Giáo án các môn lớp ghép 2 + 4 - Tuần 16

Giáo án các môn lớp ghép 2 + 4 - Tuần 16

Môn

Tên bài

I. Mục tiêu Tập đọc ( T1)

Con chó nhà hàng xóm.

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại. Toán

Luyện tập

Giúp học sin rèn kĩ năng:

- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

 

doc 28 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp ghép 2 + 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn: 22/12/07
Ngày giảng:Thứ hai ngày 24 tháng12 năm 2007
Tiết 1: Chào cờ
Nhận xét đầu tuần
Tiết 2
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
Tập đọc ( T1)
Con chó nhà hàng xóm.
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.
Toán
Luyện tập
Giúp học sin rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
- Tranh minh hoạ bài học ...
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
Hát
Đọc lại bài tiết trước.
 Hát
Hs làm bài tập 3 tiết trước.
6’
1
Hs: Luyện đọc bài theo nhóm 2
- Nhận xét, sửa sai cho bạn.
Gv: Hướng dẫn làm bài tập 1
4725 15 4674 82 
022 315 574 57 
 075 00 
 00 
6’
2
Gv : hướng dẫn hs luyện đọc .
+ Đọc mẫu cho hs .
- Tổ chức cho hs đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp .
- Kết hợp chỉnh sửa cho hs đọc phát âm sai và giải nghĩa từ
Hs: Làm bài tập 2
Bài giải: 
Dùng hết 1050 viên gạch hoa thì lát được: 
 1050 : 25 = 42 ( m2)
 Đáp số: 42 m2.
6’
3
Hs : luyện đọc trong nhóm 
- Nhận xét , bổ sung cho nhau 
- Thi đọc trước lớp .
- Nhận xét , bổ sung cho nhau .
Gv: Chữa bài tập 2
- Hướng dẫn làm bài tập 3
Bài giải:
 Cả 3 tháng đội đó làm được:
 855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm)
Cả 3 tháng trung bình mỗi người làm được:
 3125 : 25 = 129 (sản phẩm)
 Đáp số: 129 sản phẩm.
6’
4
Gv : tổ chức cho hs thi đọc giữa các nhóm .
- Nhận xét , tuyên dương nhóm có nhiều hs đọc đúng và hay .
- Gọi 1,2 em đọc lại cả bài .
Hs: Làm bài tập 4
 Sai ở đâu?
- Học sinh thực hiện chia cho số có hai chữ số.
- Chữa bài, nhận xét.
2’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Tiết 3
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
 Tập đọc( T2)
Con chó nhà hàng xóm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới
- Hiểu nội dung bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Qua một ví dụ đẹp về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm.
Đạo đức
Yêu lao động(T1)
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
 - Tranh minh hoạ kể chuyện
- Sgk
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát
Đọc lại bài tiết trước.
 Hát
Hs nêu lại nội dung tiết trớc.
5’
1
Gv : gọi 1,2 em đọc lại cả bài 
- Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 
- Nêu câu hỏi gợi ý . 
- Bạn của Bé ở nhà ai ?
- Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào ?
- Vì sao bé bị thương ?
- Khi bé bị thương Cún đã giúp bé như thế nào ?
Hs : Quan sát tranh truyện : Một ngày của Pê- chi-a và đọc thầm câu hỏi ở cuối truyện.
6’
2
Hs : thảo luận câu hỏi gợi ý của gv 
- Nêu ý kiến trước lớp .
- Nhận xét , bổ sung cho nhau .
- Luyện đọc lại bài .
Gv: Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 theo các câu hỏi sgk.
6’
3
Gv : tổ chức cho hs thi đọc phân vai toàn chuyện .
- yêu cầu hs đọc phân vai trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương hs.
Hs : Thảo luận nhóm theo câu hỏi trong SGK.
8’
4
Hs: Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Gv : Cho đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,... đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
7’
5
Gv: Tuyên dương những học sinh đọc tốt.
- Cho hs nhắc lại nội dung bài.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
Hs : thảo luận theo 4 nhóm.
- Nội dung: N1,3 thảo luận theo tranh a.N2,4 thảo luận theo tranh b.
- Các nhóm thảo luận để đóng vai:
+ Cách ứng xử có phù hợp không?Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
1’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Tiết 4
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
Toán
Ngày giờ
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian ngày giờ.
- Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm và đọc giờ đúng trên đồng hồ).
Khoa học
Không khí có tính chất gì?
Học sinh có khả năng:
- Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách:
+ Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí.
+ Làm thí nghiệm chứng minh không khí có hình dạng không nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí đối với đời sống.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
- Hình sgk trang 64,65.
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát
Làm bài tập 2 tiết trước.
 Hát
Hs nêu lại nội dung tiết trước.
8’
1
Gv : Một ngày bao giờ cũng có một ngày và đêm. Ban ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời.
- Một ngày có 24 giờ. Tính từ 12 giờ hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Hướng dẫn HS xem mặt đồng hồ.
Hs: Thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi :
- Em có nhìn thấy không khí không?Tại sao?
- Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì, có vị như thế nào?
- Đôi khi ta ngửi thấy hương thơm hay mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
7’
2
Hs : nêu yêu cầu bài 1, làm bài 1 nêu kết quả .
- HS xem mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào số tương ứng
Gv: Cho đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị.
6’
3
Gv : chữa bài 2, hướng dẫn hs làm bài .
- Em chơi thả diều lúc 17 giờ.
- 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
- Em ngủ lúc 10 giờ đêm.
- Đồng hồ B chỉ lúc 10 giờ đêm.
- Em đọc truyện lúc 8 giờ tối.
- Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối.
Hs: thổi bóng theo nhóm: 4 nhóm.
- Yêu cầu: cùng thổi một số lượng bóng như nhau, nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng không bị vỡ – nhóm thắng cuộc.
6’
4
Hs: Làm bài tập 3
20 giờ còn gọi là 8 giờ.
Gv: Nhận xét học sinh tham gia chơi.
- Tuyên bố nhóm thắng cuộc.
2’
Dặn dò
	Nhận xét chung
Tiết 5
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
 Đạo đức 
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Học sinh biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh công cộng.
Tập đọc
Kéo co
- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sối nổi, hào hứng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đát nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
- Tranh ảnh hoạt động 1, 2 (T1)
Tranh minh hoạ
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát 
Gv : yêu cầu hs nêu lại nội dung bài trước.
 Hát
Hs đọc lại bài tiết trước
6’
1
Hs : chia các nhóm thảo luận 
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- Việc chen lấn xô đẩy có tác hại gì?
- Qua việc này các em rút ra được điều gì ?
Gv: Đọc mẫu
- Hướng dẫn giọng đọc
- Chia đoạn
- Hướng dẫn đọc theo đoạn.
6’
2
Gv : tổ chức cho hs các nhóm lên trình bày trước lớp .
Kết luận: Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng
Hs: Luyện đọc đoạn theo nhóm hai.
- Nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
6’
3
Hs : Thảo luận nhóm câu hỏi
- Giới thiệu tình huống qua tranh trên ô tô một bạn nhỏ đang tay cầm bánh mì ăn và nghĩ "bỏ rác vào đâu bây giờ"
- Cách ứng sử như vậy có lợi, có hại gì ?
- Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào vì sao ?
Gv: Hướng dẫn tìm hiểu bài theo câu hỏi trong SGK.
- Qua phần đầu bài em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Tổ chức cho HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hưu Trấp.
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
6’
4
Gv : tổ chức cho hs các nhóm lên trình bày trước lớp .
Kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn ra sàn xe, gây nguy hiểm cần gom rác lại, bỏ đúng nơi quy định.
- Cho hs đàm thoại:
- Các em biết những nơi công cộng nào ?
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng các em cần làm gì ?
Hs: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Nhận xét bạn đọc.
- Đại diện một số nhóm thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất, hay nhất.
2’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Ngày soạn: 23/12/07
Ngày giảng:Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
Tiết 1
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
 Toán 
Thực hành xem đồng hồ.
- Tập xem đồng hồ (ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối). Làm quen với số chỉ giớ lớn hơn 12 giờ ( chẳng hạn 17 giờ, 23 giờ).
- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối).
Chính tả
Nghe viết: Kéo co
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
- Phiếu bài tập.
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát 
Hs làm bài tập 3 tiết trước.
 Hát
7’
1
Gv : Hướng dẫn làm bài tập 1.
- Quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ tìm nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- Tranh 1: B Tranh 2: A
- Tranh 3: D Tranh 4: C
Hs: đọc đoạn viết.
- Nêu nội dung chính?
- HS viết một số từ dễ viết sai.
8’
2
Hs : Làm bài tập 2
Tranh 1: Đi học muộn là đúng
 Đi học đúng giờ là sai.
Tranh 2: Cửa hàng đóng cửa là đúng. Cửa hàng mở cửa là sai
Tranh 3: Lúc 20 giờ là đúng.
 Lúc 8 giờ sáng là sai.
Gv: Đọc cho hs viết bài.
- Quan sát, nhắc nhở hs viết bài.
- Đọc lại bài cho hs soát lỗi.
- Thu, chấm một số bài.
- Nhận xét bài viết của hs.
6’
3
Gv : chữa bài 2, hướng dẫn hs làm bài 3. 
- Hướng dẫn hs thục hành quay kim đồng hồ.
Hs: Làm bài tập 2
- Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có các âm đầu là r/d/gi có nghĩa (như đã cho)
+ Các từ ngữ: nhảy dây, mưa rơi, giao bóng (bóng bàn, bóng chuyền)
4’
4
Hs :Làm bài tập 3
 - Thực hành quay kim đồng hồ.
- 8 giờ; 18 giờ; 11 giờ; 
 23 giờ; 14 giờ
Gv: Gọi một số học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét, sửa sai cho hs.
1’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Tiết 2
 NTĐ2
 ... 
7’
3
Gv : chữa bài 2, hướng dẫn hs làm bài 3.
- Viết tên các con vật có trong tranh.
1. Gà trống, 2. Vịt, 3. Ngan, 4. Ngỗng, 5 Bồ câu, 6. Dê, 7. Cừu, 8.Thỏ, 9. Bò, 10. Trâu.
Hs: Thảo luận nhóm câu hỏi:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là
. Trung tâm chính chị.
. Trung tâm kinh tế.
. Trung tâm văn hoá khoa học.
6’
4
Hs: Chữa bài tập 3 vào vở.
Gv: Cho đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, kết luận
- GV giới thiệu thêm về Hà Nội.
2’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Tiết 4
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
Tự nhiên xã hội
Các thành viên trong nhà trường
Sau bài học, HS biết:
- Tên trường, địa chỉ, của trường mình và ý nghĩa của tên trường.
- Mô tả một cách đơn giản về quang cảnh của trường (vị trí các lớp học, phòng làm việc, sân vườn trường).
- Cơ sở vật chất của trường và hoạt động diễn ra trong trường.Tự hào và yêu quý trường học của mình.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn(T2)
- Đánh giá kiến thức kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
- 1 số bộ bìa
Tranh quy trình khâu, thêu các mũi khâu thêu đã học.
- Mẫu khâu, thêu đã học.
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát 
Hs nêu nội dung bài trước
 Hát
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs.
6’
1
Gv: Chia nhóm 4 (mỗi nhóm 1 tấm bìa.
- Gắn các tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
- Nhận xét các nhóm thực hành.
Hs: Quan sát các mẫu và lựa chọn sản phẩm để thực hành.
9’
2
Hs: Thảo luận nhóm 4 
- Trong trường, bạn biết những thành viên nào ? Họ làm những việc gì ?
- Nói về tình cảm thái độ của bạn đối với các thành viên đó ?
Gv: Gợi ý một số sản phẩm để HS cắt, khâu, thêu:
+ Khăn tay
+ Túi rút dây để đựng bút
+ Váy áo cho búp bê,...
7’
3
Gv : tổ chức cho hs lên trình bày trước lớp .
- Nhận xét , bổ sung 
- Kết luận.
- Hướng dẫn chơi trò chơi: Đó là ai?
Hs: quan sát để lựa chọn mẫu sản phẩm.
- Thực hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm.
6’
4
Hs : Tham gia chơi trò chơi: Đó là ai theo hướng dẫn của giáo viên.
Gv: Quan sát, giúp đỡ hs hoàn thành sản phẩm.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
2’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Tiết 6:
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
Tăng cuờng tiếng việt
Luyện viết 
- Giúp học sinh chép chính xác bài Trâu ơi.
- Rèn tính cẩn thận khi viết bài cho học sinh.
Tập làm văn
Luyện tập giới thiệu địa phương.
- Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp ( Quế Võ, Bắc Ninh) và Tích Sơn (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) dựa vào bài tập đọc Kéo co.
- Biết giới thiệu 1 số trò chơi hoặc lễ hội ở quê, giới thiệu rõ ràng, ai cũng hiểu.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
- Bảng viết nội dung bài tập 2.
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát 
Hs làm bài tập 2 tiết trước.
 Hát
7’
1
Gv: Chép bài chính tả lên bảng.
- Hướng dẫn hs viết những từ khó trong bài.
Hs: Làm bài tập 1
 - HS nêu yêu cầu của bài.
- Đọc đoạn văn sgk.
5’
2
Hs: Viết từ khó ra bảng con.
- Nhận xét , sửa sai cho bạn.
Gv: Hướng dẫn làm bài tập 1 
- Hướng dẫn hs thuật lại các trò chơi kéo co ở các địa phương đó.
11’
3
Gv: Hướng dẫn hs nhìn bảng chép lại bài thơ.
- Quan sát, nhắc nhở hs viết bài.
Hs: Làm bài tập 1
- Dựa vào đoạn văn để thuật lại trò chơi kéo co ở các địa phương.
6’
4
Hs: Tiếp tục viết bài.
- Viết xong bài, soát lỗi chính tả.
- Thu bài nộp cho giáo viên.
Gv: Gọi một số hs đọc bài củ mình.
- Nhận xét, sửa sai cho hs.
- Hướng dẫn làm bài tập 2.
- Tranh minh hoạ các trò chơi, lễ hội,...
- Yêu cầu đọc gợi ý sgk.
- Tổ chức cho HS giới thiệu về trò chơi, lễ hội,.. ở địa phương theo cặp.
8’
5
Gv: Thu, chấm một số bài.
- Nhận xét một số bài.
- Tuyên dương những học sinh viết tốt.
Hs: Nối tiếp giới thiệu tên trò chơi, lễ hội nổi bật ở địa phương mình.
- HS giới thiệu trong nhóm 2.
- HS thi giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét.
2’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Ngày giảng: 19/12/07
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007
Tiết 1
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
Toán
Luyện tập chung
Giúp HS:
- Cảm nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ, ngày, tháng.
- Củng cố kỹ năng xem giờ đúng, xem lịch tháng.
Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc.
- Phân biệt được sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
- Lập được biên bản một vụ việc.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
- Bảng con ....
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát 
Học sinh làm bài tập 2 tiết trước.
 Hát
6’
1
Gv: Hướng dẫn làmbài tập 1
- Nêu tên đồng hồ ứng với nội dung thích hợp với câu.
Câu a - Đồng hồ D
Câu b - Đồng hồ A
Câu c - Đồng hồ C
Câu d - Đồng hồ B
Hs: Làm bài tập 1
Sự giống nhau: - Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu: có tên biên bản, có quốc hiệu, có tiêu ngữ.
- Phần chính: thời gian, địa điểm, Thành phần có mặt...
Sự khác nhau:Biên bản cuộc họp có báo cáo, có phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có: Lời khai của những người xung quanh.
6’
2
Hs: Làm bài tập 2
- Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
- Ngày 1 tháng 5 là thứ 7.
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày 1,8, 15, 22, 29
Gv: Chữa bài tập 1
- Hướng dẫn làm bài tập 2.
6’
3
Gv: Chữa bài tập 2
- Hướng dẫn làm bài tập 3.
Hs: Làm bài tập 2
- 1 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
6’
4
Hs: làm bài tập 3
- thực hành quay kim đồng hồ:
8 giờ sáng, 2 giờ chiều, 20 giờ, 21 giờ, 9 giờ tối, 14 giờ.
Gv: Gọi một số học sinh đọc bài văn của mình.
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Tuyên dương những học sinh viết tốt.
2’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Tiết 2
 NTĐ2
 NTĐ4
Môn
Tên bài
I. Mục tiêu
Tập làm văn
Khen ngợi. Kể ngẵn về con vật...
- Biết nói lời khen ngợi, biết kể về một con vật.
- Biết kể về một vật nuôi
- Biết lập thời gian biểu một trong ngày.
Toán
Chia cho số có 3 chữ số (T)
 - Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
II. Đồ dùng
III. HĐ DH
Tg
HĐ
1’
3’
1.ÔĐTC
2.KTBC
 Hát 
HS đọc bài tập 2 đã làm tuần trước.
 Hát
Hs làm bài tập 2 tiết trước.
6’
1
HS : Làm miệng bài tập 1
- Đặt một câu mới tỏ ý khen.
- Chú cường khoẻ quá !
- Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
- Bạn Nam học giỏi thật.
Gv : Trường hợp chia hết:
- Phép tính: 41535 : 195 = ?
- Hướng dẫn HS đặt tính và tính.
Trường hợp chia có dư:
- Phép tính: 80120 : 245 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính.
7’
2
Gv : Chữa bài tập 1
- Hướng dẫn làm bài tập 2
- Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết
Hs: Làm bài tập 1
- Yêu cầu đặt tính và tính.
62321 307 81350 187
00921 203 0655 435
0940
015
10’
3
Hs : Làm bài tập 2
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể. 
Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
Gv: Chữa bài tập 1
- Hướng dẫn làm bài tập 2
a. X x 405 = 86265
 X = 86256 : 405
 X = 213
b. 89658 : X = 293
 X = 89658 : 293
 X= 306
6’
4
Gv : hướng dẫn hs làm bài 2.
- Hướng dẫn làm bài tập 3.
- Lập thời gian biểu của em
- Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo
- HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- Nhận xét.
Hs: làm bài tập 3
 Bài giải : 
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là :
 49410 : 305 = 162 ( sản phẩm)
 Đáp số : 162 sản phẩm
1’
Dặn dò
 Nhận xét chung
Tiết 3: Âm nhạc
Kể chuyện âm nhạc - Nghe nhạc
I. Mục tiêu:
- Các em biết một danh nhân âm nhạc thế giới nhạc sĩ Mô - da.
- Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc
II. chuẩn bị:
- Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc.
- ảnh nhạc sĩ Mô-da
- Trò chơi âm nhạc: "Nghe tiếng hát tìm đồ vật".
III. Các hoạt động dạy học: ( 35' )
A.ổn định tổ chức: ( 1' )
 Cho HS hát
b. KIểm tra bài cũ. ( 4' )
c. Bài mới: ( 28' )
1. Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Kể chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc
- GV đọc câu chuyện
- HS nghe
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô-da
- HS quan sát tranh
- Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào ?
- Mô-da đã làm gì sau khi rơi bản nhạc xuống sông.
- Chú bé định quay về thú thật với bố. nhưng trong vòng 10 phút chú đã viết xong bản phụ khác.
*Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
- GV tổ chức cho các em thực hiện trò chơi "Nghe tiếng hát tìm đồ vật"
- HS thực hiện chơi
- Sau mỗi lần chơi GV có nhận xét
d. Củng cố - dặn dò: ( 2' )
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương.
Tiết 4: Thể dục
Trò chơi "Nhanh lên ban ơi" và Vòng tròn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức. 
-Ôn 2 trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi" và "Vòng tròn"
2. Kỹ năng:
- Tham gia chơi tương đối chủ động
3. Thái độ:
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, cờ, kẻ sân.
III. Nội dung - phương pháp: ( 35' )
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu.
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
X X X X X D
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
B. Phần cơ bản: 
24'
- Ôn trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi"
2-3 lần
- Ôn trò chơi: Vòng tròn
- GV điều khiển
- Chơi có kết hợp vần điệu.
- GV điều khiển
c. Phần kết thúc:
5'
- Cúi người thả lỏng
8-10 lần
ĐHKT: X X X X X
- Nhảy thả lỏng
8-10 lần
 X X X X X
- Đứng lại vỗ tay hát
1-2'
 X X X X X
- GV hệ thống bài
1-2'
 D
- Nhận xét, giao bài về nhà.
1-2'
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 16
A- Mục đích yêu cầu:
- Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập của lớp trong tuần
- Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau.
I- Nhận xét chung:
1- Ưu điểm:	 - HS đi học đầy đủ, đúng giờ quy định
	 - Vệ sinh lớp sạch sẽ, trang phục gọn gàng.
	 - ý thức học tập đã dần đi vào nền nếp.
2- Tồn tại:	- 1 số HS còn thiếu sách vở và đồ dùng học tập 
	- Chưa có ý thức học bài ở nhà.
	- Còn rụt rè khi phát biểu ý kiến . 
II- Phương hướng tuần 17
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến .
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan16.doc