I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nặn được con vật, đồ vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về cảnh sinh hoạt trong gia đình.
- HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Cảm nhận được vẻ đẹp, nhịp điệu của nét, hình, màu, khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.
- Thêm yêu thương gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Power Point tranh ảnh con mèo, ảnh sản phẩm con mèo từ đất nặn.
2. Học sinh.
- Đất nặn, đất sét, vật liệu dẻo.
TUẦN 1: (Từ ngày 6/9 đến 10/9/2021) Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2021 CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN ( TIẾT 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt. - Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt. - HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương. 2. Học sinh. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. 2. Hoạt động 1: Khám phá (5-7’) * Nhận biết màu sắc: - GV yêu cầu HS quan sát hộp màu và thảo luận nhóm đôi (1’) + Theo em màu đậm là những màu nào? Màu nhạt là những màu nào? - Yêu cầu HS pha các màu cơ bản với nhau. + Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta có những màu gì? + Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì? + Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì?... =>GV: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau. 3. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng (20-25’) - Yêu cầu HS quan sát SGK/7, thảo luận để nhận biết các bước thực hiện: + Theo em, có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển? + Bước nào được vẽ bằng nhiều nét? + Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt? =>GV: Vậy là các em đã nắm được cách vẽ và đã biết được màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong bức tranh. - Yêu cầu thực hành vẽ bầu trời và biển. *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau. - HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi. - HS quan sát và thảo luận: - Màu đậm : đen, nâu, da cam, xanh da trời, tím. - Màu nhạt: vàng, hồng, trắng - Ta có các màu: Vàng + Đỏ = D. Cam X. Lam + Vàng = X. Lá X. Lam + Đỏ = Tím - HS trả lời. - HS trả lời. - Lắng nghe. - HS quan sát, thảo luận. - Có 3 bước chính để vẽ một bức tranh về bầu trời và biển: + Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển + Vẽ hình mặt trời và sóng nước bằng nét màu. + Vẽ màu cho phù hợp với bầu trời và mặt biển. - Bước 2. - Bước 3. - Lắng nghe - HS thực hành - Nghe dặn dò. ________________________________________________________________ KIỂM TRA CỦA TỔ, KHỐI Ngày 4 tháng 9 năm 2021 Tổ trưởng Nguyễn Thị Thu Hương ________________________________________________________________ TUẦN 2: (Từ ngày 13/9 đến 17/9/2021) Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2021 CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tạo được bức tranh về bầu trời và biển theo ý thích. - Bước đầu phân tích được sự phối hợp màu đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh. - HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên - Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương. 2. Học sinh. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. 2. Hoạt động 3: Luyện tập – Sáng tạo (12-15’) *Vẽ và cắt, dán tranh về bầu trời và biển. - GV hướng dẫn HS lựa chọn, pha màu theo cảm nhận dựa và các câu hỏi gợi mở: + Em chọn những màu nào để vẽ phần bầu trời, màu nào để vẽ mặt biển? Vì sao? + Tại sao mặt biển cần màu đậm? + Em sẽ vẽ chiếc thuyền to hay nhỏ để cắt, dán vào sản phẩm mĩ thuật? + Hình dáng thuyền thế nào? Có buồm không? + Em muốn trang trí thêm gì cho bức tranh?.... *Các bước thực hiện: - Chọn màu vẽ. - Tạo bức tranh về bầu trời và biển theo ý thích. - Vẽ và cắt, dán thêm thuyền, mâyđể bức tranh về bầu trời và biển sinh động hơn. *Lưu ý: Hình vẽ thêm cần có kích thước phù hợp với bức tranh, không quá to. 3. Hoạt động 4: Phân tích – Đánh giá (5-7’) *Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, gợi ý HS thảo luận, chia sẻ theo câu hỏi gợi mở: + Em ấn tượng với sản phẩm nào? Vì sao? + Sản phẩm của bạn có những màu nào là màu nhạt, màu nào là màu đậm? + Sản phẩm mang đến cho em cảm giác gì về thời tiết? + Em thích nhất chi tiết nào ở sản phẩm của mình, của bạn? + Em còn muốn điều chỉnh gì ở sản phẩm của mình để rõ màu đậm, nhạt hơn?... - GV nhận xét, đánh giá bài HS 4. Hoạt động 5: Vận dụng – Phát triển (3-5’) *Tìm hiểu màu đậm, màu nhạt trong tự nhiên. - GV cho HS xem hình ảnh về các thời điểm sáng, tối, trời nắng, trời mưa và thảo luận về đậm, nhạt của màu sắc: + Những khi trời sắp mưa, khung cảnh thường có màu như thế nào? + Màu sắc đậm, nhạt trong thiên nhiên cho ta cảm giác thế nào về thời gian trong ngày? + Bức ảnh nào cho ta cảm giác nhiều màu nhạt? + Bức ảnh nào có màu đậm, màu nhạt xen kẽ? =>GV: Đậm, nhạt của màu sắc có thể diễn tả được thời gian trong tranh, ảnh. *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau - HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi. - HS lắng nghe trả lời câu hỏi: - HS trả lời. - Lắng nghe, quan sát cách thực hiện - Nghe lưu ý. - HS trưng bày, thảo luận. - Lắng nghe. - HS quan sát, trả lời. - Lắng nghe. - Nghe dặn dò. ________________________________________________________________ KIỂM TRA CỦA TỔ, KHỐI Ngày 10 tháng 9 năm 2021 Tổ trưởng Nguyễn Thị Thu Hương ________________________________________________________________ TUẦN 3: (Từ ngày 20/9 đến 24/9/2021) Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021 CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG Bài 2: NHỮNG CON VẬT DƯỚI ĐẠI DƯƠNG ( TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Chỉ ra được vẻ đẹp phong phú, đa dạng về hình, màu của các con vật dưới đại dương. - Vẽ và trang trí được con vật dưới đại dương. - HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Ảnh, tranh vẽ các con vật dưới đại dương. 2. Học sinh. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. 2. Hoạt động 1: Khám phá (5-7’) * Nhận biết vẻ đẹp của các con vật dưới đại dương: - GV giới thiệu hình ảnh các con vật trang 10/SGK để HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý: + Nêu tên các con vật? Trong những hình trên, hình nào là các con vật sống dưới đại dương? + Trong các con vật đó, em thích nhất con vật nào? Vì sao? + Con vật em thích có hình dáng, màu sắc và họa tiết như thế nào? + Ngoài những con vật trên, em còn biết những con vật nào sống dưới đại dương? => GV: Mỗi con vật dưới đại dương đều có vẻ đẹp khác nhau 3. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – Kĩ năng (20-25’) *Cách vẽ con vật dưới đại dương. - Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK/11 thảo luận để nhận biết cách thực hiện bài vẽ: + Hình con vật được vẽ ở vị trí nào trên trang giấy? To hay nhỏ? + Có thể vẽ con vật bằng chấm, nét gì? + Các chấm, nét được vẽ và trang trí trên con vật như thế nào? + Ngoài hình con vật, còn có hình ảnh gì để bức tranh thêm sinh động? + Màu sắc trong tranh con vật dưới đại dương được diễn tả như thế nào?... - Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện? => GV: Kết hợp hình với chấm, nét, màu có thể diễn tả được đặc điểm và hình dáng của một số loài vật dưới nước. - Yêu cầu HS thực hành. - Nhận xét, đánh giá. *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau - HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi. - Lắng nghe. - HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý. - HS nêu các bước: 1. Vẽ hình con vật bằng nét. 2. Trang trí bằng các chấm, nét, màu. 3. Vẽ nền để hình con vật thêm sinh động. - Lắng nghe. - HS thực hành. - Nhận xét, đánh giá. - Nghe dặn dò. ________________________________________________________________ KIỂM TRA CỦA TỔ, KHỐI Ngày 17 tháng 9 năm 2021 Tổ trưởng Nguyễn Thị Thu Hương ________________________________________________________________ TUẦN 4: (Từ ngày 20/9 đến 24/9/2021) Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021 CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG Bài 2: NHỮNG CON VẬT DƯỚI ĐẠI DƯƠNG ( TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Vẽ và trang trí được con vật dưới đại dương. - Nêu được cách kết hợp hài hòa, nét, hình, màu trong vẽ hình và trang trí. - Yêu thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường biển. - HS phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương. 2. Học sinh. - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. 2. Hoạt động 3: Luyện tập – Sáng tạo *Vẽ con vật dưới đại dương mà em thích. - Yêu cầu HS nhớ lại hình dáng, đặc điểm của con vật dưới đại dương mà em thích. - Vẽ con vật dưới đại dương theo ý thích bằng các chấm, nét, màu - GV gợi ý bằng các câu hỏi gợi mở: + Em chọn con vật nào sống dưới đại dương để vẽ? Con vật đó có hình dáng, màu sắc như thế nào? + Em sẽ trang trí những nét, màu nào cho con vật em thích? + Em có thể vẽ thêm gì cho phần nền của bài vẽ?... *Lưu ý HS: - Gợi ý HS sử dụng các loại nét đa dạng, xen kẽ nhau để hình con vật thêm sinh động. - Khuyến khích HS vẽ thêm các hình rong rêu, sóng nước, bong bóng nước,cho phần nền của bài vẽ thêm sinh động. 3. Hoạt động 4: Phân tích – Đánh giá *Trưng bày sản phẩm và chia sẻ. - Yêu cầu HS trưng bày bài vẽ. - Hướng dẫn HS giới thiệu, trình bày, nêu cảm nhận về bài vẽ: + Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? + Bài vẽ của bạn vẽ con vật nào dưới đại dương? + Những chấm, nét, màu nào được lặp lại nhiều trong bài vẽ? + Bài vẽ của bạn khác bài vẽ của em ở điểm gì? + Em thích nhất chi tiết gì ở bài vẽ của mình/ bài vẽ của bạn? + Em còn muốn điều chỉnh gì ở bài vẽ của mình hoặc của bạn?... - GV nhận xét, bổ sung. 4. Hoạt động 5: Vận dụng – Phát triển - Cho HS quan sát tran ... ỏi: + Có thể vẽ hình tắc kè hoa bằng nét gì? + Trên thân tác kè hoa có thể trang trí bằng nét hay chấm nào? +Có thể vẽ thêm gì xung quanh tắc kè? + Hoàn thiện hình tắc kè hoa với màu sắc như thế nào? =>GV: Tắc kè hoa có thể được vẽ và trang trí bằng các chấm, nét, hình, màu khác nhau. - Yêu cầu HS thực hành - Yêu cầu HS chia sẻ, đánh giá *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau - HS lắng nghe. - Lắng nghe - HS quan sát, trả lời. - Lắng nghe. - HS quan sát, tìm hiểu cách vẽ. - Lắng nghe. - HS thực hành - Nhận xét, đánh giá. - Nghe dặn dò. ______________________________________________________________ KIỂM TRA CỦA TỔ, KHỐI Ngày 25 tháng 2 năm 2022 Tổ phó Trần Thị Thùy Trang _______________________________________________________________ PHẦN KIỂM TRA CỦA BAN GIÁM HIỆU _______________________________________________________________ TUẦN 25: (Từ ngày 7/3 đến 11/3/2022) Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022 CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI BÀI 4: CHÚ HỔ TRONG RỪNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nêu được cách kết hợp các hình cắt, dán giấy màu để tạo hình con vật - Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Power Point hình ảnh một số con hổ được sáng tạo từ cắt, dán giấy và ảnh hổ trong thiên nhiên - Máy tính, ti vi. 2. Học sinh. - Giấy thủ công, hồ dán, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV bật video cho HS nghe hát. - Giới thiệu nội dung bài học. 2. Hoạt động 1: Khám phá (4-5’) Nhận biết đặc điểm tạo hình của chú hổ - GV cho HS xem MH một số hình hổ được tạo ra từ cách cắt, dán giấy màu. - GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết vật liệu, hình, màu và cách tạo hình hổ: + Em thấy các chú hổ được tạo ra từ những hình, màu nào? + Chú hổ trong hình được tạo ra bằng chất liệu gì? + Hình nào được lặp lại trên chú hổ? => GV: Hình hổ được làm bằng cách cắt, dán các hình cơ bản từ giấy màu. 3. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức (15-20’) Cách tạo hình chú hổ - GV yêu cầu HS quan sát hình trong (trang 55), thảo luân để nhận biết các tạo hình chú hổ từ giấy màu. + Chú hổ có những bộ phận gì? + Có thể tạo hình chú hổ theo các bước nào? + Những hình nào phù hợp để tạo thành hình chú hổ? + Các hình nào được lặp lại?Tỉ lệ các hình đó như thế nào? + Sử dụng các màu giấy như thế nào để trang trí cho đặc điểm chú hổ được nổi bật? - GV làm mẫu các bước để HS quan sát ghi nhớ các bước thực hiện. => GV: Hình cắt từ giấy màu có thể dùng để tạo hình và trang trí chú hổ. - Yêu cầu HS thực hành - Yêu cầu HS chia sẻ, đánh giá *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau - HS lắng nghe. - Lắng nghe. - HS quan sát. - HS quan sát, trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Lắng nghe. - HS quan sát - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Quan sát. - Lắng nghe. - HS thực hành. - Chia sẻ, nhận xét. - Lắng nghe. ______________________________________________________________ KIỂM TRA CỦA TỔ, KHỐI Ngày 4 tháng 3 năm 2022 Tổ phó Trần Thị Thùy Trang TUẦN 26: (Từ ngày 14/3 đến 18/3/2022) Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022 CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI BÀI 4: CHÚ HỔ TRONG RỪNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu. - Chỉ ra được hình lặp lại và đậm, nhạt của màu tạo đặc điểm trong sản phẩm mĩ thuật. - Có ý thức bảo vệ động vật quý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Power Point hình ảnh một số con hổ được sáng tạo từ cắt, dán giấy và ảnh hổ trong thiên nhiên - Máy tính, ti vi. 2. Học sinh. - Giấy thủ công, hồ dán, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV bật video cho HS nghe hát. - Giới thiệu nội dung bài học. 2. Hoạt động 3: Luyện tập – Sáng tạo (12-15’) Tạo hình chú hổ theo ý thích - GV cho HS quan sát hình ảnh chú hổ ngoài thiên nhiên: - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về hình, màu, đặc điểm của hổ. - GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết các hình, màu cần có và cách cắt giấy tạo hình chú hổ. + Em sẽ sử dụng màu nào để tạo hình đầu, thân, chân và đuôi chú hổ? + Đầu, thân, chân, tai chú hổ hình gì? To hay nhỏ so với đầu? + Em sẽ trang trí thân hổ bằng những hình, nét gì? + Mắt chú hổ em sẽ làm như thế nào? - Gv nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá (2-3’) Trưng bày sản phẩm và chia sẻ - GV nêu câu hỏi gợi ý HS chia sẻ: + Em có ấn tượng với chú hổ nào? Vì sao? + Chú hổ của em được làm bắng những hình,khối chất liệu gì? + Hổ thường sống ở đâu? + Hổ thân thiện hay nguy hiểm với con người? - GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển (2-3’) Xem tranh của họa sĩ - Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi: + Em có ấn tượng gì về bức tranh cùa hoạ sĩ? + Trong tranh, em nhìn thấy mấy chú hổ? => GV: Hổ được thể hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật. Chúng là loài động vật quý hiếm cần được bảo tổn và cấm săn bắn. *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau - HS lắng nghe. - Lắng nghe. - HS quan sát - HS nêu. - HS suy nghĩ, trả lời theo câu hỏi gợi ý. - Lắng nghe. - HS suy nghĩ trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát, trả lời. - Lắng nghe. - Nghe dặn dò. ______________________________________________________________ KIỂM TRA CỦA TỔ, KHỐI Ngày 11 tháng 3 năm 2022 Tổ phó Trần Thị Thùy Trang TUẦN 27: (Từ ngày 15/3 đến 15/3/2022) CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI BÀI 5: KHU RỪNG THÂN THIỆN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày được cách kết hợp nét, hình, màu,... và đậm, nhạt để vẽ tranh phong cảnh. - Vẽ được bức tranh phong cảnh khu rừng và các con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Power Point hình ảnh một số con vật trong thiên nhiên. - Máy tính, ti vi. 2. Học sinh. - Bút, màu, giấy bìa, giấy thủ công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV bật video cho HS nghe hát. - Giới thiệu nội dung bài học. 2. Hoạt động 1: Khám phá (5-7’) Xem tranh khu rừng - GV hướng dẫn và khuyến khích HS quan sát sản phẩm rừng cây và những con vật các em tạo ra từ các bài học trước của chủ đề. - GV đặt câu hỏi: + Sản phẩm rừng cây của em có mấy con vật? + Trong rừng thường có những con vật nào? + Con vật đó có tên là gì? To hay nhỏ? + Hình dáng màu sắc của nó ra sao? + Con vật đó di chuyển như thế nào? + Hãy chia sẻ những điều em biết về những con vật trong rừng. + Em thích con vật nào trong rừng? Vì sao?... - GV: Trong mỗi khu rừng đều có rất nhiều loài vật chung sống. Chúng có màu sắc, hình dáng và cách di chuyển, kiếm sống,khác nhau. 3. Hoạt động 3: Kiến tạo kiến thức (4-5’) Cách vẽ tranh với con vật trong rừng - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK (trang 59) để nhận biết các bước vẽ tranh phong cảnh khu rừng với các con vật. - GV minh họa các bước vẽ hình và sắp xếp cảnh vật để HS quan sát nhận ra cách thực hiện. + Vẽ hình con vật trong rừng. + Vẽ cây và cảnh vật cùa khu rừng. + Vẽ màu cho bức tranh. - GV: Kết hợp hình vẽ các con vật và khung cảnh rừng cây có thể tạo được bức tranh khu rừng thân thiện. - Yêu cầu HS thực hành - Yêu cầu HS chia sẻ, đánh giá *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau - HS lắng nghe. - Lắng nghe. - HS quan sát. - HS suy nghĩ câu trả lời. - HS nêu - HS: Con hổ, con thỏ,.. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Lắng nghe - HS quan sát. - HS quan sát. - Lắng nghe. - HS thực hành. - HS nhận xét, đánh giá - Nghe dặn dò. ______________________________________________________________ Ngày 14 tháng 3 năm 2022 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG: Mai Thị Hương TUẦN 28 (Từ ngày 22/3 đến 22/3/2022) CHỦ ĐỀ: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI BÀI 5: KHU RỪNG THÂN THIỆN (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Vẽ được bức tranh phong cảnh khu rừng và các con vật. - Chỉ ra được nhịp điệu, sự hài hoà của nét, hình và màu trong tranh. - Nêu được cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua cảnh vật và màu sắc trong tranh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Power Point hình ảnh một số con vật trong thiên nhiên. - Máy tính, ti vi. 2. Học sinh. - Bút, màu, giấy bìa, giấy thủ công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2-3’) - GV bật video cho HS nghe hát. - Giới thiệu nội dung bài học. 2. Hoạt động 3: Luyện tập (12-15’) Tạo sản phẩm mĩ thuật về những con vật trong rừng - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi: + Em định vẽ con vật nào? Hình dáng, màu sắc của nó như thế nào? + Vị trí con vật đó ở đâu trong bài vẽ? + Em còn vẽ thêm con vật nào hình ảnh gì cho bài vẽ? Ở vị trí nào? + Tại sao lại vẽ thêm những hình ảnh đó ? + Cảnh vật nào phù hợp với các con vật trong bài vẽ? + Em chọn màu nào đẽ hoàn thiện bài vẽ? - GV hướng dẫn HS thực hành bài vẽ về những con vật trong rừng theo ý thích. 3. Hoạt động 4: Phân tích, đánh giá (3-4’) Trưng bày sản phẩm - GV nêu câu hỏi gợi ý để định hướng thảo luận. + Em có ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? + Hình, màu con vật nào em thích? Con vật đó to hay nhỏ? Nó đang làm gì? + Bài vẽ nào tạo không gian rừng cây em thích? + Em có muốn vẽ, làm thêm gì để bài vẽ sinh động hơn? - GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển (2-3’) Tìm hiểu tranh của bạn - GV gợi ý HS quan sát, thảo luận, chỉ ra điểm giống và khác nhau trong bài vẽ của mình , của bạn. - GV tóm tắt: Những con vật trong rừng có hình dạng màu sắc và đặc điểm bề ngoài, tính nết khác nhau; tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên và cảm hứng sáng tạotrong tranh. - GV nhận xét, tổng kết bài học. *Nhận xét, dặn dò: - Củng cố tiết học, nhận xét HS - Chuẩn bị ĐD cho tiết sau - HS lắng nghe. - Lắng nghe. - HS quan sát, trả lời. - HS thực hành. - HS thảo luận theo câu hỏi hướng dẫn. - Lắng nghe. - HS quan sát, thảo luận. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Nghe dặn dò. ______________________________________________________________ Ngày 21 tháng 3 năm 2022 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG: Mai Thị Hương
Tài liệu đính kèm: