Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 31

Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 31

Tiết 2+3 : Tập đọc : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

I/ Mục đích, yêu cầu :

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.

 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật ( Bác Hồ, cần vụ ).

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thường lệ , tần ngân,chú cần vụ, thắc mắc .

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật, Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây . Trồng cái rễ cây , Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi .

II/ Đồ dùng dạy học :

 -Tranh trong SGK phóng to .

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 31
 Thứ 2 / 5 / 4 / 2010
Tiết 1: HĐTT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 I/ Mục tiêu:
 - HS ghi nhớ lá Quốc kì.
 - Giáo dục đạo đức cho HS.
 - Sinh hoạt Sao Nhi đồng. 
 II/ Lên lớp:
 1/ Chào cờ:
 - HS tập trung trước sân trường, ổn định tổ chức.
 - HS chào cờ dưới sự chỉ huy của Liên đội trưởng.
 - GV trực tuần nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
 - GV trực công bố điểm thi đua của các lớp trong tuần qua.
 - Hiệu trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua, phổ biến công tác tuần tới.
 - Tổng phụ trách phổ biến công tác.
 2/ Hoạt động tập thể:
 a) Ổån định lớp : Hát
 b) Sinh hoạt Sao Nhi đồng:
 - Tập cho HS các bài hát về Sao nhi đồng. 
 - Cho HS xung phong hát, cả lớp nhận xét.
 3/ Nhận xét tiết học.
 Tuyên dương, nhắc nhở.
Tiết 2+3 : Tập đọc : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I/ Mục đích, yêu cầu : 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật ( Bác Hồ, cần vụ ).
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thường lệ , tần ngân,chú cần vụ, thắc mắc .
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật, Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây . Trồng cái rễ cây , Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi .
II/ Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh trong SGK phóng to .
III/ Các hoạt động dạy học : Tiết 1
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1’
 4’
35’
20’
19’
 1’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ”
- Nhận xét ghi điểm .
3/ Bài mới :
a) Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng : 
Chiếc rễ đa tròn .
b) Luyện đọc :
* GV đọc mẫu .
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Đọc từng câu –Luyện đọc từ khó : ngoằn ngoèo , tần ngần, cuốn,vòng tròn 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
Hướng dẫn cách ngắt câu :
+ Đến gần cây đa/ Bác chợt thấy ra một chiếc rễ đa nhỏ / và dài ngoằn ngoèo / nằm trên mặt đất .
+ Nói rồi , / Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn / và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc , / sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. //
Giúp HS hiểu các từ :thường lệ, tần ngần , chú cần vệ , thắc mắc .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
-Thi đọc giữa các nhóm .
- Cả lớp đọc đồng thanh .
 Tiết 2
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 - Đọc toàn bài 
+Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
+Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? 
+Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa hình dáng như thế nào ?
+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa.
-Từ câu chuyên trên hãy nói một câu :
a) Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.
b)Về thái độ của Bác đối với mọi vật chung quanh .
* Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
d/ Luyện đọc lại: 
- GV gọi 3 nhóm tự phân vai thi đọc lại truyện .
4) Củng cố - dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học , Yêu cầu HS về nhà đọc lại truyện, để học tiết kể chuyện.
- Hát
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn .Luyên đọc tiếng khó .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
HS luyện đọc câu dài.
HS đọc phần chú giải ở cuối bài.
- Các nhóm luyện đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Đọc đồng thanh đoạn 3 .
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm .
+ Bác bảo chú cần vụ cuốc chiếc rễ dài, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ cuốc chiếc rễ thành một vòng tròn buộc tựa vào hai .Cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất .
+ Chiếc rễ đã trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.
+ Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác, thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên thành chiếc rễ đa.
+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.
+ Bác thương chiếc rễ đa, muốn trồng cho nó sống lại .
 Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật, Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây .Trồng cái rễ cây , Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi .
- Các nhóm thi đọc .
 *Rút kinh nghiệm:
Tiết 4:Toán : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ) .
 - Ôn tập về chu vi hình tam giác và giải bài toán.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Phóng to bài tập 3 .
III/ Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1’
 5’
33’
 1’
1/ Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV ghi bảng : - Đặt tính rồi tính
456 + 132 ; 547 +311.
b) 234 + 644 ; 735 +142.
3 / Bài mới :
a) Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng :
Luyện tập
b)Luyện tập thực hành :
* Hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài tập trong SGK/ 157 có chấm chữa bài.
Bài 1: Tính .
- Yêu cầu HS tự làm bài .
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS tự làm bài .
Bài 3: Đưa bảng phụ .
 - Gọi HS đọc yêu cầu . HS suy nghĩ nêu kết quả và giải thích .
Bài 4 :
 Gọi HS đọc đề .
- Yêu cầu HS giải .
Bài 5 : Gọi HS đọc đề toán .
- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác ?
- Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh hình tam giác ABC.
- Yêu cầu HS tự làm bài .
4/ Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà làm bài.
- Hát 
-2 HS lên làm bảng làm - Cả lớp làm vào bảng con . 
HS nghe
 859 787 887 758 288
 - 2HS lên bảng làm – Cả lớp làm vào vở.
a) b) 
 557 969 95 90
- Hình nào được khoanh vào 1 số con vật ?
 4
2,3 HS phát biểu : Hình a . 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm .
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở .
 Bài giải :
 Con sư tử cân nặng :
 210 + 18 = 228 ( kg )
 Đáp số : 228 kg
+ Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó .
+ Cạnh AB dài 300cm, BC dài 400cm, CA dài 200cm.
Bài giải :
 Chu vi hình tam giác ABC.
 300 + 400 + 200 = 900 (cm)
 Đáp số : 900 cm .
HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
Tiết 5: Đạo đức :	BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( TT )
 A/Mục tiêu : như tiết 1
C/ Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1’
 3’
30’
 1’
1/ Oån định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Bài Bảo vệ loài vật có ích .
3/ Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : HS thảo luận nhóm.
* Mục tiêu :Giúp HS biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
* Cách tiến hành : 
- GV yêu cầu : Khi đi chơi vườn thú em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng.Em hãy chọn cách ứng xử nào dưới đây:
a) Mặc các bạn không quan tâm.
b) Đứng xem hù teo trò nghịch của các bạn.
c) Khuyên ngăn các bạn.
d) Mách người lớn.
GV kết luận : Em nên khuyên ngăn các bạn ,
 không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
Hoạt động 2 : Chơi đóng vai .
- GV nêu tình huống:
+ An và Huy là đôi bạn thân , chiều tan học về Huy rủ :
- An ơi! Trên cây kia có một tổ chim, chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi! An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
GV kết luận : Trong tình huống đó An Cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây phát tổ chim vì :
- Nguy hiểm dễ bị ngã có thể bị thương.
- Chim non sống xa mẹ dễ bị chết .
Hoạt động3: Tự liên hệ .
* Mục tiêu :
- HS biết chia sẽ bảo vệ loài vật có ích.
* Cách tiến hành :
1- GV nêu yâu cầu “ Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa ” hãy nêu một vài việc làm cụ thể .
2- HS liên hệ.
GV kết luận: Khen những HS đã biết bảo vệ loài vật ích và nhắc nhở Hs trong lớp học tập các bạn.
* Kết luận chung : hầu hết các loài vật đều có ích cho con người Vì thế cần phải bảo vệ loài vật, để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
 4/Củng cố dặn dò :
- Cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích ?
- GV nhận xét tiết học .
- 2 HS thực hiện .
- HS thảo luận 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS thảo luận nhóm để tìm cách ửng xử phù hợp và phân công đóng vai.
- Các nhóm HS lên đóng vai.
- Lớp nhận xét .
- HS lần lượt tự nêu.
- HS nghe.
- HS trả lời.
*Rút kinh nghiệm :
 Thứ 3 / 6 / 4 / 2010
Tiết 1:Âm nhạc : 
ÔN TẬP BÀI HÁT : BẮC KIM THANG , TẬP BÀI HÁT MỚI .
( Cô Thành dạy )
Tiết 2: Kể chuyện :	CHIẾC RỄ ĐA TRÒN 
I/ Mục đích, yêu cầu : 
 1.Rèn kĩ năng nói :
 - Nhớù truyện sắp xếp lại 3 tranh (SGK) theo đúng mẫu trong câu chuyện .
 - Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên.
 2.Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét đúng, có thể kể tiếp lời bạn.
II/Đồ dùng dạy học :
 - 3 tranh minh hoạt SGK.
III/ Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1’
5’
33’
 1’
1- Ổn định tổ chức:
2 - Kiểm tra bài cũ :
- 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng . 
- Nhận xét ghi điểm.
3 - Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn kể chuyện :
 * Sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện.
- GV treo 3 bức tranh minh hoạ, phóng to theo đùng trình tự trong SGK hướng dẫn HS quan sát nói vắn tắt nội dung tranh.
+ Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng chiếc rễ.
+Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích chui qua vòng lá tròn, xanh tốt của đa con.
+ Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc re ... 
 * Rút kinh nghiệm:
Tiết2: Toán :	TIỀN VIỆT NAM
I/ Mục tiêu: Giúp HS
 - Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
 - Nhận biết một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Bước đầu nắm được các quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
 - Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.
II/ Đồ dùng dạy học : 
 - Các tờ giấy bạc . Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 .
III/ Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 1’
 4’
34’
 1’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính và tính :
 698 – 104 ; 794 + 163
3/ Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Tiền Việt Nam
b) Giới thiệu các tờ giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng.
* Khi mua, bán hàng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán . Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1.000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng.
* Cho HS quan sát cả hai mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét đặc điểm của các tờ giấy bạc 
100, 200, 500 và 1000.
c) Luyện tập, thực hành :
Bài 1: Đổi 1 tờ 200 đồng thì được mấy tờ 100 đồng ?
100đ + 100đ = 200đ
- Tương tự hướng dẫn HS giải câu b, c.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu 
 - Yêu cầu HS làm bài .
Bài 3: Chú lợn nào chứa nhiều tiền hơn ?
- Nêu lần lượt từng phép tính lên bảng.
- Cho HS nhẩm tính và nêu kết quả.
Bài 4: Nêu yêu cầu của bài.
- GV nhận xét và ghi điểm.
4/ Củng cố, dặn dò: 
+ Gọi vài em nêu lại các loại tờ giấy bạc Việt Nam đến 1000đ .
- GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau Luyện tập .
- 2 HS lên bảng thực hiện .
- HS lắng nghe.
+Dòng chữ “ một trăm đồng ” và số 100
+ Dòng chữ “ hai trăm đồng ” và số 200
+ Dòng chữ “ năm trăm đồng ” và số 500 .
+ Dòng chữ “ một nghìn đồng ” và số 1000 .
- HS quan sát hình trong SGK và phép tính rồi giải thích.
- Điền số
- HS làm vở, 1 HS lên bảng làm .
- HS nhận xét.
- Vài em đọc lại đề .
- HS nhận xét so sánh kết quả tính và kết luận : D chứa nhiều tiền .
Tính .
100 đồng + 400 đồng = 500 đồng
900 đồng – 200 đòng = 700 đồng
700 đồng + 100 đồng = 800 đồng
800 đồng – 300 đồng = 500 đồng
- Vài em nêu.
 * Rút kinh nghiệm:
Tiết 3 : Tập làm văn : ĐÁP LỜI KHEN NGỢI - TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
I/ Mục đích, yêu cầu :
 Rèn kĩ năng nói:
 - Biết nói câu đáp lại lời cảm ơn . 
 Kĩ năng nghe hiểu:
 - Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời đúng các câu hỏi về ảnh Bác.
 - Viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ dựa vào những câu trả lời ở BT2.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - GV :Ảnh Bác Hồ, bảng phụ .
III/ Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1’
 4’
34’
 1’
1/ Ổn định tổ chức : 
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 em kể chuyện : Bài học qua suối.
 + Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác ?
- GV nhận xét ghi điểm.
3/ Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài :
Đáp lời cảm ơn . Tả ngắn về Bác Hồ.
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV gọi 4HS thực hành đóng vai nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: 
a) Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được bố mẹ khen.
b) Em ăn mặt đẹp được các bạn khen.
c) Em vứt một hòn đá đang nằm giữa đường sang bên lề để người qua lại khỏi vấp được một cụ già nhìn thấy và khen em.
- GV theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: Một em đọc yêu cầu.
+ Aûnh Bác Hồ được treo ở đâu ?
+ Trông Bác như thế nào ?( râu, tóc, vầng trán, đôi mắt,)
+ Em muốn hứa với Bác điều gì ?
GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 3:Gọi HS nêu yêu cầu
Gọi HS đọc bài làm của mình.
GV nhận xét, chữa bài. 
4/ Củng cố ,dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại cách nói, đáp lời khen ngợi.
- GV nhận xét tiết học , về nhà thực hành đáp lại những lời cha mẹ, người lớn khen ngợi các em .
- Xem và chuẩn bị bài sau .
- HS hát 
- HS kể và trả lời.
-Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau .
- HS thực hành:
Từng HS thực hành các tình huống a, b, c
Con cảm ơn ba !
Thế ư ? Cảm ơn bạn.
Cháu cảm ơn cụ, không có gì đâu ạ.
Quan sát ảnh treo trong lớp trả lời câu hỏi sau:
- HS quan sát ảnh Bác Hồ theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm thi trả lời một lúc 3 câu hỏi .
- HS lắng nghe.
Viết một đoạn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ .
-HS viết bài dựa vào những câu trả lời trên .
- HS đọc bài.
 * Rút kinh nghiệm:
Tiết 4 : Thủ công : LÀM CON BƯỚM ( TIẾT 1)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết làm con bướm bằng giấy thủ công hoặc giấy màu .
 - Làm được con bướm .
 - Thích làm đồ chơi .
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Con bướm làm bằng giấy thủ công .
 - Quy trình làm con bướm .
III/ Các hoạt động dạy học : 
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1’
 2’
31’
1’
1- Ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS nêu các bước gấp vòng đeo tay .
3- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài Làm con bướm.
b) Hướng dẫn thực hành
 Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét .
- GV cho HS quan sát con bướm mẫu và nhận xét quy trình các bước làm con bướm.
+ Con bướm làm bằng gì ?
+ Con bướm có những bộ phận nào ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu .
* Bước 1: Cắt giấy
+ Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô
+ Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô
+ Cắt 1 nan giấy HCN khác màu dài 12 ô rộng gần nửa ô để làm râu bướm.
* Bước 2: Gấp cánh bướm Hướng dẫn HS thực hiện các khâu như SGK đã nêu .
* Bước 3: Buộc thân bướm.
Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau.
* Bước 4: Làm râu bướm. 
- Gấp đôi trang giấy làm râu bướm mặt kẻ ô ra ngoài. Dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong đầu râu bướm.( Có thể dùng sợi dây đồng cũng được ) .
GV cho HS cắt giấy và tập gấp cánh bướmbằng giấy nháp .
- GV theo dõi giúp đỡ HS làm
4- Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS , chuẩn bị tiết sau ,giấy thủ công để thực hành.
- Lớp hát 
- 2 HS nêu các bước gấp .
-HS quan sát nhận xét
-Bằng giấy
-cánh bướm, râu, thân bướm.
- 1 HS nhắc lại các bước
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy .
Bước 2 : Gấp cánh bướm.
Bước 3 : Buộc thân bướm
Bước 4 : Làm râu bướm. 
- HS làm theo các bước GV hướng dẫn.
HS lắng nghe.
HS thực theo hướng dẫn của GV .
HS nghe.
 *Rút kinh nghiệm:
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 I./Mục tiêu:
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp : GV nhận xét
 1/ Học tập : 
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 31.
 - Lớp có tiến bộ hơn về học tập . Bên cạnh vẫn còn một số em chưa cố gắng lắm; nhiều em còn đọc bài rất yếu. Đề nghị cần luyện đọc nhiều ở nhà.
 - Nề nếp ra vào lớp tốt .
 - Rấtù nhiều em có chiều hướng tiến bộ 
 2/ Lao động: 
 -Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ .
 III/Công tác tuần tới : 
 -Thực hiện chương trình tuần 32 . 
 - Thi đua giành nhiều điểm tốt,hạn chế điểm yếu ,kém.
 - Giữ vệ sinh trường lớp,vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ trước khi đến lớp. Không đi đầu trần chân đất.Ăn chín uống sôi .
 - Đảm bảo nội qui HS, nội qui trường lớp.
 - Đảm bảo an toàn giao thông ở mọi nơi mọi lúc .
 - Đoàn kết , giúp nhau trong học tập, trong lao động.
 - Tiếp tục dọn VS trường lớp sạch sẽ để chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
 - Cần đi học đúng giờ và duy trì sỉ số lớp và nề nếp học tập.
 IV/ Ý kiến Học sinh
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề : Bác Hồ
A /Yêu cầu giáo dục
- Thi viết về Bác Hồ .
- Thi tìm nhanh thành ngữ, tục ngữ về loài vật, loài chim.
B/Nội dung
-Qua kiến thức đã học và vốn hiểu biết HS thi viết ngắn về Bác.
-Nhìn tranh về loài vật nói thành ngữ, tục ngữ có tên loài vật đó.
C/Các bước tiến hành:
Lớp trưởng cho cả lớp hát 1 bài và giới thiệu nội dung sinh hoạt.
*Nội dung 1:Thi viết về Bác Hồ.
HS sẽ viết một đoạn văn ngắn về Bác ; tả về hình dáng hay nói về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi, của thiếu nhi đối với Bác.
HS lấy giấy bút ra viết bài trong 40’, sau đó nộp bài cho GV chấm và thông báo kết quả ở tuần sau.
*Nội dung 2:Thi tìm nhanh thành ngữ, tục ngữ về loài vật hay loài chim.
GV chuẩn bị tranh các con vật trong sách, cắt rời thành từng tranh nhỏ rồi gấp lại để làm thành “phiếu bắt thăm”.
Cử trọng tài và chuẩn bị giấy bút để ghi điểm.
-Lần lượt từng HS lấy 1 phiếu bất kì, mở phiếu ra xem tranh con vật nào, rồi đọc ngay 1 thành ngữ hay tục ngữ có tên con vật đó.
Ví dụ : Tranh con lợn, có thể đọc Con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon
-Trọng tài và những người chứng kiến cùng đánh giá và ghi điểm từng người chơi như sau:đọc nhanh và đúng thành ngữ, tục ngữ có tên con vật trong tranh, được 10 điểm. Có thể chơi một hay 2-3 lượt theo thứ tự từng người.Khi kết thúc, cộng số điểm đạt được của từng người để xếp giải Nhất, Nhì, Ba.
D/ Kết thúc sinh hoạt:
-Nhận xét biểu dương cá nhân đã xuất sắc trong cuộc thi .
Hát tập thể , vỗ nhịp tay.
Cảm ơn thầy cô đã tham dự góp phần cho thành công của buổi sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc