Giáo án Chính tả lớp 4 - Dương Bá Hồng

Giáo án Chính tả lớp 4 - Dương Bá Hồng

I.NỘI DUNG DẠY HỌC:

 1.Chính tả đoạn, bài

 -Về nội dung: Bài viết chính tả có thể được trích từ bài tập đọc trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc, có thể là nội dung biên soạn mới có cùng chủ đề (độ dài khoảng 80 – 90 chữ).

 -Về hình thức: Có 2 hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là chính tả nghe-viết và chính tả nhớ-viết. (Sách chú trọng hình thức chính tả nghe-viết, hình thức chính tả nhớ-viết ở học kỳ I chỉ có 3 bài, học kỳ II là 5 bài, hình thức chính tả so sánh được lồng trong tất cả các bài chính tả âm vần).

 

doc 6 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 4 - Dương Bá Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CHÂU PHÚ
TRƯỜNG TIỂU “C” VĨNH THẠNH TRUNG
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
 Môn: Chính tả lớp 4
 Ngày soạn: 19/10/2011
 Ngày mở chuyên đề: 25/10/2011
 Người soạn: Dương Bá Hồng
----------------------
I.NỘI DUNG DẠY HỌC: 
	1.Chính tả đoạn, bài
	-Về nội dung: Bài viết chính tả có thể được trích từ bài tập đọc trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc, có thể là nội dung biên soạn mới có cùng chủ đề (độ dài khoảng 80 – 90 chữ).
	-Về hình thức: Có 2 hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là chính tả nghe-viết và chính tả nhớ-viết. (Sách chú trọng hình thức chính tả nghe-viết, hình thức chính tả nhớ-viết ở học kỳ I chỉ có 3 bài, học kỳ II là 5 bài, hình thức chính tả so sánh được lồng trong tất cả các bài chính tả âm vần). 
	2.Chính tả âm, vần
	-HS luyện viết các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do cả 3 nguyên nhân: do bản thân các âm vần thanh khó (khó phát âm, cấu tạo phức tạp), do HS không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
	+Phụ âm: l/n; x/s; ch/tr; d/gi/r.
	+Vần: (vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương)
	an/ang; ăn/ăng; ân/âng; en/eng; ươn/ương; iên/iêng; uôn/uông; im/iêm; ât/âc; ăt/ăc; iêt/iêc; uôt/uôc; ươt/ươc; ut/uc; ưt/uc; ên/ênh; in/inh; êt/êch; iu/iêu; o/ô. 
	+Thanh: thanh hỏi/thanh ngã
	-Về nội dung: Bài chính tả âm vần là bài tập đọc lựa chọn. Mỗi bài tập lựa chọn gồm 2 đến 3 bài tập nhỏ dành cho các vùng phương ngữ nhất định. Giáo viên căn cứ vào đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của HS để lựa chọn bài tập hoặc tự biên soạn bài tập mới cho thích hợp.
	-Về hình thức: Hình thức bài tập chính tả âm vần rất phong phú và đa dạng. Nội dung bài tập mang tính tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học. Hình thức bài tập chính tả âm vần mới xuất hiện ở lớp 3 vẫn tiếp tục được sử dụng ở lớp 4 như: 
	+Phân biệt cách viết các từ dễ lẫn trong câu, trong đoạn văn; 
	+Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp;
	+Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn,;
	+Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm vần thanh dễ lẫn;
	Ngoài các hình thức bài tập chính tả âm vần vừa nêu ở sách lớp 4 có thêm một số hình thức chính tả mới như: 
	+Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em.
	+Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả.
	+Xếp các từ ngữ cho sẵn thành hai cột (cột gồm các từ viết đúng và cột gồm các từ viết sai chính tả).
	+Tìm các từ láy có tiếng chứa âm hoặc thanh cho sẵn.
	+Viết lại các câu cho sẵn cho đúng chính tả.
	+Tìm các tính từ có âm đầu hoặc vần cho trước.
	+Tìm các tên đồ chơi, trò chơi có âm và thanh cho trước.
	+Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thiện câu chuyện hoặc đoạn văn cho trước.
	+Tìm các trường hợp chỉ viết với một hình thức chính tả duy nhất (không có đối lập).
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
Để dạy học chính tả có hiệu quả, cần phải chú ý những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS, các phương pháp đặc trưng của môn học: Phương pháp thực hành giao tiếp (đọc, viết, nghe, nói trong các tình huống cụ thể), phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, 
	-GV thực hiện đầy dủ và có hiệu quả các biện pháp dạy học phân môn nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng viết đúng chính tả, viết tương đối nhanh và trình bày sạch đẹp: hướng dẫn HS chuẩn bị và thực hành bài viết chính tả; chấm-chữa bài chính tả; hướng dẫn HS làm bài tập chính tả theo yêu cầu chung (bắt buộc) và yêu cầu cụ thể (do GV lựa chọn) sao cho phù hợp với đối tượng HS địa phương.
	-Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện thích hợp để tổ chức HS tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành luyện tập: bảng lớp, bảng phụ, bảng con, giấy khổ to, vở nháp, vở bài tập Tiếng việt, đồ dùng dạy học đơn giản (phục vụ trò chơi thực hành về bài tập chính tả)
III.BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	1.Hướng dẫn HS chuẩn bị viết chính tả
	Gồm các hoạt động: Hướng dẫn HS đọc và nắm nội dung bài chính tả, nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài, luyện viết những chữ ghi tiếng khó dễ lẫn.
	2.Đọc bài chính tả cho HS viết (chính tả nghe-viết)
	GV đọc toàn bài trước khi viết – đọc từng câu ngắn hoặc cụm từ (từ 2 đến 3 lần) cho HS viết, đọc lần cuối cho HS soát lại.
	3.Chấm và chữa bài chính tả
	GV hướng dẫn HS chữa bài chính tả; chấm một số bài viết của HS để nhận xét và rút kinh nghiệm chung.
	4.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả âm, vần
	GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập, chữa một phần bài tập để làm mẫu, cho HS làm bài và nêu kết quả để nhận xét, đánh giá.
IV.QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
	1.Ổn định lớp: GV có thể cho HS cả lớp hát vui; Tổ chức chơi 1 trò chơi nhỏ nhằm để HS học tập có hứng thú hơn.
	2.Kiểm tra bài cũ: 
	HS nghe viết một số từ ngữ khó đã được luyện tập ở tiết chính tả kì trước, hoặc nghe viết một số từ ngữ thường mắc lỗi phổ biến của địa phương.
	3.Dạy bài mới
	a/Giới thiệu bài
	GV nêu yêu cầu của bài viết chính tả và bài tập chính tả
	b/Hướng dẫn HS viết chính tả
	-HS đọc bài chính tả sẽ viết trong SGK.
	-GV hỏi 1, 2 câu hỏi để HS nắm được nội dung chính của bài viết.
	-Hướng dẫn nhận xét về bài chính tả (cách trình bày văn bản, một số hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài)
	-Hướng dẫn HS nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ) và tập viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên bảng con.
	c/Viết chính tả
	-Chính tả nghe viết (GV đọc cho HS viết):
	+GV đọc lần thứ nhất để HS bao quát toàn bài (GV cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS lưu ý các hiện tượng chính tả cần chú ý).
	+GV đọc từng câu ngắn hay từng cụm từ để HS viết, mỗi câu ngắn hoặc cụm từ được đọc từ 2 đến 3 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định ở lớp 4.
	+GV đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại.
	-Chính tả nhớ-viết: HS nhớ lại nội dung bài đã học thuộc lòng trước đó để tự viết lại. Với hình thức chính tả nhớ viết, GV cần hướng dẫn HS cách tự nhớ lại bài HTL, đọc nhẩm từng câu thơ trong đầu, viết lại từng dòng thơ theo thứ tự từ đầu đến cuối; chú ý cách nhắc nhở HS viết đúng, trình bày đẹp theo đặc điểm của từng thể loại thơ.
	d/Chấm chữa bài chính tả
	Mỗi giờ chính tả GV chọn chấm chữa một số bài viết của HS.Đối tượng được chọn chấm chữa bài ở mỗi giờ là: những HS chưa có điểm bài chính tả, những HS viết chậm, hoặc hay mắc lỗi cần được chú ý rèn cặp thường xuyên.
	Qua chấm bài, GV có điều kiện rút ra nhận xét, kịp thời tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ, phát hiện những lỗi HS thường mắc để các em chú ý sửa chữa. Sau khi chấm bài cho một số em, GV có thể giúp HS cả lớp tự kiểm tra và chữa lỗi theo các cách sau: 
	+GV treo bảng viết sẵn bài chính tả (nghe-đọc, nhớ-viết) lên bảng lớp để HS tự đối chiếu và chữa bài của mình.
	+HS đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của bạn.
	+GV đọc từng câu cho cả lớp soát lỗi, kết hợp chỉ dẫn những chữ dễ viết sai chính tả.
	đ/Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
	Các loại bài tập chính tả: 
	-Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: Nội dung các bài tập này là luyện viết phân biệt các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Ví dụ: ch/tr, s/x, d/r/gi (đối với các địa phương miền Bắc); an/ang, ac/at, thanh hỏi/thanh ngã (đối với các tỉnh Nam Bộ); ui/uôi, ưi/ươi, im/iêm, thanh hỏi/thanh ngã (đối với các tỉnh Trung Bộ).
	Mỗi bài tập lựa chọ bao gồm 1, 2 hoặc 3 bài tập nhỏ dành cho từng vùng phương ngữ khác nhau. GV căn cứ vào thực tế phát âm và lỗi chính tả của HS lớp mình mà chọ bài tập nhỏ thích hợp cho từng đối tượng.
	-Bài tập bắt buộc (chung cho các vùng phương ngữ): Nội dung các bài tập này là luyện viết các âm, vần, thanh khó (ít dùng), luyện viết các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ và do chưa hiểu rõ nghĩa và các hình thức chính tả khác nhau do nghĩa từ ngữ qui định.
	-Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
	+Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài bằng cách đọc lệnh rõ ràng. Có thể hỏi hoặc giải thích thêm nếu nghĩ rằng HS chưa thực sự hiểu yêu cầu của bài.
	+Với những dạng bài mới, bài khó có thể chữa một phần bài mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
	+Cho HS làm bài vào bảng con hoặc vở bài tập theo cá nhân hay nhóm . GV quan sát giúp đỡ những HS yếu.
	+Chữa toàn bộ bài tập.
	4.Củng cố, dặn dò
	-GV nêu câu hỏi để HS củng cố bài.
	-Nhận xét tiết học + Tuyên dương HS học tốt.
	-Lưu ý những trường hợp dễ viết sai, những HS còn hay viết sai từng loại cụ thể để yêu cầu tiếp tục luyện tập.
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
Môn: Chính tả (nghe – viết)
Tiết 25 – tuần 25
Bài: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I.Mục đích, yêu cầu: 
 1.Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển.
 2.Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai (r/d/gi; ên/ênh).
II.Đồ dùng dạy – học: 
 Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2b.
III.Các hoạt động dạy – học: 
GV
HS
 1.Ổn định lớp: 
 2.KTBC: Họa sĩ Tô Ngọc Vân
 Nhận xét, chấm điểm.
 3.Bài mới: 
 a/G.thiệu: GV nêu – ghi tựa
Chính tả (nghe – viết)
Khuất phục tên cướp biển
 b/HDHS nghe viết: 
 - Đọc bài chính tả 1 lần
 - Nhắc HS chú ý cách trình bày lời đối thoại những từ ngữ trong bài mình dễ viết sai.
 - Đọc chính tả
 - Đọc lại bài khi HS đã viết xong 
 - Chấm chữa lỗi 10 bài
 - Nêu nhận xét chung
 c/HD làm BT chính tả lựa chọn
 - Nêu yêu cầu chọn bài 2b (Điền vào chỗ trống ên hay ênh).
 - Dán phiếu khổ to có ghi nội dung BT lên bảng.
 Chốt lại lời giải: 
b)mênh mông – lênh đênh – lên – lên 
lênh khênh – ngã kềnh (Là cái thang)
 4.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học + Tuyên dương 
 - Nhắc HS chú ý các từ đã viết sai để tránh và luyện viết lại cho đúng, ghi nhớ các từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài.
 - Hát vui
 - 1 em đọc nội dung BT2a cho 2 bạn viết bảng lớp. Cả lớp viết vào nháp.
 - Cả lớp theo dõi
 - Đọc thầm 
 - Viết bảng con từ khó: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị,
 - Gấp SGK
 - Viết chính tả
 - Soát lại bài
 - Từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - Đọc thầm đoạn thơ, trao đổi nhóm.
 - Lên bảng tiếp sức làm bài
 - Đọc lại đoạn thơ khi đã điền xong.
 Song Lộc, ngày 18/01/2010
 Người soạn 
 Phạm Quang Dũng 

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh_ta_lop_4_duong_ba_hong.doc