Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 26 (buổi chiều)

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 26 (buổi chiều)

I. Mục tiêu:

 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Tôm Cành và Cá Con

 + Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: ngoắt, quẹo, óng ánh, nắc nỏm, ngách đá,

 + Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu

 II .Các hoạt động dạy học :

 

doc 10 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2014Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 26 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 chiều Ngày soạn: 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng3 năm 2010
TIẾNG VIỆT: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Tôm Cành và Cá Con
 + Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: ngoắt, quẹo, óng ánh, nắc nỏm, ngách đá,
 + Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu
 II .Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ:
 - Yêu cầu hs nêu tên bài TĐ vừa học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
* Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu 
 - GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu
 -Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp đọc đúng, đọc diễn cảm)
 ? Bài tập đọc có mấy nhân vật?
 ? Giọng đọc của mỗi nhân vật và người dẫn chuyện cần thể hiện như thế nào?
 - GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với hs yếu)
Hướng dẫn cụ thể ở câu:
VD: + Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?//
=> Cần đọc với giọng ngạc nhiên
+ Chúng tôi cũng sống ở dưới nước/ như nhà tôm các bạn.// Có loài cá ở sông ngòi,/ có loài cá ở hồ ao,/ có loài cá ở biển cả.//
=> Giọng nhẹ nhàng, thân mật
+ Đuôi tôi vừa là mái chèo,/ vừa là bánh lái đấy.// Bạn xem này!//
=> Cần thể hiện sự tự hào của Cá Con
- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.
- Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm động 
viên.
* Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm 
* Thi đọc :
 - Tổ chức cho hs thi đọc phân vai ( Đọc diễn cảm)
 Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt, đọc có 
tiến bộ.
 - Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói rõ vì sao?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài
? Em học tập ở Tôm Càng đức tính gì?
- Nhận xét giờ học.
- Luyện đọc lại bài.
- Nêu.
 - Lắng nghe
 - 1hs đọc
 - Nối tiếp đọc
 - Luyện phát âm, cá nhân, lớp. 
 - Nối tiếp đọc từng đoạn
 - Nêu.
 - Suy nghĩ và nêu
 - Luyện đọc cá nhân ( hs yếu luyện đọc nhiều)
 Lớp theo dõi, nhận xét
- Các nhóm luyện đọc
- Thi đọc phân vai theo 3 đối 
tượng (giỏi, khá, trung bình) 
 Lớp theo dõi, nhận xét bình 
chọn bạn đọc tốt.
 - Đọc và trả lời.
- 1 hs đọc
 -Dũng cảm, dám liều mình cứu bạn
 - Lắng nghe.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I Mục tiêu: Giúp hs củng cố, khắc sâu về:
- Tính giá trị biểu thức có 2 phép tính.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Ôn giải toán có lời văn. 
 - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . 
 II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. Phiếu BT.
 III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
 - Gọi hs đọc bảng nhân 3, 4, 5, chia 2,3, 4
 - Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
 Bài 1: 
- Khoanh vào chữ đặt trước cách tính có kết quả đúng.
 4 x 7 + 2 = ? 5 x 9 - 6 = ? 
 A. 4 x 9 = 36 A. 5 x 3 = 15 
 B. 28 + 2 = 30 B. 45 - 6 = 39 
 C. 26 + 2 = 28 C. 40 - 6 = 34 
- Yêu cầu hs làm
- Chấm 1 số bài nhận xét, chữa.
Bài 2: 
a) 5 x X = 45 X : 5 = 10
 35 + x = 88 63 – x = 28
- Yêu cầu hs làm bảng con, nhận xét bài của bạn
b) 
 Tìm x, biết:
a) x X 2 x 3 = 30 b) 3 x X – 6 = 12
- Yêu cầu hs tự làm bài, chấm 1 số bài, chữa
Bài 3: 
 Có 18 quyển vở chia đều cho mỗi hs 3 quyển. Hỏi có mấy học sinh được chia?
 Ghi Đ vào cách tính có kết quả đúng.
 A. 18 – 3 = 15 (HS)
 B. 18 : 3 = 5 (HS)
 C. 18 : 3 = 6 (HS)
- Yêu cầu hs làm vào vở
- Chấm bài nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 1 số em đọc bảng nhân , chia 
 - Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.
 - 3 hs
- Nghe
- 1hs đọc yêu cầu
- Làm bài , 1 em làm phiếu lớn dán phiếu chữa bài.
- 4 hs yếu lên bảng làm , nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Làm bài
- 2 hs đọc, lớp đọc thầm
-
- Làm bài
- 2 – 3 HS đọc
- Nghe
 Ngày soạn :
 Ngày giảng: Thứ năm ngày tháng 3 năm 2010
TOÁN: LUYỆN TÌM SỐ BỊ CHIA ; GIẢI TOÁN CÓ PHÉP NHÂN
I Mục tiêu: Hướng dẫn hs làm 1 số bài tập dạng:
- Tìm số bị chia
- Giải toán có lời văn. 
 - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . 
 II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. Phiếu BT.
 III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
 - Gọi hs đọc bảng nhân 3, 4, 5, chia 2,3, 4
 - Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
 Bài 1: Tìm x
 x : 5 = 4 x : 4 = 5
 x : 3 = 5 x – 15 = 85
- Yêu cầu hs xác định thành phần cần tìm trong các phép tính và cách tìm các thành phần đó.
- Yêu cầu hs làm
- Nhận xét, chữa.
Bài 2
 Tự cho 2 phép tính dạng tìm số bị chia rồi tìm số bị chia đó
- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa.
Bài 3: Nối phép tính với kết quả của nó
 a, 12 : 4 A) 5
 b, 3 x 4 B) 3
 c, 15 : 5 C) 15
 d, 3 x 5 D) 12
- Phát PBT yêu cầu hs tự làm bài, chấm 1 số bài, chữa
Bài 4: 
 Có 30 học sinh chia đều thành 5 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh?.
 A. 30 : 5 = 5 (học sinh)
 B. 30 : 5 = 6 (học sinh)
 C. 30 : 5= 6 (nhóm)
- Yêu cầu hs làm vào vở
- Chấm bài nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu nhắc lại cách tìm số bị chia
 - Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.
 - 3 hs
- Nghe
- 1hs đọc yêu cầu
- 4 hs yếu lên bảng làm , nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Làm bài 
- Làm bài, 1 em làm vào phiếu lớn
- 2 em đọc
- Làm bài. 1 em làm bảng lớp
- 2 hs
- Nghe
TẬP VIẾT: LUYỆN VIẾT CHỮ HOA X
I.Mục tiêu: 
- Hướng dẫn hs luyện viết chữ hoa X cỡ vừa và nhỏ đúng đẹp 
- Hướng dẫn hs luyện viết đúng cụm từ ứng dụng: “Xuôi chèo mát mái” cỡ nhỏ.
- GD tính cẩn thận, ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị: + GV: Chữ mẫu + HS: VLV
III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ:
- Kiểm tra VLV của hs.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện viết:
* Quan sát nhận xét:
- Gắn chữ mẫu X yêu cầu hs nêu lại cấu tạo chữ X.
 - Viết mẫu,hướng dẫn hs cách viết chữ X.
 - Yêu cầu viết không trung
 - Yêu cầu hs viết chữ X cỡ vừa 
 - Nhận xét, sửa sai
 - Hướng dẫn viết chữ X cỡ nhỏ và yêu cầu viết
 Lưu ý: Điểm bắt đầu, kết thúc của con chữ X
 * Yêu cầu hs QS cụm từ ứng dụng: 
 Xuôi chèo mát mái
- Viết mẫu: Xuôi
 - Yêu cầu hs viết tiếng Xuôi cỡ nhỏ 1 lần
 - Nhận xét, sửa chữa
 * Luyện viết :
 - Yêu cầu hs viết bài (nêu yêu cầu viết) 
 - Theo dõi,hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm => Lưu ý hs cách cầm bút, tư thế ngồi viết, tốc độ viết.
 - Chấm bài, nhận xét
 3.Củng cố ,dặn dò: - Nhận xét giờ học
 - Luyện viết thêm
- VLV
- Nghe
 - QS nêu lại cấu tạo chữ X
- Quan sát
- Viết 1 lần.
 - Viết bảng con (2 - 3 lần)
- Viết bảng con (2 lần)
 - QS, đọc và nêu nghĩa cụm từ ứng dụng, nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, cách nối nét giữa chữ X và chữ u. 
- Quan sát
- Viết bảng 1 lần .
 - Viết bài vào vở
- Nghe.
TỰ NHIÊN-XÃ HỘI: LUYỆN TUẦN 26
 I. Mục tiêu: 
 - Giúp hs hiểu thêm về các loài cây sống dưới nước.
 - GD hs thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối.
 II. Chuẩn bị: - GV+HS: Tranh, ảnh sưu tầm về các loại cây sống dưới nước. Sưu tầm cây thật
 - GV: Ô chữ trò chơi cho HĐ3 
 III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Khởi động: 
* Hoạt động 1: Ôn một số kiến thức đã học
 -Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
? Kể 1 số loại cây sống dưới nước?
? Ta có thể nhìn thấy rễ của nhiều cây sống dưới nước không? Vì sao?
? Rễ cây làm nhiệm vụ gì?
? Cây sống dưới nước có thể cung cấp gì cho con người, động vật? .
- Nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Làm việc với cây, tranh ảnh sưu tầm được
- Yêu cầu hs làm việc N4 QS các cây, ảnh sưu tầm được TLCH : + Tên cây là gì? Cây đó sống ở đâu?
 + Rễ cây có đặc điểm gì?
 + Cây đó có hoa không?
 + Hoa có đặc điểm gì?
 + Cây cung cấp gì cho con người, động vật?
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt
- Tổ chức cho các tổ trưng bày tranh, ảnh, vật thật
- Yêu cầu các tổ dán tranh, ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó.
* Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp: Trò chơi tiếp sức
- Phổ biến luật chơi: Khi GV có lệnh, từng tổ nối tiếp nhau nói tên 1 loại cây sống dưới nước. Nhóm nào nói được nhiều cây đúng và nhanh thì thắng cuộc.(chơi theo tổ)
- Tổ chức cho hs chơi.
- Nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn: Bảo vệ cây bằng việc làm phù hợp với sức mình.
- Hát 
- Nêu
- Có..
- Hút chất bổ, nước
- Hoa, lá, thân, rễ,
- QS thảo luận nhóm TLCH
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
 Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trang trí tranh, ảnh, cây thật
- Trưng bày sản phẩm của tổ mình.
- Các tổ đi QS đánh giá lẫn nhau.
- Nghe
- Nối tiếp nhau trả lời
- Chơi thử
- Chơi. 
- Nghe, ghi nhớ
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
TIẾNG VIÊT : LUYỆN VIẾT BÀI: SÔNG HƯƠNG
I. Mục tiêu :
- Rèn cho hs viết đúng chính tả, đẹp đoạn: “ Sông Hương là một bức tranhtrên mặt nước” bài: Sông Hương - GD tính cẩn thận, ý thức rèn chữ, giữ vở
 II. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 A. Bài cũ :
 - Yêu cầu hs viết bảng con 
 - Nhận xét
 B. Bài mới :
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn chính tả ::
 - GV đọc đoạn chính tả bài: Sông Hương
- Ghi nhớ nội dung đoạn viết
? Tìm những từ chỉ các màu xanh của sông Hương? 
- GV hướng dẫn hs nhận xét: 
? Đoạn viết có mấy câu?
 ? Trong bài viết có những dấu câu nào?
 ? Trong bài có chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Yêu cầu hs viết bảng con: sông Hương, phong cảnh, xanh thẳm. bãi ngô, 
 - Nhận xét, sửa lỗi cho hs
 3. Viết bài :
- Đọc cho hs viết bài. 
- Theo dõi chung, nhắc nhở hs về tư thế ngồi, cách cầm bút, tốc độ viết.
- Đọc lại cho hs soát lỗi 
 - Chấm bài, nhận xét
 4. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học
 - Luyện viết lại những từ viết sai
 (nếu có )
 - HS viết bảng: giải thưởng, rải rác, truyền tin, chuyền cành, 
- Nghe
 - 2hs đọc lại 
- TL 
- Tìm và nêu
 - Viết bảng con.
 - Chép bài
 - Đổi vở dò bài
 - Lắng nghe 
TOÁN: LUYỆN ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC; CHU VI CỦA TAM GIÁC, TỨ GIÁC
I Mục tiêu: Hướng dẫn hs làm 1 số bài tập dạng:
- Tìm số bị chia
- Giải toán có lời văn. 
 - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . 
 II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. Phiếu BT.
 III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
 - Gọi hs đọc bảng nhân 3, 4, 5, chia 2,3, 4
 - Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
 Bài 1: 
Một đoạn dây được uốn thành hình tam giác như hình vẽ. Tính độ dài đường gấp khúc?
- Yêu cầu lớp QS hình vẽ, tính độ dài đường gấp khúc vào VN.
- Nhận xét, chữa.
Bài 2: Tính chu vi hình tam giác biết độ dài các cạnh là:
a, 4 dm , 5 dm , 6 dm
b, 15 cm , 16 cm , 17 cm
- Yêu cầu hs nêu cách tính chu vi hình tam giác
- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa.
Bài 3: Tính chu vi 2 hình tứ giác sau: 
- Phát phiếu BT yêu cầu hs làm bài
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: 
 Tự cho một bài toán tính chu vi của một hình và tìm chu vi của hình đó.
- Yêu cầu hs làm vào vở
- Chấm bài nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu nhắc lại cách tính chu vi cảu một hình
 - Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.
 - 3 hs
- Nghe
- 1hs đọc
- 1 hs yếu lên bảng làm, lớp làm VN
Nhận xét bài làm của bạn
- Tổng độ dài các cạnh
- Làm bài, 2 hs yếu lên bảng làm 
- Làm bài, 1 em làm vào phiếu lớn
- Suy nghĩ, làm bài.
- 2 hs lên bảng làm
- 2 – 3 hs
- Nghe
Sinh hoạt chủ điểm: GIÁO DỤC QUYỀN TRẺ EM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được 1 số quyền trẻ em
- Biết được các quyền đó được áp dụng cho tất cả mọi trẻ em, không có sự phân biệt đối xử
- Biết tự bảo vệ quyền lợi của mình.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Sinh hoạt:
a. Giới thiệu bài:
b. Ôn lại các nhóm quyền và các nguyên tắc đã học
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi có mấy nhóm quyền và nguyên tắc đã học
+ 4 nhóm quyền và 3 nguyên tắc
? Kể tên 4 nhóm quyền?
+ Quyền được vui chơi, học tập, phát triển, bảo vệ
c. Giới thiệu thêm 1 số điều khoản về quyền trẻ em.
Điều 13:
Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình; thu nhận thông tin và làm cho người khác biết đến các ý kiến và thông tin, bất kể sự cách biệt giữa các nước
Điều 28:
Trẻ em có quyền học hành và nhà nước bảo đảm giáo dục Tiểu học bắt buộc và sẵn sàng có miễn phí cho tất cả mọi người
- Treo các điều lên bảng - gọi 1 số em nêu lại
- Hỏi hs đã được “nhận” đầy đủ các quyền đó chưa?
(HS nêu ý kiến của riêng mình)
d. Sinh hoạt chủ điểm: Biết ơn mẹ và cô giáo
- Nêu ý nghĩa của ngày 8/3
* Liên hệ:
- Hãy nêu những việc làm của lớp mình thể hiện tình cảm đối với mẹ và cô giáo nhân ngày 8/3 ( Nối tiếp nhau kể)
- HS kể: thi vở sạch chữ đẹp, thi văn nghệ, dành nhiều bông hoa điểm 10, trang trí lớp học, rèn luyện để trở thành hs ngoan.
? Ở trường có những hoạt động nào?
- Thi bóng đá mi ni, chạy 30m, bật xa, ném bóng, tổ chức thi VSCĐ, trang trí lớp học, văn nghệ, lao động vệ sinh, trồng cây xanh, trang trí lại bồn hoa cây cảnh,...
? Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn mẹ và cô giáo các em phải làm gì? (Nêu ý kiến)
* Sinh hoạt văn nghệ:
- Tổ chức cho các em hát,múa, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề : Yêu quý mẹ và cô.
3. Nhận xét đánh giá:
- 1 em nhắc lại điều 28
- Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docG AN L2 T26 chieu.doc