Giáo án Tập đọc tuần 19

Giáo án Tập đọc tuần 19

MÔN: TẬP ĐỌC

Lớp: 2D

Tiết: 73 + 74 - Tuần 19

Tên bài dạy :

CÂU CHUYỆN BỐN MÙA

I. Mục tiêu

- Đọc trơn cả bài. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ ,đọc thể hiện rõ lời kể với lời các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Hiểu được một số từ ngữ : đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ ,bảng phụ ,phấn màu viết sẵn các câu cần luyện đọc.

- Bút dạ và 4 tờ giấy A3 để HS trả lời câu hỏi 3.

 

doc 7 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc 	
Lớp: 2D
Tiết: 73 + 74 - Tuần 19
 Thứ hai ngày tháng 1 năm 2004
Tên bài dạy	: 
Câu chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ ,đọc thể hiện rõ lời kể với lời các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông. 
- Hiểu được một số từ ngữ : đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ ,bảng phụ ,phấn màu viết sẵn các câu cần luyện đọc.
- Bút dạ và 4 tờ giấy A3 để HS trả lời câu hỏi 3. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
Ghi chú
Tiết1
2’
1’
32’
Tiết2 
30’
5’
A.Mở đầu.
ở HKI, các con đã được làm quen với các chủ điểm nói về bản thân, về bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, những người bạn trong nhà. Trong HKII, SGK sẽ giới thiệu cho các con thế giới xung quanh qua các chủ điểm Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối. Sách còn cung cấp cho các con những hiểu biết về Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta qua cá chủ điểm Bác Hồ, Nhân dân. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm Bốn mùa.
+ Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngòi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có một cách ăn mặc riêng. 
Muốn biết bà cụ và bốn cô gái đó là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các con hãy đọc và tìm hiểu Chuyện bốn mùa.
2 .Luyện đọc câu, đoạn.
a. GV đọc mẫu toàn bài. 
- Lời Đông khi nói với Xuân: trầm trồ, thán phục. 
- Giọng Xuân nhẹ nhàng.
- Giọng Hạ nhí nhảnh, tinh nghịch.
- Giọng Đông nói về mình lặng xuống, vẻ buồn tủi.
- Giọng Thu thủ thỉ. 
- Giọng bà Đất vui vẻ, rành rẽ. 
- Nhấn mạnh các từ ngữ: sung sướng nhất, ai cũng yêu, đâm chồi nảy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu.
b.Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ. 
* Đọc từng câu: 
-Từ khó phát âm : vườn bưởi, rước, tựu trường, sung sướng, đâm chồi nảy lộc, bếp lửa. 
*.Luyện đọc câu khó.
+ Bập bùng: GV yêu cầu HS xem hình ảnh bếp lửa ở trang sau. 
+ Câu dài: Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc//
* Luyện đọc đoạn trước lớp..
*Đọc từng đoạn trong nhóm. 
* Thi đọc giữa các nhóm.
c. Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa trong năm: Xuân, hạ, thu, đông. 
+ Nàng Xuân cài trên đầu một cành hoa. Nàng Hạ cầm trên tay một chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, cài một chiếc khăn dài để chống rét. 
+ Câu 2a: Theo lời nàng Đông, Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. 
+ Vì vào xuân, thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc. 
+ Câu 2b: Theo lời bà Đất, Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
+ Lời bà Đất và nàng Đông nói về mùa xuân không khác nhau, vì cả hai đều nói điều hay của mùa xuân: xuân về cây cối tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
+ Câu 3: 
Mùa xuân ấm áp
Mưa phùn nhẹ bay
Khắp chốn cỏ cây
Đâm chồi nảy lộc.
Mùa hè(hạ) nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học đi làm 
Phải đội mũ nón.
Mùa thu dịu nắng 
Mây nhẹ nhàng bay
Bưởi hồng trên cây
Rước đèn họp bạn
Mùa đông rét buốt
Gió bấc thổi tràn
Đi học đi làm
Phải lo mặc ấm.
Mùa xuân
- Tết, cây cối , nhiều lễ hội, 
Mùa hạ
Nhiều quatr ngọt thơm, nhiều hoa rực rỡ, được nghỉ hè
Mùa thu
Hoa cúc, bưởi, hồng, tết Trung thu, tựu trường,
Mùa đông
Ngủ ấm trong chăn, cây cối khẳng khiu ấp ủ mầm sống. 
+ Câu 4: HS trả lời tự do nhưng phải giải thích được lý do vì sao. 
+ ý nghĩa bài văn: Bài văn ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích lợi cho cuộc sống.
4. Luyện đọc lại toàn bài :
5. Củng cố – dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần để giờ sau thi kể chuyện .
* Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học kì 2.
- GV giới thiệu 7 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 2, tập hai.
- HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 
- 1 HS đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh hoạ chủ điểm mở đầu – Bốn mùa.
* Trực quan.
- GV treo bức tranh và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV ghi tên bài và đọc mẫu : 
- GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc rõ ràng, nhẹ nhàng, phân biệt lời cá nhân vật.
* Luyện đọc.
- GV đọc bài.
- HS theo dõi GV đọc và đánh dấu ngắt nghỉ, gạch chân những từ ngữ mà GV đã nhấn mạnh khi đọc.
*Luyện đọc + Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy bàn hàng dọc.
- GV viết từ khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh .
-1HS đọc chú giải.
GVgiải nghĩa thêm nếu HS chưa hiểu.
- HS phát hiện câu dài
- GV hướng dẫn HS cách ngắt câu 
- HS luyện đọc câu .
- HS đọc đồng thanh câu khó.
- Đọc nối tiếp cá nhân, đồng thanh cả lớp theo từng đoạn.
- HS đọc theo nhóm đôi nối tiếp nhau từng đoạn. 
- Thi đọc giữa các nhóm.
* Vấn đáp.
HS đọc thầm từng đoạn , cả bài rồi trao đổi trong bàn về nội dung bài văn dựa vào các câu hỏi cuối bài. Đại diện bàn trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Câu 1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm? 
- Nêu đặc điểm của mỗi người dựa vào hình ảnh trong SGK. 
Câu 2a: Mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?
- Vì sao khi xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc? 
Câu 2b: Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất?
- Theo con hai cách nói đó có khác nhau không? Vì sao?
Câu 3: GV ghi bốn bài thơ về bốn mùa và yêu cầu HS trả lời xem bài thơ nào ứng với mùa nào và trả lời cũng bằng thơ. 
Mùa gì ấm áp
Mưa phùn nhẹ bay
Khắp chốn cỏ cây
Đâm chồi nảy lộc?
Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học đi làm 
Phải đội mũ nón?
Mùa gì dịu nắng 
Mây nhẹ nhàng bay
Bưởi hồng trên cây
Rước đèn họp bạn?
Mùa gì rét buốt
Gió bấc thổi tràn
Đi học đi làm
Phải lo mặc ấm?
- GV yêu cầu 4 nhốm HS lên bảng điền thêm những chi tết thể hiện những vẻ đẹp của từng mùa vào tờ giấy A3.
Câu 4: Con thích mùa nào nhất? Vì sao?
- Em hiểu gì qua câu chuyện này?
* Luyện đọc phân vai ( 6 HS ).
- GV nhận xét tiết học .
 * Rút kinh nghiệm sau tiết học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 	
Lớp: 2
Tiết 75 .Tuần 19
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2004
Tên bài dạy	: Lá thư nhầm địa chỉ 	
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài thơ 
- Đọc đúng các từ: lon ton, bớc lên, lập tức, thủ thỉ.
- Đọc đúng nhịp thơ
Hiểu nghĩa các từ thủ thỉ, thử xem, thích chí.
 Hiểu nội dung bài: Việt còn nhỏ nhng đã biết thơng ông. Bài thơ khuyên các em biết yêu thơng ông bà của mình , nhất là biết chăm sóc ông bà khi ốm đau, già yếu.
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ, bảng phụ, phấn màu viết nội dung luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
Ghi chú
5’
1’
7’
5’
10’
2’
A.Kiểm tra bài cũ : 
Bài: Tìm ngọc 
+ Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc.
+ Chó rình ở bên sông ,chờ ai câu đợc con cá nuốt ngọc thì lấy lại .
+ Mèo nằm phơi bụng giả vờ chết chờ quạ sà xuống mèo nhảy sổ lên vồ .
+ Thông minh, tình nghĩa 
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài :
- Gà là con vật nuôi trong nhà rất gần gũi với con ngời , chúng cũng biết nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng của chúng. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều ấy qua bài: Gà ‘tỉ tê’với gà . 
2 .Luyện đọc câu, đoạn.
GV đọc mẫu toàn bài. 
- Giọng đọc tâm tình ; nhịp chậm rãi khi đọc lời của gà mẹ ; nhịp nhanh hơn khi gà mẹ báo tin cho con biết có mồi ngon .
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Từ khó phát âm :gấp gáp, roóc roóc, nói chuyện, nũng nịu, liên tục ...
- GVgiải nghĩa từ :
gấp gáp, nũng nịu, phát tín hiệu 
c. Luyện đọc câu .
- Từ khi gà con nằm trong trứng ,/gà mẹ đã nói chuyện với chúng / bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng ,/còn chúng/thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ .//
- Đàn con đang xôn xao /lập tức chui hết vào cánh mẹ ,/nằm im .//
d.Đọc từng đoạn trớc lớp.
- Đọc bài theo đoạn .
+Đoạn 1:Từ đầu đến nũng nịu đáp lời mẹ .
+Đoạn2: Từ khi gà mẹ thong thả dắt bầy con đến mồi ngon lắm 
+Đoạn 3: Phần còn lại 
3.Tìm hiểu bài.
+ Gà con biết nói chuỵên với mẹ từ khi chúng còn nằm trong trứng – Gà mẹ gõ mỏ lên vỏ trứng, gà con phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ .
+ Gà mẹ kêu đều đều cúc, cúc, cúc.
+ Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh cúc, cúc, cúc.
+ Gà mẹ xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp, roóc roóc .
4.Luyện đọc (Thi đọc theo nhóm)
5. Củng cố- Dặn dò :
- Gà cũng biết nói bằng ngôn ngữ của riêng chúng./gà cũng có tình cảm với nhau chẳng khác gì con ngời .chịu khó quan sát, ta sẽ thấy cuộc sống của loài gà rất thú vị. Chúng có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thơng nhau nh con ngời . 
- Về nhà chuẩn bị bài :Thêm sừng cho ngựa .
* Phơng pháp kiểm tra đánh giá 
3 HS đọc nội dung bài: Tìm ngọc .
- Trả lời một số câu hỏi sau :
- Mèo và chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc .
- ở nhà ngời thợ .
- Khi bị cá đớp mất 
- Khi ngọc bị quạ cớp mất .
-Tìm trong bài những từ khen ngợi chó và mèo 
 Giáo viên nhận xét chấm điểm.
* Trực tiếp.
- GV ghi đầu bài lên bảng 
- GV đọc bài.
- Một HS đọc lại cả bài.
GVviết từ khó lên bảng.
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc dồng thanh .
- 1HS đọc chú giải
GVgiải nghĩa thêm nếu HS cha hiểu.
Mỗi HS đọc 1 câu lần lợt cho đến hết bài.
- GV hớng dẫn HS cách ngắt câu .
- HS luyện đọc cá nhân .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu .
 HS đọc đồng thanh câu khó.
- 5 HS lần lợt đọc từng đoạn cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc cả bài
-HS đồng thanh toàn bài .
- HS đọc từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi 
- Gà con biết trò chuyện với gà mẹ từ khi nào ?
- Khi đó gà mẹ và gà con nói chuyện với nhau bằng cách nào ?
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Cách gà mẹ báo cho con biết không có gì nguy hiểm 
- Cách gà mẹ báo cho con biết lại đây mau các con, mồi ngon lắm .
- Cách gà mẹ báo cho con biết:Tai hoạ, nấp mau .
- 2,3 HS đọc lại đoạn 1.
- 4,5 HS đọc to đoạn 2.3
- Gọi nhiều HS đọc bài
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- GVnhận xét tiết học .
* Rút kinh nghiệm sau tiết học:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 	
Lớp: 2
Tiết 40 .Tuần 17
Thứ t ngày 31 tháng 12 năm 2003
Tên bài dạy	: Thêm sừng cho ngựa	
I. Mục tiêu
Đọc trơn cả bài .Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ .
Biết đọc với giọng vui; phân biệt lời kể với lời từng nhân vật (mẹ Bin ) .
Rèn kĩ năng đọc hiểu :
Hiểu nghĩa các từ: hí hoáy, giải thích ...
HS cảm nhận đợc tính hài hớc của truyện: cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho con vật không phải là ngựa, con vật đó sẽ thành con bò . 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung các câu khó đọc, câu văn dài .
Tranh vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
Ghi chú
5’
1’
10’
10’
5’
2’
A.Kiểm tra bài cũ : 
Bài : Gà ‘tỉ tê’ với gà 
- Gà con biết nói chuỵên với mẹ từ khi chúng còn nằm trong trứng 
- Gà mẹ gõ mỏ lên vỏ trứng ,gà con phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài :
- Truyện vui thêm sừng cho ngựa kể về một cậu bé tập vẽ con ngựa nuôi trong nhà mình. Cậu bé có biết vẽ ngựa không ? Vì sao truyện có tên thêm sừng cho ngựa ? Chúng ta cùng đọc truyện để biết điều đó . 
2.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
a. Đọc mẫu :
Đọc từ khó : chuồng ngựa ,trên nền nhà, xoá, khoe, quyển vở.
b. Đọc từng câu :
- Luyện đọc câu khó 
- Đúng ,/ không phải con ngựa .//Thôi ,/ để con vẽ thêm hai cái sừng /cho nó thành con bò vậy .//
- GV giải nghĩa từ : hí hoáy, giải thích c Luyện đọc đoạn. 
- Đoạn 1:Từ đầu đến Con vẽ con ngựa của nhà mình cho mẹ xem .
- Đoạn 2:Từ Bin đem vở đến vào khoe với mẹ .
- Đoạn 3: Còn lại .
d.Thi đọc nhóm.
e.Thi đọc cá nhân .
g.Đọc đồng thanh .
3.Tìm hiểu bài
+ Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có những bức vẽ của Bin, bức đợc vẽ bằng phấn, bức đợc vẽ bằng than .
+ Bin định vẽ con ngựa của nhà mình .
+ Mẹ không nhận ra đó là con ngựa, vì Bin vẽ không giống ngựa .
+ Thêm hai cái sừng cho con vật trong tranh trở thành con bò 
 GV: Truyện đáng cời chính là câu nói của Bin vì Bin ngây thơ, tởng rằng : chỉ cần vẽ thêm hai cái sừng, con vật trong tranh của Bin sẽ trở thành con bò. + Có công mài sắt có ngày nên kim ,/ cứ chịu khó tập, rồi bạn sẽ vẽ đựơc một con ngựa thật đẹp. /Hãy chịu khó luyện tập, nhất định bạn sẽ vẽ đúng ,vẽ đẹp mọi con vật bạn muốn .
4. Luyện đọc lại toàn bài 
5. Củng cố , dặn dò 
- Tổng kết giờ học 
- Gọi 3 HS lần lợt đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong bài :
- Gà con biết trò chuyện với gà mẹ từ khi nào ?
- Khi đó gà mẹ và gà con nói chuyện với nhau bằng cách nào ?
* Trực tiếp.
- GVghi đầu bài lên bảng
* Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần1, chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, vui vẻ: giọng của mẹ khi ôn tồn, lúc ngạc nhiên; giọng Bin hồn nhiên, tự tin .
1HS đọc cả bài . 
- HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài.
- Gọi 3 HS đọc lại các câu khó .
- Một HS đọc lại cả bài
- GV hớmg dẫn HS chia đoạn 
- 6 HS đọc .
- GV nhận xét chấm điểm 
- Đọc nhóm 2
- Cả lớp 
* Vấn đáp.
HS đọc lần lợt các câu hỏi trong SGK.
- 1 HS đọc đoạn 1
- Bin ham học vẽ nh thế nào ?
- Bin định vẽ con gì ?
1 HS đọc đoạn 2.
- Vì sao mẹ hỏi: Con vẽ con gì đây ?
- Bin định chữa bức vẽ đó nh thế nào ?
- 1 HS đọc đoạn 3
- Em hãy nói vài câu với Bin để Bin khỏi buồn ?
HS đọc theo nhóm có phân vai 
- GV nhận xét chấm điểm 
* Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.....................................................................................................................................
..............................................................................................................................
..................................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTD tuan 19.doc