Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 31 đến 35

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 31 đến 35

Tập đọc

 Chiếc rễ đa tròn (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.

 2. Kỹ năng : Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 3. Thái độ : Giáo dục HS biết chăm sóc bảo vệ cây.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.

 - Học sinh : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 184 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 31 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
 Chiếc rễ đa tròn (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.
 2. Kỹ năng : Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 3. Thái độ : Giáo dục HS biết chăm sóc bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Cháu nhớ Bác Hồ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
- Nội dung bài thơ nói gì?
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu:
- GV treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Muốn biết Bác Hồ và chú cần vụ nói chuyện gì về chiếc rễ đa, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn – Ghi tựa .
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (20’) Luyện đọc
Mục tiêu : HS đọc trơn bài, phát âm rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, phân biệt được lời các nhân vật .
Phương pháp : Luyện tập, vấn đáp.
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên. 
- Gọi HS đọc chú giải. GV có thể giải thích thêm nghĩa các từ này và những từ khác mà HS không hiểu.
b) Luyện phát âm
- Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau:
+ ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, 
- HS luyện đọc từng câu .
c) Luyện đọc đoạn
- Câu chuyện này có thể chia thành mấy đoạn. Từng đoạn từ đâu đến đâu?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn.
- 1 HS đọc lại đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2.
- Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài.
- HS đọc lại đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: (7’) Luyện đọc cả bài
Mục tiêu : Đạt được các kỹ năng đọc thành tiếng.
Phương pháp : Thi đua, thực hành.
- Thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh
- GV nhận xét , tuyên dương .
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
- Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
 Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
- Chuẩn bị tiết 2 .
- Hát
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- Bác Hồ và chú cần vụ đang nói chuyện về một cái rễ cây.
- Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc .
- Nghe GV đọc mẫu và đọc lại các từ trên.
- HS đọc theo hình thức nối tiếp. 
Câu chuyện có thể chia thành 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy  mọc tiếp nhé!
+ Đoạn 2: Theo lời Bác  Rồi chú sẽ biết.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 1 HS khá đọc bài.
- Luyện ngắt giọng câu: 
- Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS khá đọc bài.
- Luyện ngắt giọng câu văn: 
+ Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//
- 1 HS đọc bài.
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. 
- HS đọc .
Tập đọc
 Chiếc rễ đa tròn (tiết 1)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Chiếc rễ đa tròn (tiết 1).
3. Bài mới :(1’)Giới thiệu:Chiếc rễ đa tròn (tiết 2).
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu bài
Mục tiêu : HS hiểu nội dung bài .
Phương pháp : Đàm thoại, giảng giải.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?
- Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
- Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?
- Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?
- Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
- Gọi HS đọc câu hỏi 5.
- Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh.
- Nhận xét, tuyên dương .
v Hoạt động 2: (17’) luyện đọc lại 
Mục tiêu : HS đọc phân biệt được lời các nhân vật .
Phương pháp : Đàm thoại, thực hành.
- HS đọc theo phân vai .
- Nhận xét, tuyên dương .
 GV chốt : Bác Hồ luôn dành tình cảm bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi người, mọi vật xung quanh.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài : Cây và hoa bên lăng Bác.
- Hát
- HS đọc bài.
- HS đọc bài .
- Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.
- Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
- Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
- Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.
- Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa.
- HS đọc .
HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu: 
+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/
+ Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh./
- Đọc bài theo yêu cầu.
Toán
 Luyện tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
 Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 Biết tính chu vi hình tam giác.
 2. Kỹ năng : Tính đúng, nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS say mê học Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Gọi HS lên bảng làm , nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số :
Đặt tính và tính:
a) 	456 + 123	;	547 + 311
b) 234 + 644	;	735 + 142
c) 568 + 421	;	781 + 118
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (12’) Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu : Rèn kỹ năng tính cộng các số có 1 chữ số .
Phương pháp : Thực hành .
+ Bài 1:
- HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
+ Bài 2: (cột 1,3)
- HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: (15’) Làm bài tập 4, 5 .
Mục tiêu : Ôn tập cách tính chu vi , giải toán về nhiều hơn .
Phương pháp : Thực hành .
+ Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ:
+ Con gấu nặng bao nhiêu kg?
+ Con sư tử nặng ntn so với con gấu?( Vì con sư tử nặng hơn con gấu nên đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của sư tử cần vẽ dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của gấu).
+ Để tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện phép tính gì?
- HS viết lời giải bài toán.
 + Bài 5: Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
- Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm?
- Nhận xét và cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS đọc bài trước lớp. Bạn nhận xét.
- HS đặt tính và thực hiện phép tính. Sửa bài, bạn nhận xét.
- Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kg?
 210 kg
Gấu: I	I
 Sư tử: I	I18 kg I
 ? kg
- Thực hiện phép cộng: 210 + 18
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở .
 Bài giải
 Sư tử nặng là:
 210 + 18 = 228 ( kg )
 Đáp số: 228 kg.
- Tính chu vi hình của tam giác.
- Chu vi của một hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
- Cạnh AB dài 300cm,cạnh BC dài 400cm, cạnh CA dài 200cm
- Chu vi của hình tam giác ABC là: 300cm + 400cm + 200cm = 900cm.
Đạo đức
 Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. 
 2. Kỹ năng : Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
 3. Thái độ : Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
 Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
 KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Phiếu thảo luận nhóm.
 - Học sinh : Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
- Đối với các loài vật có ích, các em nên và không nên làm gì?
- Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật mà em biết?
- GV nhận xét.
3. Bài mới : (1’)Giới thiệu: Bảo vệ loài va ... g 2 : (14’) Ôn tập lại 6 bài hát ở học kỳ 2 
Ÿ Mục tiêu: HS hát đúng và thuộc lời các bài hát đã học ở HKII
Ÿ Phương pháp: Thực hành, luyện tập 
- GV cho HS nghe băng và hát theo băng nhạc 6 bài hát đã học . trong khi hát GV cho HS kết hợp múa động tác phụ hoạ 
- GV nhận xét 
5.Tổng kết: (2’)
- Ôn lại 12 bài hát
GV nhận xét tiết học, nhận xét thái độ học tập của hs trong năm học đối với môn âm nhạc.
- Ôn lại các bài hát đã học.
- Hát
- HS lên hát biểu diễn 
- HS nhận xét
- HS nhắc lại tựa 
à ĐDDH: Băng nhạc
- HS lắng nghe và hát theo băng 
à ĐDDH: Băng nhạc
- HS hát 
- Nghe
Tiếng Việt
 Kiểm tra
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2, HKII (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, Lớp 2, NXB giáo dục, 2008).
 2. Kỹ năng : HS viết được đoạn văn đúng thời gian, ít sai lỗi. Viết được một đoạn hoàn chỉnh tả cây cối.
 3. Thái độ : Giáo dục HS đọc kỹ đề, làm bài cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Đề kiểm tra.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Khởi động : Ngồi ngay ngắn.
2. Đề bài : 
A- Chính tả : (5 điểm )
- Bài viết sai 2 lỗi trừ 1 điểm.(tính âm, vần, dấu thanh, sau dấu chấm không viết hoa)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp rõ ràng, sạch đẹp được 5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai nhiều về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch đẹp trừ 1 điểm.
B- Tập làm văn : Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) nói về cây hoa mà em biết.
- GV ghi đề, nêu yêu cầu của đề và nội dung câu hỏi gợi ý.
Đáp án biểu điểm :
A- Chính tả : HS nghe viết cả đoạn bài “ Hoa mai vàng ” – (Sách Tiếng Việt 2 tập 2 trang 145) .
- GV đọc cả tựa bài và cả đoạn “ Hoa mai vàng ” cho HS viết .
- HS viết vào vở .
- GV lưu ý tư thế ngồi cho HS .
B- Tập làm văn : (5 điểm)
- HS viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả về cây cối :
- HS giới thiệu được tên 1 loại cây : 0,5 điểm .
- Trồng ở đâu ? 0,5 điểm .
- Nêu được hình dạng của cây : 1,5 điểm .
- Ích lợi của cây : 1,5 điểm .
- Biết liên kết các ý đúng : 1 điểm .
- Diễn đạt rõ ràng, viết đúng ngữ pháp, dùng đúng từ, không mắc lỗi chính tả nhiều được 5 điểm.
- Tuỳ mức độ sai sót trừ từ 0,5 điểm trở lên.
Ôn tập
 Ôn Luyện từ và câu
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố từ ngữ về Bác Hồ. Tìm từ trái nghĩa. 
 2. Kỹ năng : HS chọn đúng từ ca ngợi về Bác Hồ, từ trái nghĩa.
 3. Thái độ : HS tích cực tham gia vào tiết học.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ.
 - Học sinh : vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’).
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Ôn tập
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (13’) Từ ngữ về Bác Hồ 
Mục tiêu : HS chọn đúng các từ ca ngợi về Bác Hồ 
Phương pháp : Thực hành, động não, trực quan.
+ Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- Những từ ca ngợi về Bác Hồ
a) Trí tuệ, lỗi lạc, thông minh
b) Nhân ái, kính trọng, giúp đỡ.
c) Biết ơn, tôn kính, nhớ ơn.
v Hoạt động 1: (14’) Từ trái nghĩa
Mục tiêu : HS tìm đúng từ trái nghĩa
Phương pháp : Thực hành .
 + Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau
 Đen, gọn gàng, sạch sẽ, khổng lồ, dữ tợn
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Trò chơi: Nói nhanh
- GV chia lớp ra làm 3 nhóm 
- Gọi tên bất kỳ 1 em ở nhóm 1, em đó nêu từ rồi gị em ở nhóm 2 tìm từ trái nghĩa và tiếp tục gọi bạn ở nhóm khác nêu từ và từ trái nghĩa. 
- Nếu bạn nói sai thì bạn trong nhóm bổ sung
- Nhận xét 
- Tập tìm từ và từ trái nghĩa.
- Hát
- Đ
- S – vì kính trọng và giúp đỡ không phải là từ ca ngợi về Bác Hồ
- S – vì là từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ
- H tìm từ trái nghĩa.
 Đen / trắng
 Gọn gàng / luộm thuộm
 Sạch sẽ / dơ bẩn
 Khổng lồ / tí hon
 Dữ tợn / hiền lành
Thủ công
 Trưng bày sản phẩm thực hành của học sinh
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được.
 Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo.
 2. Kỹ năng : HS gấp được sản phẩm đều, thẳng, phẳng, cân đối.
 3. Thái độ : GD HS giữ gìn sản phẩm lao động của mình.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Mẫu các sản phẩm.
 - Học sinh : Vở, giấy thủ công, hồ, kéo, giấy A4.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới : (1’) GV giới thiệu, ghi tựa 
4. Phát triển các hoạt động: (28’)
Hoạt động 1: (8’) Quan sát sản phẩm .
Mục tiêu : HS biết quan sát và chọn một sản phẩm mà mình yêu thích.
Phương pháp : thực hành. 
- GV GV cho HS quan sát một số sản phẩm.
- GV đính từng sản phẩm.
- GV nhận xét .
- GV lưu ý HS : Muốn làm sản phẩm đẹp các em phải gấp thẳng, phẳng, gấp đều và miết kỹ.
Hoạt động 2: (12’) Làm sản phẩm.
Mục tiêu : HS gấp hoàn thành một sản phẩm mà các em đã chọn.
Phương pháp : Thực hành. 
- GV cho HS thực hành.
- Theo dõi và giúp đỡ các em còn lúng túng để hoàn thành sản phẩm .
Hoạt động 3 : (7’) Đánh giá sản phẩm .
- HS biết đánh giá tranh theo 3 mức độ :
+ Hoàn thành tốt : Thực hiện đúng quy trình, các nếp gấp thẳng, phẳng, đều, đẹp.
+ Hoàn thành : Thực hiện đúng quy trình và làm được sản phẩm hoàn chỉnh .
+ Chưa hoàn thành : Thực hiện không đúng quy trình, các nếp gấp không thẳng và chưa hoàn thành sản phẩm.
- GV nhận xét – Tổng kết kết quả HS làm.
- Hát
- HS quan sát.
- HS nêu quy trình gấp từng sản phẩm.
- HS nhận xét.
- HS thực hành. 
- HS đánh giá sản phẩm .
TUẦN 35
Toán
Ôn tập 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000, cộng, trừ có nhớ.
 Giải toán có lời văn
 2. Kỹ năng : HS vận dụng bảng nhân, chia cộng trừ trong tính toán, giải toán đơn.
 3. Thái độ : HS ham thích học Toán, rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ
 - Học sinh : Vở
III. Bài ôn :
* Bài 1 : Tính nhẩm
 4 x 9 = 5 x 8 = 4 x 7 =
 3 x 6 = 35 : 5 = 40 : 5 =
* Bài 2 : Tính
 4 x 6 + 35 = 3 x 9 + 18 =
 0 : 4 x 5 = 35 : 5 + 49 =
 3 : 1 x 9 = 4 : 4 + 52 =
* Bài 3 : Tìm x
 X x 4 = 32 5 x X = 35
 X : 5 = 4 40 : x = 5
* Bài 4 : Đặt tính rồi tính
 35 + 65 842 - 401 704 + 95 100 - 48
* Bài 5: Một trại chăn nuôi có 458 con vừa gà vừa vịt, có 242 con gà. Hỏi trại chăn nuôi có bao nhiêu con vịt.?
* Bài 6: Viết số có ba chữ số thích hợp vào phép tính
  -  = 444
Chính tả
Bác Hồ rèn luyện thân thể.
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nghe - viết chính xác và biết trình bày bài:Bác Hồ rèn luyện thân thể. 
 2. Kỹ năng : HS viết đúng chính tả.
 3. Thái độ : Giáo dục HS viết nắn nót, cẩn thận, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới: (1’) Giới thiệu: 
- Bác Hồ rèn luyện thân thể
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu nội dung bài.
 Ÿ Mục tiêu : HS nắm được nội dung đoạn viết và cách trình bày bài.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
- GV đọc mẫu đoạn viết
- Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?
- Bác tập leo núi như thế nào?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Có mấy chữ viết hoa?
- Nêu từ khó
v Hoạt động 2: (20’) Viết bài vào vở
 Ÿ Mục tiêu: HS viết đúng, trình bày bài sạch, đẹp.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
- GV đọc 3 lần
- GV đọc cho HS dò bài
- Gv cho HS sửa lỗi.
- Thống kê
4. Củng cố – Dặn dò: (3’) 
- GV chấm 1 số vở - nhận xét
- Về nhà viết lại các từ sai.
- Hát
- HS lắng nghe.
- Dậy sơm, tập chạy, tập leo núi, tắm nước lạnh.
- Bác chọn ngọn núi cao nhất trong vùng, leo với đôi bàn chân không.
- 10 câu.
- 15 chữ viết hoa
- rèn luyện, Việt Bắc, nhắc, quen, giá rét
- HS viết từ khó vào bảng con.
- HS viết vào vở
- HS dò lại bài
- Đổi vở sửa lỗi
Tập làm văn
Ôn tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS viết được đoạn văn tả về cây hoa. 
 2. Kỹ năng : HS viết đủ ý, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu quý cây cối.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : các câu hỏi gợi ý
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới: (1’) Giới thiệu: 
- Kể về cây hoa
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Kể về cây hoa.
 Ÿ Mục tiêu : HS biết dựa vào câu hỏi gợi ý để kể về cây hoa.
Ÿ Phương pháp: Quan sát, thực hành
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý
+ Đó là cây hoa gì, trồng ở đâu?
+ Hình dáng của cây như thế nào?
+ Cây có ích lợi gì?
- Gọi 1 vài HS khá nêu
- Nhiều HS nêu miệng. 
v Hoạt động 2: (20’) Viết bài vào vở
 Ÿ Mục tiêu: HS viết được đoạn văn ngắn, đủ ý.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
- GV động viên nhắc nhở các em các em làm bài còn chậm.
4. Củng cố – Dặn dò: (3’) 
- GV chấm 1 số vở - nhận xét
- Về nhà viết lại bài.
- Hát
- HS đọc.
- HS viết vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_31_den_35.doc