Sau mỗi nhóm kể, giám khảo cho điểm vào bảng con giơ lên. GV công bố số điểm của các giám khảo trước lớp cùng với điểm của mình, kết luận nhóm kể hay nhất. 5. Củng cố – dặn dò: (3’) GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS, nhóm kể chuyện tốt. Nhắc HS chú ý quan sát để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi mùa trong năm. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tiếp tục phân vai dựng lại câu chuyện. Các ghi nhận, lưu ý: . KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán TUẦN 19 BÀI: Phép nhân Ngày dạy: I. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau. Biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân. II. Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh hoặc mô hình, vật thực của các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung. HS: SGK, VBT. III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Bài cũ: Tổng của nhiều số GV viết sẵn lên bảng bài 1, 2/91 yêu cầu 6 em lên bảng thực hiện. Bài 1: Tính: 1. 3 + 6 + 5 = 14 2. 8 + 7 + 5 = 20 7 + 3 + 8 = 18 6 + 6 + 6 + 6 = 24 Bài 2: Tính: 24 24 + 24 24 96 15 15 + 15 15 60 36 + 20 9 65 14 + 33 21 68 -> HS nhận xét. -> GV nhận xét + chấm điểm. 3. Giới thiệu (1’): Tiết toán hôm nay, các em sẽ học bài “Phép nhân” 4. Phát triển các hoạt động (27’): TG * Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận biết phép nhân - PP: Giảng giải, trực quan, đàm thoại. ĐDDH - GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn. Bìa - GV hỏi HS: Tấm bìa có mấy chấm tròn? - 2 chấm tròn. - Cho HS lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi để HS trả lời: Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn (hoặc 2 chấm tròn được lấy 5 lần), có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - GV gợi ý để HS trả lời: Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn phải tính tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn). - HS theo dõi GV hướng dẫn. - GV hướng dẫn để HS nhận xét: “Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2. - GV giới thiệu: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 x 5 = 10 (viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dòng trên, chẳng hạn: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 2 x 5 = 10 - GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 (đọc là “Hai nhân năm bằng mười”) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân. - Cá nhân -> Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS thực hành đọc, viết phép nhân: 2 x 5 = 10 - GV giúp HS tự nhận ra, khi chuyển từ tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân: 2x5=10 thì 2 là 1 số hạng của tổng; 5 là số các số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được 5 lần. Như vậy, chỉ có tổng các số hạng nhau mới chuyển được thành phép nhân. * Hoạt động 2: Thực hành - PP: Luyện tập – thực hành, giảng giải, trực quan. Bài 1: GV hướng dẫn HS xem tranh, vẽ (hay mô hình, vật thật) để nhận ra. - HS theo dõi. Tranh a/ 4 được lấy 2 lần, tức là: 4+4=8 và chuyển thành phép nhân sau: 4x2=8 - HS đọc phép nhân “Bốn nhân hai bằng tám”. -> Tương tự đối với b/ và c/. Bài 2: - HS đọc đề. VBT - GV hướng dẫn các em viết được phép nhân (theo mẫu). - HS làm bài + sửa bài. Bài 3: - GV giúp HS quan sát tranh vẽ + nêu bài toán rồi viết phép nhân phù hợp với bài toán: Có 2 đội bóng đá thiếu nhi, mỗi đội có 5 cầu thủ. Hỏi tất cả có bao nhiêu cầu thủ? - HS nêu: Đọc bài toán thấy 5 cầu thủ được lấy 2 lần. - GV đặt câu hỏi: Đọc bài toán thấy 5 cầu thủ được lấy mấy lần? Ta có phép nhân: 5 x 2. Để tính 5 x 2 ta tính như thế nào? Vậy 5 x 2 = 10 - Tương tự như thế thực hiện câu b. 5. Củng cố, dặn dò: (3’) Nhận xét tiết học. GV hỏi lại để HS trả lời nhanh kết quả các phép nhân đã tìm ra ở bài 1, 2, 3. Hoàn thành các bài trong VBT. CBB: Thừa số – tích. Các ghi nhận, lưu ý: . KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Tự nhiên xã hội TUẦN 19 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: Kể tên các hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường. II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 36, 37. III. Các hoạt động (35’): 1. Khởi động (1’): 2. Bài cũ 3’: Các thành viên trong nhà trường. Gọi 2 HS kiểm tra bài. Hỏi: Trong trường, bạn biết thành viên nào? Họ làm gì? Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, bạn sẽ làm gì? Nhận xét – đánh giá. 3. Giới thiệu bài (1’): Phòng tránh ngã khi ở trường. 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Làm việc với SGK để nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh - Hỏi: Kể tên các hoạt động dễ gây nguy hiểmở trường. - HS phát biểu. - GV ghi ý kiến lên bảng. GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 36, 37 theo gợi ý sau: - HS quan sát. - Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình. - Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm. - HS thảo luận. - Gọi một số HS trình bày. GV phân tích mức độ nguy hiểm và kết luận: + Chạy đuổi nhau. + Chạy xô đẩy nhau ở cầu thang. + Trèo cây. + Với cành cây qua cửa sổ trên lầu -> rất nguy hiểm. * Hoạt động 2: Thảo luận: lựa chọn trò chơi bổ ích - GV cho mỗi nhóm tự chọn trò chơi. - HS tự chọn và tổ chức chơi theo nhóm. (HS có thể ra sân chơi 10’) - GV cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: + Nhóm em chơi trò gì? + Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này? - HS phát biểu ý kiến. + Khi chơi, em cần lưu ý điều gì để khỏi gây tai nạn? - Nhận xét. * Hoạt động 3: Làm phiếu bài tập Hoạt động nên tham gia Hoạt động không nên tham gia GV phát phiếu bài tập. Nên và không làm gì để phòng tráh tai nạn khi ở trường. 5. Tổng kết (2’): GV nhận xét tiết học. Dặn HS chơi các trò chơi ít gây nguy hiểm cho bản thân. Chuẩn bị: Thực hành “Giữ trường học sạch đẹp” * Rút kinh nghiệm: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Tập đọc TUẦN 18 BÀI: Ôn tập Ngày dạy: I. Mục đích yêu cầu: Tiếp tục ôn kiểm tra lấy điểm tập đọc. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và về các dấu câu. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động, đặt câu với từ chỉ hoạt động. Ôn luyện về cách mời, nhờ, đề nghị. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. - Bảng quay viết đoạn văn ở BT2 để HS làm. - VBT. - Tranh minh học BT2. 2. HS: VBT, SGK> III. Các hoạt động: 1. Ổn định (1’): Hát 2. Giới thiệu bài (1’): Tiết học hôm nay, các em sẽ bước vào tiết 4 ôn tập môn Tiếng Việt. 3. Phát triển các hoạt động: TG * Hoạt động 1: Kiểm tra đọc (10 – 15 em) - PP: Kiểm tra – đánh giá. - Cách tiến hành giống như ở tiết 1. ĐDDH * Hoạt động 2: Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và ... chính xác. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ (bài 1, bài 3), thước có vạch cm. Học sinh: Vở bài tập; bảng Đ, S, thước có vạch cm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo) HS sửa bài 3, 4/84. GV cho HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ, cách tìm số trừ. -> HS lớp nhận xét bằng cách giơ bảng Đ,S. GV chấm một số vở và kiểm tra bài làm của cả lớp. GV nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới 1’: Ôn tập về hình học 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Củng cố, về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học - PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành. - Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu. - HS: Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm. - GV treo bảng phụ và tổ chức cho HS sửa bài. - HS làm bài. -> GV nhận xét. -> Nhận xét. - GV giao cho mỗi nhóm 1 hình, yêu cầu HS đặt tên vào hình và viết tên của hình đó. - Các nhóm thi làm. Nhóm nào làm xong, dán lên bảng. -> HS đọc -> Nhận xét. -> GV nhận xét, lưu ý HS cách đọc. -> GV nhận xét và kiểm tra bài của cả lớp. -> Nhận xét. * Hoạt động 2: - Củng cố cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước - Xác định ba điểm thẳng hàng. - PP: Thực hành, giảng giải. - Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu. - HS: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm, 12cm. - GV gợi ý: 1dm = ?cm - Bằng 10cm. - Điểm đầu tiên trùng với số mấy trên thước? - Số 0. - HS thực hiện vẽ sau đó 2 HS vẽ trên bảng lớp. HS quan sát và nhận xét. Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu. - HS nêu. - Thế nào là 3 điểm thẳng hàng. - 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng. - GV cho HS làm bài. - Lớp làm bài. - 2 HS thi đua sửa trên bảng phụ. -> GV nhận xét, kiểm tra lớp. -> Nhận xét. - GV cho HS nêu tên 3 điểm thẳng hàng vừa nối. - HS nêu: A, B, C; M, N, P; M, I, B; A, I, P -> GV nhận xét. Chốt ý. * Hoạt động 3: Xác định về vị trí các điểm trên lưới ô vuông trong vở HS. - PP: Giảng giải, thực hành, quan sát. Bài 4: GV cho HS nêu yêu cầu. - HS: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào các hình đó. - GV hướng dẫn HS quan sát hình mẫu và lưu ý HS tô màu cho nổi các hình khác nhau. - HS quan sát. - GV cho HS tự làm. - HS vẽ hình vào vở và tô màu. - 1 HS vẽ bảng lớp. -> GV nhận xét. -> HS nhận xét. - GV: hình vẽ có mấy hình tam giác? Mấy hình chữ nhật? - 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật. - HS lên chỉ vào hình. -> Nhận xét, tuyên dương. -> Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: (3’) Củng cố: Thi tiếp sức giữa 2 dãy (mỗi dãy 4 HS) gắn tên vào đúng hình cho sẵn. Về xem lại bài. Làm bài 1, 2/85. Chuẩn bị bài: Ôn tập về đo lường. * Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 02 tháng 01 năm 2004 Chính tả Tiết 34 GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ I. Mục tiêu: Nghe - viết đúng đoạn: Khi gà mẹ thong thả mồi ngon lắm. Củng cố quy tắc chính tả ao/au; et/ec; r/d/gi. Viết đúng câu có dấu ngoặc kép. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi quy tắc chính tả ao/au; et/ec; r/d/gi III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: Gọi 2 HS lên bảng viết các từ khó do GV đọc, HS dưới lớp viết vào nháp. - Viết theo lời GV đọc. + HS phía Bắc: rừng núi, dừng lại, mùi khét, phéc mơ tuya. + HS phía Nam: an ủi, vui lắm, thủy cung, chuột chũi. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Giới thiệu bài (1’): Trong giờ Chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài Gà “tỉ tê” với gà và ôn tập tiếp các quy tắc chính tả. 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Đoạn viết này nói về con vật nào? - Gà mẹ và gà con. - Đoạn văn nói đến điều gì? - Cách gà mẹ báo tin cho con biết: “Không có gì nguy hiểm”, “có mồi ngon, lại đây!” - Đọc câu văn lời của gà mẹ nói với gà con? - “Cúc cúc cúc”, “Không có gì nguy hiểm”; “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm!” b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - 4 câu. - Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ? - Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Những chữ nào cần viết hoa? - Những chữ đầu câu. c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS đọc các từ khó và luyện đọc. - Đọc các từ: thong thả, miệng, nguy hiểm lắm. - Yêu cầu HS viết. - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con. * Hoạt động 2: Viết chính tả - GV đọc bài cho HS viết. - HS viết vào vở. - Soát lỗi. - Chấm bài. * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Điền vào chỗ trống ao hay au? - Treo bảng phụ và yêu cầu HS tự làm. - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào VBTTV2 – Tập 1. - Nhận xét, đưa ra lời giải đúng. - Sau, gạo, xao, rào, báo, mau, chào. Bài 3a: Tiến hành tương tự bài tập 2. Lời giải: bánh rán, con gián, dán giấy, dành dụm, tranh giành, rành mạch. Bài 3b: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Đọc. - Gọi HS hoạt động theo cặp. - 2 HS hoạt động theo cặp. + HS 1: Từ chỉ một loại bánh để ăn Tết? + HS 2: Bánh tét. + HS 3: Từ chỉ tiếng kêu của lợn? + HS 4: Eng éc. + HS 5: Từ chỉ mùi cháy? + HS 6: Khét. + HS 7: Từ trái nghĩa với yêu? + HS 8: Ghét. - Nhận xét HS nói. 5. Củng cố, dặn dò: (2’) Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 vào vở. Toán Tiết 85 ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: Xác định khối lượng (qua sử dụng cân). Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ. Xác định thời điểm (qua xem giờ đúng trên đồng hồ). II. Chuẩn bị: GV: Cân đồng hồ, tờ lịch của cả năm hoặc 1 vài tháng, đồng hồ để bàn, bảng phụ. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: Ôn tập về hình học GV HS bài 2/85. GV chấm 1 số vở. GV nhận xét. 3. Giới thiệu bài cũ 1’: Ôn tập về đo lường. 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Xác định khối lượng - PP: Thực hành, quan sát. Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu. - HS: Viết tiếp vào chỗ chấm. - GV cho HS nhắc lại cách cân của từng loại cân. - HS nhắc. - HS làm bài. - 3 HS sửa trên bảng phụ. -> GV nhận xét và cho HS nêu lại kết quả (GV nên khuyến khích HS nêu thành câu). -> Nhận xét. * Hoạt động 2: Củng cố kỹ năng xem lịch tháng Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu. - HS: xem lịch và điền số thích hợp vào chỗ chấm. - GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm 1 câu giống trong vở bài tập). - HS làm bài. - Từng nhóm HS lên trình bày. - HS 2 dãy (mỗi dãy 4 em) thi đua sửa bài. -> GV nhận xét. Chốt ý. -> Nhận xét. Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu. - HS nêu. - GV tổ chức cho HS sửa bài (1 HS đọc bài làm. Lớp giơ Đ, S. - HS tự làm bài. - HS giơ bảng Đ, S theo kết quả bạn đọc. -> GV nhận xét, tuyên dương. -> Nhận xét. * Hoạt động 3: Xác định thời điểm - PP: Thực hành Bài 4: GV cho HS làm bài. - HS làm bài. -> 1 HS đọc bài làm. -> GV nhận xét. -> Nhận xét. - GV tổ chức cho HS đóng vai: bạn Lan trong bài để HS củng cố kĩ năng xác định thời điểm. -> Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: (3’) Củng cố: GV cho HS sử dụng cân để cân 1 kg vở, cặp nặng bao nhiêu kg. Về nhà xem lại bài, làm bài 3, 4/87. Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán. GV nhận xét tiết học. Tập làm văn (1 tiết) I. Mục tiêu: Biết nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú. Nghe và nhận xét lời nói của bạn. Biết cách lập thời gian biểu. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK. Tờ giấy khổ to + bút dạ để HS hoạt động nhóm trong bài tập 3. III. Các hoạt động: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Kiểm tra bài cũ 4’: - Gọi 4 HS lên bảng. - 2 HS đọc bài viết về một con vật nuôi trong nhà mà em biết. - 2 HS đọc thời gian biểu buổi tối của em. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Giới thiệu bài mới 1’: - Khi thấy người khác vui hay buồn thái độ của em ra sao? - Khi thấy người khác vui thì mình cũng vui, thấy người khác buồn thì mình nói lời an ủi và chia buồn. - Khi người khác tặng em một món quà em sẽ thấy thế nào? - Rất sung sướng. - Bài học hôm nay các em sẽ biết cách thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú. 4. Phát triển các hoạt động 27’: * Hoạt động 1: Bài 1 - Cho HS quan sát bức tranh. - Quan sát. - 1 HS đọc yêu cầu. - Đọc thầm theo. - 1 HS đọc lời nói của cậu bé. - Ôi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ! - Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ yêu cầu. - Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì? - Ngạc nhiên và thích thú. * Hoạt động 2: Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - HS đọc, cả lớp cùng suy nghĩ. - Gọi nhiều HS nói câu của mình. Chú ý, sửa từng câu cho HS về nghĩa và từ. - Ôi! Con cảm ơn bố! Con ốc biển đẹp quá./ Cảm ơn bố! Đây là món quà con rất thích./ Ôi! Con ốc đẹp quá! Con xin bố ạ!/ * Hoạt động 3: Bài tập 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Đọc đề bài. - Phát giấy, bút dạ cho HS. - HS hoạt động theo nhóm. Trong 5 phút mang tờ giấy có bài làm lên bảng dán. 6 giờ 30 ngủ dậy và tập thể dục 6 giờ 45 đánh răng, rửa mặt 7 giờ 00 ăn sáng 7 giờ 15 mặc quần áo 7 giờ 30 đến trường 10 giờ 00 về nhà ông bà 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà lập thời gian biểu ngày thứ hai của mình. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: