Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 11 - Trường tiểu học Sa Lông

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 11 - Trường tiểu học Sa Lông

TIẾT 2 + 3 : TẬP ĐỌC

BÀ CHÁU

I/Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới.

 - Hiểu được nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý báu hơn vàng bạc, châu báu.

2.Kĩ năng:

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc toàn bài với giọng kể chậm rãi t/c.

- Đọc phân biệt lời các nhân vật.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.

4. Phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ:

- Học sinh hiểu được nghĩa các từ: Nảy mầm, buồn bã, móm mém, màu nhiệm.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ sách giáo khoa.

- Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện.

 

doc 39 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 11 - Trường tiểu học Sa Lông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 01 tháng 11 năm 2010
BUỔI SÁNG
TIẾT 1: 	CHÀO CỜ
----------------------------------------
TIẾT 2 + 3 : 	 	 TẬP ĐỌC
BÀ CHÁU
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ mới.
 - Hiểu được nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý báu hơn vàng bạc, châu báu.
2.Kĩ năng:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc toàn bài với giọng kể chậm rãi t/c.
- Đọc phân biệt lời các nhân vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
4. Phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ:
- Học sinh hiểu được nghĩa các từ: Nảy mầm, buồn bã, móm mém, màu nhiệm.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
III/ Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi đọc bài Bưu thiếp.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá .
3. Bài mới 
a.Giới thiệu bài: (NV trợ giảng)
- Nêu mục tiêu và giới thiệu tên bài
- Ghi đầu bài 
b. Luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu .
- Huớng dẫn luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ .
* Luyện đọc câu .
- Yêu cầu đọc nối tiếp câu .
- Từ khó .
- Yêu cầu đọc lần hai.
* Luyện đọc đoạn 
? Bài chia làm ? đoạn đó là những đoạn nào?
* Đoạn 1:
- Yêu cầu đọc đoạn 1
+ Đầm ấm là thế nào?
* Đoạn 2: 
- Yêu cầu đọc lại đoạn 2
- Hướng dẫn đọc câu ngắt nghỉ đúng.
- Giáo viên treo bảng phụ hứơng dẫn đọc các câu dài.
* Đoạn 3:
- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn.
* Đoạn 4: 
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn 4
? Như thế nào là màu nhiệm.
- Treo bảng phụ: yêu cầu đọc.
? Nêu cách đọc toàn bài.
* Đọc trong nhóm.
- Chia nhóm đọc.
* Thi đọc.
Nhận xét- Đánh giá.
*Luyện đọc toàn bài:
 Tiết 2
c, Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 để trả lời
+ Trước khi gặp cô tiên ba bà cháu sống như thế nào?
+ Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 để trả lời.
- Sau khi bà mất hai anh em sống như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 
- Vì sao hai anh em trở nên giàu có mà không thấy sung sướng?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 4
- Câu chuyện này kết thúc như thế nào?
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
*Luyện đọc lại.
- Đọc phân vai:
- Nhận xét
3.Củng cố dặn dò: (NV trợ giảng)
- Qua câu chuyện hôm nay các em suy nghĩ gì về tình cảm của mình đối với ông bà?
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh đọc
 - Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và đọc tên bài.
- Nhắc lại.
- Lắng nghe
- Mỗi học sinh đọc một câu 
- nảy mầm buồn bã
 móm mém màu nhiệm ( đọc cá nhân, đồng thanh)
- Đọc câu lần hai.
- Bài chia 4 đoạn, nêu các đoạn.
- 1 học sinh đọc đoạn 1 – Nhận xét
- Cảnh mọi người trong nhà gần gũi yêu thương nhau
- 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
- 1 học sinh đọc đọan 2.
+ Hạt đào vừa reo xuống đã nảy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng,/ trái bạc.//
- 1 học sinh đọc lại đoạn 2.
- 1 học sinh đọc đoạn 3
- nhận xét.
- 1 học sinh đọc lại đoạn 3.
- Đọc đoạn 4
- Là có phép lạ tài tình
+ Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai cháu hiếu thảo vào lòng.//
- 1 học sinh đọc lại – nhận xét.
- Đọc giọng chậm rãi, tình cảm. đọc đúng lời nhân vật.
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Luyện đọc nhóm 4.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn 4.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- 3 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc đồng thanh .
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1
- Sống với nhau rất nghèo khổ, nhưng yêu thương nhau.
- Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ bà, các cháu sẽ giàu sang sung sướng.
- Yêu cầu đọc đoạn 2
- Hai anh em sống giàu sang và sung túc.
- Đọc đoạn 3
- Vì thiếu vắng bà “vàng bạc châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà”
- 1 em đọc đoạn 4
- Hai anh em khóc, xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại dù có phải trở lại cuộc sống nghèo nàn như xưa. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất, bà móm mém ôm hai cháu vào lòng.
- Tình cảm bà cháu quý giá hơn cả vàng bạc, châu báu.
- 3 nhóm thi đọc phân vai.
- Nhận xét – bình chọn.
- Trả lời
-----------------------------------
TIẾT 4: 	 	 TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố về phép trừ có nhớ dạng 11-5, 31-5, 51-15.Tìm số hạng trong một tổng và giải toán.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng thực hành các bài toán có liên quan,lập phép tính từ số và dấu cho trước.
3. Thái độ:
- Yêu thích,tự tin trong học tập và giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi bài tập.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
II / Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi 2 em lên làm bài tập
 51 – 9 = 41 – 5 =
- Làm bài toán đố trong sách bài tập
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài( NV trợ giảng)
- Nêu mục tiêu bài học và giới thiệu tên bài
b.Luyện tập
Bài 1:Gọi học sinh nêu yêu cầu
 11 - 2 = 11 - 4 = 11 - 6 = 11 - 8 =
 11 - 3 = 11 - 5 = 11 - 7 = 11 - 9 =
-Nhận xét
Bài 2:
- Cho học sinh nêu yêu cầu
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
- Gọi 2học sinh lên bảng.
- lớp làm vào vở
Bài 3:
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
a, x + 18 = 61 b, 23 + x = 71 c, x + 44 = 81
Bài 4:
-Cho học sinh đọc đề và phân tích đề toán.
Tóm tắt
có: 51kg 
bán: 26 kg
còn:kg? 
- Giáo viên thu chấm, nhận xét
Bài 5
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu rồi làm bài.
- Nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò: (NV trợ giảng)
- Đọc thuộc bảng 11 trừ đi một số ?
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép trừ 31 - 17.
- Nhận xét tiết học.
- 1 em lên thực hiện phép tính
- 1 em lên làm bài toán đố
- Lắng nghe và đọc tên bài.
-1 học sinh nêuyêu cầu
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả của phép trừ.
-Học sinh đọc yêu cầu
-Viết chữ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Cả lớp làm trong vở.
- học sinh nêu lại cách tìm số hạng chưa biết.
- Học sinh làm bài vào vở rồi chữa bài.
- Học sinh đọc và phân tích đề toán
- 1 học sinh lên bảng giải bài toán.
 số táo còn lại là:
 51 - 26 = 25 (kg)
 Đáp số: 25 kg táo
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài 5.
- Học sinh làm bài rồi chữa bài.
-1 em đọc lại
- Nêu lại và thực hiện phép tính.
------------------------------------------
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: 	TIẾNG VIỆT*
LUYỆN ĐỌC: BÀ CHÁU
 I/ Mục tiêu : 
- Luyện cho học sinh đọc đúng giọng, đọc theo vai.
- Đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ ở sau các dấu câu, đọc diễn cảm toàn bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa, tranh ảnh về nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài cũ:
- gọi 1 em lên đọc lại bài bà cháu
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: (Nv trợ giảng)
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
 b, Luyện đọc:
Giáo viên nêu yêu cầu về giọng đọc: 
* Giọng người dẫn chuyện thong thả, chậm rãi.
* Giọng cô tiên trầm ấm, hiền từ.
* Giọng hai anh em cảm động, tha thiết.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Giáo viên chia nhóm 4 học sinh
- Yêu cầu học sinh tự phân vai và đọc .
- Tổ chức đọc theo vai trước lớp .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét- sửa chữa 
3. Củng cố, dặn dò: (NV trợ giảng) 
- Giáo viên nhận xét tiết học – tuyên dương nhóm đọc hay.
- Yêu cầu về nhà luyện đọc lại.
- 1 em lên đọc bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn 
- Nhận xét
- Các nhóm luyện đọc theo vai
- Đọc theo vai trước lớp
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
-------------------------------------------
TIẾT 2:	 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 1
(GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY)
-------------------------------------------------
TIẾT 3: 	 	 TOÁN*
ÔN: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết tính nhẩm các phép trừ dạng : 11 - 5; 31 - 5; 51 -5 
- Biết làm một số bài toán giải có liên quan.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập ghi bài tập 1.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
	Hoạt động học	
1. Bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài
 51 – 34 	 61 – 6
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (NV trợ giảng)
- Nêu mục tiêu bài học và tên bài
- Ghi bảng tên bài
b. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm: 
11 – 5 = 	11 – 8 = 	11 -6 = 	11 – 9 = 
11 – 7 = 	11 – 2 = 	11 – 4 = 	11 – 3 =
- Chia nhóm và gọi đại diện nhóm lên làm bài
- Cho nhận xét bài và sửa lỗi sai.
Bài 2: Đặt tính rồi tính : 
31 – 19 	 81 -16 	 51 – 34 	 61 – 6 
- Yêu cầu 4 em lên bảng làm.
Bài 3: Viết tiếp câu hỏi rồi giải bài toán: 
Vừ có 51kg mận, đã bán được 36 kg mận. Hỏi.............................................
Bài 4: Tìm x: 	
a) x + 29 = 41 b) 34 + x = 81 c) x + 55 =61
- Nhận xét, bổ sung
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về làm bài trong sách bài tập.
- 2 em lên bảng tính
- Nhận xét bài .
- Lắng nghe và đọc tên bài.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Đại diện nhóm lên làm bài.
- Nhận xét bài tập.
- Đọc yêu cầu bài.
- 4 em lên bảng làm bài tập. lớp làm trong vở.
- 1 em đọc yêu cầu.
- thực hiện vào trong vở.
- 1 em lên bảng làm bài.
- 1 em đọc yêu cầu.
- gọi 3 em lên bảng làm bài 
- Lớp làm vào trong vở.
- Trả lời.
- Lắng nghe
Thứ 3 ngày 02 tháng 11 năm 2010
TIẾT 1: 	 	ĐẠO ĐỨC
(GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY)
--------------------------------------
TIẾT 2: 	 	KỂ CHUYỆN
BÀ CHÁU
II/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn của câu chuyện: Bà cháu.
- Biết dựng lại câu chuyện theo vai 
2. Kỹ năng: 
- Học sinh có kỹ năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. 
- Kể tiếp lời kể của bạn.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh lòng hiếu thảo, kính yêu ông bà.
II/ Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà.”
- Nhận xét- Đánh giá.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: (NV trợ giảng)
- Nêu mục tiêu bài học và tên bài học
- Ghi đầu bài:
b, Hướng dẫn kể chuyện: 
* Dựa vào tranh ...  ơi, kính cũ rồi . Mai bố mẹ cháu sẽ tặng cho ông chiếc kính mới .
- Thực hành nói theo các cách khác nhau 
- Nêu yêu cầu đề bài .
- Tự suy nghĩ và viết vào tờ giấy.
- Lắng nghe bài mẫu . 
- Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét .
- Nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài học .
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
-------------------------------------------------
TIẾT 2: 	 Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục đích yêu cầu :
- Củng cố phép trừ có nhớ dạng 12- 8 ; 32 - 8 ; 52 - 28 . 
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng . 
- Giải bài toán có lời văn ( toán đơn , 1 phép tính trừ ). 
- Làm quen với biểu tượng về hình tam giác . Bài toán trắc nghiệm 4 lưạ chọn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng học tập.
- que tính .
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: (NV trợ giảng) 
- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố phép trừ dạng12- 8 ; 32 - 8 ; 52 - 28 . Tìm số hạng chưa biết trong một tổng. 
b) Luyện tập :
- Bài 1: 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Yêu cầu đọc chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm , mỗi em làm một ý .
- Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính .
- Nhận xét ghi điểm .
Bài 3 :
- Mời một học sinh đọc đề bài .
- Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Mời 3 em lên bảng làm bài .
- Gọi em khác nhận xét bài bạn .
- Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 4:
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Đề bài cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết gà có bao nhiêu con ta làm như thế nào ? 
-Yêu cầu học sinh tự làm vào vở .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 5: 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Có bao nhiêu hình tam giác trắng ?
- Có bao nhiêu hình tam giác xanh ?
-Yêu cầu học sinh đếm số hình tam giác nửa trắng nửa xanh ghép lại .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
3. Củng cố - dặn dß: (NV trợ giảng)
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu .
- Học sinh khác nhận xét .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- Một em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm vào vở .
- Nối tiếp nhau đọc kết quả chữa bài .
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Ba em lên bảng thực hiện .
 62 72 32
 - 27 -15 - 8
 35 56 24
-Đọc đề .
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết .
a/ x + 18 =52 b/ x+24 =62 c/ 27+ x = 82
 x = 52 - 18 x = 62 - 24 x = 82 - 27
 x = 34 x = 38 x = 55
- Em khác nhận xét bài bạn 
- Một em đọc đề .
- Gà và thỏ có 42 con , trong đó thỏ 18 con .
- Có bao nhiêu con gà .
- Ta lấy 42 - 18
Giải :
Số con gà có là :
 42 - 18 = 24 ( con )
 Đáp số : 24 con gà 
- Nhận xét bài làm của bạn .
- Đọc đề .
- 4hình tam giác trắng.
- 4hình tam giác xanh .
- 2hình tam giác .
- Một em khác nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
---------------------------------------------
TIẾT 3:	 Chính tả: Nghe – viết
CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nghe viết lại chính xác không mắc lỗi đoạn: ( Ông em 
trồng ...lên bàn thờ ông ) trong bài “Cây xoài của ông em”.
2. Kỹ năng:
- Củng cố qui tắc phân biệt g/gh; s / x ; ươn / ương.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, cần cù trong trình bày bài viết.
II/ Đồ dùng dạy học : 
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở chính tả, vở bài tập, dụng cụ học tập.
III/ Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cò:
- Mời 2 em lên bảng viết các từ do giáo viên đọc .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con . 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (NV trợ giảng)
- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài “ Cây xoài của ông em “ 
b) Hướng dẫn nghe viết : 
* Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết yêu cầu đọc. 
-Tìm những hình ảnh nói lên cây xoài rất đẹp ?
- Mẹ làm gì khi đến mùa xoài chín ?
* Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn trích này có mấy câu?
- Mời 2 em đọc lại đoạn trích .
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những từ dễ lẫn và khó viết .
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó .
 * Đọc viết :
- Đọc thong thả từng câu, các dấu chấm 
- Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần .
* Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài.
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Yêu cầu đọc đề .
- Mời một em lên làm mẫu .
- Yêu cầu nối tiếp để tìm các chữ theo yêu cầu .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
*Bài 3: - Yêu cầu Một em đọc đề . 
-Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm .
- Mời 4 nhóm lên bảng làm bài .
- Yêu cầu em khác nhận xét bổ sung .
- Nhận xét chốt ý đúng .
3. Củng cố - Dặn dß: (NV trợ giảng)
- Nêu lai quy tắc.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
- Hai em lên bảng viết các từ có âm và vần là g/ gh , s/ x vần ươn / ương ...
- Nhận xét bài bạn . 
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Hai em nhắc lại tựa bài.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn viết .
- Hoa nở trắng , chùm quả to , đu đưa theo gió đầu hè , quả chín vàng .
- Chọn những quả thơm ngon nhất bày lên bàn thờ ông .
- Có 4 câu .
- 2 em đọc lại đoạn trích .
- Nêu các từu khó và thực hành viết bảng con: trồng , lẫm chẫm , quả , nở , những ,..
- Lớp nghe đọc chép vào vở .
-Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Đọc bài .
- Một em đọc mẫu cả lớp làm vào vở .
- Thứ tự các từ cần điền là : “ghềnh , gà , gạo , ghi”.
- Nhận xét bài bạn . 
- Đọc đồng thanh và ghi vào vở .
- Đọc yêu cầu đề bài .
- Lớp làm bài vào vở .
a/ sạch - sạch - xanh - xanh .
b/ thương - thương - ươn - đường . 
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách .
------------------------------------------------
TIẾT 4: 	 Tiếng việt*
ÔN: TẬP LÀM VĂN
CHIA BUỒN, AN ỦI
I/ Mục tiêu:
- Biết nói lời chia buồn, an ủi, động viên ông bà trong tình hương cụ thể.
- Viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà khi em biết ông bà buồn bã.
- Biết nhận xét bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em lên đọc lại bài làm trước.
- Nhẫn xét, cho điểm
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học, tên bài học.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (51/ VBT)
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập
Bài 2 : (51/ VBT)
- Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà)
a. Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết.
b. Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.
Bài 3 : (51/ VBT)
 - Viết thư ngắn( bưu thiếp) thăm hỏi ông bà khi nghe tin quê em bị bão.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài bưu thiếp 
- Giáo viên yêu cầu viết câu ngắn gọn ( 2-3 câu) thể hiện thái độ quan tâm lo lắng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh giờ sau.
- 2 em lên bảng.
- Lắng nghe và đọc tên bài.
- Làm bài vào vở
- Thay nhau nói trước lớp.
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài.
- Viết bài
- Lắng nghe
---------------------------------
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: 	 Hoạt động tập thể
Chủ điểm: KÍNH YÊU THẦY CÔ
I/ Mục tiêu:
- Giáo dục học sinh theo chủ điểm: Kính yêu thầy cô.
- Học sinh yêu thích các trò chơi dân gian.
- Hiểu và thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bài hát, thơ về thầy cô giáo.
- Các trò chơi để phát triển trí tuệ.
III. Hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Mở đầu:
- Cho học sinh vỗ tay và hát bài: “ chiến sỹ tí hon”
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động:
- Giáo dục học sinh theo chủ điểm: Kính yêu thầy cô.
- Cho thảo luận nhóm: vì sao chúng ta phải kính yêu thấy, cô giáo?
+ Chúng ta phải làm những việc gì để thể hiện lòng kính trọng với thầy cô giáo.
+ Em hãy nêu những việc thể hiện lòng kính trọng thầy cô của mình?
- Giáo viên chốt lại các ý kiến, nhận xét.
- Yêu cầu cá nhân, tập thể lớp hát những bài hát về thầy cô giáo.
- Nhận xét các nhóm đọc thơ và hát
- Tiến hành chơi trò chơi dân gian “ rồng rắn lên mây”
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở hoạt động lần sau.
- Học sinh hát
- lắng nghe.
- Thảo luận trả lời.
+ Đại diện nhóm trả lời.
+ Trả lời.
- Thi đua hát trước lớp.
+ 1 Nhóm đọc thơ, 1 nhóm hát.
- Hát đồng thanh cả lớp bài “ Những bông hoa những bài ca”.
- Lớp tham gia chơi
------------------------------------------
TIẾT 2:	SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Học sinh có ý thức tự giác trong học tập, trong sinh hoạt.
- Giáo dục học sinh tự nhận khuyêt điểm của mình để tự sửa chữa khuyết điểm của mình
- Có ý thức tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của cá nhân và tập thể.
- Biết được nhiệm vụ của tuần sau.
- Giáo dục tính kỷ luật trong lớp học.
II. Tổng kết tuần qua
- Lớp trưởng nhận xét từng mặt.
- Nêu gương tốt trong học tập.
- Giáo viên tổng kết 
+ Ưu điểm:
- Đa số đi học đúng giờ
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt 
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
- Thực hiện thể dục đầu giờ và giữa giờ tốt.
- Trong tuần không có trường hợp nào vi phạm nội quy trường lớp.
+ Nhược điểm:
- Một số em còn quên mang sách vở, dụng cụ học tập.
- Đi học muộn, Một số học sinh còn nghỉ học tự do.
- Đến lớp còn chưa làm bài tập.
III. Kế hoạch tuần sau
- Học chương trình tuần 12
- Đi học phải đúng giờ , đến lớp phải tham gia vệ sinh trường lớp
- Chấm dứt tình trạng quên sách vở và dụng cụ học tập.
- Duy trì sĩ số.
- Vệ sinh cá nhân , trường lớp 
- Học sinh giỏi kèm học sinh yếu.
- Thi đua học tập chào mừng ngày 20 – 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11 2buoingay.doc