Giáo án Lớp 2 tuần 13 (9)

Giáo án Lớp 2 tuần 13 (9)

Tiết 2+3: Tập đọc

Bông hoa Niềm Vui

I. Mục tiêu:

 - Hiểu các từ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu.

- Hiểu nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với mẹ.

 - Rèn kĩ năng đọc hay, đọc đúng.

 - Có lòng hiếu thảo với cha mẹ.

 II. Hoạt động dạy học:

 1/ Kiểm tra bài cũ: 3 H. đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ”.

 Trong bài thơ 3 em thích nhất câu theo nào? Vì sao?

 

doc 19 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 13 (9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2005
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc
Bông hoa Niềm Vui
I. Mục tiêu:
 - Hiểu các từ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, dịu cơn đau, trái tim nhân hậu. 
- Hiểu nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với mẹ. 
 - Rèn kĩ năng đọc hay, đọc đúng. 
 - Có lòng hiếu thảo với cha mẹ. 
 II. Hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 3 H. đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ”. 
	Trong bài thơ 3 em thích nhất câu theo nào? Vì sao?
 2/ Bài mới:a/Giới thiệu bài. 
	 b/Luyện đọc:
 -T. đọc mẫu, 1H. đọc, lớp đọc thầm. 
 - Y/c H. đọc nối câu, đoạn tìm từ. 
 + Từ, tiếng: sáng, lộng lẫy, ốm nặng, 2 bông nữa. 
 + Ngắt câu: Em muốn bố/ một  Niềm Vui/ đau//
	 Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng//
- H. đọc nối tiếp đoạn, thi đọc giữa các nhóm. 
- Tổ chức H. đọc cá nhân, đọc đồng thanh. 
- Nhận xét, cho điểm. 
c) Tìm hiểu bài:
- Đoạn 1, 2 kể về đoạn nào?
- Sớm tinh mơ Chi đã vào vườn làm gì?
- Chi tìm bông hoa niềm vui để làm gì?
- Vì sao bông cúc màu xanh lai được gọi là bông hoa Niềm vui?
- Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào?
- Bông hoa Niềm vui đẹp như thế nào?
- Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
- Bạn Chi đáng khen ở điểm nào?
* Luyện đọc đoạn 3, 4. 
- Khi nhìn thấy cô giáo Chi nói gì?
- Khi biết lí do vì sao Chi rất cần bông hoa cô giáo nói gì?
- Thái độ của cô ra sao?
- Theo em Chi có những đức gì?
d) Luyện đọc lại. 
- Thi đọc theo vai. Gọi 3 H. đọc theo vai
- Đọc đúng giọng của nhân vệt, người dẫn chuyện thong thả, chậm rãi. 
- Giọng Chi cầu khẩn. 
- Lời cô giáo dịu dàng, trìu mến. 
3) / Củng cố, dặn dò: Cho H. đọc lại cả bài theo vai. 
	-Nhận xét tiết học. 
- Bạn Chi. 
- Tìm bông cúc màu xanh. 
- Tặng bố là dịu cơn đau. 
- Màu xanh là màu của hi vọng vào những điều tốt lành
- Chi thương bố. 
- Rất lộng lẫy 
- Vì nhà trường có quy định không ai được ngắt hoa. 
- Biết bảo vệ của công
- Xin cô cho em. . . . 
- Ôm Chi vào lòng và nói: Em hiếu thảo với cha
- Trìu mến, cảm động. 
- Thương bố, tôn trọng nội quy, thậ thà. 
- H. đóng vai người dẫn chuyện, cô giáo và Chi. 
Tiết 4: Toán
14 trừ đi một số: 14-8
I Mục tiêu:
- H. biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14-8. 
- Tự lập và học thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số. 
 - Rèn kĩ năng đặt tính đúng, giải các bài toán có liên quan. 
II. Đồ dùng: que tính. 
III. Hoạt động dạy –học:
 1/Kiểm tra: H. đặt tính và thực hiện các phép tính sau ;
	73 - 5 	83 – 24	93- 48	63 – 15
	H. đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi 1 số. 	
2/Bài mới: a/ Giới thiệu bài 
	b/ Giới thiệu phép tính 14-8. 
 - Nêu bài toán: Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Còn bao nhiêu que tính?
 -? Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
 -Y/C H. nêu cách làm. 
 - Tóm tắt cách bớt hợp lý. 
 - Y/C H. đặt tính và tính vào bảng con. 
- 1 H. lên bảng đặt tính và nêu cách thực hiện phép tính. 
 c/ Y/C H. lập bảng trừ của 14 và học thuộc. 
 3/Thực hành:
* Bài 1:Tính nhẩm. 
- Y/C H. đọc đề, nêu miệng kết quả. 
*Bài 2: Đặt tính và tính:
 -Y/C H. đọc đề bài, nêu cách đặt tính và tính, cho H. làm bài vào vở. 
* Bài 3: Gọi H. nêu y/c của bài. 
- Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- H. làm vào vở bài tập, 3 H. lên bảng làm
- Yêu cầu H. nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. 
- T. nhận xét. 
* Bài 4: Y/C H. đọc đề, nêu miệng tóm tắt 
- Nghe và phân tích đề. 
- Thực hiện phép tính trừ 14-8
- Thao tác trên que tính và tìm cách làm hợp lý. 
 14
 - 6
 8
- Thi học thuộc lòng bảng trừ. 
- Đọc đề, nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính. Lưu ý so sánh:14- 4- 2 và 14-6. 
- 2 H. lên bảng làm bài lớp làm bài vào vở. 
- Nêu cách tìm hiệu, 1 học sinh lên bảng làm bài. 
- H. đọc đề bài
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. 
 14 14 12
- 5 - 7 - 9
 9 7 3
- Bán đi nghĩa là thế nào? 
- Bán đi nghĩa là bớt đi. 
- H. tự giải bài tập vào vở. 
 4/ Củng cố dặn dò: Thi học thuộc lòng bảng trừ của 14. 
	 - Y/C H. lập các phép tính dạng 14 trừ đi một số. 
Tiết 5: Tiếng Việt *
Luyện đọc: Bông hoa Niềm Vui. 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức bài tập đọc “ Bông hoa Niềm Vui” bằng các câu hỏi trắc nghiệm. Tập đặt câu về chủ đề cha mẹ. 
 - Rèn kĩ năng đọc hay, đọc hiểu, kĩ năng đặt câu đúng. 
II. Hoạt động dạy - học:
 1/T. nêu y/c, nội dung tiết học. 
 2/ Luyện đọc:
 - T. y/c 1 H. đọc toàn bài và nêu cách đọc toàn bài. 
 - Thi đọc nối đoạn, cả bài theo nhóm. 
 - Thi đọc truyền điện. 
 3/ Tìm hiểu bài:
 Em hãy đánh dấu + trước ý em cho là đúng:
 a/ Cô bé là một người:
 	 chăm chỉ 
 	ngoan ngoãn 
 	 hiếu thảo với cha mẹ 
 b/ Nội dung của bài là:
 	 Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ. 
 	 Nói về 1 bông hoa niềm vui. 
 4/ Luyện đặt câu theo chủ đề: Hãy tìm từ chỉ người trong bài và đặt câu với mỗi từ vừa tìm được. 
 - Tìm thêm 5 từ chỉ người nói về gia đình. Viết 1 đoạn văn 5 câu nói về tình cảm của con cái với cha mẹ. 
 - Y/C H. trình bày, H. khác nhận xét. 
 5/ T. nhận xét tiết học 
Tiết 6: Thủ công
Gấp, cắt, dán hình tròn ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
 - H. biết gấp, cắt, dán hình tròn. 
 - Rèn kỹ năng khéo léo khi gấp, cắt, dán hình tròn. 
 - H. hứng thú với việc gấp, cắt, dán hình. 
II. Chuẩn bị: Một hình tròn được dán trên nền hình vuông. Quy trình gấp cắt dán hình tròn ; giấy, kéo, hồ, bút chì. 
III. Hoạt động dạy - học:
 1/ Kiểm tra sự chuẩn bị của H. . 
 2/ Bài mới:
 a/ T. hướng dẫn H. quan sát, nhận xét. 
 - T. giới thiệu hình tròn mẫu:
? Đây là hình gì? được làm thế nào?
 - T. vẽ hình như SHD sau đó cho H. so sánh độ dài OM, ON, OP. 
 - Kết luận: Các đoạn thẳng 
 OM=ON=OP muốn vẽ hình tròn 
Người ta dùng com pa, muốn tạo ra hình tròn ta sẽ gấp, cắt nó khi không dùng com pa. 
b/ Hướng dẫn mẫu (Theo SGV )
 - Bước 1: Gấp cắt hình vuông. 
 - Bước 2: Cắt hình tròn. 
 - Bước 3: Dán hình tròn 
 3/ Y/C H. thực hành gấp, cắt, dán hình tròn bằng giấy nháp. 
 -T. theo dõi, nhắc nhở. 
 4/ T. nhận xét đánh giá tiết học 
- Quan sát rút ra nhận xét. 
-Hình tròn được cắt, dán bằng giấy-Tự so sánh. 
- Nghe kết luận 
- Quan sát cô gấp, cắt, dán 
 - Tự gấp, cắt, dán bằng giấy trắng 
Tiết 7: Hoạt động tập thể
Múa, hát, đọc thơ theo chủ đề thầy, cô giáo
I. Mục tiêu:
 - H. biểu diễn các bài hát, múa, đọc thơ theo chủ đề thầy cô giáo. 
 - H. múa hát tự nhiên, thể hiện điệu bộ đúng theo bài hát. 
 - Biết ơn, kính trọng các thầy, cô giáo. 
II. Hoạt động dạy - học: 
 1/ T. nêu y/c nội dung tiết học. 
 2/ H. biểu diễn các bài hát, bài thơ dưới hình thức múa, hát, đọc. 
 - H. nêu tên các bài thơ và bài hát về chủ đề thầy cô giáo. 
 +Ngày đầu tiên đi học 	+ Bông hồng tặng cô	+ ở trường cô dạy em thế. 
 +Bụi phấn. 	 + Nghĩ về cô giáo em 
 +Thày cô cho em mùa xuân + Cô giáo và mùa thu
 - H. biểu diễn đơn ca, tốp ca. 
 - Các tổ cử 1 bạn làm giám khảo cùng với cô giáo chấm, đánh giá
 - T. chọn ra những em hát hay, biểu diễn đẹp, khen thưởng. 
 3/ Công bố giải, trao thưởng cá nhân, đồng đội. 
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2005
Tiết 1: Thể dục
Bài 23: Trò chơi bỏ khăn nhóm ba, nhóm bảy
 I. Mục tiêu:
 - Học trò chơi nhóm ba, nhóm bảy. Ôn đi đều. 
 - Biết cách chơi, bước đầu tham gia vào trò chơi. 
 - Thực hiện chính xác động tác đi đều. 
 -Thấy được ích lợi của việc tập thể dục và chăm tập thể dục. 
 II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi. 
 III. Nội dung phương pháp:
 1/ Phần mở đầu:
 - Nhận lớp phổ biến nội dung, y/c tiết học. 
 - Y/C H. khởi động. 
 - Y/C H. tập bài thể dục phát triển chung. 
 2/ Phần cơ bản:
 - Hướng dẫn trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy. 
 +T. nêu tên trò chơi. 
 +Hướng dẫn cách chơi: Y/C H. nhảy chân sáo theo vòng tròn, vừa vỗ tay vừa đọc bài thơ, sau tiếng ba, bảyhợp lại nhau khi nghe lệnh hô. 
 - Y/C cán sự cho lớp đi đều 5 phút. 
 3/ Phần kết thúc:
 - Y/C H. thả lỏng. 
 - Hệ thống bài, nhận xét tiết học. 
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo
- Chạy tại chỗ, xoay các khớp. 
- Tập theo sự điều khiển của cán sự lớp. 
- Nhắc lại tên trò chơi. 
- Thực hiện theo hướng dẫn, ai thực hiện sai phải nhảy lò cò 1 vòng. 
- Tập theo hiệu lệnh của cán sự lớp, theo đội hình hai hàng dọc. 
- Cúi lắc người thả lỏng. 
- Nghe giao việc. 
Tiết 2: Chính tả
Tập chép: Bông hoa niềm vui
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác đoạn từ Em hãy hái. cô bé hiếu thảo trong bài tập đọc Bông hoa Niềm vui. 
- Tìm những từ có tiếng iê/ yê
- Nói được câu phân biệt các thanh hỏi/ ngã; phụ âm r/ d
- Trình bày bài đẹp, sạch sẽ. 
II. Đồ dùng dạy – học. 
 Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập 2, 3. 
II. Hoạt động dạy - học: 
 A. Kiểm tra: Gọi 2 H. lên bảng. 
 - Nhận xét bài của H. dưới lớp. 
 - Nhận xét, cho điểm từng H. 
 B. Bài mới: 
1. Hướng dẫn tập chép. 
- T. đọc đoạn chép
? Cô giáo cho phép Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho ai? Vì sao?
- Những chữ nào trong bài chính tả đựơc viết hoa?
- H. viết từ khó. 
- Cho H. chép bài vào vở
- T. chấm, nhận xét. 
2. Hướng dẫn H. làm bài tập. 
* Bài 2: Tìm những từ có vần iê, yê. 
- T. đọc từng yêu cầu. 
- H. giơ bảng và nhận xét. 
* Bài 3: (Lựa chọn) Đặt câu hỏi để phân biệt: rối- dối, rạ - dạ. . 
- T. nhận xét, sửa. 
3/ Củng cố, dặn dò:
 Khen những bài chép đẹp. 
- H. đọc lại
- H. trả lời
- Đầu câu
- Đầu câu, tên riêng người. 
- Hãy hái, nữa, dạy dỗ. 
- H. viết bảng con. 
- Yếu, kiếm, khuyên. 
- H. đặt nối tiếp. 
Tiết 3:Toán
34-8
I. Mục tiêu:
 - H. biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34-8. 
 - áp dụng phép trừ có nhớ để giải các bài toán có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy học: que tính, bảng gài. 
III. Hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra: H. thực hiện các phép tính sau: 14-8 ; 24-8 ; 34-8. 
 2/ Bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài:
 b/ Giới thiệu phép tính 34-8
 - Nêu đề toán. 
 -Y/C H. tự tìm ra kết quả của phép tính 34-8. 
 - Y/C H. tìm cách tính nhanh. 
 - T. ghi: 34-8=26
 - Y/C H. đặt tính và so sánh kết quả với phép tính nhẩm. 
 -T. chốt: lưu ý có nhớ ở hàng chục( 3 chục bớt 1 chục còn 2 chục )
 - Y/C H. tự tìm ví dụ. 
 c/ Thực hành:
* Bài 1: Y/C H. nêu cách đặt tính và tính. Y/C H. làm vào bảng con. 
* Bài 2: Y/C H. đọc đề, nêu cách đặt tính và tính. Y/c H. làm vào vở. 
* Bài 3: Y/C H. đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và giải v ... i? Sau dấu chấm em phải viết như thế nào?
 -Đoạn văn có mấy câu?
 - Y/C H. tìm từ khó luyện viết. 
- Đoạn văn nói về anh chàng lười nhờ người qua đường nhặt hộ quả sung cho vào miệng, gặp phải người còn lười hơn. 
- Đoạn văn có 3 câu. 
-Tìm, đọc và viết các từ: lười, sung, cặp 
 3/ Y/C H. tìm từ chỉ hoạt động của anh chàng lười và đặt câu với mỗi từ tìm được: H. nối tiếp nhau đặt câu H. khác nghe nhận xét, bổ sung. 
 4/ Chấm bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 6 : Âm nhạc*
Múa vận động phụ hoạ bài “ Chiến sĩ tí hon ”. 
I. Mục tiêu:
 - Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ bài: chiến sĩ tí hon. 
 - Biết múa 1 số động tác phụ hoạ cho bài hát 1 cách tự nhiên. 
II. Hoạt động dạy- học:
 1/T. nêu y/c nội dung tiết học. 
 2/Hướng dẫn H. múa những điệu đơn giản phụ hoạ cho bài hát 
 - T. múa kết hợp hát cho H. quan sát. 
 -H. múa thử. 
 -H. tập từng động tác kết hợp với hát. 
 -H. tập biểu diễn kết hợp với vận động phụ hoạ theo nhóm, cá nhân. 
 3/ Nhận xét tiết học: Tuyên dương nhóm, cá nhân biểu diễn hay. 
 	Tiết 7: Thể dục*
	Luyện đi đều- Trò chơi: Nhóm 3, nhóm7. 
I. Mục tiêu:
 -Ôn động tác đi đều, Ôn trò chơi: Nhóm 3 nhóm 7. 
 - Tập chính xác các động tác. Chơi chủ động. 
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi. 
III. Nội dung, phương pháp:
1/Phần mở đầu:
 -Nhận lớp phổ biến nội dung y/c tiết học. 
 -Y/C H. khởi động. 
2/Phần cơ bản: 
 * Ôn đi đều: Y/c cán sự cho lớp đi đều trong vòng 5 phút. T. theo dõi sửa sai. 
*Ôn trò chơi: Nhóm 3 nhóm 7. 
 -Y/c H. nhắc lại tên trò chơi và cách chơi. 
 -Y/C H. chơi theo nhóm. T. theo dõi và nhận xét. 
3/Phần kết thúc:
 -Y/C H. đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
 - Nhận xét tiết học. 
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo. 
- Xoay các khớp và chạy tại chỗ. 
- Lớp tập theo hiệu lệnh hô của cán sự lớp. 
- Tự chơi theo nhóm. 
-Tập theo y/c của T. 
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2005
Tiết 1: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ- Từ ngữ về công việc gia đình – Câu kiểu: Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng hệ thống vốn từ chỉ hoạt động (công việcgia đình). 
+ Luyện tập về mẵu câu: Ai làm gì?
+ Nói đựơc câu theo kiểu mẫu: Ai làm gì? có nghĩa đa dạng về nội dung. 
- Tìm từ đặt câu chính xác, phong phú. 
- Hứng thú với giờ học
 Tạo thói quen chăm làm việc nhà. 
II. Đồ dùng:
	Bảng phụ – Thẻ chữ. 
III. Hoạt động dạy - học. 
A. Kiểm tra: 	- 3 H. đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì). là gì?
	- Nhận xét. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Dựa vào kiến thức bài cũ. 
2. Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1: Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp đỡ bố	- 1 H. đọc đề. 
 mẹ?	- Làm vở bài tập. Nêu 	 miệng nối tiếp. 
- T. nhận xét	Ví dụ: quét nhà, trông 	em, nấu cơm. 
- Hãy đặt 1 câu với từ em chọn. 	- Em quét nhà. 
Bài 2: Tìm các bộ phận. 	- H. đọc đề. 
- T. phân tích mẫu: Ai làm gì?
	Chi đến tìm bông cúc màu xanh. 
? Trả lời câu hỏi thứ nhất là từ gì?	- Từ chỉ người, chỉ sự vật. 
? Trả lời câu hỏi thứ hai là từ gì?	- Từ chỉ hoạt động. 
- H. làm vở bài tập. 
	* H. tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ai?- Gạch 1 gạch
	* H. tìm bộ phận trả lời làm gì?	 - Gạch 2 gạch
- T. chấm chữa, nhận xét. 
- Cho H. đặt câu hỏi theo mẫu: Ai làm gì?	- H. nêu. 
Bài 3: Chọn và sắp xếp từ thành câu:	- H. đọc đề phân tích 	mẫu. 
- T. phát thẻ và yêu cầu H. ghép. 	- Gọi 3 nhóm / 3 người 	thực hiện 
	H. khác làm nháp
- Cho H. nêu khuyến khích làm nhiều câu. 	- Ví dụ: Em sắp sách vở. 
	 Chị em giặt quần áo. 
- T. đánh giá, tuyên dương. 
3. Củng cố- dặn dò:
	Nhấn mạnh kiểu câu: Ai làm gì?
Tiết 2: Tập viết
Chữ hoa: L
I. Mục tiêu:
- H. biết viết chữ cái hoa L cỡ chữ vừa và nhỏ. 
 Biết viết câu ứng dụng. 
- Có kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. 
- Nắn nót, cẩn thận. 
II. Đồ dùng. 
	Chữ hoa: L
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
1. H. viết chữ hoa. 
- Quan sát và nhận xét chữ L 
 Cao, rộng, ? nét. 	- 5 li, 4 li, 3 nét, cong 	trái, lượn đứng và lượn 	ngang tạo nét thắt. 
- Chữ L giống chữ nào?	- Giống phần đầu chữ G
- T. viết mẫu và nói cách viết	- H. quan sát. 
- Cho H. viết bảng. 	- H. viết. 
- Nhận xét. 
2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. 
- H. đọc cụm từ. 	- Đùm bọc, giúp đỡ 	nhau. 
-? nghĩa. 
- Nhẫn xét độc ao- nét nối. 	- H. nêu. 
-Cho H. viết bảng. 
3. Hướng dẫn viết vở. 	- H. viết. 
- T. uốn nắn, chấm chữa. 
4. Củng cố, dặn dò:
	 	* T. đánh giá tiết học. 
	* Luyện viết. 
Tiết 3: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp H. củng cố kĩ năng tính nhẩm, tính viết, có nhớ, tìm số bị từ hoặc số hạng chưa biết. 
* Giải bài tập và vẽ hình. 
- Tính toán thành thạo. 
- Hứng thú thực hành toán. 
II. Hoạt động dạy – học. 
1. Kiểm tra: Chữa bài tập 3. 
2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Cho H. tự tính nhẩm rồi nêu kết quả. 
Bài 2:
- Cho H. tự làm rồi chữa. 
	Lưu ý: Trường hợp tìm số tròn chục trừ đi số 1 số. 
Bài 3: Tìm x. 
	- Yêu cầu H. nhắc lại cách tìm số bị trừ, số hạng. 
	- H. làm vở. 
	- T. chữa bài và nhận xét. 
Bài 4: H. tự làm
Bài 5: Vẽ theo mẫu. 
	- T. hướng dẫn H. chấm 4 điểm vào vở
	- Nối tạo hình. 
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhấn: Dạng trừ có nhớ. 
	- H. làm bài tập về nhà. 
Tiết 4: Mĩ thuật
Vẽ tranh theo đề tài: Vườn hoa hoặc công viên. 
I. Mục tiêu:
- H. thấy được vẻ đẹp & lợi ích của vườn hoa và công viện
- Vẽ được một bức tranh đề tài Vườn hoa hay Công viên theo ý thích. 
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 
II. Chuẩn bị
- T. 
 * Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên. 
 * Sưu tầm tranh của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi. 
 * Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ. 
- H. 
 * Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. 
 * Bút chì, màu vẽ. 
III. Các hoạt động dạy – học. 
1. Giới thiệu bài:
- T. lựa chọn cách giới thiệu bài phù hợp với nội dung. 
 Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. 
- T. giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để H. nhận biết. :
	* Vẽ vườn hoa hoặc công viên là vẽ tranh phong cảnh, với nhiều loại cây, hoa,  có sắc màu rực rỡ. 
	* ở trường, ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp. 
- T. gợi ý cho H. để H. kể tên một vài vườn hoa, công viên mà các em biết (Công viên Lê- nin, Thủ Lệ) hoặc công viên ở địa phương. 
-Gợi ý để H. tìm hiểu thêm các hành ảnh khác ở công viên, vườn hoa: chuồng nuôi chim, thú quý hiếm, đu quay, cầu trượt, tượng, đài phun nước. 
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh vườn hoa hoặc công viên. 
- T. đặt câu hỏi gợi mở để H. nhớ lại một góc vườn hoa ở nơi công cộng hay ở nhà mình để vẽ tranh. 
- Tranh vườn hoa, công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật khác cho bức tranh thêm sinh động. 
- Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ. 
- Vẽ màu tươi sáng và kín mặt tranh. 
Hoạt động 3: Thực hành
- T. nhắc nhở H. vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. 
- Vẽ hình ảnh chính trước và tìm các hình ảnh phụ cho phù hợp nội dung. 
- Dựa vào từng bài cụ thể, T. gợi ý H. vẽ màu. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 
- T. hướng dẫn H. nhận xét một số tranh. 
- T. yêu cầu H. tự tìm ra bài vẽ đẹp. 
2: Dặn dò
- Vẽ thêm tranh vào khổ giấy to hơn. 
- Sưu tầm tranh của thiếu nhi. 
Tiết 5: Toán * 
Ôn dạng 34 – 8, 54 – 18 
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng trừ 14. 
- Làm toán nhanh, chính xác với dạng toán trừ có nhớ. 
- Tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ và giải toán. 
- H. yêu thích môn toán. 
II. Hoạt động dạy – học. 
A. Kiểm tra bài cũ. 
 - H. đọc thuộc bảng trừ 14. 
B. Thựchành. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu:
- H. làm vở nháp. 
- Củng cố cách đặt tính. 
	14 và 9	24 và 18	34 và 17
	64 và 5	74 và 9	84 và 16. 
 Bài 2: H. làm vở. 
 Giải bài tập theo tóm tắt. 
 Có: 64 con gà. 
 Bán: 9 con gà
 Còn:? con gà. 
- T. ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 ? Bán đi thì số gà tăng lên hay giảm đi?
Bài 3: Tìm x biết. 
	x < 17- 8 	x + 17 = 46
	x + 15 < 15 + 6	19 + x = 85. 
	x + 8 = 17. 
* Lưu ý bài:
- x < 17 – 8. 
 x < 9. 	Vậy x = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. 
- x+ 15 < 15 + 6 vì cả hai tổng cùng có số hạng 15. 
Vậy x < 6 tức là x = 0, 1, 2, 3, 4, 5. 
Bài 4: Yêu cầu H. vẽ hình và khoanh tròn vào các phần trả lời đúng. 
 Trong hình bên có bao nhiêu hình tam giác?
a) 4 hình tam giác	
b) 5 hình tam giác
c) 8 hình tam giác
d) 10 hình tam giác. 
- H. làm vở bài tập toán. 
2. Thầy chấm bài – nhận xét tiết học. 
Tiết 6: Mĩ thuật *
Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cờ Tổ quốc. 
I. Mục tiêu:
	- H. nhận biết đựoc hình dáng, màu sắc lá cờ Tổ quốc
	- Vẽ đúng, đẹp. 
	- Bảo quản và coi lá cờ Tổ quốc là một báu vật. 
II. Hoạt động dạy – học. 
1. Giới thiệu bài
Hoạt động 1: H. hình dung lại lá cờ Tổ quốc và trả lời:
 * Cờ Tổ quốc có hình gì? ở giữa có gì?
 * Cở Tổ quốc có nhiều hình dạng khác nhau không?
Hoạt động 2: H. vẽ. 
	* 1 H. lên bảng tự vẽ
	* Cả lớp vẽ. 
	* T. quan sát, giúp đỡ H. vẽ yếu. 
	* Củng cố bước vẽ như sau:
	+ Vẽ phác hình, chỉnh sửa. 
	+ Đo khoảng cách để vẽ ngôi sao ở giữa (các cách đều nhau). 
	+ Tô màu đỏ phải đều. 
	+ Ngôi sao vàng năm cánh ở giữa cân đối
 + T. chấm bài: chọn những bài vẽ đẹp để tuyên dương
*T. nhận xét giờ học
Tiết 7: Tự nhiên – xã hội
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I. Mục tiêu:
- H. có thể kể những công việc cần làm để giữ sạch khu vườn, khu vệ sinh chuồng gia súc. 
 Nêu ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. 
- Nêu đúng được các công việc. 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh sân trường, khu vực. 
 Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. 
II. Đồ dùng: Tranh ảnh
III. Hoạt động dạy – học. 
A. Kiểm tra: 	Nêu tên các đồ dùng trong gia đình. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 	Chơi trò chơi – Bắt muỗi. 
2. Hoạt động 1: Kể tên và nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh. 
- Quan sát tranh 1 đến tranh 5. 	- H. thảo luận cặp đôi
? Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường
 xung quanh sạch sẽ. ?
? Hình nào cho biết mọi người đều tham gia vệ sinh? Nêu - Đại diện nhóm trình 	lợi ích?	bày. 
 3. Hoạt động 2: Đóng vai	- Làm việc cả lớp. 
- Liên hệ thực tế:
+ Nhà, xóm	, ngõ phố nơi em ở. 	- H. thảo luận nhóm. 
+ Cho H. đóng vai theo các tình huống. 
- T. chốt lại ý chính về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. 
4. Củng cố, dặn dò. 
	Làm bài 2 trong vở bài tập. 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc