Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 22 - Năm 2011

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 22 - Năm 2011

Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011

Tập đọc

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I. Mục đích yêu cầu:

Học sinh:

- Đọc lưu loát từng đoạn trơn và cả bài; biết nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: khó khăn hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5).

II. Đồ dùng dạy – học:

G: Tranh minh hoạ SGK

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 22 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Đọc lưu loát từng đoạn trơn và cả bài; biết nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: khó khăn hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căng, xem thường người khác (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Vè chim
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (30’)
 * Đọc câu
 + cuống quýt, buồn bã, thình lình, vùng vẫy, nhảy vọt,.... 
 * Đọc đoạn
- Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân/ nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.//
- Chợt thấy người thợ săn,/ chúng cuống quýt nấp vào 1 cái hang (giọng hồi hộp lo sợ).//
- Chồn bảo Gà Rừng:// “Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.”// (gịng cảm phục, chân thành)
 * Đọc bài: 
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài: (37')
 - Chú Chồn kiêu ngạo, coi thường bạn.
+ ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
- Trí khôn của Chồn:
+ Chồn sợ hãi, lúng túng nên chẳng còn một trí khôn nào ở trong đầu.
- Sự mưu trí của Gà Rừng
+ Gà giả vờ chết, rồi chạy để đánh lừa người thợ săn, tạo cơ hội cho Chồn chạy thoát.
- Đôi bạn gặp lại nhau
+ Chồn trở nên khiêm tốn
+ Chồn tỏ thái độ khâm phục bạn.
+ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
* Ca ngợi sự thông minh nhanh nhẹn của gà rừng, đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng coi thường người khác.
4. Luyện đọc lại 
5. Củng cố – Dặn dò: 3’ 
- Nội dung, ý nghĩa của bài .
- Về đọc lại bài. CB bài sau.
H: Đọc thuộc lòng bài và TLCH
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G sử dụng tranh SGK giới thiệu Ghi tên bài
G : Đọc mẫu toàn bài - 1 lần 
H : Đọc nối tiếp từng câu ( 2 vòng)
- H đọc từ cá nhân và kết hợp giải thích từ.
H : Đọc nối tiếp theo đoạn ( 5 em)
G treo bảng phụ - HD đọc; xác định cách ngắt nghỉ và từ cần nhấn giọng (2 em)
H: Đọc (nhiều em) - G cần rèn cho H đọc kém.
H: Luyện đọc nhóm
Đại diện nhóm thi đọc 
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay.
G: Nhận xét, đánh giá cho điểm
H: 2 em đọc toàn bài.
H đọc đồng thanh một lần.
=> G nhận xét, rút kinh nghiệm.
H: Đọc đoạn 1
+ Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn đối với Gà Rừng
H: Đọc đoạn 2
+ Khi gặp nạn Chồn như thế nào?
H: Đọc đoạn 3
+ Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn?
H: Đọc đoạn còn lại
+ Thái độ của Chồn thay đổi ra sao?
+ Câu nào thể hiện điều đó?
H: Đọc toàn bài
+ Em chọn tên nào cho câu chuyện? Vì sao?
H: Trả lời câu hỏi
H+G: Nhận xét, bổ sung, rút ra ý từng đoạn
G: Ghi bảng
H: Nêu nội dung chính của bài
G: Liên hệ
G: HD học sinh đọc lại toàn bài theo cách phân vai.
H: Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
H: Nêu lại nội dung bài.
G: Nhận xét tiết học, dặn H chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Đặt được tên cho từng đoạn của câu chuyện (BT1).
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện (BT2).
* Học sinh khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Thẻ ghi tên Gà Rừng, Chồn
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (4’)
 - Chim sơn ca và bông cúc trắng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể 
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện:
-Đ1: Chú chồn kiêu ngạo
-Đ2: Trí khôn của chồn.
-Đ3: Sự mưu trí của gà rừng
-Đ4: Đôi bạn gặp lại nhau
b) Kể từng đoạn của câu chuyện
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
2H: Nối tiếp nhau kể
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 
H: Đọc yêu cầu của BT
- Thảo luận nhóm đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
G: HD các em kể mẫu đoạn 1,2
H: Trao đổi nhóm đôi, tập kể các đoạn theo HD của GV 
- Đại diện nhóm kể nối tiếp đoạn trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
(Dành cho H khá giỏi)
G: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện
H: Kể theo nhóm
H: Đại diện nhóm kể trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, bình chọn
G: Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Chính tả
	(Nghe - viết):
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm được BT(2)a; BT(3)a.
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết ND bài tập 3
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết: trí khôn, dạo chơi, nghĩ kế gì, 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn viết chính tả: 
a. Chuẩn bị 
- Tìm hiểu nội dung:
- Nhận xét các hiện tượng chính tả
+ Từ khó: buổi sáng, cuống quýt, reo lên,...
b - Viết bài:
c - Chấm chữ bài:
3. Hướng dẫn làm bài: 
Bài 2: Tìm các tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:
- reo
- giằng
- gieo
Bài 3 a: Điền vào ô trống 
4. Củng cố – dặn dò:
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, chữa lỗi.
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
G: Đọc đoạn viết một lần 
H: Đọc lại
G: HD học sinh tìm hiểu ND đoạn viết
H: Nhận xét các hiện tượng chính tả: các dấu câu, cách viết các từ bắt đầu bằng r, tr, s
H: Tập viết những chữ dễ sai ( viết bảng con, 1H viết bảng lớp
=> Nhận xét, đánh giá.
G: Đọc bài cho H viết
H: Viết bài
G: Theo dõi, uốn sửa
H: Soát lỗi, sửa bài
G: Thu 7 bài chấm, nhận xét
G: Chia nhóm, phát bảng phụ
- Nêu yêu cầu bài
H: Tìm các từ bắt đầu bằng r, d hoặc gi điền vào bảng.
- Nhận xét, chốt từ đúng chính tả.
G: Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
cò và cuốc
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy – học:
G:Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (5’)
- Một trí khôn hơn trăm trí khôn
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (17’)
a. Luyện đọc
* Đọc câu
 + lội ruộng, trắng tinh, kiếm ăn, cất cánh,.... 
 * Đọc đoạn
- Em sống trong bụi cây dưới đất,/...không nghĩ cũng có lúc/chị phải khó nhọc thế này.//
 * Đọc bài: 
 3. Tìm hiểu nội dung bài 10’ 
- Cuộc đối thoại giữa cò và cuốc
- Khi lao động không sợ vất vả khó khăn
* Phải có lúc vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.
4. Luyện đọc lại 7’
5. Củng cố – dặn dò: 3’
G: Gọi học sinh đọc bài 
H: Trả lời câu hỏi về nội dung bài
H+G: Nhận xét
G: Giới thiệu bài – ghi tên bài
G: Đọc mẫu toàn bài 
H: Đọc nối tiếp từng câu theo hàng ngang 
G: Phát hiện ghi bảng từ khó
- Luyện phát âm từ khó cho học sinh
H: Đọc nối tiếp đoạn
G: Đưa bảng phụ ghi đoạn khó
H: Phát hiện cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng...
H: Đọc cá nhân . Đọc nhóm đôi
H: Các nhóm thi đọc trước lớp (4N)
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc toàn bài (1H)
G: Nêu câu hỏi SGK, HD học sinh lần lượt trả lời
H: Phát biểu 
H+G: Nhận xét, bổ sung => G: Chốt ý chính
H: Nêu nội dung chính của bài
H: Đọc lại toàn bài
G: HD cách đọc phân vai
H: Luyện đọc trong nhóm theo HD của GV
- Thi đọc trước lớp 
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Nhắc tên và ND bài (1H)
G: Nhận xét giờ học; Chuẩn bị bài sau
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu
Từ ngữ về loài chim
dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh (BT1); điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ (BT2).
- Đặt đúng dấu phảy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: bảng phụ viết BT1, 3
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (5’)
- Trả lời CH với cụm từ ở đâu? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn làm bài (30’)
BT1: Nói tên các loài chim
 (1) => chào mào
(2) => chim sẻ
(3) => Cò
(4) => Đại bàng
(5) => vẹt
(6) => sáo sậu
(7) => cú mèo
Bài 2: Chọn tên và điền thích hợp
- Đen như quạ.
- Hôi như cú
- Nhanh như cắt.
- Nói như vẹt
- Hót như khướu
Bài 3: Chép lại đoạn văn cho đúng chính tả
Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.
3. Củng cố – dặn dò: (1’)
2H: thực hiện yêu cầu( 1 HS hỏi – 1 HS trả lời) 
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
H: Quan sát tranh SGK, kết hợp vốn hiểu biết nêu được tên gọi các loài chim.
- Nối tiếp nêu tự nhiên
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
H: Tiếp nối nhau nêu miệng câu trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
H: Đọc yêu cầu của bài (1H)
G: HD mẫu
H: Viết lại đoạn văn vào vở
G: Quan sát, giúp đỡ
H+G: Nhận xét, chữa bài
G: Nhận xét tiết học
H: Chuẩn bị bài sau
Tập viết
chữ hoa s
I. Mục đích, yêu cầu:
 	 Học sinh viết đúng chữ hoa S (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Ríu (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- G: Mẫu chữ viết hoa S, tiếng Sáo. Bảng phụ viết: Sáo tắm thì mưa
 	- H: bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Chữ hoa: R
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 
 a. Luyện viết chữ hoa Ô, Ơ: 
S S S 
Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
Sỏo Sỏo Sỏo Sỏo 
Sỏo tắm thỡ mưa.
c. Thực hành viết vào vở: 
 d. Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò (3')
- Qui trình viết chữ hoa S.
- Về viết lại bài, chuẩn bị bài sau.
H: Viết bảng con 
G: Quan sát chung -Nhận xét- Đánh giá
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nhận xét về độ cao, chiều rộng, số lượng nét, cỡ chữ
G: HD qui trình viết( vừa nói vừa thao tác)
H: Tập viết trên bảng con
G: Quan sát, nhận xét , uốn sửa 
G: Giới thiệu từ ứng dụng
H : Đọc từ ứng dụng ( bảng phụ)
G: HD HS hiểu nội dung câu ứng dụng
H: Viết bảng con (Sáo)
G: Quan sát, uốn nắn
G: Nêu yêu cầu 
H: Viết vào vở (Mỗi cỡ chữ 1 dòng)
* HS khá giỏi viết được cả bài
G: Theo dõi giúp đỡ H
- Chấm bài, nhận xét lỗi trước lớp.
H: Nhắc lại cách viết 
G: Nhận xét chung giờ học, giao việc.
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011
Chính tả
(Nghe - viết): 
 cò và cuốc
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
	- Làm được BT(2)a, BT(3)a.
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết nội dung bài tập 
H: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết: trí khôn, dạo chơi, nghĩ kế gì, 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn viết chính tả: 
a. Chuẩn bị 
- Tìm hiểu nội dung:
- Nhận xét các hiện tượng chính tả
+ Từ khó: lội ruộng, lần ra, bắn bẩn, trắng, ngại, 
b - Viết bài:
c - Chấm chữ bài:
3. Hướng dẫn làm bài: 
Bài 2: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- ăn riêng, tháng giêng
- loài dơi, rơi vãi
- sáng dạ, chột dạ, rơm rạ
Bài 3a: Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng r( hoặc d/gi)
- rìu, rổ, ....
4. Củng cố – dặn dò:
H: Viết bảng con
H+G: Nhận xét, chữa lỗi.
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
G: Đọc đoạn viết một lần 
H: Đọc lại
G: HD học sinh tìm hiểu ND đoạn viết
H: Nhận xét các hiện tượng chính tả: các dấu câu
H: Tập viết những chữ dễ sai ( viết bảng con, 1H viết bảng lớp
=> Nhận xét, đánh giá.
G: Đọc bài cho H viết
H: Viết bài => G: Theo dõi, uốn sửa
H: Soát lỗi, sửa bài
G: Thu 7 bài chấm, nhận xét
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
H: Làm ra nháp
- Nối tiếp nêu miệng kết quả
H+G: Nhận xét, đánh giá
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
H: Thi theo 2 đội
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
Đáp lời xin lỗi 
Tả ngắn về loài chim
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Biết đáp lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Tranh SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. KTBC: (5’)
- Thực hành nói và đáp lời cảm ơn
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn làm bài tập: 31’
Bài 1: Đọc lại lời nhân vật trong tranh
..
Bài 2: Đáp lại lời xin lỗi...
-Xin lỗi, cho tớ đi trước 1 chút
- Không sao,....
- Lần sau bạn cản thận hơn nhé
- Không sao, mai cũng được
Bài 3: Sắp xếp lại thứ tự các câu để tạo thành một đoạn văn
- Thứ tự: b, a, d, c
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
H: Thực hành trước lớp
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Nêu mục đích yêu cầu bài tập 
H: Nêu yêu cầu BT
H: Quan sát kênh hình và kênh chữ trong SGK
- Tập nói lại lời các nhân vật trong nhóm đôi
- Đại diện nhóm nói trước lớp.
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
G: Hướng dẫn HS đáp lời xin lỗi
H: Tập nói trong nhóm
- Trình bày trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung
H: Nêu yêu cầu bài tập (1H)
- Đọc các câu
- Trao đổi nhóm đôi, hoàn thành bài tập
G: Sử dụng bảng phụ, HD học sinh chữa bài
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
H: Nhắc lại tên bài (1H)
G: Lôgíc kiến thức bài học
- Nhận xét giờ học
H: Ôn lại bài ở nhà
	Ngày 11 thỏng 2 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_22_nam_2011.doc