Giáo án Lớp 2 tuần 14 - Trường tiểu học số hai Duy Vinh

Giáo án Lớp 2 tuần 14 - Trường tiểu học số hai Duy Vinh

Tuần: 14

Tiết: 42 Tập đọc :

NHẮN TIN

Thứ 4

I. Mục tiêu :

 - Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn ; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý) ; trả lời được các câu hỏi SGK.

II. ĐDDH : Mối HS một mẩu giấy nhỏ ; GV viết tin nhắn mẫu vào bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học :

 

doc 14 trang Người đăng duongtran Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 14 - Trường tiểu học số hai Duy Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết: 42
Tập đọc :
NHẮN TIN
NS : 30/11/2010
NG : 1/12/2010
Thứ 4
I. Mục tiêu : 
 - Đọc rành mạch hai mẩu tin nhắn ; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
 - Nắm được cách viết tin nhắn (ngắn gọn, đủ ý) ; trả lời được các câu hỏi SGK.
II. ĐDDH : Mối HS một mẩu giấy nhỏ ; GV viết tin nhắn mẫu vào bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Câu chuyện bó đũa + Câu 2, 3/SGK 
 - Học thuộc đoạn 3.
2. Bài mới : 
 Luyện đọc
 - GV đọc toàn bài : giọng nhắn nhủ, thân mật.
 - HS đọc lại
 - Luyện đọc từ khó : lồng bàn, đánh dấu, que chuyền
 - Đọc từng câu 
 - Đọc từng mẫu tin nhắn trước lớp
 - Hdẫn đọc một số câu : Em nhớ quét nhà,/ học thuộc lòng hai khổ thơ/ và làm ba bài tập toán chị đã đánh dấu.//
 - Đọc từng mẫu tin nhắn trong nhóm
 - Thi đọc giữa đại diện các nhóm
 Tìm hiểu bài
 - Đọc 2 tin nhắn 
 + Câu 1/SGK : 
 Ý 1 : HSTB↓
 Ý 2 : HSTB
 => Ngoài những tin nhắn viết trên giấy, em còn biết thêm những hình thức nhắn tin nào nữa ?
 + Câu 2/SGK : HSTB↑
 - Tin nhắn 1 :
 + Câu 3/SGK : Cả lớp
 - Tin nhắn 2 :
 + Câu 4/SGK : HSTB
 + Câu 5/SGK :
 . Em phải viết tin nhắn cho ai ?
 . Vì sao phải nhắn tin ?
 . Nội dung nhắn tin là gì ?
 HS thực hành viết tin : chú ý tin nhắn phải ngắn gọn nhưng đầy đủ ý.
 - Đọc lại 2 tin nhắn : Bài học hôm nay giúp em hiểu gì về cách nhắn tin ?
 3. Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập viết tin nhắn cho bạn hoặc người thân khi họ đi vắng.
- 2 HS đọc
- 1 em xung phong đọc thuộc.
- HS lắng nghe.
- 2 em đọc lại
- 3 HS đọc, đồng thanh 1 lần.
- 8 HS đọc.
- 2 em đọc
- Cá nhân, đồng thanh
- Các nhóm luyện đọc.
- Đại diện 4 - 5 nhóm đọc.
- 3 nhóm thi đọc trước lớp
- 2 em đọc
-Cả lớp thầm câu hỏi 1.
- Chị Nga và Hà
- Viết ra giấy
- HS tự liên hệ trả lời.
- 2 HS trả lời.
- Cả lớp thầm tin nhắn 1.
- 2 HS trả lời.
- 2 em đọc nhóm đôi.
- 1 em trả lời.
- Đồng thanh câu 5
- HS trả lời theo gợi ý của cô.
- Viết vào mẩu giấy em đã chuẩn bị
- 3 em đọc trước lớp.
- 2 HSK, G trả lời.
......................................................................
Tuần:14
Tiết: 71
Toán :
LUYỆN TẬP
NS : 30/12/2010
NG : 1/12/2010
I. Mục tiêu :
 - Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng đã học.
 - Biết giải bài toán về ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi sẵn bài 1 để tổ chức trò chơi.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Bài 3/67SGK : Toán có lời văn
 - Bảng con : 77 - 48 ; nêu cách thực hiện.
2. Bài mới : 
Thực hành
 Bài 1/SGK : Tính nhẩm 
 - Củng cố bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. (GV đính bảng phụ tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn ?, GV lần lượt mở ra từng bài, HS giơ tay nói nhanh)
 - Tổ chức HS đọc đồng thanh một lần.
 Bài 2/SGK : Tính nhẩm
 - Khi chữa bài, cho HS nhận ra 15 - 5 - 1 cũng chính là 15 - 6.
 Bài 3/VBT : Đặt tính rồi tính
 - Chú ý cách đặt tính và trừ có nhớ.
 - Khi chữa bài yêu cầu HS nêu lại các thực hiện.
 Bài 4/VBT : Toán có lời văn 
 * Bài toán cho gì ?
 - Hỏi gì ?
 - Thuộc dạng toán gì ? (chú ý đơn vị đo)
 -
 HSG : 54 □ □ 
 □ 8 4 5
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - Trò chơi tiếp sức : ghi lại bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số → nhóm nào ghi nhanh, đúng nhiều đáp án, nhóm đó thắng.
 - Về nhà làm bài 1, 2, 4/SGK.
- 1 em lên bảng giải.
- Cả lớp làm bảng con.
- 2 HS đọc đề SGK.
- HS tham gia chơi, 1 em nêu, các bạn còn lại nhận xét Đ - S.
- HS đọc.
- HS nêu kết quả nối tiếp.
- 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm VBT. Đổi vở chấm chéo.
- HS đồng thanh đề toán.
- Mẹ vắt : 58l sữa
 Chị vắt ít hơn mẹ : 19l
- Chị : ... l sữa ?
- HS giải vở, 1 em lên bảng giải.
- HSG làm thêm
- Mỗi đội 3 HS tham gia chơi.
.........................................................................................
Tuần: 14
Tiết: 14
Tập viết:
CHỮ HOA M
NS :30/11/2010
NG :1/12/2010
I. Mục tiêu : 
 Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Miệng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học : Chữ hoa M - Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Viết chữ L, Lá – chú ý độ cao các con chữ
2. Bài mới : 
Hướng dẫn viết chữ hoa
 - Hdẫn HS quan sát và nhận xét chữ M (GV đính chữ mẫu M).
 + Chữ M cao mấy dòng li ? (HSY)
 + Chữ M gồm mấy nét ? (HSK↑)
 + GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu :
M 
 + GV hướng dẫn HS viết bóng trước.
 + HS viết bảng con chữ M
Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Giới thiệu câu ứng dụng
Miệng nói tay làm
 + Đọc câu ứng dụng - G.thích : Nói đi đôi với làm.
 + Những con chữ nào viết 1 li ? 1,5 li ? 2 li ?
 + GV viết mẫu chữ Miệng : nét móc của M nối với nét hất của i.
 - HDẫn viết chữ Miệng : Viết bóng, b.con
HS viết vào vở (chú ý tư thế ngồi, vở, cách cầm bút). GV nhắc HS viết giống phần mục tiêu.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Thi viết chữ M, Miệng
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà
- HS viết vào bảng con
- HS quan sát chữ mẫu và nhận xét 
- Cao 5 li. 
- Kết hợp 4 nét : Móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.
- HS lắng nghe và quan sát cách viết của GV ; sau đó nhắc lại.
- HS viết bóng (2 lần).
- HS viết bảng con.
- HS quan sát
- 2 HSY đọc câu ứng dụng.
- HS lắng nghe GV giải thích.
- Cao 2,5 li : M, g, l, y ; cao 1,5 li : t ; còn lại cao 1 li.
- HS lắng nghe.
- HS viết theo gợi ý của cô. (2 lần)
- HS viết vào vở.
- HS thi viết : mỗi tổ chọn một bạn 
........................................................................................
Tuần: 14
Tiết: 14 
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.
CÂU KIỂU AI LÀM GÌ ?
NS: 30/ 11/ 2010
NG: 1/ 12/ 2010
I Mục tiêu : 
Nêu được một số từ ngữ về tình cảm gia đình
Biết sắp xếp các từ đã cho thành câu theo mẫu Ai làm gì ?, điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
1 Bài cũ :
Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì ?
Chọn ý đúng :
Câu sau đây thuộc mẫu câu gì ?
Em làm ba bài tập toán .
Ai làm gì ?
Ai thế nào ?
2 Bài mới : Từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu ai làm gì ?
Bài 1 : 
Gọi học sinh đọc đề
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và lần lượt phát biểu. 
Bài 2 : Gọi học sinh đọc đề sau đó đọc câu mẫu. 
Gọi học sinh đọc bài
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng
Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề bài và đoạn văn cần điền dấu
Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó chữa bài
Tại sao lại điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ hai ?
** Đặt câu với từ miệt mài, chăm chú
4 Dặn dò : Tìm thêm 1 số từ về tình cảm gia đình.
Hoạt động học
Ai làm gì ?
Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
Giúp đỡ, chăm sóc, chăm lo, chăm chút, nhường nhịn, thương yêu, quí 
mến,.....
Anh thương yêu em. Chị chăm sóc em. Em thương yêu em.Em giúp đỡ chị. Chị em nhường nhịn nhau. Chị em giúp đỡ nhau.Chị nhường nhịn em. Anh nhường nhịn em .
Làm bài điền dấu chấm vào ô trống thứ nhất và thứ ba. Điền dấu chấm hỏi vào ô trống thứ hai.
Vì đây là câu hỏi
Thành miệt mài với công việc của mình.
- Ai cũng chú ý nghe cô giảng bài.
...........................................................................................................................................................................
Thứ 5
Tuần: 14
Tiết: 72
Toán:
BẢNG TRỪ
NS : 1/12/2010
NG : 2/12/2010
I. Mục tiêu :
 - Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.
 - Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng trừ từ 11 đến 18
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Bài 4/68 SGK : toán có lời văn
 - Kiểm tra bảng từ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
2. Bài mới : 
 Thực hành
Bài 1/SGK : Tính 
 - GV tổ chức cho HS tính nhẩm ; VD cho HS thi đua nêu kết quả tính nhẩm từng phép trừ có trong bảng trừ. Yêu cầu HS phải nêu đầy đủ : VD : 11 - 2 → 11 trừ đi 2 bằng 9
 - Hàng 2 : 14 - 5 → 18 - 9 : Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Đố bạn : Em A nêu phép tính 18 - 9 ; gọi bạn B : bạn B nêu bằng 9 và bạn B nêu lại phép tính khác để gọi bạn C....
 - Yêu cầu HS làm lại vào vở.
Bài 2/VBT : Tính (yêu cầu HS làm thêm cột 2 và 3)
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
 ** Tìm một số có hai chữ số mà hai chữ số đó là hai số tự nhiên liên tiếp có một chữ số và có tổng bằng 13.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nêu lại bảng trừ (GV đính bảng phụ).
 - Làm bài 3 và học thuộc bảng trừ ở VBT.
- 1 em lên bảng thực hiện.
- 3 HS đọc cá nhân.
- 2 HS đọc yêu cầu đề.
- HS thi đua nêu kết quả.
- HS tham gia chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- HS làm vào vở.
- Đọc đồng thanh.
- Làm việc cá nhân.
- Ta có : 13 = 6 + 7
 13 = 7 + 5
 13 = 9 + 4
 Theo đề bài, hai chữ số đó là hai số TN liên tiếp có một chữ số, đáp ứng theo yêu cầu bài thì chữ có số 6 và 7 đúng theo yêu cầu. Vậy hai số cần tìm là 67 và 76.
- HS đọc.
.............................................................................................
Tuần: 14
Tiết: 14
Tự nhiên và xã hội:
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
NS : 1 / 12/ 2010
NG : 2 / 12/ 2010
I- Mục tiêu :
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
II- Đồ dùng dạy học:
- Võ thuốc tẫy.
- Hình vẽ trong SGK trang 30- 31.
III- Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
1- Bài cũ:
- Giữ sạch môi trường xunh quanh nhà ở đem lại lợi ích gì?
- Bạn nên làm gì để giữ sạch môi trường mà bạn đang ở hoặc nơi khác?
a. Quét dọn, vệ sinh nơi ở hoặc nơi khác , khu vệ sinh...
b. Bỏ rác vào thùng có nắp đậy, không làm rơi rác ra ngoài.
c. Cả hai ý trên.
2- Bài mới: 
Giới thiệu bài: “Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà là việc làm hết sức quan trọng, hôm nay các em sẽ học bài “Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”.
Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi.
“Những thứ gì có thể gây ngộ độc?
Mục tiêu:
- Biết được một số thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình , đặc biệt là em bé.
- Biết được nguyên nhân ngộ độc qua đường ăn uống.
- Bước 1: “Động não”
- Kể tên những thứ có thể gây qua đường ăn uống?
- Bắp ngô đã bị thiu. Nếu cậu bé ăn bắp ngô đó thì điều gì sẽ xãy ra?
Hoạt động 2: 
Mục tiêu : Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi 
người.
Quan sát hình vẽ 4, 5,6 và nói người trong 
hình đang làm gì ? Làm thế có tác dụng 
gì ?
Hình 4 :
Hình 5 :
Hình 6 : 
 Hoạt động 3 : Đóng vai
 Mục tiêu : Biết cách ứng xử khi bản thân
Hoặc người khác bị ngộ độc.
Nhóm 1 nêu và xử lí bản thân bị ngộ độc.
Nhóm 2,3 nêu và xử lí tình huống người thân khi bị ngộ độc 
Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi người lớn và nói mình đã ăn hay uống thứ gì .
Khi người thân bị ngộ độc, phải gọi ngay cấp cứu hoặc người lớn.
 Chọn ý đúng :
 Khi bản thân bị ngộ độc em phải làm gì ?
 a. Không nói gì
 b. Báo cho người lớn biết
c. Khóc ầm lên
4 Dặn dò : Xem trước bài “ Trường học”
- Đảm bảo được sức khoẻ, phòng tránh được bệnh tật. 
- Ý C.
 - HS nhắc lại đề bài
- Học sinh quan sát tranh
 - Những thức ăn có ruồi, gián, chuột đụng vào.
- Cậu bé bị đau bụng, ỉa chảy vì đã ăn phải thức ăn bị ôi thiu.
Cậu bé đang vứt những bắp ngô đã bị ôi thiu. Làm như thế không ai trong nhà ăn nhầm, bị ngộ độc nữa.
Cô bé đang cất lọ thuốc lên tủ cao, để em nhìn không vớ tới được và ăn nhầm và tưởng là kẹo ngọt.
Anh thanh niên đang cất riêng thuốc trừ sâu, dầu hoả với nước. Làm thế để phân biệt, không dùng nhầm lẫn giữa hai loại.
 - Các nhóm thảo luận, sau đó lên trình diễn.
.......................................................................................
Tuần: 14
Tiết: 28
Chính tả: (Tập chép) 
TIẾNG VÕNG KÊU
NS : 1/12/2010
NG : 2/12/2010
I. Mục tiêu : 
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu.
 - Làm đúng BT2c/SGK.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ chép sẵn bài chính tả Tiếng võng kêu.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
1. Bài cũ : Đánh vần : đùm bọc, đoàn kết
2. Bài mới :
Hdẫn tập chép
 - GV đọc đoạn chính tả chép sẵn trên bảng phụ.
 - HS đọc
 - Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào ?
 - Viết bảng con : kẽo kẹt, phơ phất, lặn lội, mênh mông.
 - HS chép bài trên bảng : chú ý HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút - Cách lề đỏ 3 ô li.
 - Hdẫn HS đổi vở chấm chéo nhau – GV theo dõi, giúp đỡ những HSY, KT.
HS làm bài tập
 Bài 2c/SGK : Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
 - GV nêu câu hỏi, HS ghi vào bảng con. Em nào đúng cả 3 câu sẽ có phần thưởng.
3. Củng cố - Dặn dò
 - Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại và sửa lại lỗi sai vào vở, nếu sai cả bài thì viết lại một lần vào vở.
- 3 em đánh vần, cả lớp theo dõi
- HS theo dõi lắng nghe
- 2 em đọc
- 2 HS trả lời
- HS viết bảng con
- HS chép bài vào vở
- Đổi vở chấm chéo
- 3 em đọc cả bài ; lớp đọc thầm theo.
- Ghi kết quả vào bảng con.
- HS lắng nghe
.......................................................................................................................................................................
Thứ 6
Tuần: 14
Tiết: 14
Tập làm văn :
QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI. VIẾT TIN NHĂN
NS : 2- 12- 2010
NG : 3- 12- 2010
I. Mục tiêu :
 - Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh (BT1).
 - Viết được một mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý (BT2).
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
1. Bài cũ : Kể về những người thân trong gia đình em.
2. Bài mới : 
 Thực hành
Bài 1/VBT : 
 - Đề bài yêu cầu gì ? (HSTB)
 - Tranh vẽ gì ? (Cả lớp)
 - HĐN4 : Đọc từng câu hỏi và tập trả lời từng câu theo nội dung tranh. (Mỗi em đọc một các - các bạn còn lại trong nhóm có nhiệm vụ trả lời nối tiếp câu hỏi của bạn trong nhóm đưa ra.)
 - Nêu trước lớp
Bài 2/VBT : Viết tin nhắn
 - Đề bài yêu cầu gì ?
 - Em phải viết tin nhắn cho ai ?
 - Nội dung nhắn tin là gì ?
 - HS viết vào vở - chú ý viết ngắn gọn nhưng đủ ý.
 - Đọc tin nhắn trước lớp.
3. Củng cố dặn dò:
 - Về nhà tập nhắn tin cho bạn.
- 2 HS kể, các bạn còn lại có nhiệm vụ nhận xét.
- 3 HS đọc yêu cầu đề.
- 2 em trả lời.
- Các nhóm tham gia thảo luận.
- Mỗi câu từ 5 - 6 HS nêu.
- 1 em nêu toàn bộ nội dung tranh, lớp nhận xét.
- Cả lớp đồng thanh đề.
- Viết tin nhắn theo tình huống.
- HS viết.
- 1 em viết tin nhắn vào bảng phụ.
....................................................................................
Tuần: 14
Tiết: 74
Toán:
LUYỆN TẬP
NS : 2/12/2010
NG : 3/12/2010
I. Mục tiêu :
 - Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
 - Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng bin gô
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
1. Bài cũ : Kiểm tra bảng trừ (GV đính bảng bin gô).
2. Bài mới : 
 Thực hành
Bài 1/SGK : 
 - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Đố bạn (giống cách thực hiện bài 1 của tiết 7)
 - Tổ chức HS đọc (chú ý HSY)
Bài 2/VBT : Đặt tính rồi tính
 - Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
Bài 3/VBT:Tìm x (HS làm thêm bài a và c)
 - Củng cố lại cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết.
 - HS làm cá nhân.
Bài 4/VBT : 
 - Bài toán cho gì ? Hỏi gì ?
 - Thuộc dạng toán gì ? (HSTB↓)
 - Chú ý đơn vị tính.
Bài 5/VBT : HSG làm thêm
 3. Củng cố - Dặn dò:
- 81 - 45
 Kết quả của phép trừ là : a. 35
 b. 36
 c. 46
- Về nhà làm bài 4/SGK ; bài 5/VBT.
- 3 HS đọc , cả lớp đồng thanh 1 lần.
- 2 em đọc đề.
- HS tham gia chơi.
- 1 em đọc đề, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm cá nhân, đổi vở chấm chéo.
- Cả lớp đọc thầm
- HS nêu lại quy tắc tính.
- 3 em lên bảng.
- Cả lớp đồng thanh
- Bao to : 35kg
 Bao bé ít hơn bao to : 8kg
 Bao bé : ... kg ?
- Dạng toán ít hơn.
- Chọn kết quả đúng.
....................................................................
Tuần: 14
Tiết: 14
Kể chuyện:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
NS : 2- 12- 2010
NG : 3- 12- 2010
I. Mục tiêu :
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
1. Bài cũ : 4 HS kể nối tiếp nhau bài Bống hoa Niềm Vui
2. Bài mới : 
 Kể từng đoạn theo tranh
 - Quan sát 5 tranh xem nội dung của từng tranh nói gì ?
 - Chú ý : Không phải mỗi tranh minh họa một câu chuyện (đoạn 2 được minh họa bởi 2 tranh 2 và 3).
 - Yêu cầu 1 em HSG kể mẫu tranh 1 (chú ý kể bằng lời của mình, VD : Ngày xửa, ngày xưa, có 1 ông cụ có hai người con, một trai, một gái... )
 - Yêu cầu kể chuyện theo nhóm 4.
 - Kể chuyện trước lớp
 - Thi kể giữa các nhóm
- 1 em kể toàn bộ truyện
 Phân vai, dựng lại câu chuyện
 - HSK, G tự phân vai kể lại câu chuyện (Vai ông cụ, 4 người con và người dẫn chuyện - 1 em có thể đóng vai cho 4 người con)
 - Kể trước lớp
3. Dặn dò:
 - Về nhà kể câu chuyện này cho người thân nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau kể (đứng trước lớp), các HS còn lại nhận xét.
- 2 em đọc yêu cầu đề.
- Quan sát 5 tranh SGK và tìm hiểu xem nội dung của từng tranh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe 1 HSG kể mẫu.
- Các nhóm tham gia kể nối tiếp trong nhóm.
-Các nhóm kể trước lớp.
- 3 em của 3 nhóm tham gia kể thi ; bình chọn bạn kể hay.
- Lắng nghe bạn kể toàn truyện.
- Tự phân vai kể câu chuyện (HS còn lại kể đúng theo nội dung câu chuyện là được)
Luyện tập toán :
Củng cố về cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100
Ôn luyện giải toán có lời văn
Củng cố các dạng toán trắc nghiệm
 ** Làm bài tập 150, 151 sách toán nâng cao
 .........................................................................................................
Luyện tập Tiếng Việt :
Luyện viết chính tả bài câu chuyện bó đũa
Ôn tập các mẫu câu đã học
Luyện viết bài viết chữ đẹp tuần 15
** Làm bài tập 50, 51 sách tiếng việt nâng cao
 .....................................................................................................................
Sinh hoạt lớp tuần 14
- Từng tổ trưởng lên nhận xét tình hình của tổ mình tuần qua :
 + Vệ sinh sạch sẽ
 + Chuyên cần một số em bị ốm vắng có lí do
 + Học bài và làm bài trước khi đến lớp
 + Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn
 - Cả lớp nắm tốt bảng trừ nên vận dụng tốt vào các bài toán giải.
 - Nhiều em có tiến bộ trong việc rèn chữ viết 
 - Viết đoạn văn còn sai chính tả 
Tồn tại : 
Em Lộc còn nói chuyện nhiều trong lớp
Bảng cộng trừ đọc cònn chậm Hùng
--------------------------****************--------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 14(1).doc