I. MỤC TIÊU : Giúp HS nhận và biết
* Kiến thức
- HS hiểu thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ , đi xe đạp trên đường
- HS nhận biết những nguy hiểm thương có khi đi trên đường phố ( không có hè phố hoặc hè bị lấn chiếm , xe đi lại đông và nhanh )
* Kĩ năng :
- Biết phân biệt được hành vi an toán và không an toàn khi đi trên đướng phố và biết cách đi trên đường trong ngõ hẻm hoặc lúc đi qua ngã tư
* Thái độ :
- Khi tham gia đi trên đường không đùa nghịch hoặc đá banh trên đường để đảm bảo an toàn giao thông
II. CHUẨN BỊ :
- Các bức tranh trong SGK phóng to và phiếu học tập bài tập 2
BÀI : 1 AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TÊN ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU : Giúp HS nhận và biết * Kiến thức - HS hiểu thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ , đi xe đạp trên đường - HS nhận biết những nguy hiểm thương có khi đi trên đường phố ( không có hè phố hoặc hè bị lấn chiếm , xe đi lại đông và nhanh ) * Kĩ năng : - Biết phân biệt được hành vi an toán và không an toàn khi đi trên đướng phố và biết cách đi trên đường trong ngõ hẻm hoặc lúc đi qua ngã tư * Thái độ : - Khi tham gia đi trên đường không đùa nghịch hoặc đá banh trên đường để đảm bảo an toàn giao thông II. CHUẨN BỊ : - Các bức tranh trong SGK phóng to và phiếu học tập bài tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. BÀI MỚI : Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng *Hoạt động 1 : Giơi thiệu an toàn và nguy hiểm : - GV hỏi : Thế nào giọ là an toàn ? Thế nào là nguy hiểm ? - GV giải thích luôn (không cần HS nêu ) qua các tình huông như : những lúc các em chơi bị ngã và Vì sao em bị ngã ? hoặc các em chơi đá banh trên đường khi banh chạy vào xe đang chạy thì chyện gì xảy ra ? - GV cho vài HS kể những trường hợp các em khi bị ngã và hỏi lí do ? - GV chốt lại : An toàn khi đi trên dường không xảy ra va , quệt , không bị ngã , bị đau đó là an toàn . Nguy hiểm là hành vi hoặc trò chơi dễ gây ra tai nạn - GV chia lớp thành nhóm 4 và thảo luận qua các bức tranh trong SGK từ 1 đến` 5 và sau đó cử đại diện trình bày ý kiến tranh nao không an toàn và nguy hiểm hoặc ngước lại - GV cùng các nhóm khac góp ý - GV chốt lại : tranh 1 ,2,3 là an toàn ; Còn tranh 4 ,5 là không an toàn - GV kết luận : Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn hoặc tuân theo tín hiệu đèn là an tàon . Còn chạy , chơi dưới lòng lề đường và khi ngồi trên xe không giữ chặt hay một bạn nhỏ khác đèo thì là nguy hiểm - Cho HS đọc lại ý này * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm - GV chia lớp thành nhm1 4 và thảo luận qua các tình huông GV giao cho + Khi em đang chơi đá bóng bỗng bóng lăn ra đường em làm cách nào để lấy được bóng ? + Bạn em có một xe đạp mới đèo em đi chơi trên đường thì em có đi không Và em sẽ nói gì ? + Khi đi trên đường các em đi như thế nào ? Va em thấy các bạn đang đùa nghịch rất là vui vẻ thì em sẽ nói gì ? + Khi em sang đường thì em đi những nơi nào ? Nếu nơi không có qui định cho người đi bộ thì em sang đường ra sao ? - GV cho các nhóm thảo luận và ghi ý kiến của nhóm mình vào và sau đó trình bày trước lớp - GV cùng các nhóm khác nhận xét và gópp ý , tuyên dương những nhóm trả lời phù hợp và an toàn - GV chốt lại : Khi đi trên đường bộ , trẻ em phỉa nắm tay người lớn hoặc biết tìm sự giúp đỡ của người lớn và không than gia những trò chơi đá bóng , đá cầu trên đường phố và nhắc nhở bạn không nên tham gia những trò chơi nguy hiểm - Cho HS nêu llại ý này ( nêu HS nêu không được GV có thể nêu các câu hỏi gợiï ý ) * Hoạt động 3 : AN toàn trên đường đến trường - GV chia lớp thành nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi : + Em đi học đến trường thì em phải đi như thế nào là an toàn ? + Khi được bố mẹ chở đi học trên xe gắn máy em ngồi như thế nào ? + Khi đi qua đường em đi như thế nào ? - GV gọi các nhóm trả lời các câu hỏi trên và chốt lại : Khi đi trên đường ta nên đi sát lề phải , qua đường thì quan sát kĩ trước sau , Khi ngồi trên xe nên ôm chắc người chở mình 2. CỦNG CỐ : An toàn như thế nào ? Nguy hiểm như thế nào ? - Cho HS đọc lại các ý bài học trong SGK - GDTT : - Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới “ Em tìm hiểu đướng phố “ - NXTH . - HS nhắc lại tựa - HS trả lời - HS nhắc lại ý nghĩa từ an toàn và nguy hiểm - HS quan sát tranh và trả lời theo nhóm - HS nhắc lại - Nhóm thảo luận qua các tình huống và trrả lời - Nhóm khác nhận xét - HS nhắc lại - Nhóm đôi trả lời - HS nhắc lại - HS đọc nội dung bài học BÀI: 2 EM TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ I MỤC TIÊU : * Kiến thức : - HS kể tên và mô tả một số đường phố mà em biết ( rộng , hẹp , biển báo , vỉa hè ) - HS nhận biết sự khác nhau của đường phố , ngõ , ngã ba , ngã tư * Kĩ năng : - Nhớ tên và nêu đặc điểm của đường phố - Nhận biết các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố * Thái độ : - HS thực hiện đúng qui định đi trên đường phố II. CHUẨN BỊ : - Phóng to các tranh trong SGK và các tranh ảnh đèn tín hiệu , biển báo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. KTBC : Khi đi qua đường các em nên phải làm gì ? Em nên làm gì khi đi trên đường la an toàn ? Không nên làm gì khi đi trên đường ? - GV nhận xét và đánh giá NXBC 2 BÀI MỚI : Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm đường phố mà em biết -GV treo các tranh trong SGK và chia lớp thành nhóm 4 , đống thời thảo luận qua các câu hỏi : + Qua tranh các em biết đây là loại đường ở đâu ? Gồm có đường phố nào ? + Đường phố có đặc điểm gì ? Xe cộ như thế nào ? + Những chỗ nga ba , ngã tư càc em thấy có những gì ? + Khi đi trên đướng phố đó em cần chú ý điều gì ? - GV theo dõi và động viên các em quan sát thật kĩ và sau đó lần lượt gọi các nhóm trả lời - GV cùng các nhóm khác góp ý và tuyên dương nhóm trả lời đúng , đủ ý - GV chốt lại : Khi đi trên đường phố ta nên đi đúng phần đường của mình và không đùa giỡn và quan sát kĩ * Hoạt động 2 : Tìm hiểu đường phố an tòan và không an toàn : - GV chia lớp thành nhóm đôi và thảo luận qua tranh tìm hiểu loại đường nào không an toàn và an toàn ? Vì sao em biết ? - GV cùng các nhóm khác nhận xét và đánh giá - GV chốt lại : Đường phố là nơi đi lại của mọi người . Vì vậy khi đi trên đường phố ta nên đi theo phần đường của mình và tuân theo hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo * Hoạt động 3 : Trò chơi “ kết bạn “ - GV ghi sẵn các phiếu có các từ như “biển báo “ “ Ngã ba hoặc ngã tư “ thì hai em kết lại thành một đôi hoặc “đi bộ “ thì “ trên vỉa hè “ - GV cùng cả lớp làm cổ động và nhận xét đánh giá , sau đó sơ kết trò chơi 3. CỦNG CỐ : Đường phố gồm có những gì ? Khi đi trên đường phố ta đi ntn? - Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới “ Hiệu lệnh đường bộ “ - NXTH - HS trả lời - Nhóm quan sát và thảo luận sau đó cử đại diện trả lời - HS nhắc lại ý này -Nhóm đôi thảo luận và trả lời - HS nhắc lại - HS ham gia trò chơi - HS trả lời BÀI 3 : HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG VÀ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I . MỤC TIÊU : * Kiến thức : - HS biết người cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh bằng tay , còi , gậy , để điều khiển xe và người đi lại trên đường - Biết hình dáng , màu sắc đặc điểm nhóm biển báo cấm - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông * Kĩ năng : - Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT - Biết phân biệt được ba biển báo cấm : 101 , 102 , 112 * Thái độ : - Phải tuân theo hiệu lệnh cùa CSGT và có ý thức , tuân theo biển báo hiệu GT II. CHUẨN BỊ : - Tranh to ở thư viện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. KTBC : Đường phố gồm có những gì ? Ở chỗ nga ba , ngã tư đường phố thường có những gì ? Khi đi trên đường phố em phải làm gì ? Đướng phố như thế nào là an toàn ? Đường phố như thế nào là không an toàn ? 2 .BÀI MỚI : Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiệu lệnh của CSGT - GV treo các tranh 1 , 2 ,3 ,4, 5 và hỏi + Trên đường các em thường thấy ai là người phân luồng cho xe cộ đi lại ? + Người CSGT thường dùng những vật gì làm hiệu lệnh ? + CSGT làm các động tác nào ? Hiệu lệnh đó báo hiệu gì ? Và người tham gia giao thông phải làm gì khi thấy hiệu lệnh của CSGT ? Tại sao người tham gia giao thông phải tuân theo ? - GV chia lớp thành nhóm 4 và thảo luận trả lời các câu hỏi - GV cùng các nhóm khác góp ý và bổ sung - GV chốt lại : Khi đi trên đường ta gặp các hiệu lệnh của CSGT ta phải chấp hành để đảm bảo an toàn . * Hoạt động 2 : Tìm hiểu biển báo giao thông - GV treo tranh biển báo và cho HS quan sát theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi : Biển bào hình dạng như thế nào ? Màu sắc ra sao ? Hình vẽ bên trong những gì ? Biến báo cho ta biết điều gì ? - GV gọi lần lượt các nhóm trả lời - GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung , sau đó chọn nhóm trả lời đúng tuyên dương - GV chốt lại : Biển báo hiệu này là báo hiệu cấm , có hình dạng tròn có viền đỏ nền trắng , hình vẽ màu đen . Có nội dung là đưa ra điều cấm với người và phương tiên giao thông nhằm đảm bào an toàn gia thông * Hoạt động 3 : Em tập làm CSGT - GV gọi lần lượt từng em lên bảng làm hiệu lệnh của người CSGT - GV cho HS trả lời theo từng hiệu lệnh của các em đang làm - GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương những em trả lời nhanh và đúng 3. CỦNG CỐ : Biển báo cấm có hình dáng , màu sắc như thế nào ? Khi tham gia giao thông ta gặp các biển báo này ta phải làm gì ? - GDTT : - Dặn dò : Về ... û lời đúng , sau đó GV chốt lại : Xe chạy bằng sức người hoặc động vật ta xếp vào loại thô sở Xe chạy bằng động cơ ta xép vào loại Xe cơ giới . Xe thô sơ chạy chậm hơn xe cơ giới - GV giới thiệu thêm về tiếng còi của các xe : công an , cứu thương , cứu hoả và xe thường ta nên phỉa nhường đường Vì thường các loại xe đóđược ưu tiên đi trên đường * Hoạt động 2 : Tìm tên các loại phương tiện giao thông - GV chia lớp thành nhóm 4 và cho các nhóm thảo luận và tìm tên các loại phương tiên giao thông theo 2 cột thô sơ và cơ giới - GV phô biến cách chơi . Sau đó cho các nhóm hội ý và tìm - GV theo dõi và động viên các nhóm tìm nhiều tên xe ( phương tiện ) - GV cho các nhóm trình bày phần tìm của nhóm trước lớp và cho các nhóm nhận xét và đếm số phương tiện tìm được - GV sơ kết và tuyên dương nhóm tìm nhiều phương tiện - GV chốt lại : Trên đường thường có các phương tiện giao thông . Vậy khi ta đi bộ nên đi trên vỉa hè hoặc sát lề bên phải của đường , Không nên đùa nghịch để tránh xảy ra tai nạn * Hoạt động 3 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - GV chia lớp thành nhóm đôi và tìm câu trả lời thích hợp + Các em thấy trong tranh có các loại phương tiện nào đi lại trên đường ? + Khi đi qua đường các em cần chú ý đến các loại phương tiện nào ? Vì sao ? + Khi tránh xe ô tô hay xe máy em đợi xe tới gần mới tranh hặoc là tránh từ xa ? Vì sao ? - GV gọi lần lượt các nhóm trả lời và sau đó chốt lại : khi đi qua đường ta phải quan sát các loại xe ô tô và xe máy đi trên đường và tránh từ xa để đảm bảo an toàn 3 . CỦNG CỐ : Có mấy loại phương tiện giao thông ? Gồm có những loại nào ? Khi đi trên đường gặp các loại xe ưu tiên em phải làm gì ? Khi tranh các loại xe cơ giớ các em nên tránh như thế nào ? - Dặn dò : Về xem lại bài và chuẩn bị bài mới “ Ngối an toàn trên xe đạp , xe gắn máy “ NXTH . - HS trả lời - HS nêu và nhắc lại tựa bài - Nhóm quan sát tranh và cử đại diện trả lời - Nhóm khác góp ý - HS nhắc lại các loại xe - Nhóm thi đau tìm và cử địa diện trìng bày trước lớp - HS nhắc lại - Nhóm đôi thảo luận và trả lời - HS nhắc lại ý này - HS trả lời BÀI : 6 NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP , XE GẮN MÁY I.MỤC TIÊU : * Kiến thức : - HS biết qui tắt ngồi trên xe đạp , xe gắn máy - HS mô tả được các động tác khi lên xe và xuống xe , ngồi trên xe * Kĩ năng : - HS thể hiện thành thạo những động tác lên , ngối và xuống xe * Thái độ : - HS thực hiện đúng các động tác lên , ngồi và xuống xe - HS có thói quen lên xe phải đội nón bảo hiểm II. CHUẨN BỊ : - Phóng to các bức tranh trong SGK và mũ bảo hiểm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. KTBC : Em hãy kể một số loại phương tiện giao thông mà em biết ? - Phương tiện giao thông gồm có mấy loại ? Đó là loại nào ? Qua đường em nên trành những loại xe nào từ xa ? - GV nhận xét và đánh giá . NXBC . 2 BÀI MỚI : Giới thiệu , rút ra tựa bài rồi ghi lên bảng * Hoạt động 1 : Nhận biết được các hành vi đúng sai khi ngồi trên xe đạp , xe gắn máy : -GV chia lớp thành nhóm 4 và cho quan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi : + Qua hình ảnh em bé đang chuẩn bị lên xe bên trái xe đúng hay sai ? Vì sao ? + Qua hình vẽ em ngồi sau xe đang ôm người điều khiển xe và đội mũ bảo hiểm đúng hay sai ? Vì sao ? + Khi ngồi trên xe quần áo , giầy dép như thế nào ? - GV gọi các nhóm trả lời câu hỏi và cùng các nhóm khác góp ý và tuyên dương - GV chốt lại : Khi ngồi trên xe đạp hoặc xem gắn máy ta cần chú ý + Khi lên hoặc xuống xe ta nên ở bên trái của xe và quan sát kĩ + Ngồi phía sau người điều khiển xe và bám chặt vào người điều khiển hoặc yên xe + Khi ngồi trên xe ta không nên bỏ hai tay hoắc đúng đưa chân + Khi xe dừng hẳn ta mới xuống xe * Hoạt động 2 : Thực hành - GV giao cho mỗi nhóm mỗi tình huống và các em tìm cách giải quyết tình huống đó + T1 : Em được bố đèo em tới trường bằng xe máy . Em hãy thể hiện động tác lên , ngồi và xuống xe + T2 :Mẹ em đèo em tới trường bằng xe đạp trên đường đi em gặp bạn em cũng được bố chở đi em thể hiện động tác và thái độ như thế nào để bạn đến trường cho nhanh mà chơi ? - GV theo dõi cac 1nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết và sau đó lần lượt gọi các nhóm lên trước lớp diễn - Gvcùng các nhóm khác nhận xét và đánh cách giải quyết , sau đó tuyên dương những nhóm tìm cách giải quyết hợp lí 3 . CỦNG CỐ : Khi em ngồi trên xe em ngồi như thế nào ? Khi lên hoặc xuống xe em luôn ở bên nào của xe ? Vì sao em phải làm như vậy ? - GV chốt lại : Khi lên và xuống ta nên ở bên trái của xe và quan sát kĩ . Khi ngồi trên xe nên bám chặt người điều khiển xe hợac yên xe và không vun tay chân - Dặn dò : Về nhà xem lại bài và xem lại 3 bài đầu để tiết sau ôn tập - NXTH . - HS kể tên các phương tiện giao thông - HS trả lời - HS quan sát và thảo luận trong nhóm cử đại diện trả lời - HS nhắc lại ý này - HS đóng vai thể hiện động tác qua các tình huống - HS tra lời - HS đọc lại bài học trong SGK BÀI 7 : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : Giúp HS * Kiến thức : - Củng cố lại “ an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường “ , “ Những đường phố an toàn và không an toàn “ và “ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ * Kĩ năng : - Biết cách đi và nhớ đặc điểm loại đường phố an toàn và không an toàn , hiểu hiệu lệnh và ý nghĩa biển báo hiệu giao thông * Thái độ - Luôn luôn có ý thức chấp hành những qui tắt đã học để đảm bảo an toàn giao thông II. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 1 BÀI MỚI : Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng * Hoạt động 1 : Củng cố bài “ An toàn và nguy hiểm “ - GV hỏi : Như thế nào an toàn ? Như thế nào nguy hiểm ? +Khi đi qua đường phố thì ta đi như thế nào? Đá banh trên đường phố có được không ? Vì sao ? + Khi đi trên đường tại sao ta không nên đùa nghịch ? - GV chia lớp thành nhóm đôi và trả lời - GV cùng các nhóm khác nhận xét và cho các em đọc lại ý bài học * Hoạt động 2 : Củng cố bài “ Tìm hiểu đường phố “ -GV ghi : Đướng phố an toàn là a –sạch sẽ và có đường phân cách b – đường có biển báo và đèn tín hiệu c- Đường rộng , thoáng d- cả ba ý trên - GV cho HS ghi vào bảng con chữ cái ý em cho là đúng - GV kiểm tra và nhận xét , rồi cho HS đọc lại ý đúng sau khi GV chốt lại -GV ghi : Đường không an toàn a) Đường không vẻ hè b) Đường hẹp và không có đèn tín hiệu c) Đường không có biển báo d) Cả ba ý trên - GV kiểm tra và nhận xét , sau đó cho HS đọc lại ý GV đã chốt lại - GV hỏi : Khi đi trên đường không an toàn ta đi như thế nào ? - Cho HS đọc ý bài học * Hoạt động 3 : Củng cố bài “ Hiệu lệnh đường bộ “ - GV cho HS lên trước lớp làm theo các lệnh của người CSGT và nêu ý nghĩa các cử chỉ của người CSGT - GV cho HS nêu hình dáng , màu sắc và hình vẽ trong biển báo cấm - GV nhận xét và tuyên dương những em nêu đúng - GV cho HS đọc phần ghi nhớ của bài - Dặn dò : Về nhà xem và thực hành đúng với những gì đã học . NXTH - HS nhắc lại tựa - HS trả lời theo nhóm đôi - HS đọc lại phần ghi nhớ của bài - HS nêu ý mình chọn - HS đọc lại các ý đúng - HS đọc lại ghi nhớ của bài - HS thực hiện - HS nêu - HS đọc ghi nhớ của bài BÀI : 8 ÔN TẬP I . MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố lại các bài 4 ,5 ,6 * Kiến thức : như các bài 4,5,6 * kĩ năng : các bài 4, 5, 6 * Thài độ : như các bài 4, 5, 6 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : - Bài mới : Giới thiệu rút ra tựa bài ,,rồi ghi lên bảng * Hïoạt động 1 : Củng cố bài 4 - GV hỏi : Khi đi bộ trên đường phố ta đi như thế nào ? Khi đi qua đường ta nên đi như thế nào là an toàn ? +Tại sao ta không nên qua đường gần xe ô tô hoặc gắn máy đang chạy ? + Khi ta treo qua dãi phân cách để qua đường được không ? Tại sao ? - GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương những em trả llời đúng - GV cho HS đọc phần ghi nhớ bài học * Hoạt động 2 : Củng cố bài 5 - GV chia lớp thành nhóm 4 và thi đau tìm tên những phương tiện giao thông ( cả hai loại cơ giới và thô sơ) - GV theo dõi các nhóm thảo luận và tìm tên các phương tiện và sau đó gọi lần lượt các nhóm trình bày trước lớp và nêu tên phương tiện nào là thô sơ và phương tiện nào là cơ giới - GV cùng các nhóm khác góp ý và tuyên dương - GV hỏi : Những loại xe nào là xe được ưu tiên ?Khi ta đi trên đường gặp các loại xe ưu tiên ta phải làm gì ? Khi ta qua đường gặp ô tô , xe gắn máy ta nên qua như thế nào ? - GV cho HS đọc ghi nhớ bài học * Hoạt động 3 : Củng cố bài 6 - Cho HS thể hiện các động tác khi lên , xuống và ngồi trên xe - Cho cả lớp nhận xét sau khi các em thể hiện động tác của mình khi lên , ngồi và xuống xe - GV cho HS đôc lại ghi nhớ của bài - Dặn dò : Về nhà cố gắng thực hiện đúng động tác . NXTH . - HS nhắclại tựa bài - HS trả lời - HS đọc lại ghi nhớ - Nhóm thi đua kể tên các phương tiện - HS trả lời - HS đọc ghi nhớ - HS thực hiện - HS đọc lại ghi nhớ
Tài liệu đính kèm: