Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa HKII
Tiết 1
I/ MỤC TIÊU :
- Đọc rõ ràng rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. (phát âm rõ ,Tốc độ 45 chữ/ 1 phút). Hiểu nội dung của đoạn , bài.(Trả lời được câu hoi về nội dung đoạn đọc)
+Biết đặt và trả lời câu hỏi “khi nào ?’Biết đáp lời cám ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể(1 trong tình huống ở BT4).
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, rõ ràng, rành mạch.
- Ý thức học tập tốt.
* HS khá, giỏi biết đọc lưu loát đoạn , bài; tố độc đọc trên 45 tiếng / phút
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 1926.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 27 Thứ/ Ngày MÔN TÊN BÀI DẠY ĐDDH HAI 18/3 Tập đọc Tập đọc Toán Ôn tập và KT giữa HKII ( T 1 ) Ôn tập và KT giữa HKII ( T 2 ) Số 1 trong phép nhân và phép chia Phiếu bốc thăm Phiếu bốc thăm BP BA 19/3 Chính tả Toán Kể/C TN-XH TV(2) Ôn tập và KT giữa HKII ( T 3) Số 0 trong phép nhân và phép chia Ôn tập và KT giữa HKII ( T4 ) Loài vật sống ở đâu ? Luyện viết :Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Phiếu bốc thăm BP Phiếu bốc thăm Tranh TƯ 20/3 Tập đọc Toán LtvàC Đạo đức Rèn đọc Ôn tập và KT giữa HKII ( T 5 ) Luyện tập Ôn tập và KT giữa HKII.( T 6 ) Lịch sự khi đến nhà người khác(T2) Ôn tập Phiếu bốc thăm BP Phiếu bốc thăm Tranh-BP NĂM 21/3 C/tả Toán Âm nhạc Rèn chính tả Ôn tập và KT giữa HKII ( T 7 ) Luyện tập chung Ôn bài hát : Chim chích bông Ôn tập Phiếu bốc thăm BP SÁU 22/3 TLV Toán Tập viết Rèn toán SHTT Ôn tập và KT giữa HKII ( T 8 ) Luyện tập chung Ôn tập và KT giữa HKII ( T9 ) Ôn tập Tuần 27 Phiếu bốc thăm BP Phiếu bốc thăm Thứ hai. NS: ND: Tập đọc Ôn tập và kiểm tra giữa HKII Tiết 1 I/ MỤC TIÊU : - Đọc rõ ràng rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. (phát âm rõ ,Tốc độ 45 chữ/ 1 phút). Hiểu nội dung của đoạn , bài.(Trả lời được câu hoi về nội dung đoạn đọc) +Biết đặt và trả lời câu hỏi “khi nào ?’Biết đáp lời cám ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể(1 trong tình huống ở BT4). - Rèn kĩ năng đọc hiểu, rõ ràng, rành mạch. - Ý thức học tập tốt. * HS khá, giỏi biết đọc lưu loát đoạn , bài; tố độc đọc trên 45 tiếng / phút II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®26. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1’ 4’ 30’ 7’ 8’ 7’ 8’ 4’ 1’ 1.Ổn định: KTSS 2.Bài cũ : -Nhận xét ghi điểm. 3.Bàimới : -GT bài và ghi tựa lên bảng. HĐ1: Cá nhân 1.Kiểm tra tập đọc & HTL. -GV nhận xét ghi điểm. GDKNS:Mạnh dạn tự tin HĐ2 : Bảng phụ-Cá nhân 2.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” -GT Bảng phụ viết nội dung bài. -Nhận xét, cho điểm. HĐ3. BL- CN 3.Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm a/Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. b/Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè. -Nhận xét, cho điểm. HĐ4: Thựchành cặp 4.Nói lời đáp lại của em. - Gọi 1 cặp HS thực hành đối đáp tình huống a. -GV gợi ý thêm : trong tình huống a có thể nói : Có gì đâu./ Không có chi./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Bạn bè phải giúp nhau mà./ Giúp được bạn là mình vui rồi. -Theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. GD:nói năng lịch sự lễ phép. -Nhận xét. 4.Củng cố : -GV chốt lại nội dung ôn tập. -Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò – Đọc bài.CBBS -Hát Sông Hương -3 em đọc bài và TLCH. -Ôn tập đọc và HTL. Bốc thăm đọc +TLCH -1 em đọc yêu cầu. -Theo dõi. 2 em lên bảng gạch dưới các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” a/Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực. b/Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về. -1 em nêu yêu cầu. a/-Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng ? b/-Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ? -Một số em đọc lại bài. -Nhận xét, bổ sung. -Đọc bài . -Thực hành theo cặp . -HS1 :Rất cám ơn bạn đã nhặt hộ mình quyển truyện hôm nọ mình đánh rơi. May quá, đấy là quyển truyện rất quý mình mượn của bạn Nguyệt. Mất thì không biết ăn noí với bạn ấy ra sao . -HS2 :Có gì đâu.Thấy quyển truyện không biết của ai rơi giữa sân trường, mình nhặt đem nộp cô giáo. Rất may là của bạn. -Từng cặp thực hành tiếp tình huống b và c. b/Dạ không có chi!/ Dạ thưa ông, có gì đâu ạ. Ông đi ạ! c/Thưa bác, không có chi!/ Dạ, cháu rất thích trông em bé mà./ Lúc nào bác cần, bác cứ gọi cháu nhé!/ -Tập đọc ôn lại các bài. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (TIẾT 2.) I/ MỤC TIÊU : - Đọc rõ ràng rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. (phát âm rõ ,Tốc độ 45 chữ/ 1 phút). Hiểu nội dung của đoạn , bài.(Trả lời được câu hoi về nội dung đoạn đọc). +Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (BT2); Biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3). -Rèn kĩ năng đọc hiểu, rõ ràng, rành mạch. -Ý thức học tập tốt. II/ CHUẨN BỊ : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®26. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1’ 4’ 30’ 10’ 10’ 10’ 4’ 1’ 1.Ổn định: -Nhắc HS chuẩn bị 2.Bài cũ : -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Bàimới: -GT bài và ghi tựa lên bảng. HĐ1: Cá nhân 1.Kiểm tra tập đọc & HTL. -GV nhận xét ghi điểm HĐ2: Tổ -Nhóm 2.Trò chơi mở rộng vốn từ. -Yêu cầu chia tổ, mỗi tổ chọn 1 tên : Xuân, Hạ, Thu, Đông, Hoa, Quả. - Yêu cầu thành viên từng tổ đứng lên giới thiệu tên của tổ -GV gợi ý : -Mùa xuân : Tháng 1.2.3 : mai, đào, vú sữa, quýt -Mùa hạ : Tháng 4.5.6 : phượng, măng cụt, xoài, vải. -Mùa thu : Tháng 7.8.9 : cúc, bưởi, cam, na, nhãn. -Mùa đông : Tháng 10.11.12 :hoa mận, dưa hấu. -Từng mùa hợp lại mỗi mùa có một đặc điểm riêng, như : ấm áp, nóng nực, oi nóng, mát mẻ, se se lạnh, mưa phùn gió bấc, giá lạnh .. -Nhận xét, cho điểm. HĐ3: Vở-Bảng phụ-CN 3. Ôn luyện về dấu chấm. - Gắn bảng phụ. -Yêu cầu học sinh tự làm bài. -Nhận xét, chốt lời giải đúng : -Nhận xét, cho điểm. GD:Viết đúng dấu câu 4.Củng cố : -GV chốt lại nội dung bài học. -Giáo dục tư tưởng :chăm chỉ học tập. -Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò :Về ôn bài Bốc thăm đọc +TLCH -Chia 6 tổ mỗi tổ chọn 1 tên :tổ 1 : Xuân, tổ 2 :Hạ, tổ 3 : Thu, tổ 4 ; Đông, tổ 5 : Hoa, tổ 6 : Quả. -Thành viên từng tổ đứng lên giới thiệu tên của tổ -Đố các bạn : Mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào? -Thành viên các tổ khác trả lời. A/Tổ Hoa : Tôi là hoa mai, hoa đào, theo các bạn tôi thuộc mùa nào ? -Tổ Xuân đáp : Bạn là mùa Xuân. Mời bạn về với chúng tôi. (Tổ Hoa về với tổ Xuân). -1 bạn trong tổ Hoa nói : Tôi là hoa cúc. Mùa nào cho tôi khoe sắc ? -1 thành viên tổ Thu đáp :Mùa thu. Chúng tôi hân hoan chào đón hoa cúc. Về đây với chúng tôi (Hoa cúc về với tổ Thu). B/1 bạn tổ Quả nói : Tôi là quả vải. Tôi thuộc mùa nào ? -1 bạn tổ Hạ nói : Bạn thuộc mùa hạ, mau đến đây với chúng tôi. (Quả chạy về với tổ Hạ) -Lần lượt các bạn trong tổ Quả chọn tên để về với các mùa thích hợp. - 1 em đọc yêu cầu và đoạn trích. - 1 em lên bảng làm . Lớp làm vở BT. Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên. -Nhận xét, bổ sung. -Vài em đọc lại bài. -Tập đọc bài. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TOÁN SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ CHIA . I/ MỤC TIÊU : -Giúp học sinh nhận biết :Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. -HS vận dụng được kiến thức đã học để làm đúng nhanh, chính xác các bài tập 1,2. -HS luôn có tính chính xác cẩn thận trình bày bài sạch sẽ, khoa học .Chăm chỉ học tập *Bài 3 II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : SGK 2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1’ 4’ 30’ 8’ 8’ 14 4’ 1’ 1.Ổnđịnh: 2.Bài cũ : -Thu chấm 3 VBT . -Cho 1 em lên bảng làm , lớp làm bảng con : -Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là : 4cm, 7 cm, 9 cm -Nhận xét, cho điểm. 3.Bàimới: -GT bài và ghi tựa lên bảng. Hoạt động 1: Đàm thoại- CN Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1. - Nêu phép nhân 1 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng. -Vậy 1 nhân 2 bằng mấy ? -Tiến hành tương tự với các phép tính 1 x 3 và 1 x 4. -Từ các phép tính 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4 em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số ? -Gọi 3 em lên bảng thực hiện các phép tính :2 x 1, 3 x 1, 4 x 1 ? (HSY) - Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả thế nào ? Kết luận : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. HĐ2 : Đàm thoạiCN Giới thiệu phép chia cho 1. - Nêu phép tính 2 x 1 = 2. -Dựa vào phép nhân trên, em hãy lập phép chia tương ứng. -Vậy từ 1 x 2 = 2 ta có được phép chia 2 : 1 = 2. -Tiến hành tương tự với phép tính 1 x 3 = 3, 1 x 4 = 4. -Từ các phép tính trên, em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1. aKết luận : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. Hoạtđộng 3: Thực hành. Bài 1 : Tính nhẩm -Gọi HS nêu yêu cầu? -Cho HS chơi đố bạn để làm bài. -GV nhận xét, tuyên dương. Bài2 :-Điền số thích hợp vào ô trống. -Cho HS làm vở. -Thu chấm một số vở. -Nhận xét, cho điểm. -GDHS :Chăm chỉ học tập.Nhanh nhẹn trong khi làm bài. *Bài 3:Tính. 4.Củngcố: - Khi nhân hay chia một số với 1 thì kết quả như thế nào ? - Giáo dục tư tưởng. - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: -Học thuộc quy tắc.Làm VBT. -1 em lên bảng làm.Lớp làm bảng con: Bài giải: Chu vi hình tam giác là : 4 + 7 + 9 = 20 (cm) Đáp số : 20 cm. -Số 1 trong phép nhân và chia. -HS nêu : 1 x 2 = 1 + 1 = 2 -1 x 2 = 2 -HS thực hiện : -1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3, vậy 1 x 3 = 3 -1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4,vậy 1 x 4 = 4 -Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. -Vài em nhắc lại. -3 em lên bảng làm : 2 x 1 = 2, 3 x 1 = 3, 4 x 1 = 4. -Khi ta thực hiện phép nhân một số với 1 thì kết quả là chính số đó. -Nhiều em nhắc lại. -Nêu 2 phép chia 2 : 1 = 2 2 : 2 = 1 -Rút ra phép tính 3 : 1 = 3 và 4 : 1 = 4. -Các phép chia có số chia là 1 có thương bằng số bị chia. -Nhiều em nhắc lại. Bài 1: Miệng 1x2=2 1x3=3 1x5=5 1x1=1 2x1=2 3x1=3 5x1=5 1:1=1 2:1=2 3: 1=3 5:1=5 1:1=1 Bài 2 : -3 em lên bảng làm, lớp làm vở 1 x 2 = 2 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3 2 x 1 = 2 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4 3em khá giỏi làm a/4x2x1=8x1 b/4:2x1=2x1 =8 =2 c/4x6:1=24:1 =24 -Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. -Số số nào nhân với 1cũng bằng chính số đó. -Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. ... thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh minh họa hoạt động 1, vở BT Đạo đức. 2.Học sinh : Sách Đạo đức, vở BT. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : HS thực hành theo cặp. -Em đến chơi nhà bạn, nhưng trong nhà đang có người ốm. -Nhận xét, đánh giá. 2.Bài dạy : Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : Phân tích tranh. Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật. -PP trực quan : Cho HS quan sát tranh. -GV nói nội dung tranh : Một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt đi học. -PP hoạt động : yêu cầu HS thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. -Giáo viên đưa câu hỏi : -Tranh vẽ gì ? -Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật? -Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ? Vì sao ? -GV nhận xét, kết luận : Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập. Hoạt động 2 :Thảo luận. Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật. -GV yêu cầu thảo luận những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật. -PP truyền đạt : người khuyết tật thường là những người bị mất mát rất nhiều do vậy họ rất mặc cảm cho nên các em nên giúp đỡ họ bằng khả năng của em Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. -Nhận xét. -Kết luận : Tuỳ theo khả năng điều kiện thực tế, chúng ta có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như : Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến. Mục tiêu :Giúp học sinh bày tỏ thái độ đúng với việc giúp đỡ người khuyết tật. -PP hoạt động : GV lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình . a/Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm. b/Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh. c/Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em. d/Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ. -Kết luận : Ý kiến b chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ. 3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng : mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ, vì giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ. -Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Sưu tầm thơ, gương tốt về việc em đã giúp đỡ người khuyết tật. -Lịch sự khi đến nhà người khác/ T 2. -Gõ cửa, bấm chuông. -Cháu chào bác ạ! Thưa bác có Loan ở nhà không ạ! -Loan có ở nhà đấy cháu vào nhà chơi nhé. -Bạn An đấy à! Bạn vào nhà mình chơi tự nhiên nhé, mình bận một chút vì hôm nay bà mình bị bệnh. -Thế hả An! Thôi thì mình xin phép về để lần sau bà của bạn khoẻ, mình sẽ đến chơi nhé. -Như vậy cũng được, bạn về nhé! -Giúp đỡ người khuyết tật/ tiết 1. -Quan sát. -1 em nhắc lại nội dung. -Chia nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi. -Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. -Tranh vẽ một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt. -Giúp bạn vơi đi mặc cảm để đi học bình thường như các bạn khác. -Em cũng tham gia giúp bạn bị khuyết tật vì bạn đó đã chiụ sự mất mát nhiều cần san sẻ nỗi đau cho bạn. -Vài em nhắc lại. -Chia nhóm thảo luận . -Nhóm trưởng cử thư kí ghi ý kiến : Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù-dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ. -Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét. -Vài em nhắc lại. -Cả lớp thảo luận. -Đồng tình. -Không đồng tình. -Đồng tình. -Đồng tình. -Sưu tầm thơ, gương tốt về việc em đã giúp đỡ người khuyết tật. Mỹ thuật VẼ THEO MẪU – VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của cái cặp. 2.Kĩ năng : Biết cách vẽ và vẽ được cái cặp. 3.Thái độ : Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : -Vài cái cặp có hình dáng và trang trí khác nhau. -Hình minh họa cách vẽ. Một số bài vẽ của học sinh. 2.Học sinh : Vở tập vẽ, màu vẽ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 30’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : Nhận xét tiết trước về vẽ con vật. Đánh giá mức độ hoàn thành. -Nhận xét. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. Mục tiêu : Biết quan sát, nhận xét hình dáng và đặc điểm của cái cặp. -PP trực quan : Vật thật vài cái cặp học sinh. -Gợi ý cho học sinh : Hình dáng màu sắc của cái cặp như thế nào ? -Bộ phận bên trong gồm có những gì ? -Bên ngoài cặp trang trí như thế nào ? Hoạt động 2 : Cách vẽ cái cặp. Mục tiêu : Biết cách vẽ cái cặp theo mẫu. -PP trực quan : Hình minh họa cách vẽ. -GV nhắc nhở : Mẫu vẽ có thể khác nhau về hình, nhưng cách vẽ cái cặp đều tiến hành như nhau. -GV phác nét vài hình vẽ cái cặp. --Vẽ hình cái cặp (chiều dài, chiều cao) cho vừa với phần giấy. -Vẽ các phần nắp, quai. -Vẽ chi tiết. -Trang trí. Tự chọn màu theo ý thích . -PP trực quan : Cho HS xem bài của HS năm trước. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu : Vận dụng bài học thực hành vẽ đúng đẹp. -PP trực quan : Cho HS xem bài của HS năm trước. -Theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng. Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá. Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá bài vẽ của bạn hoặc của chính mình. -Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách tô màu. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ. -Theo dõi. -Vài em nhắc tựa. -Quan sát. Nêu nhận xét. -Quan sát, nêu nhận xét. -Hình chữ nhật nằm, hình chữ nhật đứng, màu sắc khác nhau. -Thân, nắp, quai, dây đeo. -Hoa lá, con vật. -Quan sát. -Theo dõi. -Quan sát. -3-4 em lên bảng vẽ bằng phấn màu. Vẽ theo nhóm. Cả lớp thực hành vẽ vào vở. -Hoàn thành bài vẽ cái cặp. Tiết 9 : Kiểm tra : ĐỌC – HIỂU. LUYỆN TỪ VÀ CÂU. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •- Kiểm tra đọc – hiểu . Luyện từ và câu 2.Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy, rõ ràng . 3.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài, làm bài. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Bài tập đọc, đề trắc nghiệm. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 30’ 4’ 1’ Giáo viên phát đề kiểm tra. -Bài kiểm tra gồm 2 phần : 1. Đọc thầm mẫu chuyện “Cá rô lội nước” -PP luyện đọc : Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài. 2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời : -PP kiểm tra. 1.Cá rô có màu như thế nào ? 2.Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu ? 3.Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ? 4. Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì ? 5.Bộ phận in đậm trong câu “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa” Trả lời cho câu hỏi nào ? -Giáo viên thu bài. -Nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra. 3.Củng cố : Nhận xét tiết kiểm tra. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò –Học bài. -HS nhận đề. -Đọc bài văn “ Cá rô lội nước” -HS lần lượt đọc thầm bài (12-15 phút) -Làm trắc nghiệm chọn ý đúng. -Giống màu bùn. -Trong bùn ao. -Rào rào như đàn chim vỗ cánh. -Cá rô. -Như thế nào ? -Tập đọc bài. ------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------- Tiết 10 : KIỂM TRA : CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : •- Kiểm tra giữa học kì 2 : chính tả – tập làm văn. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết đúng trình bày bài thi rõ ràng sạch đẹp. 3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Đề kiểm tra, giấy thi HS. 2.Học sinh : Giấy nháp, giấy thi. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 30’ 4’ 1’ -Giáo viên phát giấy thi. 1.Chính tả (nghe viết) -Chọn một đoạn trích trong bài tập đọc (văn xuôi hoặc thơ) có độ dài khoảng dươí 40 chữ, thời gian 15 phút. -Giáo viên đọc cho HS viết chính tả, bài “Con Vện” (STV/ tr 81) 2.Tập làm văn : A.Dựa vào câu hỏi gợi ý, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) nói về một con vật mà em thích. 1.Đó là con gì, ở đâu ? 2.Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ? 3.Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ? -GV photo phiếu phát cho học sinh 3.Củng cố : -Nhận xét tiết kiểm tra. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Học bài. -Học sinh nhận giấy thi. -Lớp viết chính tả (15 phút) bài “Con Vện” -Tập làm văn : -Học sinh làm bài viết (từ 4-5 câu) theo mẫu giấy quy định. -Xem lại cách viết văn ngắn. ---------------------------------------------------------- Tiếng việt/ ôn ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Cá rô lội nước. 2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp. 3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi. 2.Học sinh : Bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 35’ -Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn. a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 : PP hỏi đáp : -Cá rô có màu như thế nào ? -Mùa đông, nó ẩn náu ở đâu ? -Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ? b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc “Cá rô lội nước” -Bài viết gồm mấy câu ? -Cho viết bảng con từ khó. c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ). -Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi. -Ôn luyện viết chính tả bài : Cá rô lội nước. -1 em đọc lại. -Giống màu bùn. -Trong bùn ao. -Nô nức lội ngược trong mưa. -4 câu. -Bảng con từ khó : lực lưỡng. Đen sì, mốc thếch, khoan khoái, nô nức . -Nghe và viết vở. -Soát lại bài. Sửa lỗi. -Sửa mỗi chữ sai 1 dòng. ----------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể. Tiết 4 : An toàn giao thông. Ôn bài 3 : HIỆU LỆNH CỦA CSGT, BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐB . (Xem lại bài soạn tuần 12 ngày 27/11/2003) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày tháng 3 năm 2004 Duyệt, BGH Ngày 26 tháng 3 năm 2004. Duyệt, Khối trưởng Trần Thị Ngọc Dung
Tài liệu đính kèm: