Giáo án Lịch sử 5 kì 1 - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

Giáo án Lịch sử 5 kì 1 - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm

LỊCH SỬ:

$ 1: "BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH

I. Mục tiêu:

 - Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua cùng nhân dân chống Pháp.

+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).

+ Triều đình kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến.

+ Trương Định không tuân theo lênh vua, kiên quyết cùng nhân dân chông Pháp.

- Biết các đường phố, trường học ở địa phương mang tên Trương Định

II. Đồ dùng dạy- học:

Bản đồ hành chính Việt Nam ; Phiếu học tập cho học sinh

Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố

 

doc 31 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 kì 1 - Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử:
$ 1: "Bình Tây Đại Nguyên Soái" Trương Định
I. Mục tiêu:
 - Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lênh vua, kiên quyết cùng nhân dân chông Pháp.
- Biết các đường phố, trường học ở địa phương mang tên Trương Định
II. Đồ dùng dạy- học: 
Bản đồ hành chính Việt Nam ; Phiếu học tập cho học sinh 
Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Mở đầu: Giới thiệu bài
2.Giảng bài:
Hoạt động 1: HS làm việc với SGK
 + Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
KL: Ngày 1-9-1958 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta nhưng ngay lập tức chúng đã bị nhân dân ta chống trả quyết liệt. Đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận nhóm
 +Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? 
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ thế nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó? của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của ND?
Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
+ Nêu cảm nghĩ của em về "Bình tây Đại nguyên soái" Trương Định
+ ND ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông.
Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kỳ.
3.Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị bài sau: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi gợi ý của GV
-Dũng cảm đứng lên chống Pháp. 
- Nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu.)
- Thảo luận nhóm 4.
-Buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân. Lệnh của nhà vua không hợp lý.
- Trương Định băn khoăn.
- Dứt khoát phản đối lệnh của vua và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giăc.
- Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân cho dân tộc, đất nước
- Lập đền thờ ông, lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học
 -HS hệ thống bài học
Lịch sử:
$ 2: Nguyễn trường tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu: Học sinh nêu được: 
- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai và khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
II. Đồ dùng dạy- học: Chân dung Nguyễn Trường Tộ; Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?
+ Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định.
2. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
 Tổ chức cho HS thảo luận Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ
- Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
Hoạt động 2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp 
+Theo em, tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta?
- Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
- Theo em, tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?
GV kết luận: Vào nửa cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ chúng, trong khi đó nước ta cũng rất nghèo nàn, lạc hậu. Yêu cầu tất yếu của nước ta lúc bấy giờ là phải đổi mới đất nước. Hiểu được điều đó, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên vua Tự Đức và triều đình bản điều trần đề nghị canh tân đất nước.
Hoạt động 3: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
+ Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?.
+ Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao? 
+ Lấy ví dụ chứng minh sự lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn.
Kết luận: Chốt lại ý chính
3. Củng cố, dặn dò:
+ Nhân dân ta đánh giá thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
+ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
- Nhận xét tiết học: 
- Dặn dò : Học thuộc bài và xem trước bài sau.
- HS trả lời. HS nhận xét bạn và bổ sung .
Hoạt động nhóm
- Học sinh làm việc nhóm
- HS trả lời theo hiểu biết
- Thực hiện canh tân đất nước
Làm việc cả lớp
-Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, đất nước nghèo nàn.
- Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.
- Nước ta cần đổi mới
Thảo luận nhóm 2
-Mở rộng quan hệ ngoại giao, phát triển kinh tế, xây dựng quân đội, mở trường học .
+ Không thực hiện các đề nghị đó, vua Tự Đức bảo thủ
- HS tự kể
- Tỏ lòng kính trọng ông, coi ông là người có hiểu biết......
- HS tự nêu
Lịch sử:
$ 3: Cuộc phản công ở kinh thành huế
I. Mục tiêu:
- Tường thuật lại được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+Tường thuật nộ bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy chủ Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phảI rút lên vùng núi Quảng Trị.
+Tại vùng căn cứ, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lê đánh Pháp.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành- Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyến Thiện Thuật (BãI Sởy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong,ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
II. Đồ dùng dạy- học: Lược đồ kinh thành Huế .Bản đồ hành chính Việt Nam và Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Ng Trường Tộ.
- HS nêu câu trả lời. 
+Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Ng Trường Tộ.
-HS nghe, nhận xét bạn
2. Giới thiệu bài: 
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1: Người đại diện phía chủ chiến
Làm việc cả lớp
- Nêu vấn đề: Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. Sau hiệp ước này, tình hình nước ta có những nét chính nào? Em hãy đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Đọc SGK
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?
- HS nêu (có 2 ý kiến trái ngược nhau)
+ Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình ký hiệp ước với thực dân Pháp.
- HS nêu ( VD: Không chịu khuất phục thực dân Pháp).
Kết luận: 
- Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu, các quan lại chia thành hai phái: Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chủ trương và phía chủ hòa.
Hoạt động 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế
HĐ nhóm
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Học sinh chia thành các nhóm 4 cùng thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu học tập.
+ Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
+ Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương
Làm việc cả lớp
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? 
 Đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi Quảng Trị. ....chiếu Cần Vương
+ Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương.
- HS nêu:Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đình - Thanh Hóa),..
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức vừa day
- Nhận xét tiết học. Dặn dò : Học bài và xem trước bài sau.
- Hệ thống lại nội dung vừa học
Lịch sử:
$ 4: xã hội Việt Nam cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx
I. Mục tiêu:
- Biết một vài đặc điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô. đường sắt.
+ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Phiếu học tập.Tranh ảnh, tư liệu về KT, XH Việt Nam cuối TK 19- đầu TK 20
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Kiểm tra bài cũ:
+ Thuật lại diễn biến của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
+ Cuộc phản công đêm 5-7-1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó?
-HS trả lời câu hỏi
-HS nghe và nêu nhận xét.
2 Bài mới: 
Hoạt động 1: Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
- HS làm việc nhóm 2
- Học sinh thảo luận nhóm 2 câu hỏi:
- Thảo luận , sau đó cử đại diện lên trình bày.
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
- Nông nghiệp là chủ yếu.
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào?
-Khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy, cướp đất làm đồn điền v.v... 
+ Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?
- Người Pháp 
Kết luận: GV chốt lại ý chính
Hoạt động 2: Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và đời sống của nhân dân 
Học sinh thảo luận nhóm 5
HS thảo luận và nêu ý kiến.
+ Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
- Địa chủ, phong kiến và nông dân.
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, x ... ng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
- Tiêu diệt hơn 3.000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên, bắn rơi 16 máy bay địch v.v...
- 3 học sinh lên thi.
- Phá tam âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo vệ vững chắc.
- Sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
- Cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
Lịch sử:
$ 15: Chiến thắng biên giới thu đông 1950
I. Mục tiêu: 
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên chiếm lại Đông Khê.
+ Sau bao nhiêu ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịc Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng dố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cỗu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đông đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Chấm tròn làm bằng bìa đỏ, đen
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
-Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
-Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:
+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc
+ Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc:
. Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung
. Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc.
- Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập
-Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
- Phá tan âm mưu khóa chặt biên giới.
Giáo viên nêu: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc, khóa chặt biên giới Việt - Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới
Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu - đông 1950
- Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Học sinh thảo luận nhóm.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
- Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- 3 nhóm học sinh thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- 3 nhóm cử đại diện trình bày.
-Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?
- Học sinh trao đổi.
GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê như sau: Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng.
Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
Y/c hs thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng.
- Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành.
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
- Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại.
KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn nắm quyền chủ động tấn công, phản công trên chiến trường Bắc Bộ.
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Yêu cầu: Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Học sinh nêu.
+ Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
- Học sinh nêu.
3. Củng cố, dặn dò
TK: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống Pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại.
- Nhận xét tiết học: Chuẩn bị bài sau
Lịch sử: 
$ 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
I. Mục tiêu: 
Biết hậu phương được mở rộng và xõy dựng vững mạnh :
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ nhằm đưa cuộc khỏng chiến đến thắng lợi.
+ Nhõn dõn đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giỏo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cỏn bộ phục vụ khỏng chiến .
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cỏn bộ gương mẫu được tổ chức vào thỏng 5 năm 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yờu nước
II. Đồ dùng dạy- học: Các hình minh hoạ trong SGK, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Tại sao ta mở chiến dịch biên giới 1950?
-Thuật lại trận Đông Khê?
- Nêu YN của chiến thắng biên giới 1950?
2. Bài mới:
HĐ 1:ĐH đại biểu toàn quốc lần 2 của Đảng:
- Y/c hs quan sát hình 2 và ?:Hình chụp cảnh gì?
- GV nêu tầm quan trọng của ĐH: là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
-Nhiệm vụ cơ bản của ĐH đại biểu toàn quốc lần 2 của Đảng, để thực hiện nhiệm vụ đó cần có các điều kiện gì?
HĐ 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
-Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục?.
-Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển lớn mạnh như thế?
-Sự phát triển mạnh của hậu phương có tác động ntn đến tiền tuyến?
-Việc các chiến sỹ bộ đội giúp dân cấy lúa trong K/c chống Pháp nói lên điều gì?
HĐ 3: Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua lần thứ nhất.
- ĐH chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
- ĐH nhằm mục đích gì?
-Kể tên các anh hùng được ĐH bầu chọn
-Kể về chiến công của 1 trong 7 tấm gương anh hùng trên
GV NX, tuyên dương các hs đã tích cực sưu tầm thông tin về các anh hùng trên.
3. Củng cố- dặn dò:
Học thuộc bàI,CB chiến dịch ĐBP năm 1954.
- HS trả lời
- HS theo dõi
-ĐH đại biểu đảng lần 2
- Đưa kc đến thắng lợi hoàn toàn. Cần phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
- HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về 
- Đẩy mạnh SX lương thực, thực phẩm. đào tạo cán bộ cho kc, hs vừa học vừa sx, XD được xưởng công binh chế tạo vũ khí
- Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, dân ta có tinh thần yêu nước
- Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của để có SM chiến đấu cao.
- T/c gắn bó của quân dân, tầm quan trọng của SX trong chiến đấu. Chúng ta cần đẩy mạnh SX để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến
- Ngày 4-5-1952
- Tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh
- 1 số hs trình bày
 LỊCH SỬ:
$ 17: ễN TẬP CUỐI Kè I
I. Mục tiờu: 
-Hệ thống cỏc sự kiện lịch sử tiờu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biờn Phủ 1954
Vớ dụ :PT chống TDP của Trương Định,ĐCSVN ra đời ,khởi nghĩa giàng chớnh quyền ở Hà Nội,chiến dịch Việt Bắc./
II. Đồ dựng dạy học: 
 Thụng tin về cỏc anh hựng trong Đại hội Chiến sĩ Thi đua và cỏn bộ gương mẫu toàn quốc.
III. Cỏc hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nờu phần ghi nhớ và trả lời cỏc cõu hỏi của bài 16.
2. Bài mới:
2.1-Giới thệu bài: 
GV nờu mục đớch yờu cầu của tiết học. 
2.2-ễn tập:
-Thực dõn Phỏp nổ sỳng xõm lược nước ta khi nào?
-Ngày, thỏng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tỡm đường cứu nước?
-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày thỏng năm nào?
- Nờu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Nờu ngày, thỏng, năm Khởi nghĩa giành chớnh quyền ở Hà Nội? 
- Nờu ý nghĩa lịch sử của Cỏch mạng thỏng Tỏm năm 1945?
-Bỏc Hồ đọc Tuyờn ngụn Độc lập vào ngày nào?
-Nội dung của bản Tuyờn ngụn Độc lập là gỡ?
-Tỡm hiểu thụng tin về cỏc anh hựng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cỏn bộ gương mẫu toàn quốc? 
GV bổ dung
 1 – 9 – 1858
 5 – 6 – 1911
 3 – 2 – 1930
-Từ đõy CMVN cú Đảng lónh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cựng. 
 19 – 8 – 1945
-Phỏ bỏ hai tầng xiềng xớch nụ lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyờn độc lập, tự do cho dõn tộc Việt Nam.
- 2 – 9 – 1945
-Khẳng định quyền độc lập, tự do thiờng liờng của dõn tộc Việt Nam.Dõn tộc Việt Nam quyết tõm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- HS tự nờu
	3. Củng cố, dặn dũ: 
	-GV nhận xột giờ học, nhắc học sinh về ụn tập để giờ sau kiểm tra.
Lịch sử: 
$ 18: Kiểm tra kỳ 1
I. Yêu cầu:
	Kiểm tra kiến thức của học sinh trong học kỳ 1.
II. Lên lớp
	1. Ra đề: Đề của Phũng GD &ĐT
	2. Học sinh làm bài
	3. Thu bài
4. Nhận xét tinh thần và thái độ làm bài của 

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 5.doc