Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường TH Đắk Ang

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường TH Đắk Ang

Tiết 2&3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. MỤC TIÊU:

A. TẬP ĐỌC

- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt ngởi hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước, Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó (Trả lời được các CH trong SGK)

* MTR/; Đọc đúng, rõ ràng đoạn 1 và 3 câu đầu của đoạn 2.

B. KỂ CHUYỆN

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện

 

doc 29 trang Người đăng duongtran Lượt xem 993Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường TH Đắk Ang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tiết 1.
CHÀO CỜ
Tiết 2&3
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU:
A. TẬP ĐỌC
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt ngởi hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước, Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó (Trả lời được các CH trong SGK) 
* MTR/; Đọc đúng, rõ ràng đoạn 1 và 3 câu đầu của đoạn 2.
B. KỂ CHUYỆN
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.(tranh phóng to - nếu có). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 2 HS lên bảng đọc 2 đoạn của bài “Ngày hôi đua voi ở Tây Nguyên”
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài, nêu yêu cầu của giờ học, ghi bảng. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
* Ghi bảng những tiếng khó, dẽ lẫn và gọi HS yếu luyện đọc
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
* Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS yếu đọc thầm đoạn 1
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
* Kiểm tra HS yếu đọc đoạn ,hướng dẫn đọc các tiếng sai
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* GV giao nhiệm vụ cho HS yếu đọc thầm lại 1 lần đoạn 1 và đọc 3 câu đầu của đoạn 2.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ?
- Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 3. Thảo luận câu hỏi:
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
- Gv nhận xét, chốt lại: Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tầm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời, Chử Đồng Tử còn có nhiều lần giúp dân đánh giặc..
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 4.
+ Nhân dân làm gì để biết ơn Chữ Đồng Tử?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Một Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
2 HS lên bảng đọc, lớp theo dõi
- Nhận xét
- Theo dõi, nhắc tên bài theo hành dọc
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
* HS yếu đọc tiếng khó nhiều lần
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
* HS yếu đọc thầm đoạn 1
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
* HS yếu đọc đoạn 1 cho GV kiểm tra
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Một Hs đọc cả bài.
* HS yếu đọc theo yêu cầu và nhiệm vụ của GV giao cho
Hs đọc thầm đoạn 1.
Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha còn mình đành ở không.
Hs đọc thầm đoạn 2
Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cặp bờ, hoảng hốt, bới cát vùi lên mình trên bãi lao để trốn. Công chúa Tiên Dung tính cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử . công chúa rất đỗi bàng hoàng.
Công chúa cảm động khi biết tình cảm của Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
Hs thảo luận câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét, chốt lại.
Hs đọc đoạn 4.
Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
Một Hs đọc cả bài.
Hs nhận xét.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gv cho Hs quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
- Gv mời từng cặp Hs phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó ; Tình cha con ; Ở hiền gặp lành.
+ Tranh 2: Truyền nghề cho dân ; Dạy dân trồng cấy ; Giúp dân.
+ Tranh 3: Tưởng nhớ ; Uống nước nhớ nguồn ; Lễ hội hằng năm.
- Bốn Hs tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh
Dặn HS về nhà đọc kĩ lại bài tập đọc 5 lần
* HS yếu đọc đoạn 1, 5 lần
Hs quan sát các gợi ý.
Từng cặp hs phát biểu ý kiến.
4 Hs kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
Lắng nghe, nhận nhiệm vụ
Tiết 4.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách sử dụng tiền Việt nam với các mệnh giá đã học. Bài 1, 2(a, b), 3, 4.
- Biết cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tiền tệ.
MTR: HS yếu làm được bài 1(a,b) và bài 2a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ giấy bạc 2000đ, 5000đ, 10.000 đ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- yêu cầu 3 hs tính nhẩm 3 phép tính:
5000 - 2000 - 1000 = ( HS yếu 1 phép tính)
2000 + 2000 + 2000 - 1000 =
5000 + 5000 - 3000 =
- Gv chữa bài, ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: 
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, trước hết chúng ta phải tìm được gì?
- Yêu cầu hs tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền?
* Với HS yếu Gv có thể giao nhiệm vu cho các em tính câu a,b bằng cách đặt tính rồi tính-Gv quan sát và giúp đỡ
- Vậy cái ví nào có nhiều tiền nhất?
- Ví nào ít tiền nhất?
- Chữa bài ghi điểm.
Bài 2.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
* GV tiếp tục kiểm tra HS yếu, nếu các em làm dúng bài tập 1 thì cho các em chuyển sang BT 2a
- Các phần b làm tương tự.
Bài 3.
- Gv hỏi: Tranh vẽ những đồ vật nào? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu?
- Hãy đọc các câu hỏi của bài.
- Em hiểu thế nào là mua vừa đủ?
- Bạn Mai có bao nhiêu tiền?
- Vậy Mai có vừa đủ tiền để mua cái gì?
- Mai có thừa tiền để mua cái gì?
- Nếu Mai mua thước kẻ thì còn thừa bao nhiêu tiền?
- Mai không đủ tiền để mua gì? Vì sao?
- Mai còn thiếu mấy nghìn nữa mới mua được hộp sáp màu?
- Yêu cầu hs tự làm phần b.
Bài 4:
- Yêu cầu hs tự làm bài.
Tóm tắt
Sữa: 6700đ
Kẹo: 2300đ
Đưa cho người bán: 10000đ
Trả lại:...........đồng?
- Chữa bài, ghi điểm.
Hoạt động 2. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Về nhà luyện tập thêm vở bài toán, chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 hs tính:
5000 - 2000 - 1000 = 2000
2000 + 2000 + 2000 - 1000 = 5000
5000 + 5000 - 3000 = 7000
- Hs nhận xét.
- Yêu cầu tìm chiếc ví có nhiều tiền nhất.
- Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
- Hs tìm bằng cách cộng nhẩm:
* HS yếu tính câu a,b: Đặt tính xong rối tính
a. 1000đ + 5000đ + 200đ + 100đ = 6300đ
b. 1000đ + 1000đ + 1000đ + 500đ +100đ = 3600đ
c. 5000đ + 2000đ + 2000đ + 500đ + 500đ = 10000đ
d. 2000đ + 2000đ + 5000đ + 200đ + 500đ = 9700đ
- Cái ví c có nhiều tiền nhất là 10.000đ
- Ví b ít tiền nhất là 3.600đ.
- Xếp theo thứ tự: b, a, d, c.
- hs làm bài vào vở - đọc chữa bài.
a. Cách 1: Lấy 1 tờ giấy bạc 2000đ, 1 tờ giấy bạc 1000đ, 1 tờ giấy bạc 500đ và 1 tờ giấy bạc 100đ thì được 3600đ.
Cách 2: Lấy 3 tờ giấy bạc loại 1000đ, 1 tờ giấy bạc 500đ và 1 tờ giấy bạc 100đ = 3600đ
- Tranh vẽ bút máy giá 4000đ, hộp sáp màu 5000đ, thước kẻ giá 2000đ, dép giá 6000 đồng, kéo giá 3000đ.
- 2 hs lần lượt đọc.
- tức là mua hết tiền không thừa, không thiếu.
- Bạn Mai có 3000đ.
- Mai có vừa đủ tiền mua chiếc kéo.
- Mai có thừa tiền để mua thước kẻ.
- Mai còn thừa lại 1000đ vì 3000 - 2000 = 1000đ.
- Mai không đủ tiền mua bút máy, sáp màu, dép vì những thứ này giá tiền nhiều hơn số tiền Mai có.
- Mai còn thiếu 2000đ vì 5000 - 3000 = 2000đ.
- Hs tự làm tiếp phần b.
- 1 hs đọc đề bài.
- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 Bài giải:
 Số tiền phải trả cho hộp sữa và gói kẹo là:
 6700 + 2300 = 9000 ( đ )
 Số tiền cô bán hàng phải trả lại là:
 10.000 - 9000 = 1000 ( đ )
 Đáp số: 1000đồng.
- Hs nhận xét.
- Vài HS.
- HS theo dõi.
Tiết 5.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tạp Đạo đức 3.
- Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai (hoạt động 1, tiết 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 -
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1:Xử lý tình huống qua đóng vai
-Chia nhóm thảo luận đóng vai bài tập 1
-Cho các nhóm trình bày
 + Trong các cách giải quyết mà các nhóm đưa ra,cách nào phù hợp?
 +Ông tư sẽ nghĩ gì về Minh và Nam nếu thư bị bóc ra?
 GVKL:Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác.Đó là tôn trọng thư từ tài sản người khác.
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm:
-Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 2
-Cho Hs lên bảng làm bài tập 2a
-Các nhóm thảo luận bai 2b
-Các nhóm trình bày kết quả
 GVKL: Thư từ tài sản của người khác là của riêng mọi người.Cần được tôn trọng,xâm phạm là sai trái là vi phạm pháp luật.Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em đó là quyền trẻ được hưởng.Tôn trọng tài sản người khác chỉ hỏi mượn khi cần,sử dụng khi được phép,bảo quản giữ gìn khisử dụng.
Hoạt động 3:Liên hệ thực tế
-Gv nêu yêu cầu trao đổi bài tập 3 theo cặp
-Gọi một số HS trình bày kết quả
GV tổng kết khen ngợi những em tôn trọng thư từ,tài sản ngươi khác và đề nghị lớp noi theo
*Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt các điều đã học,sưu tầm những mẩu chuyện về chuyện tôn trọng thư từ tài sản người khác.
Thảo luận
Thực hiện
Trả lời
Lắng nghe
Đọc
Thực hiện-nhận xét
Thảo luận
Thực hiện
Lắng nghe
Thực hiện
---------------------------o0o-------------------------
Thứ ba ngày 09 tháng 3 năm 2010
Tiết 1.
TẬP ĐỌC
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơ ... c. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.
+Hỏi: Cá thở như thế nào và thở bằng gì?
-Hỏi: Khi ăn cá em thấy có gì?
-Kết luận: Cá là loài vật có xương sống (khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống). Cá thở bằng mang.
Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng của cá
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK và các tranh ảnh loài cá mà nhóm sưu tầm được theo định hướng sau:
+Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận, đầu, răng, đuôi, vẩy...
-GV giúp đỡ các nhóm quan sát. (đặt câu hỏi cụ thể để HS nhận xét đặc điểm khác nhau của cá).
-GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Kết kuận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng.
Hoạt động 3: Ích lợi của cá.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, ghi vào giấy các ích lợi của cầm em biết và lấy ví dụ.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận nêu các ích lợi của cá và tên các loài cá làm ví dụ - ghi vào giấy của nhóm.
-Yêu cầu các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét bổ sung
GV kết luận: Cá có nhiều ích lợi. Phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho người và cho động vật. Ngoài ra cá được dùng để CHỬa bệnh (gan cá, sụn vi cá mập) và để diệt bọ gậy trong nước. 
*Hoạt động kết thúc:
-Hỏi: Chúng ta làm gì để bảo vệ cá?
4/ Củng cố – dặn dò: 
-YC HS về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về các loài cá và các hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá; vẽ một loài cá em yêu thích.
-Dặn dò HS sưu tầm tranh, ảnh về các loài chim để chuẩn bị cho tiết học sau.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Nhận xét tiết học. 
-HS báo cáo trước lớp.
- Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật (cho cá, gà,..) và làm hàng xuất khẩu.
-Lắng nghe.
+Các nhóm làm việc theo hướng dẫn, thảo luận trong nhóm.
+Đại diện 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+HS lắng nghe.
+HS trả lời: Quan sát ta thấy cá thở bằng mang, khi cá thở mang và mồm cử động để lùa nước vào và đẩy nước ra. 1 đến 2 HS nhắc lại.
-Khi ăn cá thấy có xương.
-HS nghe kết luận.
-HS chia nhóm, cùng quan sát và thảo luận để rút ra kết quả:
+Màu sắc của cá rất đa dạng: Có con cá có màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng thường ngả dần sang màu trắng.
+Hình dáng của cá cũng rất đa dạng, có con mình tròn như cá vàng, có con mình thuôn như cá chép; có con dài như cá chuối; lươn; có con trông như quả trám như cá chim; có con trông giống cái diều như cá đuối; có con cá rất bé có con lại to như cá mập, cá voi, cá heo,...
+Về các bộ phận của cá có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối, có con vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối; các loài cá nước ngọt thường có vảy, các loài cá biển thường có da trơn, không vảy; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập.
-Một vài đại diện HS báo cáo, các HS khác theo dõi, bỗ sung những đặc điểm khác bạn chưa trình bày.
-HS suy nghĩ viết vào giấy các ích lợi của cá và tên các loài cá đó.
-Lần lượt từng thành viên của nhóm kể tên các ích lợi để cả nhóm ghi lại (không kể trùng lặp ích lợi nhưng được trùng tên các loài cá).
-Các nhóm dán kết quả, nhóm quan sát và nhận xét bổ sung kết quả cho nhau.
-Lắng nghe
-Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.
-HS lắng nghe và ghi nhận để chuẩn b
Tiết 3
CHÍNH TẢ
NGHE-VIẾT: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập 2b. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết nội dung bài tập 2b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp các từ ngữ sau: dập dềnh,giặt giũ, khóc rưng rức, cao lênh khênh, bện dây, bập bênh.
B. Bài mới
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc một lần đoạn chính tả 
* GV hỏi:
+ Đoạn văn tả gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- GV yêu cầu HS tự viết những từ khó.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc đoạn viết một lần.
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ (mỗi câu, cụm từ đọc hai, ba lần)
- GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày đoạn văn.
* Với HS yế, sau khi đọc cho cả lớp viết, Gv kiểm tra. Những tiếng các em viết sai, thiếu dấu thanh thì GV hướng dẫn các em sữa và đánh vần cho các em viết lại cho đúng.
c.Chấm, chữa bài
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. 
- GV thu vở chấm một số bài
- Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày từng bài.
Họat động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- GV chọn bài tập 2b: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2b
- GV nhắc HS lưu ý tìm đúng những tiếng có nghĩa mang vần ê/ênh.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giài đúng.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS viết bài chính tả sạch đẹp, làm tốt các bài tập.
- GV dặn HS tiếp tục chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tới: Kể về một ngày hội mà em biết.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK
* HS trả lời
+ Mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
+ Các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, tên riêng : Tết Trung thu, Tâm.
- HS tập viết ra giấy nháp những từ ngữ dễ mắc lỗi khi viết bài.
- HS viết bài vào vở chính tả
- HS nhìn vào vở để soát lỗi
- HS đổi chéo vở cho nhau để sửa lỗi và nêu ra những lỗi sai bạn mắc phải.
- HS tự sửa lỗi bằng bút chì
- HS đọc yêu cầu bài tập 2b
- HS lắng nghe
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, viết ra giấy nháp các từ ngữ tìm được.
- 3 nhóm HS lên bảng thi làm bài sau đó đại diện mỗi nhóm đọc kết quả,
- Cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe	
Tiết 4.
ÂM NHẠC
ÔN ẬP BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ. NGHE NHẠC
I. MỤC TIÊU:
	- Hát theo đúng giai điệu và lời ca.
	- Biết hát kết hợp vận động , phụ họa
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Chị Ong Nâu và Em bé.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài hát.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	 Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Chị Ong Nâu và Em bé” .
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần.
- Gv giúp Hs hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát 2 câu. Cả lớp hát phần còn lại của bài hát. .
- Gv dạy lời 2.
- Oân lại lời 1 và lời 2.
- Gv cho Hs hát kết hợp với vận động.
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn kết hợp động tác..
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Hát câu 1 và 2: Giang hai tay ra hai bên làm động tác chim vỗ cánhbay, hai chân nhún nhịp nhàng.
+ hát câu 3: Đưa hay tay lên miệng làm động tác gà gáy. + Hát câu 4 và 5: Đưa hay tay lên cao quá đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyển sang động tác chim vỗ cánh.
+ Câu 6 và 7: Tay trái chống hông, tay phải chỉ sang bên trái và ngược lại, đầu nghiêng theo.
+ Câu 8 và 9: Động tác như câu 1 và 2.
+ Câu 10,11: Tay bắt chéo trước ngực, hai chân nhún nhịp nhàng, đầu nghiêng sang trái, sang phải.
* Hoạt động 3: Nghe nhạc.
- Gv cho hs nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca.
- Gv đó Gv hỏi:
+ Em hãy nói tên của bài hát và tên tác giả.
+ Phát biểu cảm nhận của em về bài hát.
- Gv nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dăn dò
- Về tập hát lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Học hát : Tiếng hát bạn bè mình.
- Nhận xét bài học.
Hs hát lại bài hát.
Các nhóm hát lần lượt hai câu.
Hs hát cả hai lời.
Hs vừa hát vừa tập theo các động tác trên.
Hs vừ hát vừa múa phụ họa.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs nghe nhạc.
Hs trả lời.
Hs nhận xét.
Tiết 5.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I/ Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua(tuần 26)
 1. Ưu điểm:
	- Về học tập 
	-Về chuyên cần.
	-Về việc tham gia xây dựng bài tại lớp. 
	-Học bài và làm bài ở nhà.
	- Về công tác vệ sinh trường lớp.
	- Tuyên dương học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập.
 2. Tồn tại:
II/ Công tác đến TUÂN 27
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- Không vứt rác bừa bãi.
	- Không ăn quà vặt.
	- Thực hiện nói lời hay, việc làm tốt.
	- Phân công giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
	- Thi kiểm ta GKII, Đề nghị các em làm bài nghiêm túc, trình bày bài làm sạch sẽ, không được hìm bài bạn. Khi làm toán cần phải có vở nháp. Sau khi làm xong, viết xong thì phải kiểm tra lại một lần.
III/ Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt:
- Tổ chức chơi các trò chơi mà các em ưa thích.
-------------------------o0o--------------------
KIỂM TRA CUỐI TUẦN 26
CHÍNH TẢ: Nghe - viết
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
	 Một hôm, đang mò cá dưới sông chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng dần đến. Đó là truyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương đang du ngoạn. Chàng hoảng hôt chạy đến khóm lau thưa trên bãi nằm xuốngới cát phủ lên nguời để ản trốn. Nào ngờ công chúa hấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bái dạo rồi cho vây màn ở chỗ khóm lau mà tắm.
HƯỚNG DÂN CHẤM CHÍNH TẢ
Gv đọc cho các em viết vào vở KTCT bài chính tả. Với HS yếu, Gv sau khi đọc cho lớp thì đánh vần những tiếng mà các em viết chưa được cho các em viết.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức văn xuôi được 10 điểm.	
- Sai từ 3 – 4 lỗi chính tả (lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
 	- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
	- Những lỗi giống nhau trong bài chỉ tính 1 lần.
	Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên có thể chấm ở các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5, 2; 1,5; 1.
*Tùy theo sự tiến bộ và khả năng của từng học sinh mà giáo viên chấm điểm sao cho phù hợp để kịp thời động viên và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh
--------------------------Hết tuần 26------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26cktkn.doc