Giáo án Tổng hợp các môn học buổi 1 Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nam Xá

Giáo án Tổng hợp các môn học buổi 1 Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nam Xá

Tập đọc

Ai ngoan sẽ được thưởng (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

 2. Kỹ năng : Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

 3. Thái độ : Giáo dục HS biết kính yêu Bác Hồ đồng thời biết nhận lỗi, sửa lỗi mới là ngoan. KNS: Tự nhận thức – Ra quyết định

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.

 - Học sinh : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học buổi 1 Lớp 2 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Nam Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 30
Thứ.. ngàytháng 3 năm 2012
Tập đọc
Ai ngoan sẽ được thưởng (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
 2. Kỹ năng : Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 3. Thái độ : Giáo dục HS biết kính yêu Bác Hồ đồng thời biết nhận lỗi, sửa lỗi mới là ngoan. KNS: Tự nhận thức – Ra quyết định
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: -Gọi HS đọc bài Cây đa quê hương
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu:Khi còn sống, Bác Hồ luôn dành tất cả sự quan tâm của mình cho thiếu nhi. Bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng sẽ cho các con thấy rõ điều đó.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (27’) Luyện đọc
a) Đọc mẫu: GV đọc mẫu đoạn 1, 2.
 Chú ý: Lời của Bác đọc nhẹ nhàng, trìu mến, quan tâm: Lời của các cháu thiếu nhi đọc với giọng thể hiện sự vui mừng, ngây thơ: Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè.
b) Luyện phát âm
- HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. 
- HS đọc bài theo hình thức nối tiếp
- Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi lên bảng lớp)
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
c) Luyện đọc đoạn
- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Câu chuyện được chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn ntn?
- HS đọc phần chú giải trong SGK .
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- 
- Gọi HS đọc đoạn 2.
 Hướng dẫn: Trong đoạn truyện này có lời của Bác Hồ và lời của các cháu thiếu nhi. Khi đọc lời của Bác cần thể hiện sự quan tâm tới các cháu. Khi đọc lời đáp của các cháu thiếu nhi, thể hiện sự ngây thơ và vui mừng của các cháu 
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Hướng dẫn HS luyện đọc câu nói của Tộ và của Bác trong đoạn 3.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
- Hát
- 3 HS đọc toàn bài 
- Bạn nhận xét 
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc bài nối tiếp
- Đọc bài.
- Từ: quây quanh, tắm rửa, văng lên, mắng phạt, hồng hào, khẽ thưa; mừng rỡ, 
-HS đọc bài , cả lớp đọc đồng thanh.
- Câu chuyện được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Một hôm  nơi tắm rửa 
+ Đoạn 2: Khi trở lại phòng họp  Đồng ý ạ!
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS đọc lại bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- Luyện đọc câu: 
+ Thưa Bác./ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.// (Giọng nhẹ, rụt rè)
+ Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!// Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.// (Giọng ân cần, động viên)
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. 
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
v Hoạt động 2: (27’) Tìm hiểu bài 
- GV đọc lại cả bài lần 2.
- Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm của các em nhỏ ntn?
- Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
- Bác Hồ rất quan tâm đến thiếu nhi và đồng bào ta. Bác Hồ hỏi các em HS những gì?
- Những câu hỏi của Bác cho các em thấy điều gì về Bác?
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
- Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho?
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
- Chỉ vào bức tranh: Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Em hãy kể lại?
- HS đọc phân vai.
- Nhận xét .
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Thi đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS học thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy 
- HS theo dõi bài trong SGK.
- Các em chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
- Các cháu có vui không?/ Các cháu ăn có no không?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?
- Bác rất quan tâm đến việc ăn, ngủ, nghỉ,  của các cháu thiếu nhi. Bác còn mang kẹo chia cho các em.
- Những ai ngoan sẽ được Bác chia kẹo. Ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.
- Vì Tộ tự thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
- Vì Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ dũng cảm nhận lỗi./ Vì người dũng cảm nhận lỗi là đáng khen.
- 3 HS lên chỉ vào bức tranh và kể lại.
- 8 HS thi đọc theo vai (vai người dẫn chuyện, Bác Hồ, em bé, Tộ)
- HS l¾ng nghe.
Toán
 Kilômet
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết ki - lô - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki - lô - mét.
 Biết được quan hệ giữa đơn vị ki - lô - mét với đơn vị mét.
 Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
 Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
 2. Kỹ năng : HS làm bài đúng, nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS ham thích học toán, rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bản đồ hoặc lược đồ có vẽ các tuyến đường như SGK.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Mét.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: 
 Số?	1 m = . . . cm
	1 m = . . . dm
	. . . dm = 100 cm.
- Chữa bài và nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Kilômet.
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu kilômet (km)
- Chúng ta đã được học các đơn vị đo độ dài là cm , dm, mét. Trong thực tế, con người thường xuyên phải thực hiện đo những độ dài rất lớn như đo độ dài con đường quốc lộ, đo đường nối giữa các tỉnh, các miền, độ dài dòng sông,  Khi đó, việc dùng các đơn vị như cm, dm hay mét khiến cho kết quả đo rất lớn, mất nhiều công để thực hiện phép đo, vì thế người ta đã nghĩ ra một đơn vị đo lớn hơn mét là kilômet.
- Kilômet viết tắt là km.
- 1 kilômet có độ dài bằng 1000 mét.
- Viết lên bảng: 1km = 1000m
- Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK.
v Hoạt động 2: (17’) Thực hành.
+ Bài 1:
- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau : 
1 k m = . . . m . . . m = 1 km
 1 m = . . . dm . . . dm = 1 m 
 1 m = . . . cm. . . . cm = 1 dm
+ Bài 2:
- Vẽ đường gấp khúc như trong SGK lên bảng, HS đọc tên đường gấp khúc và đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
+ Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômet?
+ Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômet?
+ Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômet?
- Nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại kết luận của bài.
+ Bài 3:
- GV treo lược đồ như SGK, sau đó chỉ trên bản đồ để giới thiệu: Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
- HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài.
- Gọi HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà tìm độ dài quãng đường từ Hà Nội đi Bắc Giang, Thái Bình, 
- Chuẩn bị: Milimet.
- Hát
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
HS l¾ng nghe.
- HS đọc: 1km bằng 1000m.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng sửa bài.
- Đường gấp khúc ABCD.
+ Quãng đường AB dài 23 km.
+ Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90km vì BC dài 42km, CD dài 48km, 42km cộng 48km bằng 90km.
+ Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65km vì CB dài 42km, BA dài 23km, 42km cộng 23km bằng 65km.
- Quan sát lược đồ.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- 6 HS lên bảng, mỗi em tìm 1 tuyến đường.
- HS l¾ng nghe.
Thứ.. ngàytháng 3 năm 2012
Toán
Mi - li - met
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết mi - li - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi - li - mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi - li - mét với các đơn vị đo độ dài: xăng - ti - mét, mét.
 - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản.
 2. Kỹ năng : HS thực hiện nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Ham thích học Toán và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Thước kẻ HS với từng vạch chia milimet.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Kilômet.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
- Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống.
	267km . . . 276km
	324km . . . 322km
	278km . . . 278km
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Milimet.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu milimet (mm)
Bài học này, các em được làm quen với một đơn vị đo độ dài nữa, nhỏ hơn xăngtimet, đó là milimet.
- Milimet viết tắt là mm.
- HS quan sát thước kẻ HS và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 và hỏi: Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 milimet, milimet viết tắt làmm,10mm có độ dài bằng 1cm.
- Viết lên bảng: 10mm = 1cm.
- Hỏi: 1 mét bằng bao nhiêu xăngtimet?
- Giới thiệu: 1m bằng 100cm, 1cm bằng 10mm, từ đó ta nói 1m bằng 1000mm.
- Viết lên bảng: 1m = 1000mm.
- Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK.
v Hoạt động 2: (17’) Thực hành.
+ Bài 1:
- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
1cm = . . .mm 1000mm = . . .m 5cm = . . mm
1 m = . . .mm 10 mm = . . ... 
+Bước 1:Cắt thành các nan giấy
+Bước 2: Dán nối các nan giấy
+Bước 3: Gấp các nan giấy
+Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- HS thực hành làm vòng đeo tay theo nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Cả lớp cùng tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- HS l¾ng nghe.
Thứ.. ngàytháng 3 năm 2012
Tập làm văn
 Nghe - Trả lời câu hỏi
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:Nghe kể và trả lời được câu hỏi về câu chuyện Qua suối 
 2. Kỹ năng : Viết được câu trả lời cho câu hỏi ở BT1 (BT2).
 3. Thái độ : Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh hoạ câu chuyện.
 - Học sinh : SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới : Nghe - Trả lời câu hỏi
3. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (10’) Nghe và trả lời câu hỏi .
+ Bài 1- GV treo bức tranh.
- GV kể chuyện lần 1.
 Chú ý: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
- GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi: 
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ?
- HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
v Hoạt động 2: (17’) Viết câu trả lời.
+ Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
- HS tự viết vào vở.
- Gọi HS đọc phần bài làm của mình. 
- Nhận xét bài làm của HS .
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì?
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Quan sát.
- Lắng nghe nội dung truyện.
- HS đọc bài trong SGK.
- Quan sát, lắng nghe.
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
- Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.
- HS thực hiện hỏi đáp.
- HS 1: Đọc câu hỏi.
- HS 2: Trả lời câu hỏi.
- 1 HS kể lại.
- Đọc đề bài trong SGK.
+ HS 1: Đọc câu hỏi.
+ HS 2: Trả lời câu hỏi.
- HS tự làm.
- 5 HS trình bày.
- Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.
Toán
 Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
 Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
 2. Kỹ năng : Rèn tính nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS cách trình bày bài, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị như tiết 132.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
a) 234, 230, 405 
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số (không nhớ)
a) Giới thiệu phép cộng.
- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
- Bài toán: Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
- Muốn biết có mấy hình vuông, ta làm thế nào?
-Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại 
 b) Đi tìm kết quả.
- HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi:
- Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
- Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông?
- Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
c) Đặt tính và thực hiện.
- Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số
 tìm cách đặt tính cộng 326, 253.
- HS nêu 
* Đặt tính.
- Viết số (326), sau đó xuống dòng viết tiếp số (253) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng cột chữ số hàng chục, chữ hàng đơn vị thẳng cột chữ số hàng đơn vị. Viết dấu cộng vào giữa 2 dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số. 
- HS dựa vào cách thực hiện tính cộng với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện 
-HS nhắc lại cách tính và thực hiện tính 326 + 253.
- Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho HS học thuộc.
 + Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
 + Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
v Hoạt động 2: (17’) Luyện tập, thực hành.
+ Bài 1: Tính (cột 1,2,3).
- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét và chữa bài.
+ Bài 2: (a) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS làm bài.
- HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, yêu cầu HS vừa nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- Nhận xét .
+ Bài 3:
- HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện một con tính.
- Các số trong bài tập là các số ntn?
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
-1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- Ta thực hiện phép cộng 326 + 253.
- Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
- Có tất cả 579 hình vuông.
- 326 + 253 = 579.
- 2 HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháp.
- Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.
 326
	+253 
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.
 326	Tính từ phải sang trái.
+253	Cộng đơn vị với đơn vị: 
 579	6 cộng 3 bằng 9, viết 9
	Cộng chục với chục: 
2 cộng 5 bằng 7, viết 7
Cộng trăm với trăm:
3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
- HS làm bài,10 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính 
 235	 637	 
+451	+162	
 686	 799	 
- Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
 832	 257	 	
+152	+321	 
 984	 578	 	 
- Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở .
- Là các số tròn trăm.
Tự nhiên xã hội
 Nhận biết cây cối và các con vật
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
 2. Kỹ năng : Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật .
 3. Thái độ : HS yêu quý các loài cây, con vật và biết cách bảo vệ 
 KNS : Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về cây cối và các con vật.
 -Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối và các con vật.
 - Kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
II. Chuẩn bị :- Giáo viên : Tranh minh họa trong SGK. Các tranh, ảnh về cây con vật do HS sưu tầm được. Giấy, hồ dán, băng dính.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Một số loài vật sống dưới nước
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Nhận biết cây cối và các con vật.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1:Nhận biết cây cối trong tranh 
* Bước 1: Hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau:
1.Tên gọi. 2Nơi sống. 3 Ích lợi.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.
 Kết luận : Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ trong không khí.
* Bước 3: Hoạt động cả lớp.
- Hãy quan sát các hình minh họa và cho biết: Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu?
- Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu?
v Hoạt động 2: (10’) Nhận biết các con vật trong tranh vẽ 
* Bước 1: Hoạt động nhóm
- Quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:
1.Tên gọi. 2Nơi sống. 3 Ích lợi.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
 Kết luận : Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.
v Hoạt động 3: Bảo vệ các loài cây, con vật
- Trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?
- Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau: 
1. Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
2. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
- HS trình bày.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- NhËn xÐt tiÕt häc
- Hát
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất).
- Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước).
- HS thảo luận.
- 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Cá nhân HS giơ tay trả lời(1 – 2 HS)
- HS thảo luận cặp đôi.
- Cá nhân HS trình bày.
- HS l¾ng nghe.
 Ký duyƯt cđa Ban gi¸m hiƯu 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_buoi_1_lop_2_tuan_30_nam_hoc_20.doc