Giáo án Ghép lớp 2 + 3 tuần 33

Giáo án Ghép lớp 2 + 3 tuần 33

Tập đọc: Tiết 97+98

Bóp nát quả cam

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ mới : bệ kiến, vương hậu, ngang ngược, thuyền rồng. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước.

2. Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Phân biệt giọng người kể với lời nhân vật.

3. Thái độ: Yêu quý, kính trọng những người có công với nước.

 

doc 24 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ghép lớp 2 + 3 tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn:24/4/2011
 Ngày giảng: Thứ hai ngày25 tháng 4 năm 2011
Ntđ2
Ntđ3
Tập đọc: Tiết 97+98
Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ mới : bệ kiến, vương hậu, ngang ngược, thuyền rồng. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước.
2. Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Phân biệt giọng người kể với lời nhân vật.
3. Thái độ: Yêu quý, kính trọng những người có công với nước.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, SGK
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: “ Tiếng chổi tre.”
3.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( Giới thiệu bài học)
2. Luyện đọc: 
a. Đọc mẫu:
- Đọc toàn bài 
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Gọi học sinh đọc bài
- Theo dõi, sửa lỗi phát âm
- Đưa bảng phụ ghi câu luyện đọc
- Giải nghĩa từ khó : Bệ kiến , vương hầu( SGK )
- Chia lớp thành các nhóm 2
- Tuyên dương nhóm , cá nhân đọc tốt.
--------------------------------------
Âm nhạc
Thầy Thọ soạn giảng
--------------------------------------
3. Tìm hiểu bài:
- Gọi học sinh đọc từng đoạn và thảo luận câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SGK. 
- GV gợi ý cho HS nêu nội dung từng đoạn, nội dung bài. 
+ Bài văn này nói lên điều gì?
* Chốt: ý chính: Bài văn ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước.
4. Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn HS đọc phân vai (3 vai )
- Tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.
4. Củng cố, 
- Nhận xét giờ học, giáo dục HS lòng yêu quý những người có công với nước.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------
Toán: Tiết 161
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 ( tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết đọc, viết, đếm, so sánh các số có 3 chữ số.
2. Kĩ năng: Dựa vào các kiến thức trên làm thành thạo các bài tập.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập.
B. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ, phấn màu, bảng con.
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
Bài 1: Viết các số.
- GV gọi HS lần lượt lên bảng điền trên bảng.
+ Chốt ý đúng .
+ Cho học sinh củng cố lại cách viết số có ba chữ số (Viết từ hàng trăm đến hàng chục rồi đến hàng đơn vị.)
Bài 2: Số ?
- HS làm bảng nhóm theo nhóm
- Các nhóm trình bày tự nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
+ Củng cố cho học sinh về cách đọc các số.
+ Trong dãy số hai số liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
Bài 3: Viết các số tròn trăm thích hợp vào chỗ chấm :HS làm PHT
+ Nêu đặc điểm của các số tròn trăm ( Số có hai chữ số 0 ở tận cùng bên phải.)
Bài 4:Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. 
- GV cùng cả lớp chữa bài 
372 > 299
631< 640
465 < 700
909 = 902 + 7
534 = 500 + 34
708 < 807
+ Củng cố về cách so sánh số có ba chữ số.
Bài 5:
- HS nêu miệng, cả lớp cùng GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, - Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại bài
Toán: Tiết 161
Kiểm tra
1.Kiến thức: Kiểm tra môn toán cuối học kì II.Củng cố đọc, viết các số có năm chữ số, cộng, trừ và nhân, chia số có năm chữ sốvới số có một chữ số.
2.Kĩ năng: vận dụng để làm tốt các bài tập
 3.Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực làm bài tập
- Đề kiểm tra, giấy kiểm tra
Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Đề kiểm tra
(Do nhà trường ra)
4.Củng cố, Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- GV nhắc HS về nhà ôn bài
--------------------------------------
Âm nhạc
Thầy Thọ soạn giảng
--------------------------------------
Tập đọc -Kể chuyện: Tiết 97+98
Cóc kiện trời
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: Hiểu các từ mới được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài:Do quyết tâm và biết đoàn kết đấu tranh, nên Cóc và các bạn và các bạn đã thắng cuộc, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới 
 2. Kĩ năng:Đọc lưu loát toàn bài, biết kể lại câu chuyện tự nhiên bằng lời của một nhân vật trong truyện.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tình đoàn kết và biết yêu quý các con vật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, SGK	
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 HS đọc bài “ Cuốn sổ tay” Trả lời câu hỏi về nội dung bài – Nhận xét
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
b. Luyện đọc
* GV đọc toàn bài 
Thể hiện giọng đọc phù hợp với mỗi đoạn
- Đọc từng câu trước lớp
Quan sát, sửa cho những HS đọc sai
- Đọc từng đoạn trước lớp
Hướng dẫn cách đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng đúng.
- Đọc theo nhóm 3
- Thi đọc giữa các nhóm
- 2 HS đọc thi toàn bài
c. Tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc thầm từng đoạn, thảo luận cặp câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- HS nêu nội dung từng đoạn, cả bài. 
- Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen?(Cóc đáng khen: Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời)
- Câu chuyện nói lên điều gì? 
*ý chính :Do quyết tâm và biết đoàn kết đấu tranh nên Cóc và các bạn đã thắng cuộc, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới )
d. Luyện đọc lại
- Đọc phân vai (Người dẫn chuyện, Cóc, Trời)
- Thi đọc phân vai giữa các nhóm
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại một đoạn của câu chụyện bằng lời của một nhân vật trong chuyện 
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Có thể kể theo rất nhiều vai khác nhau: Vai Cóc, vai các bạn Cóc (Ong, Cáo, Gấu, Cọp , Cua) Vai Trời 
- Nội dung từng bức tranh: Cho HS quan sát từng tranh, yêu cầu HS quan sát từng tranh 
+ Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện Trời 
+ Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời 
+ Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng vơí Cóc 
+ Tranh 4: Trời làm mưa
- GV lưu ý HS kể lời của ai cũng phải xưng “tôi” 
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- GV nhắc HS về nhà học bài
Ngày soạn: 25/4/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày26 tháng 4 năm 2011.
Ntđ2
Ntđ3
Toán: Tiết 162
Ôn tập các số trong phạm vi 1000( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết đọc viết so sánh phân tích các số có 3 chữ số.
2. Kĩ năng: Vận dụng các phép tính trên vào làm bài tập.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, phấn màu, bảng con.
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
3.Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập
Bài 1: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?
- HS nêu, GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Viết các số sau theo mẫu.
- HS xung phong điền trên bảng lớp.
- Gv cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng nhóm HS cùng GV nhận xet, chữa bài. 
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS thảo luận cặp làm PHT, trình bày, nhận xét. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, 
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài “ Ôn tập về phép cộng và phép trừ "
-------------------------------------
Thể dục
Thầy Thọ soạn giảng
---------------------------------------
Chính tả: (Nghe - viết): Tiết 65
Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nghe - Viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài " Bóp nát quả cam"
2. Kĩ năng: Viết đúng các tiếng có vần dễ lẫn, làm đúng các bài tập phân biệt s / x ; i / iê.
3. Thái độ:Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ, phấn màu, bảng con.
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
- Đọc từ:- lặng ngắt, núi non, Việt Nam.
- Kiểm tra, chỉnh sửa.
3.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Chuẩn bị:
- Đọc bài viết .
- Nêu tóm tắt nội dung bài viết.
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
( Chữ đầu câu, Vua, Trần Quốc Toản.)
- Đọc từ khó: Giặc, âm mưu, Trần Quốc Toản, nghiến răng, xiết chặt,
b. GV đọc, HS viết bài vào vở.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài.
c. Chấm, chữa bài:
- Chấm bài, nhận xét bài viết.
- Sửa một số lỗi phổ biến.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống.
a) s hay x.
- Thứ tự điền: sao, sao, sao, xoè, xuống, sáo, sáo, sáo.
b) i hay iê.
- Thứ tự điền : bưởi, rào, rau, giường.
Bài 3 Điền vào chỗ trống.
3b) Thứ tự điền: chím, tiếng, dịu, tiên, Tiên, khiến.
4. Củng cố, 
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS rèn luyện thêm chữ viết cho đẹp.
------------------------------------
Tự nhiên và xã hội: Tiết 33
Mặt trăng và các vì sao
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của mặt trăng và các vì sao đối với sự sống trên trái đất.
 2. Kĩ năng:Nêu được đặc điểm, hình dạng và vai trò của mặt trăng và các vì sao đối với sự sống trên trái đất.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ và yêu quý trái đất của chúng ta.
II. Đồ dùng dạy- học:
- SGK, tranh, ảnh.
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
3.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung bài.
* Khởi động: Cho HS vẽ và giới thiệu về mặt trăng và các vì sao
a. Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về mặt trăng và các vì sao. 
- Mục tiêu: Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của mặt trăng và các vì sao.
- Cách tiến hành: Yêu cầu HS vẽ và tô màu mặt trăng và các vì sao.
+ Tại sao em lại vẽ mặt trăng và các vì sao như vậy?
+ Theo các em mặt trăng và các vì sao vẽ như vậy có đúng không?
+ Tại sao em lại tô mặt trăng và các vì sao màu xanh?
+ Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn?
+ ánh trăng có gì khác với ánh sáng mặt trời?
* Kết luận: Mặt trăng tròn giống như quả bóng lớn ở xa trái đất, ánh trăng sáng dịu không nóng như ánh mặt trời vì mặt trăng không tự phát ra được ánh sáng. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng từ mặt trời xuống trái đất.
b. Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao.
- Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của các vì sao.
- Cách tiến hành: 
+ Tại sao cac em lại vẽ ngôi sao như vậy?
+ Theo em các ngôi sao có hình gì? 
+ Trong thực tế các ngôi sao có giống đèn ông sao không?
+ Những ngôi sao có toả sảng không?
* Kết luận: Các ngôi sao như " Quả bóng lửa " khổng lồ giống như mặt trời. Trong thực tế có nhiều ngôi sao còn lớn hơn mặt trời, nhưng vì ở xa trái đất nên ta nhìn thấy chúng rất nhỏ bé.
4. Củng cố, - Hệ thống bài, hướng dẫn liên hệ.
- Nhậ ... i giải.
Số học sinh của lớp 2A là:
3 x 8 = 24 ( học sinh )
Đáp số : 24 học sinh.
Bài 5. Tìm x.
- GV gọi HS nêu thành phần của hai phép tính, quy tắc tìm số bị chia, thừa số chưa biết.
- Cho 2 HS làm PHT, cả lớp làm vào vở.
x : 3 = 5
 x = 5 x 3 
 x = 15
 5 x x = 35
 x = 35 : 5 
 x = 7
- GV chấm 4 bài, chữa bài trên bảng.
4. Củng cố: 
 - Hệ thống bài, nhận xét giờ học
5.Dặn dò
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------
Tập làm văn: Tiết 33
Đáp lời an ủi - Kể chuyện được chứng kiến
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết nói câu đáp lời an ủi. Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em hay bạn em.
2. Kĩ năng: Nói câu đáp lời ủi phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em hay bạn em.
3. Thái độ: Giữ phép lịch sự khi giao tiếp, biết làm việc thiện để giúp đỡ mọi người.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - SGK, VBT
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nêu lại nội dung cô giáo ghi ở trang 9 sổ liên lạc
3.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gắn tranh lên bảng.
HS 1: Đừng buồn, bạn sắp khỏi rồi.
HS 2: Cảm ơn bạn
* Chốt: Đáp lời an ủi cần nhẹ nhàng, lịch sự.
Bài 2: Nói lời đáp của em.
a. Em cảm ơn cô, nhất định em sẽ cố gắng.
b. Cảm ơn bạn, mình hi vọng nó sẽ tự về.
c. Cháu cảm ơn bà, cháu cũng hi vọng ngày mai nó sẽ về.
Bài 3: Viết một đoạn văn từ 3 - 5 kể về việc làm tốt của em hay bạn em.
- Hướng dẫn HS cách viết.
VD: Mấy hôm nay mẹ em bị ốm rất cao. Bố em mời bác sỹ về khám cho mẹ. Còn em thì rót nước cho mẹ uống thuốc và bón cháo cho mẹ ăn. Nhờ sự chăm sóc của cả nhà mà hôm nay mẹ em đã khỏi.
4. Củng cố, 
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Giáo dục HS đáp lời khen phù hợp với tình huống giao tiếp, kể được việc tốt mà mình hoặc bạn mình làm.
5. Dặn dò:
- Dặn HS thực hành những điều vừa học.
---------------------------------------------
Đạo đức: Tiết 32
Chia sẻ khó khăn với bạn
I Mục tiêu
1.Kiến thức ;
Biết hoàn cảnh khó khăn của một số bạn trong lớp.
Hiếu được là bạn bè cần chia sẻ, giúp đỡ nhau khi khó khăn.
2.Kĩ năng:
Thực hiện đoàn kết giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm phù hợp.
3.Thái độ: Quý trọng tình bạn, thân ái, giúp đỡ nhau
II. Đồ dùng học tập
Giấy A4 để thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
* Khởi động: Trò chơi kết bạn
Thực hiện 4 lần
Hoạt động : Xây dựng được kế hoạch giúp đỡ bạn gặp khó khăn.
Bước 1: Tự đăng kí theo khả năng của mình.
Bước 2: Tập hợp những HS cùng giúp 1 bạn gặp khó khăn thành nhóm và hướng dẫn XD KH theo mẫu.
Bước 3:Các nhóm báo cáo về kế hoạch giúp bạn.
Bước 4: Góp ý cho kế hoạch 
Bước 5: Thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
4.Củng cố:
Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
Chuẩn bị tiết sau.
------------------------------------
Kể chuyện: Tiết 33
Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện" Bóp nát quả cam". Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại câu chuyện.
2. Kĩ năng: Kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: Nhớ ơn những người có công với nước.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - 4 tranh minh họa truyện, SGK.
III. Hoạt động dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ - Gọi HS kể lại câu chuyện" Chuyện quả bầu"
3.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Sắp xếp các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện.
- Thứ tự đúng: 2, 1, 4, 3.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Chia lớp thành các nhóm 2.
- Hướng dẫn HS kể chuyện theo nhóm 2.
- Tuyên dương nhóm kể chuyện hay.
c. Kể lại từng toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS dựa vào 3 tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Tuyên dương em kể chuyện hay.
* Chốt: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước.
4. Củng cố, - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về kể lại câu chuyện
Tập làm văn: Tiết 33 
Ghi chép sổ tay
1.Kiến thức: Hiểu nội dung trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đê-rê-mon.
2.Kĩ năng: Vận dụng bài học để ghi chép sổ tay
3.Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực học tập
- Cuốn truyện tranh Đô-rê-mon, 1 tờ giấy khổ A3, một tờ báo nhi đồng, Mỗi HS có một cuốn sổ tay
- Gọi 2 HS đọc lại bài tập làm văn tuần 32 “ Kể lại một việc làm tốt để bảo vệ môi trường
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Đọc bài báo “ A lô, Đô-rê-mon Thần Thông đây!
Cho HS đọc phân vai( HS1 đọc câu hỏi, HS2 là Đô-rê-mon, đáp)
Cho HS quan sát cuốn truyện tranh Đê-rê-mon và tờ báo nhi đồng có mục “ A lô, Đô-rê-mon Thần Thông đây!
Bài 2: Ghi vào sổ tay của em những ý chính trong những câu trả lời của Đô-rê-mon
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng đoạn hỏi-đáp ở mục A, B
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến
- Cho HS tự ghi vào sổ tay những ý chính trong mỗi câu trả lời
- 2 HS viết vào giấy A3, dán lên bảng
Nhận xét
*VD; Ghi vào sổ tay- Sách đỏ:Loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ
Các loài trong sách đỏ
Việt Nam: Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó,
Thực vật : trầm hương, trắc, kơ nia
Thế giới: chim kền kền ở Mĩ có 70 con, cá heo xanh Nam Cực có 500 con, gấu trúc có 700 con
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học
- GV nhắc HS về nhà học bài
------------------------------------------
Toán: Tiết 165
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
1.Kiến thức: Củng cố về cộng, trừ, nhân , chia ( nhẩm và viết). Tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và thừa số chưa biết trong phép nhân. Luyện giải toán liên quan dến rút về đơn vị,
2.Kĩ năng: Vận dụng làm tốt các bài tập
3.Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực học tập.
- Bảng nhóm, PHT
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
- GV gọi HS xung phong nêu miệng gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- HS làm 4 ý trên bảng, dưới lớp làm nháp, mỗi em 2 ý.
- Cả lớp cùng nhận xét, GV chữa bài. 
Bài 3: Tìm x
- Gọi HS nêu thành phần từng phép tính, cách tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết.
- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm nháp, nhận xét bài trên bảng.
Gv nhận xét, chữa bài
a. 1999 + x = 2005
 x = 2005 – 1999 
 x = 6
b. x x 2 = 3998
 x = 3998 : 2
 x = 1999
Bài 4: GV tóm tắt, Gợi ý, cho cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng nhóm, GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. 
Bài giải
Giá tiền mỗi quyển vở là:
28 500 : 5 = 5700(đồng)
Số tiền mua 8 quyển sách là:
5700 x 8 = 45600( đồng)
 Đáp số: 45600 đồng
- GV chấm bài, nhân xét
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- GV nhắc HS về nhà học bài
------------------------------------
Tự nhiên và Xã hội: Tiết 66
Bề mặt trái đất
1.Kiến thức: Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ 
“ Các châu lục và các đại dương”. HS nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương.
2.Kĩ năng: Phân biệt được lục địa, đại dương.
3.Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực học tập .
- SGK, bản đồ, quả địa cầu
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Nhận xét được thế nào là lục địa, đại dương.
Cho HS thảo luận nhóm đôi
Mời đại diện các nhóm trình bày
Nhận xét, kết luận 
Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là nước, có chỗ là đất. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa . Phần lục địa được chia làm 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Quan sát và chỉ trên quả địa cầu các châu lục trên Trái Đất
Đại diện các nhóm trình bày
Nhận xét, kết luận
Kết luận: Châu á, châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương.
GV nêu cách chơi và chia các nhóm chơi.
Cả lớp và GV nhận xét tìm ra nhóm làm nhanh , đúng và đẹp nhất.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét 
- Nhắc HS về nhà học bài.
----------------------------------------------
Đạo đức : Tiết 33
Đoàn kết các dân tộc Tuyên Quang( Tiết 2)
1.Kiến thức: Nêu tên được các dân tộc đang sinh sống tại Tuyên Quang.
Biết được một số nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc ở Tuyên Quang.
Biết được vì sao phải đoàn kết giữa các dân tộc .
2.Kỹ năng: Thực hiện đoàn kết, thân ái với các bạn thuộc các dân tộc khác nhau ở trường, lớp và địa phương.
3.Thái độ: Tôn trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết các dân tộc trong thôn xóm, xã, phường, tỉnh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Tranh ảnh chụp các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, giấy A4
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Thể hiện tình đoàn kết với các dân tộc ở Tuyên Quang.
Bước 1: Phát phiếu cho HS làm việc các nhân. GV hỗ trợ HS yếu 
Bước 2: Một số HS trình bày phần chuẩn bị của mình, nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Kết luận
+Quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập.
+Thăm hỏi động viên ủng hộ các bạn gặp khó khăn.
+Vẽ tranh về tình đoàn kết dân tộc.
+Giao lưu làm quen với các thiếu nhi trong tỉnh, huyện 
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
GV nêu các tình huông. Phân công nhiệm vụ thảo luận. HS trình bày. Liên hệ thực tế.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngày đoàn kết các dân tộc.
Ngày 18/11 hàng năm
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt
Kiểm điểm đánh giá tuần XXXIII
I. Mục tiêu: 
	- Kiểm điểm, đánh giá các hoạt động trong tuần XXXIII
	- Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tuần XXXIV
II. Nội dung:
A. Đánh giá hoạt động tuần XXXIII:
	1) Nền nếp:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số14/14
- Ra vào lớp đúng thời gian quy định
	2) Học tập
- Có đủ đồ dùng, sách vở học tập.
	3) Trang phục:
- 100% HS có đủ trang phục theo quy định của nhà trường
- Chấp hành thời gian và các hoạt động theo quy định của Liên đội
	4) Vệ sinh: 
- Tham gia VS riêng, chung sạch sẽ theo quy định
- Trang phục gọn gàng
B. Phương hướng tuần XXXIV:
	- Duy trì các mặt hoạt động tích cực đã đạt
	- Tiếp tục bồi dưỡng và phụ đạo HS
vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop ghep 23 Tuan 33.doc