Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 đến tuần 27

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 đến tuần 27

ĐẠO ĐỨC Tiết 25

THỰC HÀNH GIỮA HK II

I/ Mục tiêu : Củng cố 1 số kiến thức đã học.

- Biết được trả lại của rơi là thật thà, biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự nhã nhặn, thể hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

- Khi đến nhà người khác phải chào hỏi lễ phép.

- GDHS có thói quen thực hành kiến thức đã học trong cuộc sống.

II/ Hoạt động dạy học :

A. Bài cũ:(5)-Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại thể hiện điều gì?( lòng tự trọng và tôn trọng người khác )

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 25 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 2010
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 25
THỰC HÀNH GIỮA HK II
I/ Mục tiêu : Củng cố 1 số kiến thức đã học.
- Biết được trả lại của rơi là thật thà, biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự nhã nhặn, thể hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Khi đến nhà người khác phải chào hỏi lễ phép.
- GDHS có thói quen thực hành kiến thức đã học trong cuộc sống.
II/ Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ:(5’)-Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại thể hiện điều gì?( lòng tự trọng và tôn trọng người khác )
B. Bài mới :(25’) Hướng dẫn ôn tập 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1 : Thảo luận
- Khi nhặt của rơi em sẽ làm gì ?
- Làm như vậy em sẽ mang lại gì ?	
- Bày tỏ thái độ đánh x vào ý đúng.
 Trả lại của rơi là thật thà tốt bụng.
 Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
 Chỉ trả lại của rơi khi món quà có giá trị.
 * Hoạt động 2 : Đàm thoại
- Biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp và tôn trọng người khác.
- Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ gì?
 * Hoạt động 3: Phiếu bài tập 
- Đánh dấu + vào trước cách ứng xử phù hợp khi em muốn sử dụng ĐDHT của bạn.
 a, Hỏi mượn lịch sự, bạn cho phép mới lấy.
 b, Cứ lấy dùng không cần hỏi mượn
 c, Vừa hỏi vừa lấy để dùng không cần biết bạn ấy có đồng ý không .
 d, Bạn đồng ý cho mượn . Cảm ơn bạn.
a Kết luận : Ý kiến d, a là đúng ; b, c là sai vì đến nhà ai cũng cần cư xử lịch sự.
 tìm cách trả lại cho người mất
mang lại niềm vui cho chính mình và cho họ.
 thể hiện sự tôn trọng.
-  thể hiện nếp sống văn minh:nói năng rõ ràng , từ tốn , lễ phép.
HS làm phiếu bài tập
C, Củng cố : (5’)Khi đến nhà người khác em phải cư xử ntn ?
- Dặn dò : Chuẩn bị : Tiết 2
Thứ ba, ngày 2 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC 
Tiết 49
ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB
TRÒ CHƠI : NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH
I/ Mục tiêu : - 
- Thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Thực hiện được di chuyển nhanh chuyển sang chạy
- Bíêt cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Nhảy đúng , nhảy nhanh.
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
II/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
Phần mở đầu :
Tập hợp phổ biến nội dung, yêu cầu .
Xoay các khớp cổ tay, chân , gối, hông. Chạy nhẹ nhàng đi theo vòng tròn thở sâu.
 B. Phần cơ bản:
Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông .
Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang.
Đi nhanh chuyển sang chạy.
Trò chơi: “Nhảy đúng nhảy nhanh”.
Cách chơi : Nhảy chụm chân vào ô số 1, nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy chân trái vào ô số 2, chụm 2 chân vào ô số 4, nhảy bật 2 chân đến vạch đích.
 C. Phần kết thúc:
Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát
Làm một số động tác hồi tĩnh.
Hệ thống bài, nhận xét, giao BTVN
 1 phút
 1 phút
2 lần
2 lần
2 -3 lần
2 -3 lần
2 phút
 1 phút
1 – 2 phút
4 hàng dọc 
15 m
10 – 15 m
18 – 20 m
hàng dọc.
Hàng ngang
Thứ tư, ngày 3 tháng 3 năm 2010
THỦ CÔNG Tiết 25
LÀM DÂY XÚC XÍCH ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu : - Biết cách làm dây xúc xích trang trí .
- Cắt , dán được dây xúc xích trang trí . Đường cắt tương đối thẳng . Có thể chỉ cắt ,dán được ít nhất ba vòng tròn . Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau .
 - GDHS yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II/ Chuẩn bị: - Dây xúc xích mẫu. - Quy trình làm dây xúc xích trang trí có hình minh họa cho từng bước. - Giấy thủ công, hồ, kéo.
III/ Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ :(5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới ( 25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1, Hd hs quan sát và nhận xét :
- Giới thiệu dây xúc xích mẫu.
+ Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì?
+ Dây xúc xích có hình dáng, màu sắc, kích thước như thế nào ?
+ Để có được dây xúx xích ta phải làm thế nào ?
Gv: Để có được dây xúc xích ta phải cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau. Sau đó dán lồng các nan giấy thành những vòng tròn nối tiếp nhau.
2, Gv hd mẫu :	 
 + Bước 1: Cắt thành các nan giấy 
- Lấy 3 – 4 tờ giấy khác màu cắt thành các nan giấy a = 12 ô , b = 1 ô (mỗi tờ từ 5 đến 6 nan).
+ Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
- Bôi hồ vào 1 đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn ( mặt màu quay ra ngoài )
- Luồn nan thứ 2 khác màu vào vòng nan thứ nhất. Sau đó bôi hồ vào 1 đàu nan và dán tiếp thành vòng tròn thứ hai.
- Làm giống như vậy với vòng nan thứ ba, thứ tư,  cho đến khi được dây xúc xích dài theo ý muốn. 
HS lắng nghe và quan sát
HS lắng nghe
Với HS khéo tay :
Cắt,dán được dây xúc xích trang trí . Kích thước các vòng dây xúc xích đều nhau . Màu sắc đẹp 
C. Củng cố , dặn dò (5’) - 2 học sinh nhắc lại cách làm và thực hiện thao tác dán 2 vòng xúc xích.
 - Cả lớp tập cắt nan dán. - Chuẩn bị : Tiết 2
Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC
Tiết 50
MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB
TRÒ CHƠI : NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH
I/ Mục tiêu : 
- Thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Thực hiện được di chuyển nhanh chuyển sang chạy
- Bíêt cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Nhảy đúng , nhảy nhanh.
II/ Địa điểm - Phương tiện: 
- Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân - nhóm.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
A, Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung, yêu cầu.
Xoay khớp cổ chân, đầu gối, hông.
 Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu.
Ôn một số động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy.Khởi động.
B, Phần cơ bản:
Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang
 Đi nhanh chuyển sang chạy.
Thi nhanh chuyển sang chạy
C, Phần kết thúc:
Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
Một số động tác thả lỏng.
Gv hệ thống bài, giao bài tập về nhà.
1 phút
1 - 2 phút
1 phút
1 lần
1 – 2 lần
1 – 2 lần
1 lần
1 - 2 phút
1 – 2 phút
1 - 2 phút
 hàng dọc
hàng ngnag
Vòng tròn
4 hàng dọc.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 25
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I/ Mục tiêu : 
 - Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn.
- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.
- GDHS chăm sóc bảo vệ cây trồng
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trong sách giáo khoa tr. 52, 53.
 III/ Hoạt động dạy học : 
A. Bài cũ ( 5’) Cây sống được ở đâu? Em phải làm gì để bảo vệ cây?
B. Bài mới : (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1, Khởi động : Kể tên các loài cây sống trên cạn 
- Kể tên một số loài cây: • Tên cây • Thân cây
 • Rể của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì ?
2, Hoạt động 1 :Làm việc với sgk
- Nêu tên và lợi ích của các loại cây đó.	- 
- Trong tất cả các cây em vừa nói cây nào thuộc 
 1 ) Cây ăn quả.	
	2 ) Cây lương thực, thực phẩm	 
3 ) Loại cây cho bóng mát.	
- Ngoài 3 lợi ích trên các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa.
* Tìm các cây trên cạn thuộc:
1 ) Cây lấy gỗ ?	
2 ) Cây làm thuốc ?	
Gv : Có rất nhiều loại cây trên cạn thuộc các loại cây khác nhau, tùy thuộc vào các lợi ích của chúng. Các lòai cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật làm thuốc.
3, Hoạt động 2 : Trò chơi : Tìm đúng loại cây.
4, Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp ô chữ kỳ diệu.
- Gv nêu 10 câu hỏi ai trả lời đúng, điền được ô chữ sẽ được thưởng.
- Thảo luận
HS làm việc với SGK
Thảo luận nhóm ghi KQ vào phiếu.
1 ) Mít, đu đủ, thanh long
2 ) Cây ngô
3 ) Mít , bàng
- Cây pơmu, bạch đàn, thông , 
- Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng.
- Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm tìm các loại cây.
- Các nhóm hs khác đại diện.
C.Củng cố, dặn dò (5’)
- Chuẩn bị : Một số loài cây sống ở dưới nước.
 Thứ sáu, ngày 5 tháng 3 năm 2010
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
Tiết 25
HỌP LỚP
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần :
* Nề nếp : - Truy bài : Thực hiện tốt
 - Vệ sinh : Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, nhắc nhở hs bỏ rác đúng nơi quy định.
 - TD giữa giờ : Tập trung nhanh, đúng động tác 
 - Xếp hàng : Trật tự, thẳng hàng, nhanh nhẹn - Một số em chưa bỏ áo vào quần
* Học tập : - Một số em chưa thuộc bảng chia 2, 3, 4, 5 , chữ viết cẩu thả. Chưa tập trung khi làm bài và chưa thuộc mặt chữ.
 - Còn nói chuyện trong lớp, chữ viết còn xấu và sai nhiều lỗi chính tả
II. Sinh hoạt Sao NĐ
III/ Phương hướng tuần tới : 
 - Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở hs học thuộc bảng chia.
 - Thi đua giữ vở sạch chữ đẹp giữa các tổ. Nhóm.
- Nhắc nhở hs tích cực học bài, làm bài chuẩn bị thi GHKII.
TUẦN 26
Thứ hai, ngày 8 tháng 3 năm 2010
ĐẠO ĐỨC Tiết 26
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)
I/ Mục tiêu : 
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen
- GDHS giao tiếp lịch sự, cư xử phù hợp
II/ Đồ dùng dạy học: 	
 - GV : Tranh minh hoạ HS : Vở BT ĐĐ
III/ Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : (5’) 2 hs đóng vai.
 Một bạn gọi nhầm số máy nhà Nam.
B. Bài mới :(30’)
.Hoạt động 1: Thảo luận+phân tích truyệ ... an sát và phân loại dựa vào phiếu hướng dẫn quan sát.
- Phiếu hướng dẫn quan sát ( Xem SGV).
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét xem từng nhóm đã phân loại đúng chưa và trình bày đẹp không.
C. Củng cố- Dặn dò:(5’)
- Cho HS làm bài tập 1,2 VBT/ 24
- Nhận xét chung tiết học.
Làm việc theo nhóm nhỏ
- HS trình bày sản phẩm của nhóm mình lên giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm giới thiệu các cây sống dưới nước đã sưu tầm và phân loại theo 2 nhóm như hướng dẫn ở trên.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình và nói xem mình đã học tập được từ nhóm bạn những gì?
 Thứ sáu, ngày 12 tháng 3 năm 2010
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
Tiết 26
HỌP LỚP
I/ Đánh giá các mặt hoạt động tuần qua:
* Nề nếp : 
 - Truy bài : Thực hiện nghiêm túc
 - Vệ sinh : Trong và ngoài lớp sạch
 - TD giữa giờ : Tập nghiêm túc, tập đều
 - Xếp hàng : Trật tự, ra vào lớp nhanh nhẹn.
* Học tập : 
 - Một số hs vẫn chưa thuộc bảng nhân. Độc trôi chảy , hay nói chuyện trong lớp.
II .Sinh hoạt Sao Trò chơi tung vòng vào đích
III/ Phương hướng tuần tới : 
 - Tích cực ôn thi giữa HKII
 - Tiếp tục phụ đạo Hs yếu 2 tiết / tuần
 - Nhắc nhở , kiểm tra các em học thuộc bảng nhân, chia.
	 «««««
TUẦN 27
Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2010
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 27
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 2)
I/ Mục tiêu : Học sinh :
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen 
- GDHS văn minh, lịch sự trong giao tiếp
 II/ Đồ dùng dạy học: 	Tranh minh họa
III/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ (5’) Tại sao cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.?
B. Bài mới (25’)
* Hoạt động 1: Đóng vai.
- Chia nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống yêu cầu thảo luận và đóng vai.
+ Tình huống 1: Sang nhà bạn thấy trong tủ có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Em sẽ 
+ Tình huống 2: Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình em thích xem nhưng nhà bạn không bật ti vi. Em sẽ 
+ Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà bạn đang bị mệt. Em sẽ 
* Hoạt động 2: Chơi trò “Đố vui”.
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác.
- Hai nhóm chơi đố nhau, nhóm này hỏi nhóm kia trả lời và ngược lại. Nhóm nào nhiều điểm hơn là thắng.
- Tổ chức cho học sinh chơi.
- Gv nhân xét – đánh giá
C.Củng cố – dặn dò :(5’) - Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thực hiện nếp sống văn minh. - Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu mến.
1 HS trả lời 
Các nhóm thảo luận, đóng vai .
- Đại diện nhóm lên đóng vai xử lý tình huống.
- Các nhóm nhận xét cách xử lý tình huống của nhóm bạn.
- Học sinh chia nhóm chơi.
- Học sinh thực hành chơi.
HS khá giỏi:
- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
 Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC
Tiết 53
BÀI TẬP RLTTCB
 I/ Mục tiêu :
- Thực hiện cơ bản đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Thực hiện cơ bản đúng đi kiễng gót, hai tay chống hông-- Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- Kẻ 2 - 4 đoạn thẳng dài 10 - 15 m cách nhau 1 - 1,5 m và 3 đường kẻ ngang. Kẻ vạch chuẩn bị xuất phát và vạch đích.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
A.Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
Đứng tại chỗ vỗ tay hát
Xoay các khớp cổ chân, đầu gối , hông.
 Ôn đi theo đường vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
Ôn đi theo đường vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang.
B. Phần cơ bản:
Đi theo vạch kẻ thẳng , 2 tay chống hông.
Mỗi đợt 3 hs đi.
Đi theo vạch kẻ thẳng , 2 tay chống dang ngang.
 C. Phần kết thúc:
Đi đều và hát.
Tc hồi tĩnh.
Hệ thống bài - Gv nhận xét và giao bài tập về nhà.
1 phút
1 - 2phút
1 phút
2 – 3 lần
2 – 3 lần
2 phút
2 phút
2 phút
Hàng ngang
10 m
10 m
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010 
THỦ CÔNG 
Tiết 27
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu 
- Biết cách làm đồng hồ đeo tay .
- Làm được đồng hồ đeo tay .
- GDHS yêu thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II/ Chuẩn bị: - Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.- Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
- Giấy thủ công, giấy màu, kéo - 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Hs quan sát và nhận xét :
- Gv đồng hồ mẫu 	
+ Đồng hồ gồm có những bộ phận nào ?	
+ Vật liệu để làm đồng hồ là gì ?	 
- Hs nêu hình dáng, màu sắt, vật liệu làm mặt và dây đeo tay thật. 
2, Gv hd mẫu :
• Bước 1 : Cắt thành các nan giấy
• Bước 2 : Làm mặt đồng hồ
- Gấp 1 đầu nan giấy rồi cuốn tiếp cho đến hết.
• Bước 3 : gài dây đeo đồng hồ
• Bước 4 : Vẽ số và kim đồng hồ lên mặt đồng hồ.
- Gv cho hs tập làm đồng hồ.
3, Nhận xét – dặn dò :(5’)
 - làm đồng hồ đeo tay gồm mấy bước
 - Dặn dò : Chuẩn bị : Tiết 2
-Hs quan sát
- Mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài dâyđồng hồ.
- Ngoài giấy thủ công ta còn có thểsử dụng các vật liệu khác : lá chuối, lá dừa , 
HS theo dõi
Với HS khéo tay :
Làm được đồng hồ đeo tay . Đồng hồ cân đối 
Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC
Tiết 54
TRÒ CHƠI : TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH
I/ Mục tiêu : Ôn một số bài tập RLTTCB
- Thực hiện cơ bản đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Thực hiện cơ bản đúng đi kiễng gót, hai tay chống hông-- Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi : Tung vòng vào đích
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- Kẻ vạch xuất phát, đường kẻ thẳng, kẻ ô cho trò chơi.
II/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
A, Phần mở đầu :
Tập hợp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Xoay cổ chân và đầu gối, hông vai
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
 Oân một động tác của bài TD phát triển chung
- Trò chơi : Diệt các con vật có hại.
B, Phần cơ bản:
Đi theo vạch kẻ thẵng , hai tay chống hông.
Đi theo vạch kẻ thẵng hai tay dang ngang.
Đi kiểng gót, hai tay chống hông
Thi đi kiểng gót, hai tay chống hông.
Trò chơi : Nhảy ô
Chia tổ luyện tập , từng tổ do tổ trưởng điều khiển.
C, Phần kết thúc:
Đi đều theo 2 -4 hàng dọc và hát.
Một số động tác thả lỏng.
Gv cùng hs hệ thống bài. 
Nhận xét. , giao bài tập về nhà.
1 phút
1 - 2 phút
70 – 80 m
1 lần
1 -2 lần
1 -2 lần
3 -4 lần
1 lần
6 – 8 phút
2 phút
1 phút
1 - 2 phút
hàng dọc
hàng dọc.
10 m
10 m
10 m
Hàng dọc
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
 Tiết 27
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU? ( GDBVMT)
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể :
- Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- GDHS thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Hình vẽ trong SGK.56,57. Giấy khổ to, hồ dán.
 HS: Sưu tầm tranh ảnh con vật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS 1: Hãy kể tên loài cây sống ở dưới nước?
- HS 2: Nêu ích lợi của một số loài cây sống ở dưới nước?- GV nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
B. . Dạy bài mới:(25’) Giới thiệu bài:
Các hoạt động
Khởi động: Trò chơi:” Chim bay, cò bay”
- GV cho HS ra sân chơi
- GV đứng giữa vòng tròn và hô
- HS nắm tay nhau thành vòng tròn.
- HS lắng nghe, xác định để làm động tác cho đúng.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: HS nhận ra loài vật có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Triển lãm:
 - Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về nới sống của loài vật. Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật.
 - Cách tiến hành:
* Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ:
*Bước 3: Hoạt động cả lớp.
-Kết luận:Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật, chúng có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng.
C. Củng cố- Dặn dò: (5’)
 - Cho HS làm bải tập 1,2 VBT/25.
 - Nhận xét tiết học.
Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa nhiều các tranh ảnh của loài vật đã sưu tầm cho các nhóm xem.
 - Cùng nhau nói tên từng con vật và nơi sống của chúng. Sau đó phân chúng thành 3 nhóm và dán vào khổ giấy to.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
HS khá giỏi- Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số loài động vật.
*
 Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2010
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 Tiết 27
HỌP LỚP
 I/ Đánh giá các mặt hoạt động tuần qua:
* Nề nếp : - Truy bài : Thực hiện nghiêm túc
 - Vệ sinh : Trong và ngoài lớp sạch sẽ
 - TD giữa giờ : Tập trung nhanh, tập đều, trật tự trong khi tập.
 - Xếp hàng : Trật tự nhanh nhẹn, thẳng hàng.
* Học tập : - Một số hs vẫn chưa thuộc bài hay nói chuyện.
II. Sinh hoạt Sao Nhi Đồng
III/ Phương hướng tuần tới : 
 - Nhắc nhở hs khắc phục một số tồn tại.
 - Thi đua viết chữ đẹp.
	 «««««

Tài liệu đính kèm:

  • doccacmon 25-27.doc