Giáo án môn Mĩ thuật lớp 2 - Trường tiểu học Trần Phú

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 2 - Trường tiểu học Trần Phú

I. Mục tiêu:

 - HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

 - HS tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.

 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc, đậm, nhạt.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

 - GV chuẩn bị:

+ Nước màu, ba cái cốc.

+ Bài vẽ trang trí, hình minh hoạ 3 sắc độ.

+ Phấn màu.

- HS chuẩn bị :

+Vở tập vẽ lớp 2

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS

 * Giới thiệu bài – Ghi bảng

 

doc 55 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 2 - Trường tiểu học Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd - đt thành phố bắc giang
 Khối 2
Giáo viên: Nguyễn Thị Hậu
Trường tiểu học Trần Phú
Năm học 2009 – 2010
Học kỳ I
Năm học 2009 – 20010
Tuần 1
Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 1 : Vẽ trang trí
Vẽ đậm – Vẽ nhạt
I. Mục tiêu:
 	 - HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
 - HS tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
 	 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc, đậm, nhạt.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 - GV chuẩn bị: 
+ Nước màu, ba cái cốc.
+ Bài vẽ trang trí, hình minh hoạ 3 sắc độ.
+ Phấn màu.
- HS chuẩn bị :
+Vở tập vẽ lớp 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
	* Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
	* Giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của GV
 * Hoạt động1: Quan sát – nhận xét
 - GV pha nước màu, đặt câu hỏi:
 + Cốc nước 1 có màu gì?
 + Cốc nước 2 có màu gì?
 + Cốc nước 3 có màu gì?
 ( màu nâu đậm, đậm vừa, nhạt)
- GV treo hình minh họa, đặt câu hỏi
 + Tranh vẽ quả gì?
 + Quả nào đậm, đậm vừa, nhạt?
 + Tranh vẽ trang trí hình gì, em hãy chỉ ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ
- GV hướng dẫn vẽ trên bảng 
+ Bước 1: Vẽ 3 bông hoa giống nhau 
Vẽ nét nhạt , đưa nét thưa.
 + Bước 2: Vẽ đậm vừa đưa nét mau hơn.
 + Bước 3: Vẽ đậm, nét đậm đan dày.
- GV treo bài vẽ HS năm trước 
*Hoạt động 3: Thực hành
 - GV hướng dẫn HS làm bài
 - GV động viên HS hoàn thành bài tập. 
*Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá
 - Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ.
 - GV nhận xét chung giờ học 
* Dặn dò:
 - GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau – Xem tranh thiếu nhi.
Hoạt động của HS
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm – Trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh , tiếp cận với nội dung các bức tranh .
- HS nêu các hình ảnh và mô tả sắc độ của quả, hoạ tiết trang trí.
- HS quan sát
- HS quan sát học tập
- HS quan sát hình H5 trong vở tập vẽ.
- HS dùng màu để vẽ nhị, hoa, lá ở ba bông hoa với ba độ đậm, đậm vừa, nhạt.
- HS nhận xét chọn bài đep mình ưa thích
- HS sưu tầm tranh thiếu nhi
Tuần 2
Thứ tư ngày 3 tháng 9 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 2: Thường thức Mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi
I. Mục tiêu:
 	 - HS làm quen với tranh củathiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
 - HS nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp sếp hình ảnh và cách vẽ màu.
 	 - HS hiểu được tình cảm được thể hiện qua tranh
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 - GV chuẩn bị: 
+ Một số tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
+ Tranh đôi bạn
- HS chuẩn bị :
+Vở tập vẽ lớp 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
	* Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
	* Giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của GV
 * Hoạt đông1:Xem tranh
 - GV giới thiệu tranh “ Đôi bạn” đặt câu hỏi gợi ý:
 + Bức tranh có tên là gì? do ai vẽ?
 + Tranh vẽ những gì?
 + Hai bạn trong tranh được vẽ như thế nào?
 + Tranh được bố cục như thế nào?
( hình ảnh chính, phụ)
 + Em hãy kể tên những màu được sử dụng trong tranh?
 + Tranh “Đôi bạn” nói lên điều gì?
 + Em có thích bức tranh này không, sau khi xem tranh em có cảm nghĩ gì?
- GV giới thiệu và tiếp tục cho HS phân tích mội số bức tranh khác theo chủ đề trên.
*Hoạt động 2: Nhận xét - đánh giá
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của cả lớp
 - Khen ngợi những HS có ý thức xây dựng bài. 
Hoạt động của HS
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm – Trả lời câu hỏi
+ Tranh “ Đôi bạn” của Phương Liên
+ Tranh vẽ hai bạn ngồi trên cỏ đọc sách. Cảnh vật xung quanh là cây cỏ và những chú gà con.
+ Hai bạn trong tranh đang mải mê đọc sách, đặc biệt là những cái nón nhỏ rất ngộ nghĩnh.
+ Hình ảnh trong tranh được sắp xếp chặt chẽ, hình ảnh chính là hai bạn ngồi đọc sách được vẽ lớn ở giữa tranh, hình ảnh phụ là cảnh vật xung quanh như cây cỏ, bướm hoa và hai chú gà làm cho bức tranh sinh động hơn.
+ Màu sắc trong tranh có đậm, nhạt: Cỏ cây xanh đậm, áo mũ màu vàng cam.
+ Bức tranh muốn ca ngợi tình cảm bạn bè.
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng của mình.
- HS quan sát và tự đặt câu hỏi để phân tích nội dung tranh.
-HS bầu ra nhóm học tập tốt nhất trong tiết học.
* Dặn dò:
 - Về nhà chuẩn bị bài sau: Quan sát hình dáng cây, thiên nhiên.
Tuần 3
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 3 : Vẽ theo mẫu
Vẽ lá cây
I. Mục tiêu:
 	 - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
 	- HS biết cách vẽ lá cây, vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
	- HS yêu quý thiên nhiên, và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 - GV chuẩn bị: 
+ Tranh ảnh một vài loại lá cây.
+ Mẫu lá cây thật
+ Bài vẽ của HS năm trước.
- HS chuẩn bị :
+ Một số lá cây có hình dáng đẹp.
+Vở tập vẽ lớp 2, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
	* Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
	* Giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của GV
 * Hoạt động1: Quan sát – nhận xét
 - GV bày mẫu lá, đặt câu hỏi:
 + Em hãy kể tên những loại lá trên?
 + Lá có những bộ phận nào?
 + Nêu đặc điểm hình dáng của những loại lá đó?
 + Lá cây thường có màu gì?
 + Ngoài ra em còn biết loại lá nào nữa?
 - GV tóm lại: Có rất nhiều loại lá cây đẹp có hình dáng và màu sắc khác nhau, nhưng lá cây đều có tác dụng rất tốt cho con người,
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ
- GV hướng dẫn vẽ trên bảng 
+ Bước 1: Vẽ hình dáng chung của lá, vẽ phác gân lá( sống lá)
 + Bước 2: Vẽ chi tiết, cuống lá, gân lá cho giống mẫu.
 + Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
- GV cho HS quan sát bài của HS năm trước.
*Hoạt động 3: Thực hành
 - GV hướng dẫn HS làm bài
 - GV gọi HS lên bảng vẽ
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. 
*Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá
 - GV gợi ý HS nhận xét bài
 - GV nhận xét chung giờ học, khen gợi HS có bài vẽ đẹp và tiến bộ. 
* Củng cố- Dặn dò:
 - GV giáo dục tư tưởng cho HS
 + Em làm gì để cây luôn xanh tươi?
 - GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Hoạt động của HS
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm – Trả lời câu hỏi
+ Lá hoa hồng, lá bàng, lá rau muống
+ Lá có cuống lá, gân lá, phiến lá
( gân lá có gân chính và gân phụ như hình xương cá)
+ Có lá to tròn, có lá nhỏ nhọn, có lá đơn, có lá kép.
+ Lá cây thường có máu xanh lục, ngoài ra còn có lá cây có màu khác như lá tía tô, lá vàng anh
+ HS kể tên một số loại lá khác
- HS quan sát
- HS quan sát, học tập.
- HS vẽ lá theo mẫu
- Hai HS lên bảng vẽ
- HS nhận xét chọn bài đep mình ưa thích. Đẹp về:
 + Hình dáng, đặc điểm của lá.
 + Màu sắc của lá.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
- Vẽ tranh - Đề tài vườn cây.
Tuần 4
Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 4 : Vẽ tranh
Đề tài vườn cây đơn giản
I. Mục tiêu:
 	 - HS nhận biết được một số loại cây trong vườn.
 	 - HS vẽ được tranh vườn cây, và vẽ màu theo ý thích.
	- HS yêu quý thiên nhiên, và có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 - GV chuẩn bị: 
+ Tranh ảnh một vài loại cây.
+ Hình minh hoạ cách vẽ.
+ Bài vẽ của HS năm trước.
- HS chuẩn bị :
+ Tranh, ảnh về các loại cây.
+Vở tập vẽ lớp 2, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
	* Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
	* Giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của GV
 * Hoạt động1: Quan sát – nhận xét
 - GV treo tranh mẫu, đặt câu hỏi
 + Tranh vẽ hình ảnh gì?
 + Vườn cây như thế nào?
 + Nhà em có trồng cây không? Em còn biết những loại cây gì?
 + Hình dáng đặc điểm của các loại cây?
 + Cây có những bộ phận gì? Màu sắc của cây?
 - GV tóm lại: Có rất nhiều loại cây có hình dáng và màu sắc khác nhau, nhưng mỗi loại cây đều có tác dụng rất tốt cho môi trường của chúng ta.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ
- GV hướng dẫn vẽ trên bảng 
 + Bước 1: Vẽ hình dáng chung của cây, vẽ cây cao, cây thấp.
 + Bước 2: Vẽ chi tiết tán lá, vẽ hoa. vẽ quả
Vẽ thêm thúng, sọt đựng quả, cỏ, người hái quả cho sinh động.
 + Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
- GV cho HS quan sát bài của HS năm trước.
*Hoạt động 3: Thực hành
 - GV hướng dẫn HS làm bài
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. 
*Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá
 - GV gợi ý HS nhận xét bài
 - GV nhận xét chung giờ học, khen gợi HS có bài vẽ đẹp và tiến bộ. 
* Củng cố- Dặn dò:
 - GV giáo dục tư tưởng cho HS
 + Em làm gì để có nhiều cây xanh?
 - GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Hoạt động của HS
- HS quan sát 
- HS thảo luận nhóm – Trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ vườn cây.
+ Vườn cây có rất nhiều loại cây, cây chuối, cây bưởi, cây ổi
+ HS kể tên một số loại cây.
+ Cây có cây cao, cây thấp, cây tán lá to, cây tán lá nhỏ
+ Cây có phần gốc, thân, cành, tán lá, hoa, quả.
 Thân cây thường có màu nâu, tán lá màu xanh.
- HS quan sát
- HS quan sát, học tập.
- HS vẽ vườn cây
- HS nhận xét chọn bài đep mình ưa thích. Đẹp về:
 + Hình vẽ trên tranh
 + Màu sắc của tranh
+ Trồng cây, chăm sóc cây, không phá hoại cây
- HS về nhà quan sát con vật
Tuần 5
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 5 : Tập nặn tạo dáng tự do
Nặn hoặc xé dán, vẽ con vật
I. Mục tiêu:
 	 - HS nhận biết được đặc điểm một số con vật.
 	 - HS biết cách vẽ con vật theo ý thích.
	 - HS yêu quý con vật.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 - GV chuẩn bị: 
+ Tranh ảnh con vật quen thuộc.
+ Hình minh hoạ cách vẽ.
+ Bài vẽ của HS năm trước.
- HS chuẩn bị :
+ Tranh, ảnh con vật
+Vở tập vẽ lớp 2, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
	* Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
	* Giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của GV
 * Hoạt động1: Quan sát – nhận xét
 - GV treo tranh mẫu, đặt câu hỏi
 + Em hãy kể tên con vật trong tranh?
 + Hình dáng đặc điểm con vật?
 + Những bộ phận chính của con vật đó?
 + Em còn biết những con vật nào nữa?
 - GV tóm lại: Trong cuộc sống có rất nhiều loài vật, nhưng mỗi loài vật có đặc điểm riêng và vẻ đẹp khác nhau.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ
- GV hướng dẫn vẽ trên bảng 
 + Bước 1: Vẽ phác phần chính của
con vật trước (đầu, mình).
+ Bước 2: Vẽ chi tiết, đuôi, chân, mắt, mũi, miệng
+ Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
- GV cho HS quan sát bài của HS năm trước.
*Hoạt động 3: Thực hành
 - GV hướng dẫn HS làm bài
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. 
*Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá
 - GV gợi ý HS nhận xét bài
 - GV nhận xét chung ... nhận xét
+Đầu, mình, chân, đuôi....
+Chó, mèo, trâu,....
- HS quan sát
- HS nặn một hai con vật 
- HS có thể nặn theo nhóm 
- HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận, về:
+Hình dáng 
+Đặc điểm con vật 
-Sưu tầm tranh tranh ảnh về đề tài về môi trường
 Tuần 30
Thứ tư ngày 8 tháng 4 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 30 : Vẽ tranh 
Đề tài vệ sinh môi trường 
I-Mục tiêu 
- Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường. 
- Biết cách vẽ tranh.
- Vẽ được tranh đề tài Vệ sinh môi trường.
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
- Một số tranh ảnh về vệ sinh môi trường 
- Tranh của HS vẽ về đề tài vệ sinh môi trường 
*Học sinh 
- Tranh, ảnh 
- Bút chì, màu vẽ 
- Giấy hoặc vở tập vẽ 
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài 
GV giới thiệu tranh ảnh để HS nhận biết
-Vẻ đẹp của môi trường xung quanh 
-Sự cần thiết phải giữ môi trường xanh-xạch-đẹp.
- GV đặt câu hỏi để HS thấy những công việc phải làm để môi trường xanh- sạch-đẹp:
+Chúng ta nên làm những cồg việc gì?
+ Chúng ta không nên làm những công việc gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
+Vẽ cảnh làm vệ sinh 
+Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ to, rõ..)
+Vẽ các hình ảnh phụ cho rõ nội dung 
+Vẽ màu tươi, trong sáng 
Hoạt động 3 : Thực hành
- Giáo viên quan sát lớp và gợi ý HS 
+Tìm chọn nội dung đề tài 
+Vẽ thêm hình ảnh 
+Cách vẽ màu
 Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV cùng HS chọn ra một số bài vẽ xong và hướng dẫn các em nhận xét 
- GV nhận xét chung tiết học
* Củng cố dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Kiểm tra đồ dùng học tập
- HS quan sát nhận xét
- HS nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường 
+Làm vệ sinh, không vứt giác bừa bãi... 
+Không được bẻ cây, vứt rác thải bừa bãi không đúng nợi quy định...
- HS quan sát
- HS tự mình chọn nội dung phù hợp để vẽ một bức tranh đề tài vệ sinh môi trường
- HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận
+Nội dung tranh 
+Những hình ảnh trong tranh 
+Màu sắc 
- Vẽ trang trí hình vuông
Tuần 31
Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 31 : Vẽ trang trí 
Trang trí hình vuông 
I-Mục tiêu 
- Học sinh biết được cách trang trí hình vuông đơn giản. 
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông. 
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
- Một số bài trang trí hình vuông 
- Hoạ tiết trang trí 
*Học sinh 
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
- Bút chì, tẩy, thước kẻ
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
- Giáo viên cho HS xem một số bài vẽ trang trí hình vuông 
+Cách xắp xếp hoạ tiết
+Vẻ đẹp của hình vuông được trang trí như thế nào? 
+Có những đồ vật nào được trang trí hình vuông?
+Trang trí hình vuông thường được sử dụng hoạ tiết nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
- Giáo viên vẽ lên bảng để hướng dẫn
+Vẽ hình vuông 
+Kẻ các đường trục 
+Vẽ hình mảng 
+Vẽ hoạ tiết cho phù hợp 
Hoạt động 3 : Thực hành
- Giáo viên hướng dẫn HS thực hành 
- Quan sát hướng dẫn HS yếu 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- Giáo viên cùng HS cùng chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét, xếp loại. 
- Giáo viên nhận xét chung .
*Củng cố dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Kiểm tra đồ dùng học tập 
- HS quan sát nhận xét
+Hoạ tiết lớn thường ở giữa 
+Hoạ tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh 
+Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu 
+Viên ghạch hoa, khăn tay...
+Hoa lá, động vật 
- HS quan sát nhận xét
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV 
+Chọn cách sắp xếp và hoạ tiết theo ý thích 
-HS tìm ra bài vẽ mình thích, đẹp:
+ Cách sắp xếp hoạ tiết
+ Màu sắc
- Tìm hiểu về tượng
Tuần 32
Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 32 : Thường thức mĩ thuật 
Tìm hiểu về tượng (tượng tròn) 
I-Mục tiêu 
- Học sinh bước đầu nhận biết được các thể loại tượng. 
- Có ý thức trân trọng, gìn giữ những tác phẩm điêu khắc. 
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
- Tranh, tượng thạch cao loại nhỏ
*Học sinh 
- Đồ dùng học MT
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêu 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng 
- GV cho HS quan sát tượng ở vở tập vẽ 2
*Giới thiệu về tượng để HS nhận biết : Tượng thật có thể nhìn thấy ở các phía vì người ta có thể đi vòng quanh để xem.
-Tượng vua Quang Trung 
-Tượng phật
-Tượng Võ Thị Sáu
+Hình dáng của tượng vua Quang Trung như thế nào?
- GV gợi ý HS quan sát và tìm hiểu các bức tượng còn lại 
+Tượng thường được làm bằng gì ?
+Kiểu dáng của nó như thế nào ?
+Tượng thường được đặt ở đâu 
- GV gọi HS trình bày 
- GV bổ sung nhận xét
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá 
- GV nhận xét tiết học 
- Khen gợi nhứng HS phát biểu ý kiến đóng góp bài
- Còn thời gian cho HS làm bài 
*Củng cố dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Kiểm tra đồ dùng học tập 
- HS nghe, nhận xét
+Vua Quang Trung trong tư thế hướng về phía trước, dáng hiên ngang 
+Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng
+Làm bằng xi măng 
- HS tìm hiểu một số bức tượng khác
- Quan sát các pho tượng thường gặp
Tuần 33
Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 33 : Vẽ theo mẫu
Vẽ cái bình đựng nước 
I-Mục tiêu 
- HS nhận biết được hình dáng, tỉ lệ, màu sắc vẻ đẹp của bình đựng nước.
- Cách vẽ bình đựng nước theo mẫu.
- Vẽ được cái bình đựng nước.
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
- Mẫu bình đựng nước.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ bình đựng nước.
- Một số bài vẽ bình đựng nước của HS.
*Học sinh 
- Vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
- GV bày mẫu một số bình đựng nước:
+ Các bình đựng nước có hình dáng, tỉ lệ giống nhau hay khác nhau?
+ Nêu các bộ phận của bình đựng nước?
+ Màu sắc của bình như thế nào?
- GV cho HS quan sát mẫu ở các vị trí khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
- GV vẽ minh hoạ từng bước cách vẽ cái bình đựng nước:
+ Vẽ khung hình
+ Vẽ phác nét chính cái bình đựng nước
+ Vẽ chi tiết: miệng, thân, đáy, nắp, quai
+ Sửa hoàn chỉnh hình vẽ
+ Vẽ màu, trang trí.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV đến từng bàn gợi ý hướng dẫn thêm HS làm bài
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV gợi ý HS nhận xét bài vẽ và chọn bài đẹp tiêu biểu.
- GV bổ xung nhận xét của HS và nhận xét chung tiết học.
*Củng cố dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- HS quan sát nhận xét
- HS quan sát
- HS nắm được :
+ Khi vẽ chú ý cách bố cục: vẽ cái bình không to quá, nhỏ quá hay lệch bên phải, bên trái.
- HS vẽ cái bình đựng nước theo mẫu
- HS tìm ra bài vẽ mình thích, đẹp:
+ Hình cân đối, gần giống mẫu
+ Màu sắc, đậm nhạt hài hoà.
- Quan sát phong cảnh.
 Tuần 34
Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 34 : Vẽ tranh
Vẽ tranh đề tài phong cảnh 
I-Mục tiêu 
- HS tìm hiểu đề tài phong cảnh.
- Biết cách vẽ tranh phong cảnh, vẽ được một bức tranh phong cảnh đẹp.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên.
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
- Tranh phong cảnh và tranh về đề tài khác.
- Hình minh hoạ cách vẽ.
*Học sinh 
- Vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- GV treo tranh mẫu, đặt câu hỏi:
+ Tranh phong cảnh thường vẽ gì?
+ Ngoài ra còn có thể vẽ thêm gì?
+ Em thích cảnh đẹp gì? hãy tả lại cho bạn mình biết?
- GV tóm lại: Tranh phong cảnh không phải là sao chép thiên nhiên mà được thể hiện qua suy nghĩ và cách vẽ của người vẽ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
+ Vẽ hình ảnh chính trước, to, rõ.
+ Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- GV đến từng bàn gợi ý hướng dẫn thêm HS làm bài, khích lệ các em vẽ bài theo cách nhìn, cách nghĩ riêng cảu mình.
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV gợi ý HS nhận xét bài vẽ và chọn bài đẹp tiêu biểu.
- GV bổ xung nhận xét của HS và nhận xét chung tiết học.
*Củng cố dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- HS quan sát trang, ảnh nhận biết:
+ Cảnh nhà, cây, cổng làng, con đường, ao, hồ,...( những hình ảnh có trong thiên nhiên)
+ Ngoài ra có thể vẽ thêm người hoặc con vật.
+HS tả lại cảnh đep mình thích.
- HS lưu ý:
+ Chọn cảnh đơn giản để vẽ.
+ Nên vẽ cảnh có người, vật, tranh sẽ đẹp hơn.
+ Nên vẽ mảng lớn, không lên vẽ nhiều chi tiết.
- HS vẽ tranhđề tài phong cảnh.
- HS tìm ra bài vẽ mình thích, đẹp:
+ Hình vẽ sinh động, rõ nội dng đề tài.
+ Màu sắc hài hoà, có đậm nhạt.
- Tổng kết năm học.
 Tuần 35
Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2009 
Mĩ thuật
Tổng kết năm học 2008- 2009
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
I-Mục tiêu
- GV học sinh thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm học .
- Nhà trường thấy được kết quả và tác dụng thiết thực của công tác quản lí và dạy học mĩ thuật.
- GV rút kinh nghiệm cho dạy – học ở những năm tiếp theo.
- HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong năm học tiếp theo.
- Phụ huynh HS biết kết quả học tập của con em mình.
II-Hình thức tổ chức 
- Chọn các loại bài vẽ đẹp
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
- Trình bày nên giấy A0, có tiêu đề, đẹp.
- Bày các bài nặn vào khay, có tên bài nặn, tên HS
- Chọn bài đẹp làm đồ dùng dạy học cho năm tới.
- GV tổ chức cho HS xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy – học mĩ thuật có hiệu quả hơn những năm sau.
III-Đánh giá:
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn cha, mẹ HS cùng xem.
- Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.
- Tặng phần thưởng cho HS xuất sắc nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(119).doc