Giáo án môn học Địa lý lớp 4

Giáo án môn học Địa lý lớp 4

I/ Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng :

 - Biết và chỉ được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .

 - Nêu được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liến Sơn .

 - Mô tả được đỉnh núi Phan-Xi –Păng .

 - Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ ,bản đồ ,bảng thống kê

II/ Đồ dùng dạy – học

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ .

 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn , thị trấn Sa Pa

III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 1 / Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vởcủa HS

2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài

 b/ Nội dung bài

 

doc 35 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Địa lý lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng 9 năm 2007
địa lí
Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Biết và chỉ được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
 - Nêu được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liến Sơn .
 - Mô tả được đỉnh núi Phan-Xi –Păng .
 - Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ ,bản đồ ,bảng thống kê 
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ .
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn , thị trấn Sa Pa
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vởcủa HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam 
 - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ và kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ .
 - GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam , yêu cầu HS tìm dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ .
 - GV treo bảng phụ gợi ý về nội dung tìm hiểu và nêu yêu cầu : Hãy dựa và bản đồ , lược đồ , SGK để hoàn thành sơ đồ thể hiện đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn 
 - GV yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận . GV kết luận 
* Hoạt động 2 : Đỉnh Phan- Xi-Păng-“ Nóc nhà ” của Tổ quốc
 - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp .
 - GV treo hình 2 trang 71, SGK ( nếu có ) và hỏi : Hình chụp đỉnh nào ? Đỉnh núi này thuộc dãy núi nào ?
 + Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao là bao nhiêu mét ?
 + Em hãy mô tả đỉnh đỉnh núi Phan-xi-păng . 
 - GV gọi HS nhắc lại điều vừa tìm hiểu về đỉnh núi Phan-xi-păng
* Hoạt động 3: Khí hậu lạnh quanh năm
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : những nơi cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? Nơi thầp nhất có khí hậu ra sao ?
 - GV yêu cầu HS quan sat bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
 - GV hãy chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ và cho biết độ cao của Sa Pa .
 - GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu về nhiệt độ trung bình ở Sa Pa và hỏi : Hãy nêu nhiệt độ trung bình ở Sa Pa vào tháng 1 và 7.
 - GV : Dựa vào nhiệt độ của 2 tháng này em có nhận xét gì về khí hậu của Sa Pa trong năm ?
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổ chứccho HS chơi trò chơi trước lớp .
 - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm thắng cuộc
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2007
địa lí
Bài 1 :Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Biết và trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt , trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 - Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ ,bản đồ ,bảng thống kê 
- Biết được mối quan hệ địa lí giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn .
II- Đồ dùng dạy – học 
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam . 
 - Tranh, ảnh, về trang phục, lễ hội, sinh hoạt của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
+ Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn .
+ Tại sao nói đỉnh Pan-xi-păng là nóc nhà của Tổ quốc .
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của nột số dân tộc ít người 
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời một số câu hỏi sau :
 +Theo em dân cư Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
 + Kể tên những dân tộc chính ở Hoàng Liên Sơn .
 - GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 + Hỏi: Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
 + Phương tiện giao thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì ? Giải thích nguyên nhân ? GV kết luận . 
* Hoạt động 2 : Bản làng và nhà sàn
 - GV đưa ra ảnh (hoặc mô hình) nhà sàn , yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi sau ?
 + Đây là cái gì ? Em thường gặp hình ảnh này ở đâu ?
 + Theo em, vì sao một số dân tộc ít người ? GV kết luận 
* Hoạt động 3: Chợ phiên , lễ hội , trang phục 
 - GV chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu thảo luận nhóm , tìm hiểu những nội dung chính về cuộc sống của người dân Hoàng Liên Sơn .
 + Theo em ở chợ phiên bán những hàng hoá nào ? Tại sao ?
 + Trong các lễ hội thường có những hoạt động gì ?
 - Hãy mô tả những nét đặc trưng trong trang phục của người Thái ,Mông, Dao?
 - Tại sao trang phục của họ lại có màu sặc sỡ ?
 - Nhận xét bổ sung ý kiến của HS . 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trước lớp .
 - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm thắng cuộc
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2007
địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
 - Trình bày những dặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn .
 - Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ ,bản đồ ,bảng thống kê  
 - Nêu được quy trình sản xuất phân lân
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Một số trang ảnh về ruộng bậc thang , một số mặt hàng thủ công và khai thác khoáng sản của người dân Hoàng Liên Sơn .
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 + Nêu khái quát những nội dung về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc 
 - GV yêu cầu các nhòm thảo luận theo câu hỏi sau :
 + Người dân Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì ? ở đâu ?
 + Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy ?
 - Nhận xét câu trả lời của HS .
 - GV kết luận 
* Hoạt động 2 : Nghề thủ công truyền thống 
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh thảo luận theo gợi ý sau .
 + Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở miền núi Hoàng Liên Sơn .
 + Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
 + GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 - GV kết luận .
* Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản 
 - GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn .
 + GVkết luận ( đồng thời chỉ trên bản đồ ) Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như a-pa-tit , chì , kẽn ,  là khoáng sản khâithcs nhiều nhất ở vùng nàyvà là nguyên liệu để sản xuất phân lân . 
Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 ,sau đó điền các cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau để thể hiện được qui trình sản xuất phân lập .
Nhận xét phần trình bày của HS .
GV tổng kết
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổ chứccho HS chơi trò chơi trước lớp .
 - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm thắng cuộc
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2007
địa lí
Trung du Bắc Bộ 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
Biết được thế nào là vùng trung du 
Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lý gữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ 
Nêu được quy trình chế biến chè 
Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia tích cực trồng cây 
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ 
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam , Bản đồ hành chính Việt Nam 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 + Nêu những đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải 
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về vùng trung du và trả lời câu hỏi sau :
 + Vùng trung du là vùng núi , vùng đồi hay đồng bằng ?
 + Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi, cách sắp xếp các đồi của vùng trung du ?
 + Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên Sơn ?
 + Nhận xét câu trả lời của HS . GV kết luận .
 - Yêu cầu HS lên bảng , chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng trung du .
* Hoạt động 2 : Chè và cây ăn quả ở trung du
 - Theo em vùng trung du thích hợp cho trồng các loại cây nào ?.
 - Nhận xét câu trả lời của HS .
 - GV kết luận . Sau đó GV treo tranh ( hình 1,2 ) yêu cầu quan sát trả lời câu hỏi sau: 
 + Hãy nói tên tỉnh , loại cây trồng tương ứng và chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
 + Mỗi loại cây trồng đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp ?
 - Yêu cầu HS quan sát hình 3 nêu quy trình chế biến chè 
* Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp 
- Hỏi : Hiện nay ở vùng núi và vùng trung du đang có hiện tượng gì xảy ra ? - - - Theo em , hiện tượng đất trống đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào ?
GV giới thiệu Bảng số liệu về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ 
 - Hỏi : Em có nhận xét gì về bảng số liêụ trên và nêu ý nghĩa của những số liệu đó ?
GV kết luận 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2007
địa lí
Tây Nguyên 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
Biết được vị trí của Tây nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam 
Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên 
Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ , bản đồ , bảng số liệu 
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam , Bản đồ hành chính Việt Nam 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 + Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ ?
 + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho trồng những loại cây gì ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Tây Nguyên-xứ sở của cao nguyên xếp 
 - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và giới thiệu .
 - Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ , bản đồ và nêu tên các cao nguyên từ Bắc xuống Nam .
 - Yêu cầu thảo luận nhóm ( 5 nhóm ) trả lời các câu hỏi sau :
 + Sắp sếp các cao nguyên theo thứ tự từ cao đến thấp ?
 + Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của từng cao nguyên ? 
 - Lắng nghe , nhận xét , bổ sung ý kiến cho HS .
* Hoạt động 2 : Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa & mùa khô 
 - Yêu cầu quan sát , phân tích bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuột, trả lời các câu hỏi sau :
 + ở Buôn Ma Thuột có những mùa nào ?
 + Đọc SGK em có nhận xét gì về khí hậu ơe Tây Ngiuyên 
 + Nhận xét câu trả lời của HS 
 + GV kết luận 
* Hoạt động 3: Sơ đồ hoá kiến thức vừa học 
 - GV tổ chức thi đua giữa hai dãy HS , yêu cầu các dãy trao đổi , sau đó sơ đồ hoá kién thức được học về ... au bài học, HS có khả năng :
Biết được vùng biển nước ta có dầu khí , cát trắng và nhiều loại hải sản quý hiếm 
Nêu đúng trình tự các công việc trong quá trình khai thác và sử dụng hải sản 
Biết được một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản , ô nhiễm môi trường biển và có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam 
Tranh, ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản và hải sản 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 + Chỉ trên bản đồ và mô tả về vùng biển nước ta ?
 + Nêu vai trò của biển , đảo và quần đảo đối với nước ta ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 * Hoạt động 1: Khai thác khoáng sản 
 - GV yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau :
 + Khoáng sản chủ yếu ở vùng biển Việt Nam là gì ? Địa điểm khai thác ? Những khoáng sản đó phục vụ ngành sản xuất nào ?
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi , GV kết luận 
* Hoạt động 2 : Đánh bắt và nuôi trồng hải sản 
 - GV hỏi : Hãy kể tên các sản vật biển của nước ta ?
- Hỏi : Em có nhận xét gì về nguồn hải sản của nước ta ?
 + Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào ? 
- Yêu cầu thảo luận nhóm , trả lời các câu hỏi sau :
+ Xây dựng quy trình khai thác cá biển ?
+ Theo em , nguồn hải sản có vô tận không ? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó ?
+ Em hãy nêu ít nhất 3 biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta ?
 - HS trả lời , GV nhận xét và kết luận 
 * Hoạt động 3 : Tổng hợp kiến thức 
 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thiện bảng kiến thức tổng hợp ở bảng phụ . Đại diện 2-3 cặp lên điền vào bảng kiến thức 
 - Tổ chức thi đua giữa 2 dãy HS lên trình bày về nội dung kiến thức vừa học 
 - GV nhận xét HS 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
Thứ ngày tháng 9 năm 2007
địa lí
Bài30: Ôn tập
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng :
Biết chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan -xi - păng , ĐBBB, ĐBNB, ĐB duyên hải miền Trung , các cao nguyên 
So sánh và hệ thống hoá các kiến thức về thiên nhiên , con người , hoạt động sản xuất của người dân ở các vùng đã học .
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học .
Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của các người dân ở các vùng miền 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam 
Nội dung cuộc thi hái hoa dân chủ , phiếu bài kiểm tra
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời :
 + Nêu dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản ?
 - GV nhận xét cho điểm HS
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
- GV tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ :
 *Vòng 1: Ai chỉ đúng ?
 - GV sẽ chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh : dãy núi Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan - xi - păng, ĐBBB,yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm trúng địa danh nào , đội đó phải chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam , nếu chỉ đúng đội ghi được 3 điểm , nếu sai đội không ghi được điểm nào
* Vòng 2 : Ai kể đúng ?
 - GV chuẩn bị sẵn các bông hoa có ghi : dãy núi Hoàng Liên Sơn , Tây Nguyên , ĐBBB, ĐBNB, ĐB Duyên hải miền Trung . Yêu cầu HS lần lượt lên bốc thăm , trúng địa danh nào , phải kể tên được các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục và lễ hội của dân tộc đó . Nếu đúng ghi được 10 điểm , sai đội sẽ không ghi được điểm 
 * Vòng 3 : Ai nói đúng ?
 - GV chuẩn bị các băng giấy : Hà Nội , Hải Phòng , Huế , Đà Nẵng , Đà Lạt , TP HCM, Cần Thơ .Yêu cầu HS lên bốc thăm trúng thành phố nào , phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó .Nếu đúng đội ghi được 5 điểm , nếu sai đội không ghi được điểm nào .
 * Vòng 4 : Ai đoán đúng ?
 - GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang . Yêu cầu HS khi nghe lời gợi ý về các ô chữ sẽ phất cờ xin trả lời nếu nghĩ ra trước , Nếu đúng được 5 điểm .
 - GV tổng kết cuộc thi thông báo đội thắng cuộc 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
Thứ ngày tháng 9 năm 2007
Lịch sử và địa lí
Bài 1: Môn lịch sử và địa lý 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết :
Vị trí địa lý , hình dáng của đất nước ta .
Trên đất nước ta có nhiều dân tộc cùng sinh sống và có chung một lịch sử , một tổ quốc .
Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam , bản đồ hành chính Việt Nam 
Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : 
 - GV kiểm tra sách vở của HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
 - GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng
 - GV chỉ trên bản đồ 
 - HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh , thành phố mà em đang sống 
 * Hoạt động 2 : Làm việc nhóm 
 - GV phát cho mỗi nhóm một tranh , ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở 1 vùng , yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh và ảnh đó .
 - Các nhóm làm việc , sau đó trình bày lại trước lớp .
 - GV kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc , một lịch sử Việt Nam . 
 * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
 - GV đặt vấn đề : Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay , ông cha ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh được điều đó ?
 - HS phát biểu ý kiến .
 - GV gọi nhận xét , bổ sung
 - GV kết luận 
 * Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp 
 - GV hướng dẫn HS cách học môn lịch sử và địa lý 
 - Nêu ví dụ cụ thể cho HS rõ
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
Thứ ngày tháng 9 năm 2007
Lịch sử và địa lí
Bài 2 : Làm quen với bản đồ 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết :
Định nghĩa đơn giản về bản đồ .
Một số yếu tố của bản đồ : tên , phương hướng , tỉ lệ , kí hiệu bản đồ 
Các ký hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ 
II/ Đồ dùng dạy – học 
Một số loại bản đồ : thế giới , châu lục, Việt Nam
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS trả lời câu hỏi sau : 
 - Môn lịch sử và địa lý giúp các em hiểu điều gì ?
 - Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi em ở ?
GV nhận xét và cho điểm HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
 - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ 
( thế giới , châu lục , Việt Nam ,)
 - GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng .
 - GV yêu càu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ 
 - HS trả lời . GV sửă chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời . Kết luận 
 * Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
 - HS quan sát hình 1 và hình 2 , rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình , đọc SGKvà trả lời câu hỏi sau :
 + Ngày nay muốn vẽ bản đồ , chúng ta thường phải làm như thế nào ?
 + Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường?
 - Đại diện HS trả lời trước lớp , GV nhân xét câu trả lời của HS 
 * Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 
 - GV yêu cầu HS các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ thảo luận theo gợi ý sau :
 + Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
 + Trên bản đồ , người ta thường quy định các hướng B,N,Đ,T như thế nào ?
 + Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ địa lý tự nhiên VN?
 + Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì ?
 + Bảng chú giải ở hình 3 có những ký hiệu gì ? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì ? Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp , GV kết luận 
 * Hoạt động 4 : Thực hành vẽ một số ký hiệu của bản đồ 
 - HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số đối tượng địa lý khác và vẽ ký hiệu của một số đối tượng địa lý như đường biên giới quốc gia , núi , sông 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
Thứ ngày tháng 9 năm 2007
Lịch sử và địa lí
Bài 3 : Làm quen với bản đồ (tiếp theo) 
I/ Mục tiêu
Sau bài học, HS biết :
Trình tự các bước sử dụng bản đồ .
Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước .
Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ .
II/ Đồ dùng dạy – học 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam 
Bản đồ hành chính Việt Nam 
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
 1 / Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS trả lời câu hỏi sau : 
 - Bản đồ là gì ?
 - Nêu một số yếu tố của bản đồ ?
GV nhận xét và cho điểm HS 
2/ Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
 - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước , trả lời câu hỏi sau:
 + Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
 + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 ( bài 2) để đọc các kí hioêụ của một số đối tượng địa lý ?
 + Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 ( bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giớiquốc gia 
 - Đại diện một số HS trả lời câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ 
 - Nêu các bước sử dụng bản đồ 
 * Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm 
 - HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a,b trong SGK
 - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm 
 - HS các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện câu trả lời của các nhóm 
 * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
 - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng yêu cầu :
 + Một số HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng trên abnr đồ 
 + Một số HS lên chỉ vị trí tỉnh mình đang sống trên bản đồ 
 + Một HS nêu tên những tỉnh giáp với tỉnh của mình 
 Khi HS lên chỉ bản đồ , GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ .Ví dụ , chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực , chỉ một địa điểm ( thành phố ) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không phải chỉ vào chữ ghi bên cạnh 
 3/ Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết kiến thức bài học 
 - GV dặn dò HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau 

Tài liệu đính kèm:

  • docDia ly.4.doc