Giáo án Luyện từ và câu - Trường tiểu học Nghĩa Trung số 1

Giáo án Luyện từ và câu - Trường tiểu học Nghĩa Trung số 1

Luyện từ và câu

TIẾT 1: TỪ VÀ CÂU

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu qua các bài tập thực hành.

 - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập. Bước đầu biết dùng từ đặt được những câu đơn giản.

 2. Kĩ năng: Vận dụng bài để nói, viết văn.

 3. Thái độ: Biết dùng từ ngữ hợp lí khi giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 - GV : Tranh minh hoạ các sự vật, hoạt động trong SGK. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to để HS các nhóm làm bài tập 2.

 

doc 59 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu - Trường tiểu học Nghĩa Trung số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Tiết 1: Từ và câu
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu qua các bài tập thực hành.
 - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập. Bước đầu biết dùng từ đặt được những câu đơn giản.
 2. Kĩ năng : Vận dụng bài để nói, viết văn.
 3. Thái độ : Biết dùng từ ngữ hợp lí khi giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Tranh minh hoạ các sự vật, hoạt động trong SGK. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to để HS các nhóm làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Mở đầu : (2’)
 Bắt đầu từ lớp 2, các em sẽ làm quen với tiết học mới có tên gọi : Luyện từ và câu. Những tiết học này sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết sử dụng từ ngữ nói và viết thành câu.
2. Bài mới : (30’)
 a) Giới thiệu bài : ở lớp 1 các em đã biết thế nào là một tiếng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm thế nào là từ và câu. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn: 8 bức tranh vẽ người, vật hoặc việc. Bên mỗi tranh có đánh số thứ tự. Em hãy chỉ tay vào và đọc các số đó lên. 
- 8 bức tranh có 8 tên gọi, em hãy đọc 8 tên gọi đó lên.
- Em cần xem tên gọi nào là của người, vật hoặc việc nào.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nhận xét bài làm của HS , chốt lại lời giải đúng:
1. trường 5. hoa hồng
2. học sinh 6. nhà
3. chạy 7. xe đạp
4. cô giáo 8. múa
* Bài tập 2: Tìm các từ :
+ Chỉ đồ dùng học tập.
+ Chỉ hoạt động của học sinh.
+ Chỉ tính nết của học sinh.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được.
* Bài tập 3: Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau
- Gọi HS đọc đề bài 
- Hướng dẫn: Quan sát kĩ hai tranh, thể hiện nội dung mỗi tranh bằng một câu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Khắc sâu kiến thức mới : 
+ Tên gọi của các vật, việc gọi là từ.
+ Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.
 3) Củng cố, dặn dò : (3’)
- Thế nào gọi là một câu?
- Nói viết cần nói ntn?
- Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
- 2HS đọc : học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo.
- GV đọc tên, HS chỉ tay vào tranh vẽ và đọc số thứ tự của tranh ấy lên (VD : trường – số 1).
- HS từng nhóm lần lượt làm miệng, 3, 4 HS làm lại bài tập. 
- 2HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận, tìm từ, viết vào giấy khổ lớn, xong dán lên bảng.
- Đại diện các nhóm đọc to kết quả, GV, lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- 3, 4HS đọc tất cả các từ tìm được.
- 2HS đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 4HS nhắc lại.
- HS nêu.
Luyện từ và câu
Tiết 2 : Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập.
 - Đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo thành câu mới ; biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt câu.
 3. Thái độ : Chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Bộ thẻ từ tạo thành câu ở bài tập 3. Bảng phụ, bút dạ và giấy khổ to.
 - HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Bài cũ : (4’)
- Gọi HS làm lại BT3, tiết LTVC tuần trước.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về học tập, củng cố những điều đã học về từ và câu, làm quen với câu hỏi và trả lời câu hỏi. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Tìm các từ :
+ Có tiếng học.
+ Có tiếng tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS đọc kết quả
- Nhận xét bài làm của HS.
* Bài tập 2: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Bài tập 3: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới:
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
+ Thu là bạn thân nhất của em.
- Gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS đọc mẫu.
- Hướng dẫn: Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS. GV chốt lại lời giải đúng :
a, Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
 Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
b, Thu là bạn thân nhất của em.
 Em là bạn thân nhất của Thu.
 Bạn thân nhất của em là Thu.
 Bạn thân nhất của Thu là em.
- Muốn viết một câu mới dựa vào một câu đã có em làm thế nào ?
* Bài tập 4: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau : 
+ Tên em là gì
+ Em học lớp mấy
+ Tên trường của em là gì
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc các câu trong bài.
- Đây là các câu gì ?
- Khi viết các câu hỏi cuối câu ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
 3) Củng cố, dặn dò : (3’)
- Muốn viết một câu mới dựa vào một câu đã có em làm thế nào ?
- Khi viết câu hỏi cuối câu phải có dấu gì ?
- Nhận xét tiết học.
- 3HS làm bài.
- 2HS đọc yêu cầu.
- 2HS đọc mẫu.
- HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được.
- 2HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài,sau đó đọc câu vừa đặt.
- 2HS đọc đề bài.
- 1HS đọc mẫu.
- Sắp xếp lại các từ trong câu, đổi chỗ từ con và từ mẹ cho nhau.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- Thay đổi trật tự các từ trong câu.
- 2HS đọc đề bài.
- 2HS đọc các câu trong bài.
- Đây là các câu hỏi.
- Ta phải đặt dấu chấm hỏi.
- 3HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 5,6 HS trả lời miệng.
- Thay đổi trật tự các từ trong câu.
- Dấu chấm hỏi.
Luyện từ và câu
Tiết 3 : Từ chỉ sự vật. Câu kiểu: Ai là gì ?
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh và bảng từ gợi ý. 
 - Biết đặt câu theo mẫu : Ai (hoặc con gì, cái gì) là gì ?.
 2. Kĩ năng : Vận dụng để viết đúng từ ngừ về sự vật.
 3. Thái độ : Yêu quí người, vật, đồ vật, cây cối 
II.Đồ dùng dạy - học :
 GV : Tranh minh hoạ các sự vật trong sgk. 
 Bảng phụ viết nội dung BT 2 .
III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Bài cũ : (4’)
- Gọi HS làm lại BT 1,3, tiết LTVC tuần trước.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ học về từ chỉ sự vật, tập đặt câu theo mẫu Ai (hoặc con gì, cái gì) là gì ?. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được.
- GV Ghi lên bảng từ hs vừa nêu, chốt : Các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối ... được gọi chung là từ chỉ sự vật.
* Bài tập 2: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu dưới đây:
 Ai (hoặc cái gì, con gì)
 là gì ?
 Bạn Vân Anh
là học sinh lớp 2 A.
- Gọi HS đọc đề bài 
- Gọi HS đọc mô hình câu và câu mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu.
+ Kết luận : Mẫu câu Ai (hoặc con gì, cái gì) là gì ? dùng để giới thiệu hoặc nhận xét về một sự vật.
 3) Củng cố, dặn dò : (3’)
- Từ chỉ sự vật là gì ?
- Khi nêu nhận xét hay giới thiệu về một sự vật, ta phải sử dụng mẫu câu nào ?
- Nhận xét tiết học.
- 3HS làm bài.
- 2HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miệng.
- HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được.
- 4HS nhắc lại kết luận.
- 2HS đọc yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm, HS lớp làm bài.
- 2HS đọc đề bài.
- 1HS đọc mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- 5, 6 HS đọc câu đã đặt.
- 3HS nhắc lại kết luận.
- Là từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối, ...
- Mẫu câu : Ai (hoặc con gì, cái gì) là gì ?
Luyện từ và câu
Tiết 4 : Từ chỉ sự vật. từ ngữ về Ngày, tháng, năm
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, câycối..
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. Biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý.
 2. Kĩ năng : Nói , viết câu đủ ý, dùng từ chính xác.
 3. Thái độ : Yêu các sự vật, góp phần BVMT. 
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Kẻ sẵn bảng phân loại từ chỉ sự vật ở BT 1. Bảng phụ viết đoạn văn ở BT 3 .
 III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Bài cũ : (5’)
- Gọi HS làm lại BT3, tiết LTVC tuần trước.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ chỉ sự vật, tập đặt và trả lời câu hỏi về thời gian, tập ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột 3 từ):
chỉ người
chỉ đồ vật
chỉ con vật
chỉ cây cối
học sinh
 ghế
 chim sẻ
 xoài
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được.
- Các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối ... được gọi là gì ?
* Bài tập 2: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về :
a, Ngày, tháng, năm.
b, Tuần, ngày trong tuần (thứ...).
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Bài tập 3: Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả :
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, sửa câu.
- Gọi HS đọc lại bài làm.
 3) Củng cố, dặn dò : (3’)
- Từ chỉ sự vật là gì ?
- Nhận xét tiết học.
- 3HS làm bài.
- 2HS đọc yêu cầu.
- 1HS lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- HS nối tiếp nhau đọc các từ tìm được.
- Từ chỉ sự vật.
- 2HS đọc yêu cầu.
- Từng cặp 2HS thực hành hỏi - đáp, từng cặp HS thi hỏi đáp trước lớp. 
Trời mưa to.Hoà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.
- 2HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- 5, 6 HS đọc câu đã đặt.
- Là từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối, ...
Luyện từ và câu
Tiết 5 : Tên riêng . Câu kiểu Ai là gì ?
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật và nắm được cách viết hoa tên riêng Việt Nam. Bước đầu biết viết hoa tên riêng Việt Nam.
 - Biết đặt câu theo mẫu : Ai (cái gì, con gì) – là gì ?.
 2 ...  tập :
* Bài tập 1: Tìm những từ ngữ :
- Nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
- Nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chốt lại lời giải đúng, gọi HS đọc lại bài làm 
* Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1
- Gọi HS đọc đề bài.
+ GV nhắc HS chú ý : Khi đặt câu với mỗi từ tìm được ở BT1, không nhất thiết phải nói về quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi, có thể nói về các quan hệ khác của Bác.
- Yêu cầu HS đặt câu (mỗi HS đặt ít nhất 2 câu với 2 từ)
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc câu đã đặt
- Nhận xét và cho điểm
* Bài tập 3: Mỗi tranh dưới đây kể một hoạt động của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ. Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng một câu 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Treo tranh, yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh, suy nghĩ và ghi lại hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh – mỗi hoạt động ghi bằng một câu
- Yêu cầu HS làm bài nhóm đôi.
- Gọi một số nhóm tiếp nối nhau đọc câu đã đặt.
- Nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét và ghi bảng một số câu đúng.
3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nêu các từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi?
- Em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác.
- Nhận xét tiết học.
- 4HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài, các nhóm nêu kết quả.
- 2 HS đọc 
- 1HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu
- 2HS đọc đề bài.
- Quan sát và suy nghĩ.
- HS làm bài.
- Nhiều nhóm đọc bài làm.
- lớp nhận xét.
- HS nêu.
- HS phát biểu.
Luyện từ và câu
Tiết 31: Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn, tìm được vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ. 
 - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống
 2.Kĩ năng : Vận dụng làm bài tập, điền từ chính xác
 3.Thái độ : Kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung BT3
III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Bài cũ : (5’)
- Gọi HS làm bài tập 1, tuần 30
a) Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi?
b) Tìm những từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ?
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác Hồ, luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn viết về cách sống của Bác Hồ (có để trống 5 chỗ ứng với 5 từ ngữ đã cho). HS suy nghĩ, chọn từ ngữ thích hợp để điền đúng vào từng chỗ trống 
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chốt lại lời giải đúng, gọi HS đọc lại bài làm.
 * Bài tập 2: Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ
M : sáng suốt
- Gọi HS đọc đề bài.
+ GV gợi ý : Các em đã biết một số bài thơ, bài hát ca ngợi Bác Hồ, được đọc, được nghe một số câu chuyện kể về những phẩm chất cao đẹp của Bác. Trước hết, có thể tìm những từ ngữ ca ngợi Bác trong các bài thơ, bài hát, câu chuyện đó.
- HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp, cử đại diện nhóm đọc kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại : sáng suốt, tài ba, lỗi lạc, có chí lớn, giàu nghị lực, yêu nước, thương dân, thương giống nòi, đức độ, hiền từ, hiền hậu, nhân ái, bình dị, giản dị ...
* Bài tập 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- GV tổ chức thi kể chuyện về Bác Hồ.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, 1HS lên bảng làm.
- 2 HS đọc 
- 1HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu
- 2HS đọc đề bài.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- HS kể mẩu chuyện vui.
 Luyện từ và câu
Tiết 32 : Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau theo từng cặp.
 - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống.
 2. Kĩ năng : Vận dụng, thực hành.
 3. Thái độ : Ham thích học tập.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.
 - HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Bài cũ : (5’)
- Gọi HS làm bài tập 2, 3 tuần 31
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Xếp các từ cho dưới đây thành tứng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa)
a, đẹp, ngắn, nóng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài
b, lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen
c, trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chốt lại lời giải đúng, gọi HS đọc lại bài làm.
a, đẹp - xấu, ngắn - dài, nóng - lạnh, thấp - cao. 
b, lên - xuống, yêu - ghét, khen - chê.
c, trời- đất, trên - dưới, ngày - đêm. 
 * Bài tập 2: Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3) Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Ô chữ
+ GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống : đen, no, khen, béo, thông minh, nặng, dày
+ Gọi HS xung phong lên lật chữ, HS lật được từ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài
- Nhận xét tiết học.
- 5HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo nhóm, từng nhóm nêu kết quả.
- 2 HS đọc 
- 1HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS chơi trò chơi
 Luyện từ và câu
Tiết 33 :Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp. Nhận biết được những từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
 - Đặt câu với những từ tìm được.
 2.Kĩ năng : Vận dụng thực hành. 
 3. Thái độ : Yêu quí mọi người lao động.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Tranh minh hoạ BT1, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Bài cũ : (5’)
- Gọi HS làm bài tập 1 tuần 32
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ được biết thêm rất nhiều nghề và những phẩm chất của nhân dân lao động, sau đó sẽ luyện cách đặt câu với các từ tìm được. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh và yêu cầu HS suy nghĩ
- Người trong bức tranh 1 làm nghề gì ? Vì sao em biết ?
- Gọi HS nhận xét. 
- Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS
 * Bài tập 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết. M : thợ may
- Gọi HS đọc đề bài.
- Chia HS thành nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận để tìm từ và viết vào giấy khổ to. Sau đó mang giấy ghi các từ tìm được dán lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc.
* Bài tập 3: Trong các từ dưới đây, những từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được, GV ghi bảng
- Nhận xét bài làm của bạn
- Từ cao lớn nói lên điều gì ?
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng, các từ cao lớn, rực rõ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất.
* Bài tập 4: Đặt một câu với một từ vừa tìm được trong bài tập 3
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc câu vừa đặt được.
- Nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, cho điểm.
3) Củng cố, dặn dò : (3’)
- GV củng cố bài, liên hệ .
- Nhận xét tiết học.
- 5HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Quan sát và suy nghĩ
- Làm công nhân, vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường
- 1HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài
- anh hùng, đoàn kết, thông minh, gan dạ, cần cù, anh dũng
- Cao lớn nói về tầm vóc
- 1HS đọc đề bài
- HS làm bài
- Một số HS đọc câu văn của mình trước lớp, HS lớp nhận xét.
- HS kể tên nghề nghiệp của người thân.
Luyện từ và câu
Tiết 34 : Từ trái nghĩa. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Dựa vào bài đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ trái nghĩa điền vào chỗ
trống trong bảng, nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước.
 - Nêu được ý thích hợp với từ chỉ nghề nghiệp.
 2. Kĩ năng : Vận dụng, thực hành.
 3. Thái độ : Ham thích học tập, yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung BT1, 3
III. Các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1. Bài cũ (5’)
- Gọi HS làm bài tập 4 tuần 33
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới : (28’)
 a) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ cùng học về từ trái nghĩa và sẽ biết thêm công việc cụ thể của một số ngành nghề trong cuộc sống. Ghi đầu bài.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1: Dựa theo nội dung bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm những từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống
+Những con bê cái : ...................................
+Những con bê đực : ...................................
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nhận xét. 
- Tìm những từ khác ngoài bài trái nghĩa với rụt rè.
- Tìm từ trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn
 * Bài tập 2: Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó
+ Trẻ con + Cuối cùng
+ Xuất hiện + Bình tĩnh 
M : Trẻ con trái nghĩa với người lớn
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp
- Nhận xét cho điểm.
* Bài tập 3: Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
3) Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nhận xét tiết học.
- 5HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1HS đọc
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm
- bạo dạn / táo bạo
- ngấu nghiến / hùng hục
- 1HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài, 2HS lên bảng làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an luyen tu va cau.doc