Giáo án lớp 2 - Tuần 21 năm 2009

Giáo án lớp 2 - Tuần 21 năm 2009

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

· Hiểu nghĩa của các từ khó: khôn tả, véo von, long trọng.

· Hiểu nội dung bài: hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.

- Kĩ năng:

· Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

- Thái độ: Yêu thích thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: SGK, tranh phóng to, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 33 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1129Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 21 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập Đọc
	 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hiểu nghĩa của các từ khó: khôn tả, véo von, long trọng.
Hiểu nội dung bài: hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
Kĩ năng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
Thái độ: Yêu thích thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: SGK, tranh phóng to, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Mùa nước nổi (4’).
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài: (1’) 
- Cho học sinh quan sát tranh chủ điểm mới “Chim chóc”.
- Giáo viên nói: Chim và hoa làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp. Trái đất của chúng ta sẽ rất buồn nếu vắng những bông hoa, nêu thiếu tiếng hót của loài chim. Thế mà chim sơn ca và bông cúc trắng lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy đọc truyện xem câu chuyện muốn nói điều gì?
4. Phát triển các hoạt động: (33’)
Hoạt động 1: Đọc mẫu (2’)
- Mục tiêu: Giáo viên đọc giọng kể diễn cảm.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa, tranh.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên lưu ý học sinh cách đọc bài:
- Gọi 1 học sinh đọc mẫu lần 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. (20’)
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được nghĩa của từ mới, đọc bài trôi chảy.
- Phương pháp: Giảng giải – Luyện tập – thi đua.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu luyện đọc.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu đến hết bài.
Nêu từ ngữ khó đọc trong bài. 
Học sinh đọc lại từ khó.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đoạn 1. 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2. 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3. 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4. 
- Hướng dẫn học sinh đọc các câu dài: 
Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. //
Tội nghiệp con chim! // Khi nó còn sống và ca hát, / các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. //
Còn bông hoa, / giá các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay / chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. //
- Yøêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm đội. (4’)
- Tổ chức cho học sinh nhóm thi đọc. (5’)
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. (1’)
5. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc tiếp và chuẩn bị câu hỏi để tiết 2 tìm hiểu bài.
Hát
Hoa lá mùa xuân
- Học sinh 1: Đọc bài và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?
- Học sinh 2: Đọc bài và trả lời câu hỏi: Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài.
- Hoạt động lớp.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh mở SGK, 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Hoạt động lớp.
- hs đọc.
- hs nêu.
- hs đọc.
- hs đọc Đ 1.(sơn ca,khôn tả,véo von).
- hs đọc Đ 2.(bình minh)
- hs đọc Đ3.(cầm tù)
- hs đọc Đ4.(long trọng)
- hs luyện đọc và nêu cách đọc.
- Các nhóm luyện đọc.
- Đại diện tổ đọc.
- Nhận xét.
 Tập Đọc
	 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Hiểu nghĩa của các từ khó: khôn tả, véo von, long trọng.
Hiểu nội dung bài: hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
Kĩ năng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
Thái độ: Yêu thích thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: SGK, tranh phóng to, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. Phát triển các hoạt động: (32’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài (15’)
 Mục tiêu: Hướng dẫn hs nắm vững nd bài.
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa, tranh.
- Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?
- Vì sao tiếng hót chim trở nên buồn thảm?
- Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim, đối với hoa?
- Hàng động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
- Em muốn nói gì với các cậu bé?
Hoạt động 2: Luyện đọc lại (10’)
- Mục tiêu: hs đọc trơn được cả bài.
- Phương pháp: Thi đua.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa.
- Trò chơi “Gọi tên”. Trúng tên ai người đó đứng dậy đọc bài theo yêu cầu.
- hs thi đua đọc truyện thông qua trò chơi “bắn tàu”.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc đúng, hay.
Hoạt động 3: Củng cố (2’)
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì từ câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng”?
5. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học .Chuẩn bị: Vè chim
Hát
- Hoạt động lớp.
- Học sinh trả lời.
- Chim bị nhốt trong lồng.
- Học sinh trả lời.
- Sơn ca chết, cúc héo tàn.
- Học sinh tự trả lời.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Hãy bảo vệ chim chóc, bảo vệ hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tười đẹp. Đứng đối xử với chúng vô tình như các cậu bé trong câu chuyện này.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh 
Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài toán.
Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm kết quả của dãy số đó.
Kĩ năng: Rèn học sinh biết cách làm tính đúng và giải tính đúng nhanh.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Vở bài tập, bảng phụ, dấu cộng, nhân (6 dấu).
Học sinh: VBT bảng Đ / S.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi vài em đọc thuộc bảng nhân 5.
- 1 Em lên giải toán dựa vào tóm tắc sau: (Bài 2 trang 101 SGK)
Một tuần: làm 5 ngày.
4 Tuần: làm? Ngày
- Giáo viên sửa bài và nhận xét.
3. Giới thiệu bài: (1’)
- Để củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5. Hôm nay các em sẽ luyện tập về khả năng thực hành tính và giải toán.
- Giáo viên ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: (33’)
Hoạt động 1: (18’)
- Mục tiêu: Củng cố bảng nhân 5 qua thực hành tính.
- Phương pháp: Thực hành – Giảng giải.
- Đồ dùng: VBT, bảng Đ / S.
Bài 1 / 13: Điền số vào ô trống.
- Tìm tích của các thừa số 5 và 3, 5 và 7.
- Sửa bài.
Bài 2: Tính theo mẫu
- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
 5 x 4 – 9 = 20 - 9
 = 11
- Lưu ý: Thực hiện nhần trước, cộng trừ sau. Trong một dãy số có nhiều phép tính.
- Sửa bài.
Hoạt động 2: (8’)
- Mục tiêu: Giải toán đơn về nhân 5.
- Phương pháp: Thực hành.
- Đồ dùng: VBT.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Mời 1 học sinh tóm tắt. 1 Học sinh giải toán ở bảng phụ.
Tóm tắt:
Mỗi bao: 5 kg gạo.
4 Bao:? kg gạo.
- Sửa bài nhận xét.
Hoạt động 3: (7’).
- Mục tiêu: Điền dấu cộng trừ nhân chia thích hợp vào chỗ chấm.
- Phương pháp: Trò chơi tiếp sức.
- Đồ dùng: Dấu x, :, +, -.
Bài 4: lớp chia đội A và B. Mỗi đội cử 3 em lên thi đua tiếp sức điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. Đội nào điền dấu đúng và nhanh sẽ thắng.
- Giáo viên nhận xét 2 đội, tuyên dương.
5.Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Về Làm bài 4 vào vở bài tập. Nhận xét.
- Chuẩn bị: Độ dài đường gấp khúc.
Hát
- Học sinh đọc thuộc.
- Học sinh làm bảng lớp.
- Hoạt động cá nhân
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm VBT.
- Mỗi em lần lượt đọc một phép tính.
- Cả lớp giơ bảng Đ / S.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh tự nêu kết quả tính.
- Nhận xét.
- Học sinh làm bài VBT các bài 2 a, b, c, d.
- Mỗi em trên bảng giơ bảng con ghi cách tính.
- Cả lớp nhận xét.
- VBT.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- 2 Học sinh đọc đề toán.
- Mỗi bao có 5 kg gạo.
- Hỏi 4 bao như thế có tất cả bao nhiêu kg gạo?
- Cả lớp làm VBT.
Giải:
Số kilôgam gạo của 4 bao là”
5 x 4 = 20 (kg)
Đáp số: 20 kg.
	 	Đạo Đức
 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. Vì như thế mới thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình.
Kĩ năng: Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày.
Thái độ: Có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Giáo viên: kịch bản mẫu hành vi cho học sinh chuẩn bị.
 - Học sinh: Vở bài tập đạo đức 2.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- 2 Học sinh đọc ghi nhớ.
- Khi nhặt được của rơi phải làm gì? Vì sao?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài: (1’)
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
4. Phát triển các hoạt động: (28’)
Hoạt động 1: Đóng vai. (12’)
- Mục tiêu: hs biết 1 số câu đề nghị và ý nghĩa của chúng.
- Phương pháp: Đàm thoại
- Đồ dùng: VBT.
- Giáo viên gọi 2 hs lên bảng đóng kịch theo tình huống sau.
Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với, mình quên không mang theo.
- Đặt câu hỏi cho hs khai thác mẫu hành vi.
Chuyện gì xảy ra sau giờ học?
Ngọc đã làm gì khi đó?
Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với hà.
Hà đã nói lờ ...  về mùa hè.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài: (1’)
- Trong tiết TLV hôm nay, chúng ta cùng học cách đáp lời cảm ơn của người khác. Sau đó sẽ viết 1 đoạn văn ngắn tả về một loài chim mà em yêu thích.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: (12’)
- Mục tiêu: Biết nói lời cảm ơn trong giao tiếp.
- Phương pháp: Trực quan – Hỏi đáp.
- Đồ dùng: Tranh, VBT.
Bài 1: Treo tranh minh họa và yêu cầu học sinh đọc lời các nhân vật trong tranh.
- Hỏi: Khi được cụ gài cảm ơn, bạn hs đã nói gì?
- Theo em tại sao bạn học sinh lại nói vậy?
- Khi nói như vậy với bà cụ bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào?
- Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn học sinh.
- Cho học sinh đóng lại tình huống.
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
- Gọi 1 cặp học sinh đóng lại tình huống.
Hoạt động 2: (15’)
- Mục tiêu: Biết cách tả 1 loài chim.
- Phương pháp: Hỏi đáp – Thực hành.
- Đồ dùng: Vở bài tập.
Bài 3:
- Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đoạn văn Chim chích bông.
- Những câu văn nào tả hình dáng chim chích bông.
- Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu c.
- Để làm tốt bài tập này, khi viết cần chú ý:
Con chim định tả là chim gì?
Trông nó thế nào? (Đầu, mỏ, cách, chân)
Em có biết một hoạt động nào của nó không? Đó là hoạt động gì?
- Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình.
- Nhận xét và cho điểm.
5. Củng cố – Dặn dò: (2’)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về hỏi thêm bố mẹ hoặc người thân về tên môt số loài chim, hình dáng và hoạt động của chúng.
Hát
- 2 Học sinh đọc.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- 2 Học sinh thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài.
- Bạn học sinh nói: không có gì ạ!
- Vì giúp các cụ già qua đường là một việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được.
- Học sinh trả lời.
- Ví dụ: có gì đâu ạ! Bà với cháu cùng qua đường sẽ vui hơn mà.
- Một số hsh thực hành đóng trước lớp.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm việc nhóm đôi.
- Học sinh dưới lớp nhận xét và đưa ra những lời đáp khác.
- Là một con chim bé xinh đẹp: Hai chân xinh cinh bằng hai chiếc tăm. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
- Hai chân cứ nhảy liền liền. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ tí hon gắp sâu tên lá nhanh thoăn thoắt, khéo moi những con sâu độc ác nằm lá mặt trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.
- Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.
- Học sinh làm bài vào VBT.
- Học sinh có thể viết một đoạn văn tả một loài chim em thấy trên ti vi: Em rất thích xem chương trình ti vi giới thiệu chim cánh cục. Đó là một loài chim rất to, sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi lũn cũn trông rất ngộ nghĩnh.
	 Tự Nhiên Xã Hội
 	 CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Sau bài học học sinh biết tên một số nghề nghiệp và những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. 
Kĩ năng: Học sinh kể được tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
Thái độ: Học sinh có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Hình vẽ trong SGK trang 44, 45, 46, 47.
Học sinh: SGK – VBT (nếu có). Tranh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: An toàn khi đi các phương tiện giao thông. (4’)
- Hãy nêu một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Giới thiệu bài: (1’) 
- Trong cuộc sống hàng ngày, con người chúng ta điều có nghề nghiệp và những hoạt động sinh sống. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểubài cuộc sống xung quanh.
- Giáo viên ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: làm việc SGK. (18’)
- Mục tiêu: Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn và thành thị.
- Phương pháp: Thảo luận – Quan sát.
- Đồ dùng: Hình vẽ (SGK)
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và nói về những gì mà các em nhìn thấy trong hình.
- Giáo viên đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý:
Những bức tranh ở trang 44, 45 trong SGK diễn tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
Tương tự tranh ở trang 46, 47 trong SGK.
Kể tên các nghề nghiệp của người dân được vẽ trong các hình từ 2 đến 8 ở trang 44, 45 và tên các nghề nghiệp được vẽ trong các hình từ 2 đến 5 ở trang 46, 47 SGK.
Bước 2:- Cho học sinh các nhóm trình bày.
à Kết luận:
Những bức tranh trang 44, 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn các vùng, miền khác nhau của đất nước.
Những bức tranh trang 46, 47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân thành phố, thị trấn.
Hoạt động 2: Nói về cuộc sống địa phương (12’).
- Mục tiêu: Học sinh có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở địa phương.
- Phương pháp: tham quan – Sắm vai.
- Đồ dùng: Tranh ảnh sưu tầm.
Phương án 1: 
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan các nơi sản xuất hy buôn bán ở gần trường học.
- Về lớp cho các em kể lại những gì các em đã quan sát được về cuộc sống và nghề nghiệp của người dân ở địa phương.
Phương án 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, các bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân ở đia phương.
- Học sinh tập trung các tranh ảnh và bài báo đã sưu tầm được và trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
5. Tổng kết – Dặn dò: (1’)
- Về nhà chuẩn bị bài: Cuộc sống xung quanh.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- Học sinh nêu.
- Học sinh nhắc lại.
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Thảo luận nhóm.
- Mỗi em chỉ trả lời một câu hỏi hoặc chỉ phân tích nói tên nghề nghiệp của người dân được vẽ trong một hình.
- Học sinh khác bổ sung.
- Hoạt động lớp.
	 Toán
 	 LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 105)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về:
Ghi nhớ các bảng nhân đã học bằng thực hành tính và giải toán.
Tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
Đo độ dài đoạn thẳng. Tính độ dài đường gấp khúc.
Kĩ năng: Rèn học sinh làm tính nhân đúng. Trình bày bài giải cân đối. N8ám vững tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân chính xác. Đo và tính độ dài đường gấp khúc nhanh, đúng.
Thái độ: Yêu thích học môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: bảng cài ghi BT2 (phần 1, 2), thướt đo, BT5.
Học sinh: Vở bài tập toán, bảng Đ / S.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Luyện tập chung: 
5 x 6 – 6
4 x 8 - 19
- Giáo viên sửa bài và nhận xét.
3. Giới thiệu bài: (1’)
- Dựa vào mục tiêu tiết học.
4. Phát triển các hoạt động: (30’)
Hoạt động 1: (13’)
- Mục tiêu: Củng cố về các bảng nhân đã học bằng thực hành tính.
- Phương pháp: Giảng giải – Thực hành.
- Đồ dùng: VBT, bảng Đ /S, 2 bảng cài ghi 2 phần bài tập 2.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm cột 1, 2.
- Sửa bài: Mỗi em đọc lần lướt 1 phép tính.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn mẫu 1 cột. (Đính bảng cài ghi phần 1 lên bảng)
x
2
5
8
10
3
6
- Lần lượt các em lấy số 3 ở hàng dưới nhân lần lượt với 1 số ở hàng trên được bao nhiêu ghi ở cột hàng dưới sao cho tương ứng với số ở hàng trên.
- Sửa bài: Mỗi đội A, B cử 1 em lên làm 1 phần ở bảng cài.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh điền dấu ở cột 1.
- Sửa bài: Lần lượt mỗi em đọc 1 bài.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (7’)
- Mục tiêu: Củng cố về giải toán.
- Phương pháp: Thực hành. 
- Đồ dùng: VBT.
Bài 4: Giải:
Số cây hoa 7 học sinh trồng được là:
5 x 7 = 35 (cây hoa)
Đáp số: 35 cây hoa
Hoạt động 3: (10’)
- Mục tiêu: Củng cố về độ dài và tính độ dài đường gấp khúc.
- Phương pháp: Thực hành. 
- Đồ dùng: VBT, thước đo, hình tam giác như bài 5.
Bài 5: 
- Yêu cầu học sinh đo từng đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc.
- Chữa bài: Lần lượt mỗi em đọc 1 phép tính.
- Sửa bài nhận xét.
Câu b: 
- Yêu cầu đội A làm cách 1, đội B làm cách 2.
- Sửa bài, nhận xét, tuyên dương.
5. Nhận xét – Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Phép chia.
- Về làm tiếp cột 3, 4 ở bài 1 trên.
- Làm tiếp phần 3 ở bài 2.
- Làm tiếp cách 1 (hoặc cách 2) còn thiếu.
Hát
- Cho 2 học sinh lên làm mỗi em làm 1 bài.
- Hoạt động cá nhân.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Làm VBT.
- Cả lớp giơ tay.
- Đọc yêu cầu.
- Làm VBT phần 1, 2.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Làm VBT.
- Cả lớp giơ bảng Đ /S.
- Hoạt động cá nhân.
- 1 Học sinh đọc đề.
- Làm VBT.
- 1 Em giải ở trên bảng.
- Hoạt động cá nhân.
- 1 Em đọc yêu cầu câu a.
- Đo và ghi kết quả số đo vào VBT.
- 1 Em lên đo ở hình đính trên bảng lớp.
- Nhận xét xem số đo ghi có chính xác không.
- Đọc yêu cầu.
- Làm VBT.
- Đại diện mỗi đội 1 em lên làm ở bảng lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc.doc