Giáo án Lớp 2 tuần 12 (11)

Giáo án Lớp 2 tuần 12 (11)

Tiết 2 +3: Tập đọc

Sự tích cây vú sữa

I. Mục tiêu:

- Hiểu nghĩa các từ: Vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong.

- Hiểu nội dung của bài: Truyện cho ta thấy tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con.

- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay. Giọng đọc tha thiết.

- Có tình cảm quý mến và kính trọng mẹ.

- Nhớ lại được kỉ niệm về sự tích cây vú sữa.

II. Hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra: 2 học sinh đọc bài thơ thương ông và trả lời câu hỏi.

B. Bài mới:1. Giới thiệu bài.

 2. Luyện đọc: T. đọc mẫu.

 

doc 19 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 12 (11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2005
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 +3: Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa các từ: Vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong. 
- Hiểu nội dung của bài: Truyện cho ta thấy tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con. 
- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay. Giọng đọc tha thiết. 
- Có tình cảm quý mến và kính trọng mẹ. 
- Nhớ lại được kỉ niệm về sự tích cây vú sữa. 
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 2 học sinh đọc bài thơ thương ông và trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài. 
	 2. Luyện đọc: T. đọc mẫu. 
- Y/c học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn tìm từ tiếng khó, câu văn dài luyện đọc +giải nghĩa từ. 
- Luyện đọc từ. 
+Từ: la cà, lần, bao lâu, lớn lên, kỳ lạ, nở, nơi. 
- đọc nối tiếp đoạn. 
+Ngắt nghỉ câu: Hoa tàn /quả xuất hiện / lớn nhanh / da căng mịn / xanh óng ánh / rồi chín. //
 Một hôm/ vừa đói/ vừa rét/ lại bị trẻ lớn hơn đánh/ cậu mới nhớ đến mẹ/ liền tìm đường về nhà. //
+ Giải nghĩa từ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong. 
- Đọc nhóm
-Lớp đọc đồng thanh. 
3. Tìm hiểu bài: H. thảo luận và trả lời các câu hỏi. 
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? - Vì cậu bị mẹ mắng. 
- H. đọc đoạn 2. 
- Vì sao cậu bé quay trở về? - vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh. 
- Khi trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé đã - Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy 
làm gì? một cây xanh trong vườn mà khóc. 
- Chuyện lạ gì đã xảy ra khi đó? 	 - Cây xanh run rẩynhư sữa mẹ 
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh 	 - Lá đỏ hoe như mắt mẹ chờ con
của mẹ?
- Theo em sao mọi người lại đặt cho cây lạ - Vì trái cây chín có dòng sữa trắng 
tên là cây vú sữa? 	 và ngọt thơm như sữa mẹ 
- Em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi với mẹ - H. tự trả lời
4. Luyện đọc lại: * T. luyện đọc diễn cảm. 
	 * Các nhóm H. thi đọc
	 *H. đọc phân vai. 
	 * Bình chon H. đọc hay
5. củng cố dặn dò: Câu chuyện nói lên điều gì?
	Về nhà đọc bài nhiều lần. 
Tiết 4: Toán
Tìm số bị trừ
I Mục tiêu
- H/S biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ. 
- áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài toán có liên quan. 
- Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau. 
- Rèn kỹ năng tính toán chính xác. 
II. Đồ dùng: Tờ bìa kẻ 10 ô vuông + kéo 
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: 
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 
	2. Tìm số bị trừ. 
- bài toán 1: Có 10 ô vuông bớt đi 4 ô vuông. Còn lại?ô vuông. 
- Yêu cầu H. nêu tên các thành phần của phép trừ. 
- bài toán 2: mảnh giấy được cắt làm 2 phần, phần 1 có 4 ô vuông, phần 2 có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có? ô vuông. 
- Số ô vuông lúc đầu là bao nhiêu?
- Yêu cầu H. đọc lại phần tìm x trên bảng. 
- x là gì trong phép tính x- 4 = 6 
- 6 gọi là gì?
- 4 gọi là gì?
	Quy tắc. 
3. Thực hành:
*Bài 1: H. tự làm vào vở. 
 Gọi H. nhận xét bài của bạn. 
 * Bài 2: Cho H. nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ. 
* Bài 3: Bài toán yêu cầu làm gì?
 Bài toán cho biết gì về các số cần điền?
- T. nhận xét, cho điểm. 
* Bài 4: Yêu cầu h/s tự vẽ và ghi tên các điểm. 
 10- 4 = 6
- 10 là số bị trừ, 4 là số trừ, 6 là hiệu. 
- H. thực hiện phép tính: 4 + 6 = 10
 - Là 10 
- x – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10. 
- Là số bị trừ. 
- Là hiệu. 
- Là số trừ. 
- 3 H. lên bảng làm
- H. trả lời. 
- H. làm & đổi vở kiểm tra chéo. 
- Lựa chọn số và làm bài miệng. 
- Điền số thích hợp vào ô trống. 
- Là số bị trừ trong các phép trừ. 
- H. làm bài. 
IV. Củng cố dặn dò: 
	Nhận xét tiết học. 
Tiết 5: Tiếng Việt*
Luyện đọc: Sự tích cây vú sữa
I Mục tiêu
 - Củng cố kiến thức bài tập đọc “sự tích cây vú sữa”. Biết đặt câu hỏi theo đoạn
- Luyện đọc diễn cảm. 
 - Luyện đọc phân vai. 
- Có ý thức đọc đúng. 
II. Hoạt động dạy- học:
1. T. nêu nội dung y/c tiết học. 
2. Luyện đọc:
* Y/c H. đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài. 
* Thi đọc theo nhóm. 
* H. đọc phân vai. H. khác nhận xét
3/ Tìm hiểu bài:
 -Y/c H. tìm các từ gần nghĩa với các từ sau: la cà, vùng vằng. 
 -H. thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- T. đặt câu hỏi theo đoạn. 
- H. đặt câu hỏi cho đoạn cuối bài. 
- T. củng cố nội dung từng đoạn. 
- H. nhắc lại. 
- T. hỏi: Em thích đoạn văn nào nhất? Tại sao?
- H. đọc thể hiện đoạn đó và trả lời. 
3) Củng cố: H. nêu nội dung bài. 
Tiết 6: Thủ công
Ôn tập chương I: Kĩ thuật gấp hình. 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách gấp các hình ở chương I. 
 - Rèn kĩ năng sáng tạo, đôi tay khéo léo. 
- H có ý thức tốt khi gấp hình. 
II. Chuẩn bị: Các mẫu gấp hình của các bài đã học. 
III. Hoạt động dạy –học:
 1) T. nêu y/c tiết học. 
 2) Y/c H. nêu tên các hình đã được học và cho h/s quan sát lại các mẫu gấp hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui. 
3) Tổ chức cho H. thi gấp các hình. 
 T. giúp đỡ những H. gấp chưa đẹp. 
 T. chấm bài và tìm ra những sản phẩm gấp đẹp, có sáng tạo. 
4) Đánh giá sản phẩm và nhận xét tiết học. 
 - T, tuyên dương những H. gấp đẹp. 
 - Động viên những H. gấp chưa đẹp. 
 - Dặn dò giờ học sau. 
Tiết 7: Hoạt động tập thể
Văn nghệ chào mừng ngày 20/11. 
I Mục tiêu:
 - H. múa hát chủ đề về nhà trường thầy cô giáo để chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. 
 - H. hát đúng nhạc, đúng lời. 
 - Múa đẹp. 
 - Tự tin khi biểu diễn. 
II. Hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài. 
- T. phân công những H. hát hay, múa dẻo để tham gia biểu diễn trong đội văn nghệ. 
- H. lên biểu diễn 2 bài múa hát. 
- T. quan sát, uốn nắn, sửa sai. 
- H. biểu diễn trên phòng nghệ thuật. 
- Nhà trường chấm điểm và công bố giải thưởng. 
2) Đưa H. về lớp và T. nhận xét tiết học. 
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2005
Tiết 1: Thể dục
Trò chơi nhóm ba nhóm bảy- Đi đều. 
I. Mục tiêu: 
 - Học trò chơi nhóm ba nhóm bảy. Ôn đi đều. 
 -Biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi. Thực hiện chính xác động tác đi đều 
II. Địa điểm: sân trường, còi. 
III. Nội dung – phương pháp:
 1/ Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
-Y/C h/s khởi động. 
-Y/C h/s tập bài thể dục phát triển chung. 
 2/Phần cơ bản:
*Trò chơi nhóm ba nhóm bảy. 
-G/V nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. 
- Cho h/s nhảy chân sáo theovòng tròn vừa vỗ tay vừa đọc bài thơ sau tiếng ba, bảy các em hợp nhau lại khi nghe lệnh hô. 
*Ôn đi đều: Y/C lớp trưởng điều khiển 
 3/Phần kết thúc:
-Điều khiển h/s thả lỏng. 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
-Tập hợp lớp, chào, báo cáo. 
-Chạy tại chỗ, xoay các khớp tay. 
-Tập 8 động tác của bài thể dục phát triển chung 2 lần. 
-Quan sát g/v tập mẫu, nhắc lại tên trò chơi, chơi, chơi thử. 
-H/S chơi theo nhóm. 
-Tập theo nhịp 1-2; 1-2. 
-Cúi người, nhảy 6 lần. 
Tiết2: Chính tả
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
 	- Nghe viết đoạn: Từ các sữa mẹ. Biết phân biệt tr/ ch; át/ ác. Củng cố quy tắc chính tả ng/ngh. 
-Rèn kỹ năng viết đúng đẹp. 
II. Hoạt động dạy –học:
 1/Kiểm tra: viết bảng “lên thác xuống ghềnh. ghi lòng. ”
 2/ Bài mới: a/ Hướng dẫn h/s viết chính tả 
-Y/C h/s đọc đoạn chép
-? Đoạn văn nói về cái gì? 
-? Cây lạ được kể như thế nào?
-Tìm đọc câu văn có dấu phẩy trong bài . 
-? Dấu phẩy viết ở đâu trong câu?
-Y/C h/s tìm từ khó luyện viết. 
b/G/V đọc y/c h/s mở vở viết bài. 
 c/Bài tập:
*Bài 2: Gọi 1h/s đọc y/c của đề bài. Y/C cả lớp làm bài vào vở 
*Bài 3:Y/C h/s tự làm bài và rút ra qui tắc chính tả với ng/ ngh. 
-1 h/s đọc đoạn chép 
-Đoạn văn nói về1 cây lạ. 
-Từ các cành látrổ ra 
-Tự tìm và đọc câuvăn. 
-Dấu phẩy viết ở chỗ ngắt câu, ý. 
- Viết bảng con:lá, nở trắng, rung, trào ra. 
-1h/s lên bảng lớp làm bài vào vở, nhận xét bài bạn. Nêu qui tắc viết chính tả. 
 3/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. 
Tiết 3: Toán
13 trừ đi một số: 13-5
I. Mục tiêu:
 1. Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 13-5. Tự lập và thuộc bảng trừ của 12
 2. áp dụng phép trừ có nhớ dạng 13trừ 5 để giải toán có liên quan. 
II. Đồ dùng dạy học: Que tính 
III. Hoạt động dạy- học:
 1/ Kiểm tra: Đọc lại bảng trừ của 12
 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu phép trừ 13-5
 - Nêu đề toán và hỏi?Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
 - Cho h/s thao tác trên que tính. 
 -Vậy 13-5 bằng bao nhiêu?
 b/ Đặt tính và thực hiện phép tính. 
Y/ h/s đặt tính và nêu cách làm. 
Y/C h/s nhắc lại
 c/Lập bảng trừ của 13
G/V cho h/s học thuộc
3/Thực hành:
*Bài 1: Tính nhẩm. Y /C h/s tự làm bài. 
* Bài 2: Tính y/ c h/s nêu cách đặt tính và tính. 
* Bài 3: Y/C h/s tìm hiệu khi biết số bị trừ, số trừ. 
* Bài 4: Y/c h/s đọc đề, phân tích đề, tóm tắt và giải vào vở. 
- H/S nghe và trả lời: Ta thực hiện phép tính trừ ; 13-5
- H/s thực hành và nêu cách làm. 
- Vậy 13-5 =8
- Nêu cách đặt tính và tính. 
 13
 - 5
 8
- H/S xây dựng công thức, h/sđọc thuộc lòng 
- Nối tiếp nhau nêu kết quả 
- 1 h/s lên bảng nêu cách tính và làm bài, lớp làm bài vào vở
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ, h/s làm miệng. 
- 1h/s lên bảng, lớp làm bài vào vở. 
 3/Củng cố, dặn dò:Đọc lại bảng trừ
Tiết 4:Đạo đức
Quan tâm và giúp đỡ bạn (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 -Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 
 -H/s có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống. 
 -Thái độ quan tâm, yêu mến, giúp đỡ bạn bè xung quanh. 
II. Tài liệu và phương tiện: Câu chuyện “Trong giờ ra chơi”. 
III. Hoạt động dạy-học:
 1/Khởi động:Cả lớp hát bài “Tìm bạn thân”
 2/Các hoạt động:
a/Hoạt động 1:Kể chuyện “Trong giờ ra chơi”:
 -Yêu cầu h/s thảo luận
?Các bạn lớp 2A làm gì khi Cường bị ngã
?Em có đồng ý với việc làm của các bạn lớp 2A không?Tại sao
 -Kết luận:Cần hỏi thặm và nâng bạn dậy. 
b/Hoạt động 2:Việc làm nào đúng. 
 -Giao cho h/s làm việc theo nhóm:Quan sát tranh và chỉ ra việc làm nào là quan tâm, giúp đỡ bạn?Tại sao
 -Kết luận:Luôn luôn vui vẻ, chan hoà với bạn
c/Hoạt động 3:Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn. 
 -Yêu cầu h/s mở vở bài tập làm bài. 
 -Yêu cầu h/s bày tỏ ý kiến và nêu lí do vì sao?
 -Kết luận:Quan tâm giúp bạn là việc làm cần thiết
Nghe kể chuyện và thảo luận, đưa ra ý kiến của mình. Các học sinh khác nghe, bổ sung. 
 -Làm việc theo nhóm đôi. Đại diện nh ...  Bỏ khăn. 
 - Y/C h/s tự chơi theo nhóm. 
3/ Phần kết thúc:
 -Y/C h/s tự chọn 1 trò chơi để chơi. 
 - Y/C h/s tập 1 động tác thả lỏng. 
 - Nhận xét tiết học. 
- Tập hợp lớp, điếm số, chào, báo cáo. 
- Xoay các khớp, chạy tại chỗ. 
- Tập theo hiệu lệnh của cán sự lớp. 
- Tập theo sự điều khiển của cán sự lớp 15 phút. 
- Thực hiện theo y/c 5 phút. 
- Tự tổ chức chơi. 
-Cúi lắc người thả lỏng. 
Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2005
Tiết 1:Luyện từ và câu
Từ ngữ về tình cảm gia đình- Dấu phẩy. 
 I. Mục tiêu:
 -Mở rộng vốn từ về tính cảm cho h/s. Biết cách đặt câu theo mẫu: Ai ( cái gì. con gì ) làm gì? Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa 2 bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu, Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh. 
 -Rèn kỹ năng sử dụng từ, đặt câu theo đúng chủ đề và sử dụng đúng dấu phẩy. 
 - Có ý thức nói viết, thành câu. 
 II. Hoạt động dạy- học:
 1/Kiểm tra: Tìm từ ngữ về đồ dùng gia đình? Tác dụng của nó. 
 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài. 
	b/ Hướng dẫn h/s làm bài tập 
 *Bài 1: Y/C h/s đọc đề và nêu y/c của đề bài và câu mẫu (miệng). 
 - Y/C h/s suy nghĩ và đọc to các từ mình vừa tìm được. 
* Bài 2: treo bảng phụ và y/c h/s đọc đề. 
 -Tổ chức cho h/s làm miệng từng câu. 
 *Bài 3: - Y/C h/s đọc đề bài. 
 - Y/c h/s quan sát kĩ tranh xem mẹ đang làm gì, em bé đang làm gì, bé gái đang làm gì và nói lên hoạt động của từng người 
 *Bài 4: - Y/c h/s đọc câu văn ở ý a, y/c 1 h/s làm bài
 - Kết luận: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu. Giữa các bộ phận giống nhau ta phải đặt dấu phẩy. 
 - Y/C 1 h/s lên bảng làm tiếp ý b, cả lớp làm vào vở bài tập. 
- Ghép các tiếng sau thành các từ có 2 tiếng yêu, mến, thương, quý, kính. 
 - Yêu mến, quý mến, thương yêu, yêu thương, quý mến, mến thương, yêu quý. 
 -Nối tiếp nhau đọc các từ ghép được 
 - Đọc đề bài. 
 - Cháu kính yêu (yêu quý, quý mến )
 - Đọc đề, quan sát tranh, nhìn tranh nói 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con. 
 - Nhiều h/s nói. VD: Mẹ em bế em bé. Em bé ngủ trong lòng mẹ
- Làm bài. Chăn màn, quần áo, được xếp gọn gàng. 
+ Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn. 
+Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ. 
- Nhận xét bài bạn làm. 
 3/ Củng cố dặn dò: Tìm thêm các từ ngữ về tình cảm, luyện tập thêm mẫu câu: Ai (cái gì, con gì ) làm gì?
Tiết 2: Tập viết
Chữ hoa: K
I. Mục tiêu. 
- H. biết viết chữ K hoa theo mẫu cỡ vừa cỡ nhỏ, hiểu và viết cụm từ ứng dụng “Kề vai sát cánh” theo cỡ nhỏ. 
- Chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối đúng quy định. 
- Nắn nót, sạch sẽ. 
II. Đồ dùng
	Chữ mẫu
III. Hoạt động dạy – học. 
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa. 
- Quan sát và nhận xét
-? Cấu tạo chữ: K	 - Cao 5 li, gồm 3 nét
	Nét 1, 2. giống 2 nét đầu chữ J
	Nét 3 móc xuôi và móc ngược 
	tạo vòng xoắn ở thân. 
- T. chỉ dẫn cách viết. 
- T. viết mẫu, nêu lại cách viết	- H. viết bảng (cỡ vừa)
- T. nhận xét, uốn nắn. 	- H. viết 2, 3 lượt
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- H. đọc cụm từ: Kề vai sát cánh. 
- T. giải nghĩa
- Hướng dẫn H. quan sát và nhận xét. 	- Độ cao chữ 2, 5 li: K& h. 
	- Cao 1, 5: t. 
	- Cao 1, 25: s
	- Cao 1 li: là những chữ còn 	lại. 
- T. hướng dẫn nét nối chữ K sang chữ ê. 
- T. hướng dẫn H. viết bảng con. 
4. Hướng dẫn H. viết vở. 
- Cho H. viết bài ở lớp. 
-T. theo dõi nhắc nhở. 
5. Củng cố dặn dò. 
Nhận xét tiết học. 
Tiết 3: Toán
53-15
I. Mục tiêu:
- Củng cố biểu tượng về hình vuông. 
- H. biết cách thực hiện phép trừ có nhớ, số bị trừ là số có hai chữ số, số trừ có hai chữ số
- Biết vận dụng phép trừ đã học để làm tính, đặt tính. 
- H. hứng thú khi học toán. 
II. Đồ dùng. 
	Que tính
III. Hoạt động dạy – học. 
A. Kiểm tra. 
B. Bài mới
1. Tổ chức cho H. tự tìm ra kết quả của phép tính: 53-15. 
- T. nêu đề toán. 	- H. nhắc lại bài toán, tự phân 	tích
- Đi tìm kết quả. 
- Yêu cầu H. lấy 5 bó que tính và 3 que tính rời. 	
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách bớt 15- H. thao tác trên que tính và 
que tính và nêu kết quả. 	thảo luận còn 38 que. 
- Yêu cầu H. nêu cách làm	- H. nêu cách bớt 
-T: ta phải bớt bao nhiêu que tính? 	- 15 que tính. 
- Vậy bớt 15 que tính ta phải bớt 5 que tính. Ta bớt 3 que
 tính trước rồi sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 2 que 
tính. Ta còn 8 que tính rời. Bớt tiếp 1 bó 1 chục que tính 
nữa, vậy còn 3 bó que tính chục và 8 que tính rời. 
- Vậy 53-15 =? 	- Bằng 38. 
- H. đặt tính và thực hiện phép tính	- H. làm bảng con. 
- 1 H. lên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. 	- 53
	 - 15
	 	 38
- T. chốt: Trừ có nhớ ở hàng chục	- áp dụng bảng trừ. 
- Mỗi H. tìm 1 ví dụ và làm bảng con. 	- H. kiểm tra chéo 
- T. nhận xét. 
2. Thực hành. 
Bài 1: H. tự làm rồi chữa	 - H. đặt tính vào bảng con
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu	 - H. làm vở kiểm tra chéo, 	 nêu cách thực hiện. 
Bài 3: Tìm x. 
Muốn tìm số bị trừ, số hạng, ta làm thế nào?	 - H, làm vở
- T. chấm bài 2, 3
Bài 4:	Vẽ theo mẫu. 
- T, hướng dẫn H. vẽ	 - H. nối
3. Củng cố. 
- Dạng trừ có nhớ: số bị trừ, số trừ đều có hai chữ số. 
Tiết 4: Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ cờ tổ quốc. 
I. Mục tiêu:
- H. nhận biết đựơc hình dáng, màu sắc của một số loại cờ. 
- Vẽ được một lá cờ. 
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của cá loại cờ. 
II. Chuẩn bị. 
- T. Sưu tầm ảnh một số loại cờ hoặc cờ thật như: Cờ Tổ quốc. 
 Tranh, ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ. 
- H. Sưu tầm tranh, ảnh các loại cờ có trong sách, báo. 
 Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. 
 Bút vẽ, màu vẽ. . 
III. Các hoạt động dạy- học. 
 Giới thiệu bài:
 T. lựa chọn cách giới thiệu phù hợp với nội dung. 
1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. 
- T. giới thiệu một số loại cờ(cờ thật hay ảnh) để H. nhận biết:
	+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa;
- T. cho H. xem một số hình ảnh về các ngày lễ để H. thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ đó. 
2. Hoạt động 2: Cách vẽ lá cờ. 
- Cờ Tổ quốc. 
	+ T. vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để H. nhận ra tỉ lệ nào là vừa. 
	+ Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy;
	+ Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ (cố gắng vẽ 5 cánh đêu nhau);
	+ Vẽ màu:
	 * Nền màu đỏ tươi;
	 * Ngôi sao màu vàng;
 3. Hoạt động 3: Thực hành. 
- T. gợi ý để H: 
	+ Vẽ những lá cờ khác nhau vừa với phần giấyđã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ;
	+ Phác hình gắn với tỉ lệ lá cờ định vẽ ( có thể vẽ cờ đang bay). 
	+ Vẽ màu đều, tươi sáng. 
- T. quan sát & động viên H. hoàn thành bài vẽ. 
4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 
- T. gợi ý H. nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại. 
- T. nhận xét giờ học và động viên H. 
5. Dặn dò. 
	Quan sát vườn hoa, công viên. 
Tiết 5: Toán *
Luỵên tập
I. Mục tiêu:
- H. nắm chắc bảng trừ 13. 
- Làm toán dạng 33 – 5; 53 – 15. 
- áp dụng làm tốt các bài tập có liên quan. 
- Hứng thú, tự tin khi làm toán. 
II. Hoạt động dạy học. 
1 Thực hành:
Bài 1: T. tổ chức H. chơi trò chơi truyền điện:
13- 4 	13-5 	13-8	13-1	13-3
13-6 	13-7	13-9	13-2	13-10
- 1 H. đọc phép tính, H. khác nêu kết quả. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính, biết số bị trừ và số trừ là:
13 & 6	13 & 7	43 & 25	63 & 15	
- Yêu cầu: H. làm bảng con, nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. 
- Củng cố phép trừ có nhớ dạng 33-5; 53- 15
Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải
	Có: 13 cai bánh. 
	Cho: 6 cái bánh. 
	Còn:. ? cái bánh
- H. đặt đề toán và giải. 
- T. chấm & nhận xét. 
Bài 4: Thùng to có 56 quả cam, thùng bé đựng ít hơm thùng to 8 quả cam. Hỏi thùng bé có bao nhiêu quả cam?
- H. phân tích đề, bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng nào ta đã học?
- H. tóm tắt và giải. 
2. Củng cố, dặn dò. 
- T. nhận xét tiết học. 
Tiết 6: Mĩ thuật *
Vẽ tự do: Vẽ cờ lễ hội
I. Mục tiêu:
- H. nhận biết được hình dáng, màu sắc của cờ lễ hội. 
- Vẽ được cờ lễ hội
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của cờ lễ hội. 
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh ảnh, cờ lễ hội. 
- H: giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ. 
III. Hoạt động dạy học. 
1 Giới thiệu bài:
- T. lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung. 
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. 
- T. giới thiệu cờ. 
- Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. 
- T. cho H. xem 1 số hình ảnh về ngày lễ hội để H. thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó. 
-Hoạt động 2: Cách vẽ
	 *Vẽ hình dáng, bề ngoài trước, vẽ chi tiết sau. 
	 * Vẽ màu theo ý thích
- T. hướng dẫn H. vẽ như sách trang 111. 
- Cờ lẽ hội có 2 cách vẽ
	* Vẽ hình bao quát, vẽ tua trước, vẽ hình vuông trong lá cờ sau. 
	* Vẽ hình bao quát trước, vẽ hình vuông, vẽ tua sau
Hoạt động 3: Thực hành. 
- T. gợi ý để H. vẽ. 
- H. vẽ theo tỉ lệ lá cờ định vẽ, có thể vẽ lá cờ đang bay. 
- Vẽ màu đều tươi sáng, T. giúp đỡ những H. vẽ kém. 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét, đánh giá tiết học
Tiết 7: Tự nhiên xã hội
Đồ dùng trong gia đình. 
I. Mục tiêu:
- H. biết kể tên một số dụng cụ của một số đồ dùng thông thường trong nhà. 
- Phân loại đúng các đồ vật theo vật liệu. 
 Sử dụng và bảo quản tốt. 
 Kể tên tranh. 
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp. 
II. Đồ dùng. 
	Bộ đồ chơi. 
III. Hoạt động dạy – học. 
A. Kiểm tra:
	 Kể tên những việc thường ngày của em trong gia đình. 
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1:
- Kể tên và nêu công dụng một số đồ dùng trong nhà
 (phân nhóm). 
+ Cho H. làm việc theo cặp. 	 - H. quan sát tranh 1, 2, 3
	 (SGK). 
? Kể tên những đồ dùng có trong từng	hình, nêu công - H. thảo luận
 của chúng. 	
- T. gọi một số H. trình bày-T. ghi bảng - H. nêu, bổ sung- H nêu thêm 	 đồ vật khác. 
- Cho H. làm việc theo nhóm. Yêu cầu mỗi H. ghi lại 1 
đồ vật trong bảng con. 
 Thi đứng đúng theo nhóm: đồ gỗ, sứ, 	thuỷ tinh, đồ dùng - H. tiến hành chơi. 
 địên. 
- T. nhận xét, góp ý. 
- T. chốt: Mỗi gia đình cần có những đồ dùng cần thiết 
 2. Hoạt động 2: Bảo quản giữ gìn đồ dùng. 
- Yêu cầu H. quan sát tranh 4, 5, 6 và nêu người trong 
tranh đang làm gì? Vì sao?	 	 - H. nêu – Nhận xét bạn. 
- T. chốt: Sử dụng cẩn thận, bảo quản chu đáo. 
- Cho 1 H. làm bài 1:
- Cho H. giới thiệu và nêu qua bộ đồ chơi về dụng cụ gia
 đình. 
3. Củng cố, dặn dò. 
	- Nhận xét giờ học. 
	- Bảo quản & lau chùi thường xuyên
 những đồ dùng trong gia đình em. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12(6).doc