Tập đọc ( 2 tiết )
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
(Tỳy Phương, Thanh Tú)
I- Mục đích yêu cầu :
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
* Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
* Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
* Phân biệt được lời của các nhân vật .
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu :
* Hiểu nghĩa các từ : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ
*Hiểu nội dung của bài : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu . Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà dũng cảm .
Tuần 30 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 Tập đọc ( 2 tiết ) Ai ngoan sẽ được thưởng (Tỳy Phương, Thanh Tỳ) I- Mục đích yêu cầu : 1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : * Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . * Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. * Phân biệt được lời của các nhân vật . 2- Rèn kỹ năng đọc hiểu : * Hiểu nghĩa các từ : hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ *Hiểu nội dung của bài : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu . Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà dũng cảm . II. Phương pháp dạy học: Trực quan , đàm thoại, LTTH III- Công việc chuẩn bị: * Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK * Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cây đa quê hương - 3 HS đọc toàn bài và trả lời các câu hỏi : + Câu văn nào cho ta thấy cây đa đã sống rất lâu? + Các bộ phận của cây đa được tả bàng những hình ảnh nào? - Nhận xét, cho điểm HS +Nêu đặc điểm mỗi bộ phận cây đa bằng một từ ? HS nêu 3. Dạy - học bài mới HĐ1. Giới thiệu bài - Cho cả lớp hát bài :Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sỹ Phong Nhã - Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó . HĐ2. Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu đoạn 1, 2 - Theo dõi và đọc thầm theo - Chú ý : Đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến.Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm ; Lời của các cháu thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng ngây thơ; Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè. b) Luyện đọc từng câu ,phát âm từ khó - Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài . Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em . - Đọc bài - Hỏi : Trong bài có những từ nào khó đọc? ( Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp ). - Từ quây quanh, hồng hào, trở lại, lời non nớt, reo lên, tắm rửa, vòng rộng, vâng lời, nhận lỗi, - Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài. - Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS nếu có . - Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu . c) Luyện đọạn đoạn kết hợp giải nghĩa từ Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn như thế nào ? - Câu chuyện được chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Một hômnơi tắm rửa + Đoạn 2: Khi trở lại phòng họp Đồng ý ạ ! + Đoạn 3:Phần còn lại - Hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3. - Luyện đọc câu : + Thưa Bác,/ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan / nên không được ăn kẹo của Bác.// ( Giọng nhẹ, rụt rè ) + Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm! // Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác .// ( Giọng ân cần, động viên ) - Hướng dẫn :Trong đoạn truyện này có lời của Bác Hồ và lời của các cháu thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác cần thể hiện sự quan tâm tới các cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu thiếu nhi, nên kéo dài giọng ở cuối câu, thể hiện sự ngây thơ và vui mừng của các cháu thiếu nhi khi được gặp Bác . HS chú ý lắng nghe - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét . - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3 (đọc 2 vòng ) - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm . - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình , các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau . d. Thi đọc e) Cả lớp đồng thanh Tiết 2 HĐ3.Tìm hiểu bài - GV đọc lại cả bài lần 2 - HS theo dõi bài trong SGK - Gọi 1HS đọc phần chú giải - HS đọc - Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ như thế nào ? Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. - Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ? - Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa . - Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi và đồng bào ta . - Bác Hồ hỏi các em HS những gì ? - Các cháu có vui không ?/ Cáu cháu ăn có no không? / Các cô có mắng phạt các cháu không ? / Các cháu có thích kẹo không ? - Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác ? - Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em . - Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ? - Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác . - Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho ? - Vì Tộ tư thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô. - Tại sao Bác khen Tộ ngoan ? - Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi ./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là rất đáng khen . - Chỉ vào bức tranh :Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại ? - 3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại. - Yêu cầu HS đọc phân vai - 8 HS thi đọc theo vai ( vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ ) 4. Củng cố, dặn dò - Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy - Tuyên dương những HS học thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy . - Nhận xét tiết học - Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Toán Ki - lô - mét I- Mục đích yêu cầu : Giúp HS : * Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài kilômet (km) * Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng kilômet. * Hiểu được mối liên quan giữa kilômet ( km ) và mét ( m ) * Thực hiện các phép tính cộng với đơn vị đo độ dài kilômet. *Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. II. Phương pháp dạy học: Trực quan , đàm thoại, LTTH III. Công việc chuẩn bị: * Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ có vẽ các tuyến đường như SGK . IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau : Số ? 1m = .. cm 1 m = .. dm - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - Chữa bài và cho điểm HS . 3. Dạy - học bài mới HĐ1. Giới thiệu kilômet: - GV giới thiệu : Chúng ta đã được học các đơn vị đo độ dài là xăngtimet, đêximet, mét . Trong thực tế, con người thường xuyên phải thực hiện đo những độ dài rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, con đường nối liền giữa các tỉnh, Khi đó , việc dùng các đơn vị như xăngtimet, đêximet hay mét khiến cho kết quả đo rất lớn, mất nhiều công để thực hiện phép đo vì thì người ta đã nghĩ ra một đơn vị đo lớn hơn mét là kilômet. - Kilômet kí hiệu là km. - 1kilômet có độ dài bằng 1000 mét - Viết lên bảng : 1 km = 1000 m - HS đọc :1 km bằng 1000 mét - Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK HĐ2. Thực hành : Bài 1 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau . Bài 2 - Vẽ đường gấp khúc như trong SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc và đọc từng câu hỏi cho HS trả lời . - Đường gấp khúc ABCD + Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômet? + Quãng đường AB dài 23 km. + Quãng đường từ B đến D ( đi qua C ) dài bao nhiêu kilômet ? + Quãng đường từ B đến D ( đi qua C ) dài 90km vì BC dài 42 km, CD dài 48 km, 42 km cộng 48 km bằng 90 km . + Quãng đường từ C đến A ( đi qua B ) dài bao nhiêu kilômet ? + Quãng đường từ C đến A ( qua B ) dài 65 km vì CB dài 42 km, BA dàu 23 km, 42 km cộng 23 km bằng 65 km . - Nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại kết luận của bài . Bài 3 - GV treo lược đồ như SGK , sau đó chỉ trên bản đồ để giới thiệu :Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km. - Quan sát lược đồ. - Yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài . - Làm bài theo yêu cầu của GV. - Gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường . - 6 HS lên bảng, mỗi em tìm 1 tuyến đường. Bài 4: - Đọc từng câu hỏi trong bài , HS trả lời : + Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn ? + Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn . + Vì sao em biết được điều đó ? - Vì quãng đường từ Hà Nội đi Cao Bằng dài 285 km còn quãng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169 km 285 km > 169 km + Quãng đường nào dài hơn : Hà Nội - Vinh hay Vinh - Huế ? - Quãng đường từ Vinh đi Huế xa hơn từ Hà Nội đi Vinh. + Quãng đường nào ngắn hơn : Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ hay Thành phố Hồ Chí Minh -Cà Mau ? + Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ ngắn hơn quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau . 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm độ dài quãng đường từ Hà Nội đi Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 Kể chuyện ai ngoan sẽ được thưởng I.Mục đích yêu cầu : Giúp HS : * Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với điệu bộ, cử chỉ, giọng kể phù hợp với nội dung . * Biết kể chuyện theo lời của bạn Tộ . *Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể . II. Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, LTTH III- Công việc chuẩn bị: *Tranh minh hoạ trong SGK * Bảng phụ . IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Những quả đào - 5 HS kể lại chuyện theo vai ( người dẫn chuyện , ông, Xuân, Vân, Việt ) - Nhận xét và cho điểm HS 3. Dạy - học bài mới HĐ1. Giới thiệu bài - Trong giờ kể chuyện hôm nay, lớp mình sẽ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng , đặc - Theo dõi và mở SGK trang 92 biệt lớp mình sẽ thi xem bạn nào đóng vai Tộ giỏi nhất nhé . HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện a) Kể lại từng đoạn truyện theo tranh Bước 1: Kể trong nhóm - GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của một bức tranh trong nhóm. - HS kể trong nhóm. Khi HS kể các em khác lắng nghe để nhận xét , góp ý và bổ sung cho bạn. Bước 2: Kể trước lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp - Mỗi nhóm 2 HS lên kể - Yêu cầu HS nhận xét - nhận xét bạn kể sau khi câu chuyện được kể lần 1 ( 3 HS ) - Cho điểm các HS kể tốt - Nếu khi kể, HS còn lúng túng GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý cụ thể như sau : Tranh 1: - Bức tranh thể hiện cảnh gì ? - Bác Hồ dắt tay thiếu nhi - Bác cùng các em thiếu nhi đi đâu ? - Bác cùng thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa - T ... rò chơi “Ném bóng trúng đích”: - GV nêu tên trò chơi, giải thích và làm mẫu cách chơi - Chia thành 2 nhóm chơi sau đó cho thi đấu xem tổ nào nhất (đại diện các tổ có số nam và số nữ như nhau) 9phút 9phút Kết thúc - Đi đều theo 3 hàng dọc và hát - Nhảy thả lỏng - Trò chơi hồi tĩnh. - Giáo viên cùng hs hệ thống bài. - Nhận xét và giao bài về nhà. 5- 6 2phút 1phút 1phút 2phút 1phút Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 Tập làm văn Nghe- trả lời câu hỏi Toán Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000 I- Mục đích yêu cầu: Giúp HS : Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ ) theo cột dọc . II. Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thaọi, LTTH III- Công việc chuẩn bị: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị Bảng phụ IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau : Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị a) 234, 230, 405 b) 657, 702, 910 c) 398, 890, 908 - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - Chữa bài và cho điểm HS . 3. Dạy - học bài mới HĐ1. Giới thiệu bài -GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng HĐ2. Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ ) a) Giới thiệu phép cộng : - GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK . - Theo dõi và tìm hiểu bài toán - Bài toán : Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa . Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông ? - HS phân tích bài toán . - Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình - Ta thực hiện phép cộng vuông , ta làm thế nào ? 326 + 253 - Để tìm có tất cả bao nhiêu hình vuông chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 + 253 b) Đi tìm kết quả : - Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi : - Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông ? - Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông . - Gộp 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông ? - Có tất cả 579 hình vuông - Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu ? - 326 + 253 = 579 c) Đặt tính và thực hiện tính : - Nêu yêu cầu : Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số , hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326 với 253. - 2 HS lên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách đặt tính đúng của mình, sau đó cho một số em khác nhắc lại . Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính HS cả lớp cùng theo dõi . * Đặt tính : Viết số thứ nhất ( 326 ) sau đó xuống dòng viết tiếp số thứ hai ( 253 ) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số trăm, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị . Viết dấu cộng vào giữa 2 dòng kẻ , kẻ vạch ngang dưới 2 số ( vừa nêu cách đặt tính,vừa viết phép tính ) - Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo : 326 + 253 - Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính cộng với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên .Nếu HS tính đúng, GV cho hướng dẫn nêu cách - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp 326 }} 253 579 thực hiện phép tính của mình, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhắc lại cách tính và thực hiện tính : 326 + 253 - Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho HS học thuộc . Tính từ phải sang trái: Cộng đơn vị với đơn vị : 6 cộng 3 bằng 9, viết 9 Cộng chục với chục :2 cộng 5 bằng 7, viết 7 Cộng trăm với trăm :3 cộng 2 bằng 5, viết 5 + Đặt tính :Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị + Tính : Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm . HĐ3. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau . - Cả lớp làm bài, sau đó 10 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp . - Nhận xét và chữa bài . Bài 2:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đặt tính rồi tính - Yêu cầu HS làm bài . - 4 HS lên bảng lớp làm bài , cả lớp làm bài vào vở bài tập 832 257 641 936 152 321 307 23 984 578 948 959 - Gọi HS nhận xét bài làm cả các bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng làm bài nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình. - Nhận xét và cho điểm HS . Bài 3 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp , mỗi HS chỉ thực hiện một con tính. - Nhận xét và hỏi : Các số trong bài tập là các số như thế nào ? - Là các số tròn trăm . 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Tuỳ theo đối tượng HS của mình mà GV giao bài tập bổ trợ cho các HS luyện tập ở nhà . Chính tả ( Nghe – viết ) Cháu nhớ Bác Hồ I- Mục đích yêu cầu : Giúp HS: * Nghe và viết lại đúng, đẹp 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ . *Làm đúng các bài tập chính tả , phân biệt ch / tr, êt / êch *GD học sinh ý thức rèn chữ giữ vở. II. Phương pháp dạy học : Đàm thoại , LTTH III- Công việc chuẩn bị: * Bảng phụ IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng , HS dưới lớp viết vào nháp theo yêu cầu - MB : tìm những tiếng có chứa âm đầu ch, tr . - MN : tìm tiếng có chứa vần êt, êch - Gọi HS đọc các tiếng tìm được . - Nhận xét các tiếng HS tìm được . 3. Dạy - học bài mới HĐ1. Giới thiệu bài - Trong giờ học chính tả này, các em sẽ nghe cô ( thầy ) đọc và viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả . HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - GV đọc 6 dòng thơ cuối - Theo dõi - Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai? - Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ - Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ ? - Đêm đêm bạn mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn . b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy dòng ? - Đoạn thơ có 6 dòng . - Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng ? - Dòng thơ thứ nhất có 6 tiếng - Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng ? - Dòng thơ thứ hai có 8 tiếng - Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý điều gì ? - Bài thơ thuộc thể thơ lục bát, dòng thứ nhất viết lùi vào một ô, dòng thơ thứ hai viết sát lề. - Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao ? - Viết hoa các chữ đầu câu : Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Ôm - Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính với Bác Hồ c) Hướng dẫn viết từ khó : - Hướng dẫn HS viết các từ sau : +MB : bâng khuâng, giở xem, chòm râu, trán rộng, mắt sáng +MN: bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ - HS đọc cá nhân, đồng thanh và viết các từ bên bảng con . d. Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài . - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và cùng suy nghĩ - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm - 2 HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm bài vào vở Bài tập Tiếng việt 2, tập 2 a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế . b) ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải Bài 3: Trò chơi ( GV chọn 1 trong 2 yêu cầu của bài ) - GV chia lớp thành 2 nhóm. Tổ chức cho hai nhóm bốc thăm giành quyền nói trước. Sau khi nhóm 1 nói được 1 câu theo yêu cầu thì nhóm 2 phải đáp lại bằng 1 câu khác. Nói chậm sẽ mất quyền nói. Mỗi câu nói nhanh, nói đúng được tính 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. Cử 2 thư ký ghi lại câu của từng nhóm . - Yêu cầu HS đọc các câu vừa đặt được - Tổng kết trò chơi 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà viết lại các câu vừa tìm được và chuẩn bị bài sau . Hoạt động tập thể Kiểm điểm nề nếp trong tuần I. Mục đích – yêu cầu Giúp HS biết được những ưu, nhược điểm trong tuần. Thông báo kết quả học tập của HS trong tuần. Đề ra những phương hướng trong tuần tới. Vui văn nghệ. II . Phương pháp Đàm thoại, luyện tập, thực hành III . Công việc chuẩn bị : - ND buổi sinh hoạt IVCác hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.ổn định tổ chức:. - Cả lớp hát 1 bài 2.Kiểm điểm nề nếp trong tuần : -HĐ theo nhóm tổ Từng tổ thảo luận , NX bình chọn những CN xuất sắc và những việc làm tốt Các tổ thảo luận và đưa những HS xuất sắc để lớp khen . Nhắc nhở những HS chưa chăm học: Còn hay mất trật tự trong giờ học: . GV nhận xét và nhận xét chung Đại diện cho lớp, lớp trưởng trình bày GV thông báo kết quả học tập của học sinh trong tuần . HS chú ý lắng nghe Tuyên dương những HS thực hiện tốt nề nếp lớp , chăm chỉ học tập. 3. Đề ra phương hướng tuần sau Thảo luận theo tổ Lắng nghe Nghe NX , bổ sung Tiếp tục thi đua học tập rèn luyện . Phát huy ưu điểm. Khắc phục nhược điểm.Phấn đấu đạt cờ đỏ.HS thực thực hiện cá nhân, tổ cả lớp - Nhận xét bình chọn cá nhân xuất sắc 4.Vui văn nghệ Cho HS hát , múa, kể chuyện , ngâm thơ 5. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học Tuần 31 Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2007 Tập đọc ( 2 tiết ) chiếc rễ đa tròn I- Mục đích yêu cầu : 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : * Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . * Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. * Đọc phân biệt lời của các nhân vật . 2- Rèn kĩ năng đọc hiểu : * Hiểu nghĩa các từ mới : thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây . Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi . II. Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, LTTH III- Công việc chuẩn bị: * Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK ( phóng to nếu có thể ). * Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc bài Xem truyền hình - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét - Trả lời câu hỏi tìm hiểu ND bài ? - Nhận xét, cho điểm HS 2. Dạy - học bài mới HĐ1. Giới thiệu bài - GV treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Bác Hồ và chú cần vụ đang nói chuyện về một cái rễ cây .
Tài liệu đính kèm: