Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 13, Bài 23+24: Rồng rắn lên mây - Nặn đồ chơi

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 13, Bài 23+24: Rồng rắn lên mây - Nặn đồ chơi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng, đọc rõ ràng bài “ Nặn đồ chơi” biết cách ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp ơ một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ trong bài là một cô bé chăm ngoan, học giỏi không những thế bạn còn rất hiếu thảo biết quan tâm ông bà,cha mẹ và yêu thương vật nuôi trong nhà.

2. năng lực

- Hình thành cho học sinh năng lực tự chủ,năng lực giao tiếp,giải quyết vấn đề,phát triển ngôn ngữ.

3. Phẩm chất

 - Hình thành và phát triển ở học sinh tình yêu quê hương,đất nước. Biết kính trọng ông và ,cha mẹ và biết yêu thương loài vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài đọc).

- Đặc điểm VB thơ (thể thơ, cách ngắt nhịp, vần,.).

2. Học sinh: SHS; vở bài tập thực hành; bảng con

 

docx 24 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 13, Bài 23+24: Rồng rắn lên mây - Nặn đồ chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Tiếng việt
CHỦ ĐỀ RỒNG RẮN LÊN MÂY
Tiết 121+122: BÀI 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY( T1+2)
ĐỌC: RỒNG RẮN LÊN MÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc Rồng rắn lên mây; tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.
- Hiểu cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây. 
- Hiểu nội dung: Yêu các trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ.
2. năng lực
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học. Năng lực hợp tác và khả năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có ý thức tập thể và trách nhiệm cá nhân(thông qua trò chơi rồng rắn lên mây).
- Biết trân trọng, giữ gìn và phát triển trò chơi dân gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY H
- Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 
1. Khởi động
- Trò chơi : Truyền điện nêu tên một số trò chơi dân gian mà em biết.
- GV tổng kết trò chơi
+Em biết gì về trò chơi rồng rắn lên mây”?
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm 2 về câu hỏi này.
- GV gợi ý: Các em đã chơi trò chơi này bao giờ chưa? Có thích chơi không?...
-GV nhận xét kết nối bài mới: Tuổi thơ chúng ta gắn liền với rất nhiều trò chơi trong đó có trò chơi Rồng rắn lên mây. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về trò chơi này qua bài đọc Rồng rắn lên mây. Qua bài đọc các em sẽ biết rõ hơn về ý nghĩa của chơi trò chơi. 
- GV ghi đề bài: Rồng rắn lên mây
- Hs tham gia.
- 1 HS trả lời
- HS lắng nghe
- Đại diện một số (3 – 4) nhóm chia sẻ câu trả lời. 
- Các nhóm khác bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
2. Đọc văn bản
* Đọc mẫu
- GV đưa tranh minh họa bài đọc, yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 về nội dung tranh.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh vẽ.
- GV đọc mẫu toàn bài, Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bàinày được chia làm mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất. 
a. Đọc nối tiếp câu
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp.
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- Khi đọc con lưu ý điều gì?
-. Yêu cầu HS đọc từ khó.
b. Đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc theo nhóm đoạn lần 1
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.
- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS để giải thích.(dùng hình ảnh minh họa để giải thích nghĩa của từ vòng vèo.
- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ vòng vèo.
- HS đọc theo nhóm đoạn lần 2
- GV hướng dẫn HS đọc câu dài.
c. Đọc trong nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 3
d. Thi đọc
- GV gọi 3 HS đọc mẫu nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm.
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.
e. Đọc toàn bài
- GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV NX, khen ngợi, động viên HS.
-HS trả lời
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm
- HS chia theo ý hiểu.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến với rồng rắn; 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến bắt khúc đuôi; 
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: lên, núc nác...
- HS trả lời
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- HS đọc
- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.
+ cây núc nác: một loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh.
+ cản: ngăn lại, giữ lại.
+ vòng vèo: vòng qua vòng lại theo nhiều hướng khác nhau 
+khúc đầu (khúc đuôi): đoạn dầu (hoặc đoạn đuôi).
- VD: Để vào được ngôi đền phải đi qua con đường vòng vèo.
- HS luyện đọc thể hiện giọng đọc theo nội dung câu thơ như HD.
VD: Nếu thấy nói “có”, thì rồng rắn/ hỏi xin/ thuốc cho con/ và đồng ý cho thấy bắt khúc đuôi.
- HS cùng GV nhận xét góp ý.
- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)
- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp). 
- HS góp ý cho nhau.
- HS đọc thi đua giữa các nhóm.
- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.
- 1 - 2 HS đọc toàn bài.
- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI
* Khởi động chuyển tiết
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vận động hoặc hát 1 bài.
3. Trả lời câu hỏi
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
- GV gọi HS đọc câu hỏi.
Câu 1. Những người chơi làm thành rồng rắn bằng cách nào? 
- GV cho HS làm việc nhóm, thảo luận câu hỏi. HDHS quan sát tranh minh họa, đọc lại đoạn 1 của bài để tìm câu trả lời.
- GV cho HS lên đóng vai: thầy thuốc và rồng rắn.
- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm. 
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã có câu trả lời và săm vai tốt.
- GV nêu câu hỏi 2.
Câu 2. Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để làm gì? 
- GV hướng dẫn HS xem lại đoạn 2 của bài đọc, làm việc cá nhân. 
- GV mời một số HS trả lời. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. Vậy để bết xem trong quá trình đi xin thuốc rồng rắn gặp những chuyện gì thì chúng ta cùng đến với câu hỏi tiếp theo nhé.
Câu 3. Chuyện gì xảy ra nếu khúc đuôi bị thầy bắt?
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 2, cùng xem lại đoạn 3 của bài đọc, thảo luận để tìm câu trả lời. 
- GV mời một số HS trả lời. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
Câu 4. Nếu bạn khúc giữa bị đứt thì bạn đó phải làm gì?
- GV mời một số HS trả lời. 
- GV và HS cùng thống nhất câu trả lời. 
- GV nói với HS là người ta có thể có vài luật chơi trò chơi rồng rắn lên mây khác nhau. 
- GV hỏi HS thích luật chơi nào nhất, vì sao? 
- GV nói với HS: Qua bài đọc này các em đã biết được cách thức chơi trò chơi rồng rắn lên mây. Các em thấy đây là trò chơi tập thể, mỗi người đều có một vai trò, nhiệm vụ riêng. Trò chơi sẽ thành công nếu ai cũng làm tốt nhiệm vụ của mình. Như vậy, khi chơi hay làm việc trong một tập thể, chúng ta phải ý thức về trách nhiệm cá nhân. 
- Nếu thời gian và điều kiện cho phép, GV cho các em thực hành trò chơi Rồngrắn lên mây. 
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS tự luyện đọc cả bài. 
+ GV đọc mẫu một lần trước lớp. Giọng đọc nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải. 
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ. 
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Nói tiếp để hoàn thành câu. 
- GV cho HS đọc câu hỏi 1.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: xem lại đoạn 2 và đoạn 3 để tìm câu trả lời, viết câu trả lời ra giấy nháp. 
- GV yêu cầu 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. 
- GV và HS thống nhất đáp án. 
Câu 2. Đặt một câu nói về trò chơi em thích. 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: chia sẻ với nhau về các trò chơi các em thường tham gia, và chọn một trò chơi em thích nhất, đặt một câu về trò chơi đó. VD: Rồng rắn lên mây là trò chơi vui nhộn. 
- GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm. 
- GV lưu ý HS là các em có thể đặt một câu bất kì về một trò chơi em thích. 
- GV khuyến khích HS chia sẻ nhiều suy nghĩ của các em.
6. Củng cố, dặn dò
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.
- 1-2 HS đọc lại bài.
- HS đọc câu hỏi.
- 1HS đọc lại đoạn 1.
- HS làm việc nhóm 2.
+ Năm, sáu bạn túm áo nhau làm rồng rắn.
- Đại diện các nhóm nêu câu trả lời và lên chơi đóng vaithầy thuốc và rồng rắn.
- HS nhận xét nhóm bạn và tự đánh giá phần hoạt động của nhóm mình.
- Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo. 
- Từng HS suy nghĩ để trả lời. 
- 2-3 HS trả lời câu hỏi.
+ Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để xin thuốc cho con.
- HS nhận xét, góp ý.
- Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS đọc lại đoạn 3 trong nhóm, thảo luận tìm câu trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời.
+ Nếu khúc đuôi bị thầy bắt thì đổi vai làm thầy thuốc.
- Lớpnhận xét, góp ý. 
- Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ để trả lời.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Nếu bạn khúc giữa bị đứt thì bạn đó phải làm đuôi. 
- Một vài luật chơi: Nếu bạn khúc giữa bị đứt, bạn đó: phải làm khúc đuối, hoặc phải làm khúc đầu, hoặc phải nghỉ chơi để người khác vào thay,... 
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi (nếu có thời gian)
+ Một HS đọc to trước lớp cả bài.
+ Các HS khác đọc thầm theo.
+ HS lắng nghe.
+ Từng HS tự luyện đọc toàn bài.
- HS tự đánh giá và đáng giá phần đọc bài của các bạn.
- 1 HS đọc câu hỏi.
- HS làm việc cá nhóm 3.
+ Một bạn trong nhóm đọc câu còn thiếu, các bạn trong nhóm nói tiếp để thành câu hoàn chỉnh.
+ Một HS ghi lại câu trả lời trên nháp.
- 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.
+ Nếu thầy nói “không” thì rồng rắn đi tiếp; Nếu thầy nói “có” thì rồng rắn hỏi xin thuốc cho con; Nếu bạn khúc đuôi để thấy bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc; Nếu bạn khúc giữa để đứt thì đổi vai làm đuôi.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung. 
- Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo. 
- HS đặt một câu về trò chơi mà em yêu thích.
+ VD: Rồng rắn lên mây là trò chơi vui nhộn.
- 2 - 3 HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm.
- Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc nhận xét. 
- HS chia sẻ suy nghĩ của mình.
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
Tiếng Việt
BÀI 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY( TIẾT 3)
VIẾT: CHỮ HOA Y
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức,kĩ năng
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Miệng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Miệng nói tay làm (3 lần)
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Hiểu nội dung câu ứng dụng: Miệng nói tay làm là nói đi đôi với làm.
2. Năng lực
- Hình thành cho HS năng lực đọc thông, viết thạo.
3. Phẩm chất
- Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
 + Mẫu chữ viết hoa M.
2.Học sinh: 
+SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 ...  tập,rèn luyện. Tự tin,trách nhiệm trong công việc.Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.
2. Học sinh: VBTTV,nháp, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.
- GV kết nối vào bài mới.
2.Hoạt động thực hành.
 Làm bài tập 1
Giới thiệu về một đồ chơi có trong hình theo mẫu.
- GV nêu bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. 
+ GV hướng dẫn HS: Với mỗi đồ chơi được chọn, HS quan sát thật kĩ để tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng các đặc điểm có thể là hình dạng, màu sắc,... 
- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV tổng hợp kết quả bài tập. 
Làm bài tập 2 
Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
- GV mời một HS đọc câu mẫu, HDHS làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS chú ý công dụng của dấu phẩy trong câu mẫu (ngăn cách giữa hai từ: mềm mại và dễ thương; 2 từ này có cùng chức năng là chỉ đặc điểm của đồ chơi).
- GV bao quát các nhóm thảo luận, có sự giúp đỡ (nếu cần)
- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp. 
- GV và HS thống nhất đáp án. 
Làm bài tập3:
Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu in nghiêng.
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập.
- GV HDHS làm tương tự B2. 
- GV mời một số HS phát biểu.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
3.Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát và vận động theo bài hát: Vào rừng hái hoa.
- HS ghi bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
- HS làm việc cặp/ nhóm: 
+ Quan sát tranh. 
+ Mỗi HS chọn một đồ chơi trong tranh. 
+ Từng HS nói trong nhóm. 
- Đại diện 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp.
+ VD: Chiếc đèn ông sao - nhiều màu rực rỡ; Chiếc chong chóng - hình bông hoa 4 cánh,...).
- HS, GV nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu bài, đọc câu mẫu.
- HS làm việc theo cặp.
+ HS đọc thành tiếng từng câu trong bài tập.
+ HS xác định ranh giới giữa các từ, cụm từ trong câu. 
+ HS xác định các từ/ cụm từ cùng chức năng nhưng chưa được ngăn cách bởi dấu phẩy (VD: câu a có ô tô và máy bay, câu b có đèn ông sao và diều giấy đều chỉ tên đồ chơi, câu c có đá bóng đá cầu, nhảy dây đều nêu hoạt động).
+ HS thử đặt dấu phẩy và đọc thành tiếng lại 2 – 3 lần nữa trong nhóm (ngắt nghỉ ở chỗ có dấu phẩy) để kiểm tra sự phù hợp. 
- Đại diện 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp.
(a. Em thích đồ chơi ô tô, máy bay.;
b. Bố dạy em làmđèn ông sao, diều giấy.; c. Các bạn đá bóng, đá cầu, nhảy dây trên sân trường.) 
- HS, GV nhận xét. 
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS đọc thầm ND bài cần điền dấu phẩy, xác định các từ/cụm từ trong câu.
- HS chia sẻ trong nhóm về chức năng của dấu phẩy (dùng để ngăn cách các từ búp bê, hộp đựng bút. Vì các từ này có đặc điểm cùng chỉ tên gọi các món quà mà bố mua cho Chi.)
- HS chia sẻ trước lớp bài làm của nhóm mình.
+ Hôm nay là sinh nhật của Chi. Chi nhận được bao nhiêu là quà: búp bê, hộp đựng bút, đồng hồ báo thức và chiếc nơ hồng. Chi rất vui và cảm động.
- HS, GV nhận xét. 
- HS nêu nội dung bài học.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
.
Tiếng Việt
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI( TIẾT 5)
LUYỆN TẬP : VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ VỀ MỘT ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm của đồ chơi.
- Viết được một đoạn văn tả đồ chơi. 
2. Năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh. 
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển ở HS tình yêu với trường , lớp. 
- Có trách nhiệm ,tự tin hoàn thành bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; Máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập 
2. Học sinh: SHS; VBT;, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS vận động theo video bài hát.
- GV giới thiệu bài
2.Hoạt động thực hành
 BT1: Kể tên những đồ chơi của em. Em thích đồ chơi nào nhất? Vì sao?
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV cho HS trao đổi nhóm về các nội dung.
- GV bao quát các nhóm làm việc, giúp đỡ nếu cần thiết.
- Gọi đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. GV khuyến khích HS nói được lí do mà HSthích đồ chơi đó. 
 GV nx, chốt: Chúng ta thấy rằng mỗi một món đồ chơi đều là quà tặng của bố mẹ, ông bà và người than tặng cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn và coi đó là kỉ niệm.
BT2. 
Viết 3 – 4 câu tả một đồ chơi của em
- GV cho HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS quan sát sơ đồ gợi ý để viết bài.
- Cho HS chọn và nói về một đồ chơi của mình với cácbạn trog nhóm.
- GV theo dõi, hỗ trợ nếu cần.
- Dựa vào kết quả trao đổi nhóm, GV cho HS viết vào vở 3 – 4 câu tả một đồ chơi. HS có thể viết nhiều hơn 3 – 4 câu tuỳ theo khả năng.
- GV quan sát HS viết bài, giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài. 
- GV cho 2 - 3 HS đọc bài trước lớp. 
- GV nhận xét bài và khen ngợi HS tích cực, cố gắng trong việc luyện viết.
- Trưng bày mẫu bài viết hay, trình bày sạch đẹp.
3.Củng cố, dặn dò
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau đọc mở rộng.
- Hát và vận động theo bài hát Đồ chơi của bé.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Kể tên những đồ chơi của em. Em thích đồ chơi nào nhất? Vì sao?
- HS làm việc nhóm: 
+ Lần lượt các HS kể tên những đồ chơi của mình. 
+ Mỗi HS lựa chọn một đồ chơi mình thích nhất. 
+ Nêu lí do vì sao thích đồ chơi đó.
+ Cả nhóm góp ý, bổ sung.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- HS cùng GV nhận xét phần trình bày của các bạn.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS quan sát sơ đồ gợi ý.
- Làm việc nhóm: 
+ Mỗi HS chọn một đồ chơi. 
+ Từng HS nói trong nhóm về đồ chơi mà mình đã lựa chọn theo gợi ý trong SHS. 
+ Các HS khác trong nhóm nhận xét, góp ý. 
ơ
- HS viết vào vở 3 – 4 câu tả một đồ chơi. HS có thể viết nhiều hơn 3 – 4 câu tuỳ theo khả năng.
- HS tự đọc lại và sửa đoạn văn đã viết. 
- HS đổi bài trong nhóm để sửa bài cho nhau. 
- 2 - 3 HS đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.
Tiếng Việt
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI( TIẾT 6)
 ĐỌC MỞ RỘNG
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Tìm và đọc mở rộng được một bài thơ hoặc một bài đồng dao về đồ chơi, trò chơi, chia sẻ với bạn được tên và cách chơi đồ chơi đó. 
- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về thầy côdo Gv hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. 
2. Năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh. 
3. Phẩm chất
- Có tình yêu với quê hương ,đất nước đặc biệt là với các trò chơi dân gian và các bài đồng dao
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức lớp chơi trò chơi Kéo cưa lừa xẻ.
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện đọc
BT1.Tìm đọc một bài thơ hoặc một bài đồng dao về một đồ chơi, trò chơi V dẫn dắt vào bài
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV giải thích cho các em về đồng dao hoặc đọc mẫu một bài (như gợi ý bằng lời trong tranh ở SHS về trò chơi Nu na nu nống, hoặc các bài đồng dao quen thuộc với trẻ như: Chi chi chành chánh, Kéo cưa lừaxẻ, Tập tầm vông, Lộn cầuvồng,...).
(Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ/ bài đồng dao về một đồ chơi, trò chơi. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, bài đồng dao phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp hoặc mượn trong thư viện trường) 
- GV tổ chức cho HS đọc trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên đọc trước lớp.
- GV cho HS bình chọn các bài thơ hoặc đồng dao hay. 
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách đọc thơ, đồng dao hấp dẫn, thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.
- GV khuyến khích HS trao đổi sách để mở rộng nội dung đọc
BT2. Nói với bạn: Tên của đồ chơi, trò chơi; Cách chơi đồ chơi, trò chơi.
- GV cho HS hoạt động nhóm.
- GV theo dõi phần trao đổi của các bạn về tên đò chói, trò chơi, cách chơi đồ chơi, trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chi chi chành chành.
- GV nhận xét trò chơi.
3.Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. 
- Sau bài Nặn đồ chơi, các em đã: 
+ Đọc – hiểu bài Nặn đồ chơi. 
+ Nghe – viết đúng đoạn chính tả Nặn đồ chơi, làm bài tập chính tả. 
+ Biết cách sử dụng dấu phẩy. 
+ Biết viết đoạn tả đồ chơi. 
- Lớp tham gia chơi.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Làm việc nhóm: 
+ Các thành viên nêu tên bài thơ, bài đồng dao về một đồ chơi, trò chơi mà mình đã sưu tầm,tìm được.
+ HS đọc cho cả nhóm nghe (hoặc mỗi bạn đọc thầm bài thơ, bài đồng dao về một đồ chơi, trò chơi mà mình đã sưu tầm,tìm được). 
- Một số (2 – 3) HS đọc khổ thơ bài đồng dao trước lớp. 
- HS bình chọn bài thơ hoặc bài đồng dao hay.
- HS trong lớp tìm đọc thêm hoặc trao đổi sách với bạn để có đọc được nhiều sách hay.
- Từng HS đọc bài thơ hoặc đồng dao đã đọc cho nhóm nghe. 
- HS trao đổi trong nhóm về: 
• Tên của đồ chơi, trò chơi. 
• Cách chơi đồ chơi, trò chơi. Trong bài thơ hoặc đồng dao mà mình vừa đọc. 
- Các HS khác trong nhóm nhận xét, góp ý.
- HS tham gia chơi.
- HS nhắc lại những nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_13_bai_2324_rong_ran_len_may_n.docx