Giáo án Luyện từ và câu tiết 10: Từ ngữ về họ hàng; dấu chấm, dấu hỏi chấm

Giáo án Luyện từ và câu tiết 10: Từ ngữ về họ hàng; dấu chấm, dấu hỏi chấm

Lớp: 2 Tên bài dạy:

Tiết: 10 Tuần : 10 TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG.

DẤU CHẤM, DẤU HỎI CHẤM

I. Mục tiêu:

1.Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.

2. Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.

- Vở BTTV in( hoặc phiếu BT).

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 9025Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu tiết 10: Từ ngữ về họ hàng; dấu chấm, dấu hỏi chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Luyện từ và câu
Thứ.. ngày. tháng. năm 2005
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 10 Tuần : 10
Từ ngữ về họ hàng.
Dấu chấm, dấu hỏi chấm
I. Mục tiêu:
1.Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
2. Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
Vở BTTV in( hoặc phiếu BT).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học tương ứng
5’
1’
7’
5’
5’
5'
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
 Nhắc lại một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của người và sự vật
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Gv nêu nhiệm vụ của giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở cau chuyện Sáng kiến của bé Hà
bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, cô, chú, con cháu, cháu.
Bài tập 2: Kể thêm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết
 cụ, ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, bác, dì, thím, cậu, mợ, con dâu, con rể, cháu, chắt, chút, chít......
 Bài tập 3: Xếp vào mỗi nhóm ( họ nội. họ ngoại) một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng
- Họ nội là những người họ hàng thuộc về đằng bố. Họ ngoại là những người họ hàng thuộc về đằng mẹ.
Họ nội: ông nội, bà nội, bác, cô, chú......
Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu, mợ, dì.........
Bài tập 4: Chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống
Nam nhờ chị viết hư hỏi thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết . Viết xong thư, chị hỏi :
 - Em còn muốn nói thêm điều gì nữa không?
Cậu bé đáp:
 - Dạ có . Chị viết hộ em vào cuối thư : " Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và có nhiều lỗi chính tả."
 Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào?( Nam xin lỗi ông bà " vì chữ xấu và sai nhiều lỗi chính tả". Nhưng những chữ trong thư là của chị Nam, chứ không phải là của Nam vì Nam chưa biết viết)
- Hỏi: Khi nào cần dùng dấu chấm?( viết hết câu.)
- Hỏi: Khi nào cần dùng dấu hỏi chấm? ( cuối câu hỏi)
- Hỏi: Khi đọc gặp dấu chấm, dấu hỏi chấm ta làm như thế nào?( gặp dấu chấm cần nghỉ hơi, gặp dấu hỏi chấm thì hơi lên giọng)
- Trong bài hôm nay chúng ta đã tìm được các từ chỉ mối quan hệ họ hàng nào?( học sinh nói từ)
Củng cố- dặn dò:
Ôn lại từ chỉ mối quan hệ họ hàng, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
*PP kiểm tra- đánh giá
- Cả lớp trả lời miệng câu hỏi của GV: Hãy tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
*PP thuyết trình.
- Gv giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài lên bảng.- 
- HS mở SGK, vở BT
- HS nhắc lại nội dung bài.
 *PP giảng giải, luyện tập, thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS đọc thầm bài: Sáng kiến của bé Hà và ghi nhanh các từ chỉ quan hệ họ hàng ra giấy nháp
- Hs chữa bài.
- Gv nêu đáp án đúng.
- GV treo bảng phụ viêt nội dung bài 2. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2 để tìm từ phù hợp
- Đại diện nhóm chữa bài.
- Nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV giảng.
 - Chia bảng ra làm 4 cột, mỗi cột có 2 cột nhỏ ghi: họ nội- họ ngoại. 4 tổ lên chơi tiếp sức.
- Tổ nào có nhiều từ nhất( sau 2 phút) là thắng.
- GV đưa đáp án.
- Nếu có thể cần yêu cầu HS giải thích rõ mối quan hệ. VD: mợ là vợ của cậu thuộc về họ ngoại....
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp suy nghĩ và làm bài.
- Chữa bài.
- GV hỏi- học sinh suy nghĩ trả lời.
- HS luyện đọc cả bài.
- GV nhận xét. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...

Tài liệu đính kèm:

  • docTu cau 10.doc