Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 14 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 14 - Năm học: 2011-2012

TUẦN 14

Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011.

TẬP ĐỌC: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc: Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật.

2. Hiểu: TN: chia lẻ, hợp lại, đoàn kết, đùm bọc.

- ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.

- Câu hỏi 5 dành cho HS khá, giỏi.

* Các KNS: - Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; hợp tác; giải quyết vấn đề.

* PP: - Động não; trải nghiệm, thảo luận nhóm,trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 2 - Tuần 14 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011.
Tập đọc: câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu:
1. Đọc: Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật.
2. Hiểu: TN: chia lẻ, hợp lại, đoàn kết, đùm bọc.
- ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
- Câu hỏi 5 dành cho HS khá, giỏi.
* Các KNS: - Xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân; hợp tác; giải quyết vấn đề.
* PP: - Động não; trải nghiệm, thảo luận nhóm,trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
II. đồ dùng dạy - học: 	
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. các Hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Yêu cầu HS đọc bài Quà của bố. Nêu ND của bài.
B. Bài mới: 
* GTB: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu.
HĐ1: (30’) Hướng dẫn luyện đọc bài.
- GV đọc mẫu – hướng dẫn đọc toàn bài: Giọng thong thả, lời người cha: ôn tồn.
a. Đọc từng câu.
- GV theo dõi phát hiện từ HS đọc sai ghi bảng đHướng dẫn HS đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giới thiệu câu dài.
+ Một hôm......bảo .
+ Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
+ Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc..dễ dàng.
- Ghi bảng từ chú giải ( SGK). 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nghe - nhận xét - sửa sai.
d. Đọc đồng thanh
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe,đọc thầm. 
- 1 HS đọc lại bài.
- Tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết.
- HS luyện đọc từ khó
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- HS tìm cách đọc, luyện đọc câu GV
 hướng dẫn.
+ Một hôm......bảo.
+ Ai bẻ gãy được bó đũa này/ thì cha thưởng cho túi tiền.//
+ Người cha bèn cởi bó đũa ra,/ rồi thong thả/bẻ gãy từng chiếc/..dễ dàng.//
- 2 HS đọc chú giải.
- Chia nhóm 3 luyện đọc bài.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- HS đọc ĐT bài 1 lần.
Tiết 2
HĐ2 (15’): Hướng dẫn tìm hiểu bài.
? Câu chuyện này có những nhân vật nào?
 GV giảng từ : va chạm.
? Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
? Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
? Một chiếc đũa (cả bó đũa) ngầm so sánh với gì?
GV giảng từ: chia lẻ(tách rời từng cái), hợp lại(để nguyên cả bó như bó đũa).
? Người cha muốn khuyên các con điều gì?
HĐ3 (15’): Luyện đọc lại.
- Yêu cầu HS phân vai, thi đọc truyện.
- Theo dõi - nhận xét - sửa sai.
C. Củng cố - dặn dò: (5’)
- Yêu cầu tìm câu ca dao, tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc đoạn 1
- Người cha; các con: trai, gái, dâu, rể.
(cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt)
- HS đọc đoạn 2
- Vì họ cầm cả bó đũa để bẻ.
- Ông cụ tháo bó đũa ra, bẻ từng chiếc một.
- 1 HS đọc đoạn 3
- 1 chiếc đũa so với từng người con. Cả bó đũa so sánh với 4 người con.
- Anh em trong nhà phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chia rẽ thì yếu đi, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
- Các nhóm phân vai thi đọc truyện (người kể chuyện, ông cụ, 4 người con).
- Môi hở răng lạnh.
- Anh em như thể tay chân... 
- VN luyện đọc bài.
Toán: 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9 (66)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ (SBT có 2 chữ số, ST có 1 chữ số).
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biểt trong phép cộng.
- Củng cố vẽ hình theo mẫu.
- HS làm được các BT: B1(cột 1,2,3); B2(a,b).
II. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện phép tính 15 - 7; 16 - 7; 17 - 9; 18 - 9.
Đặt tính và tính. 
B. Bài mới:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ1 (10’): Tổ chức cho HS tự thực hiện phép trừ.
- Nêu đề toán.
- Nêu cách tìm số que tính còn lại.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện phép trừ, nêu cách làm.
Vậy 55 trừ 8 bằng bao nhiêu?
- Các phép tính 56 -7; 37 - 8; 68 - 9 yêu cầu HS thực hiện tương tự.
HĐ2 (20’): Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Tính.
Củng cố thực hiện tính
Lưu ý cách tính.
Bài 2: Tìm x.
Củng cố cách tìm số hạng.
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu 
? Mẫu gồm những hình gì ghép lại với nhau.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm BT trong VBT.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nghe, phân tích đề toán.
- Thực hiện phép trừ 55 - 8.
- Thực hiện tương tự phép trừ 55 - 8.
- 55 trừ 8 bằng 47.
- HS tự làm bài, chữa bài nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS tự làm bài, chữa bài nêu cách làm.
- HS tự làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra.
a. x + 9 = 27 ........
 x = 27 – 9 
 x = 18
- Hình tam giác và hình chữ nhật ghép lại với nhau.
- HS vẽ theo vào vở.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính 
68 - 9.
Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2011.
Toán: 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29 (67)
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ, trong đó số bị trừ có 2 con số, số trừ có 2 con số.
- Biết thực hiện phép trừ liên tiếp và giải toán có lời văn.
Ii. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kểm tra bài cũ: (3’) 
- Yêu cầu HS chữa bài 1, 2 SGK.
B. Bài mới:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ1:(10’) GV tổ chức cho HS tự thực hiện phép trừ của bài học.
- Nêu bài toán: Có 65 que tính, bớt đi 38 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
- Cho HS thực hiện tiếp các phép trừ còn lại.
HĐ2: (20’) Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: Tính
Củng cố cách tính
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2 : Số ?
? Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Yêu cầu nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài. 
Bài 3: Giả toán
Củng cố giải toán
? Bài toán thuộc dạng gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS.
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nghe phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ 65 - 38
- HS lên bảng đặt tính và tính.
 65
 - 38 
 27
- 3 HS khác nhắc lại
- 3 HS lên bảng làm, vừa nói vừa viết như SGK.
- 3 HS đọc các phép trừ vừa thực hiện.
- Tự làm bài, chữa bài nêu cách làm.
 85
 - 27 
 58
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vở.
86 - 6 đ80 - 10 đ 70 ....
- Bài toán về ít hơn.
- HS nêu tóm tắt, tự làm bài.
Bài giải
Tuổi của mẹ là:
65 - 27 = 38 ( tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi
- Nêu cách đặt tính, thực hiện tính.
- VN làm bài tập trong VBT. 
Luyện từ và câu: tuần 14
Từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu Ai làm gì? Dấu chấm
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình.
- Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu: Ai làm gì; điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống.
II. đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ chép bài tập 2, 3. 
III. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3’): 
- Gọi 3 HS chữa bài.
B. Bài mới: 
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ1 ( 8’): Mở rộng vốn từ
Bài 1: Tìm 3 từ nói về tình cảm anh chị em.
- GV ghi từ không trùng nhau lên bảng. 
(giúp đỡ, nhường nhịn, yêu quý, chăm lo, chăm chút, thương yêu, .....)
HĐ2 ( 12’): Rèn KN đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Bài 2: 
Hướng dẫn cách viết một câu.
- Yêu cầu nhận xét bổ sung các câu trên bảng chưa sắp xếp được.
- GV giúp HS sửa các câu sai.
HĐ3 (10’): Rèn KN sử dụng dấu câu.
Bài 3: Yêu cầu đọc đề bài
- Yêu cầu tự làm bài.
- Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2?
- Truyện buồn cười ở chỗ nào?
C. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Khái quát nội dung bài học 
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS.
- Làm BT1, 3 tiết 13.
- Lần lượt phát biểu.
- Đọc các từ tìm được, làm bài vào vở.
- 1 HS Đọc đề bài. 1 HS đọc câu mẫu
- 3 HS lên bảng làm cả lớp làm vở.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc câu sắp xếp được.
VD: Anh thương yêu em
 Chị chăm sóc em. ................
- Đọc đề bài, đọc đoạn văn cần điền dấu.
- Tự làm bài, chữa bài 
- Đây là câu hỏi.
- Cô bé chưa biết viết xin mẹ giấy để viết thư cho một bạn chưa biết đọc
- VN luyện đọc câu theo mẫu.
Chính tả: Tiết 1 - tuần 14
Nghe viết: Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu: 
- Nghe và chép lại chính xác đoạn Người cha liền bảo.....hết trong bài Câu chuyện bó đũa.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt i/ iê, ăt/ ăc
II. đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi BT
III. các Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Yêu cầu 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
* GTB: GV nêu mục tiêu tiết học.
B. Bài mới:
HĐ1: (20’) Hướng dẫn viết chính tả.
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết.
- GV đọc đoạn viết chính tả.
? Đây là lời nói của ai với ai?
? Người cha nói gì với các con?
b. Hướng dẫn trình bày
? Lời người cha viết sau dấu câu gì?
c. Viết từ khó .
- GV đọc cho HS viết từ khó. Theo dõi sửa sai
d. Viết bài
- GV đọc cho HS viết bài.
e. Chấm, chữa bài.
- Chấm 8 bài nhận xét, sửa sai.
HĐ2: (7’) HD HS làm bài tập.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài:
- Yêu cầu HS đọc các từ vừa viết.
Bài 3b,c: Tiến hành tương tự bài 2.
C. Củng cố - dặn dò: (5’)
- Tổ chức cho HS chơi chò chơi
- Chia lớp thành 3 đội nêu cách chơi.
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
- Dặn HS về luyện viết thêm.
- HS viết : câu chuyện, yên lặng, nhà giời
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Người cha nói với các con.
- Người cha khuyên các con phải...
- Sau dấu (:) và dấu (-)
- HS viết bảng con : liền bảo, chia lẻ, yêu thương.
- Nghe viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở soát lỗi ghi ra lề.
- Đọc yêu cầu 
- Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm
(lên bảng, nên người, ăn no, lo lắng)
b) hiền, tiên, chín;
c) dắt, bắt, cắt
- Thi tìm tiếng có iê/i
- HS tiến hành chơi .
- VN làm bài tập 3a.
Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2011.
Tập đọc: nhắn tin
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Đọc: Đọc trơn hai mẩu tin nhắn. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Giọng đọc thân mật.
2. Hiểu: Nội dung các mẩu nhắn tin. Nắm được cách viết nhắn tin (ngắn gọn, đủ ý).
II. đồ dùng dạy - học:
- Mẩu giấy nhỏ.
III. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (5’) 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp Câu chuyện bó đũa.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
* GTB: GV HD HS quan sát tranh minh hoạ kết hợp g ...  bài.
? Những ai nhắn tin, nhắn tin bằng cách nào?
? Vì sao chị Hà và Nga phải nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
? Chị Nga nhắn Linh những gì?
? Hà nhắn Linh những gì?
- Yêu cầu HS tập viết nhắn tin.
- GV giúp HS nắm tình huống viết nhắn tin (nhắn cho ai, vì sao phải nhắn, nội dung cần nhắn.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Bài học hôm nay chúng ta hiểu gì về cách nhắn tin?
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS tiến bộ trong học tập.
- 2 HS đọc, nêu nội dung bài.
- HD quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc lại bài. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc từng mẩu nhắn tin.
- HS luyện đọc.
“Em nhớ........đánh dấu”
“Mai đi học...........mượn nhé”
- HS chia nhóm 4 luyện đọc bài.
- Đại diện các nhóm thi đọc bài.
- Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh bằng cách viết ra giấy.
- Lúc chị Nga đi sớm Linh đang ngủ, chị không muốn đánh thức.
- Nơi để quà sáng, các việc làm ở nhà, giờ chị Nga về.
- Hà mang đồ chơi cho Linh.
- HS viết nhắn tin vào giấy.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài HS khác nhận xét.
- HS nêu: Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp người đó.....
- HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Toán:	luyện tập (68)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và về kỹ thuật thực hiện phép trừ có nhớ.
- Củng cố về giải toán và xếp hình.
II. đồ dùng dạy - học:	
- 4 hình tam giác vuông cân.
iII. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Yêu cầu HS chữa bài 1, 3 SGK.
- GV và HS nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
* GTB: GV nêu nục tiêu bài học.
HĐ1: (7’) Củng cố về tính nhẩm.
Bài 1: Tính nhẩm
- Theo dõi nhận xét 
Bài 2 : tính nhẩm
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài
HĐ2: Củng cố cách đặt tính và tính (8’)
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
Lưu ý cách đặt tính
HĐ3: Củng cố giải toán (15’)
Bài 3: Toán giải
? Bài toán thuộc dạng gì?
- GV HD HS tóm tắt, ghi bảng.
Bài 4: Thi xếp hình.
- Tổ chức thi giữa các tổ, tổ nào xếp nhanh đúng là thắng cuộc.
- Ngoài hình cánh quạt cho HS xếp hình chữ nhật, ngôi nhà,...
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Khái quá nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- Nối tiếp nhau thông báo kết quả mỗi em 1 phép tính.
15 – 6 = 9 14 – 8 = 6 ....
16 – 7 = 9 15 – 7 = 8 ....
17 – 8 = 9 16 – 9 = 7 ....
- HS tự làm bài, chữa bài và nêu cách làm.
15 – 5 – 1 = 9 .....
15 – 6 = 9 .....
- HS làm bài, chữa bài.
 35
 - 7 
 28
- Đọc đề bài
- Bài toán về ít hơn.
- Nêu tóm tắt, tự làm bài, chữa bài 
Bài giải
Số sữa chị vắt được là:
50 - 18 = 32 (l)
 Đáp số : 32 l
- Thực hiện yêu cầu.
- VN làm bài tập trong VBT.
Thủ công: gấp, cắt, dán hình tròn (t2)
I. Mục tiêu: 
- HS biết gấp, cắt, dán hình tròn. HS khá, giỏi gấp, cắt dán được hình tròn, hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng, có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
- Có hứng thú với giờ học thủ công.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Mẫu hình tròn, qui trình cho từng bước.
- Giấy thủ công, keo, hồ dán, bút chì, thước kẻ........
III. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại qui trình gấp, cắt, dán hình tròn.
B. Bài mới:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ1 (29’): Hướng dẫn thực hành gấp, cắt, dán hình tròn
- Cho HS quan sát lại qui trình gấp, cắt, dán hình tròn.
- Yêu cầu HS lấy giấy ra để thực hành.
- Quan sát giúp đỡ một số HS kém.
- Gợi ý cho HS cách trình bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của HS. 
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Nhận xét tinh thần học tập, kĩ năng gấp, cắt, dán hình tròn. Tuyên dương HS có sản phẩm đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho giờ
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
Bước 1: Gấp hình
Bước 2: cắt hình tròn
Bước 3: Dán hình tròn.
- Quan sát
- Thực hành theo nhóm bàn.
- Trình bày sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
Thứ 5 ngày 01 tháng 12 năm 2011.
Toán: bảng trừ (69)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Củng cố các bảng trừ có nhớ (dạng tính nhẩm)
- Vận dụng bảng cộng trừ để thực hiện tính nhẩm.
- Vẽ hình theo mẫu.
ii. đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ bài tập 3, đồ dùng phục vụ trò chơi.
iII. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi HS chữa bài 1 và 3 SGK.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ1: (18’) Bảng trừ.
- Tổ chức trò chơi : Thi lập bảng trừ: 
- GV nêu cách chơi. Mỗi đội 1 tờ giấy, 1 bút trong 5’ phải lập xong bảng trừ.
- GV cùng cả lớp kiểm tra nếu sai GV đánh dấu đỏ.
HĐ2: (12’) Hướng dẫn thực hành.
Bài 2: Tính
Củng cố về tính nhẩm.
- Yêu cầu nêu cách nhẩm ghi vào vở.
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu
- Cho HS quan sát mẫu, phân tích mẫu, tự vẽ vào vở.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bảng trừ.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 4 đội tham gia chơi.
Đội 1: Bảng trừ 11 trừ đi một số
Đội 2: Bảng trừ 12 trừ đi một số
Đội 3: Bảng trừ 13 trừ đi một số
Đội 4: Bảng trừ 14,15,16 trừ đi một số
- Làm xong dán bảng trừ lên bảng.
- Đại diện từng đội đọc phép tính trong bảng, HS dưới lớp hô đáp số.
- Nêu cách làm, tự làm bài, chữa bài .
5 + 6 – 8 = 3 ........
8 + 4 – 5 = 7 ........
- Làm theo yêu cầu 
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp vẽ vào vở.
- VN làm bài tập trong VBT.
Chính tả: Tiết 2 - tuần 14
Tập chép: Tiếng võng kêu
I. Mục tiêu : 
- Nghe viết chính xác trình bày đúng khổ thơ 2 của bài Tiếng võng kêu.
- Làm đúng bài tập phân biệt ăt/ăc, iên/in.
II. đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết khổ thơ.
III. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- GV đọc nội dung bài 2a tiết 13.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
* GTB: GV nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: (23’) Hướng dẫn nghe viết
a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết. 
- GV đọc đoạn viết
- Đoàn em bé mơ thấy gì?
b. Hướng dẫn trình bày.
- Chữ đầu dòng thơ viết thế nào ?
c. Viết chữ khó
- GV đọc cho HS viết từ khó.
- Theo dõi nhận xét sửa sai.
b. HS chép bài vào vở
- GV theo dõi uốn nắn.
c. Chấm chữa bài
 - Chấm 10 bài, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
HĐ2: (7’) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2a, b: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Theo dõi nhận xét sửa sai
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS viết đep. Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp luyện viết thêm.
- HS viết bảng lớp và bảng con.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại
- Con cò, cánh bướm.
- Viết hoa lùi vào 2 ô.
- Viết bảng lớp, bảng con: giấc mơ, phơ phất, sông.
- Nhìn bảng chép bài vào vở.
- 2 HS đổi chéo vở soát lỗi.
- Đọc đề bài, tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm, chữa bài.
- Nhận xét bài của bạn.
a. lấp láng, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy.
b. tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.
- VN chữa lỗi sai trong bài.
Thứ 6 ngày 02 tháng 12 năm 2011.
Toán: Luyện tập (70)
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Phép trừ có nhớ (tính nhẩm và viết) vận dụng để làm tính giải bài toán.
- Cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm số bị trừ trong phép trừ.
- Tiếp tục với việc ước lượng độ dài.
II. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Chữa bài tập 1 và 3 SGK. Đọc bảng trừ.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
hĐ1: Củng cố tính nhẩm (7’)
Bài 1: Tính nhẩm
- GV tổ chức trò chơi: Xì điện 
- GV nêu cách chơi, tổ chức cho HS chơi.
HĐ2: Củng cố đặt tính và tính (6’)
Bài 2: Đặt tính và tính
Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
HĐ3: Củng cố tìm số hạng chưa biết (6’)
Bài 3: Tìm x
- Yêu cầu HS nêu cách tìm nhận xét trong mỗi phần rồi làm bài, chữa bài.
HĐ4: Củng cố giải toán (13’)
Bài 4: Giải toán
- Yêu cầu HS đọc đề bài, nhận dạng đề toán, tự làm bài.
Bài 5: Vẽ hình lên bảng hướng dẫn làm bài: so sánh độ dài đoạn thẳng: MN với đoạn thẳng: 1 dm.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương, nhắc nhở HS.
- 4 HS thực hiện yêu cầu 
- Chia thành 2 đội. Lần đầu GV nêu 1 phép tính, HS nêu kết quả, nếu đúng thì xì điện bạn đội khác.
- 4 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở. Khi chữa bài nêu cách làm bài.
 35 .........
 - 8 
 27
- 3 HS nêu cách làm.
- 3 HS lên bảng làm chữa bài 
a. x + 7 = 21 ........
 x = 21 - 7 
 x = 14
- Bài toán về ít hơn
- HS làm bài vở, 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
Bài giải
Thùng bé có số ki lô gam đường là:
45 - 6 = 39 (kg)
 Đáp số: 39 kg
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm, chữa bài.
Khoanh vào C.
- VN làm BT trong VBT.
Tập làm văn: tuần 14
I. Mục tiêu: 
- Quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nội dung tranh.
- Viết được một số mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý.
II. Đồ dùng dạy - học: 	
- Tranh minh hoạ BT1 (SGK)
III. các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Gọi HS đọc bài tập 2 tuần 13.
- GV và HS nhận xét.
B. Bài mới: 
* GTB: GV nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: (15’) Rèn KN nói.
Bài 1: Quan sát tranh, TLCH:
- GV treo tranh minh hoạ.
- Tranh vẽ những gì?
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Mắt bạn nhìn búp bê thế nào ?
- Tóc bạn nhỏ thế nào?
- Bạn nhỏ mặc gì?
- Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.
- Theo dõi, nhận xét.
HĐ2: ( 15’) Rèn KN viết tin nhắn.
Bài 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của bài: viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý.
- Vì sao em phải viết tin nhắn?
- Nội dung tin nhắn cần viết những gì?
- GV nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Khái quát nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS thực hiện.
- Quan sát tranh, nêu câu hỏi, trả lời theo cặp đôi.
- Tranh vẽ bạn nhỏ, búp bê.
- Đang cho búp bê ăn.
- Rất tình cảm
- Tóc bạn buộc 2 chiếc nơ rất đẹp.
- Bạn mặc bộ quần áo sạch đẹp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi sau đó 1 em trình bày.
- Đọc đề bài.
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
- HS viết bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm, khi chữa 1 số HS đọc bài của mình.
- Về nhà thực hành viết nhắn tin khi cần thiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_2_tuan_14_nam_hoc_2011_201.doc