Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần học 5 năm 2011

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần học 5 năm 2011

TUẦN 5 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011

Chào cờ

Môn: Tập đọc

Bài: CHIẾC BÚT MỰC.

I. Mục tiêu :

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung bài : Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đờ bạn.

 * Thể hiện sự cảm thông.

 Hợp tác.

 Ra quyết định giải quyết vấn đề.

II.Đồ dùng dạy- học: - GV : Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần học 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
Môn: Tập đọc
Bài: CHIẾC BÚT MỰC.
I. Mục tiêu :
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài : Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đờ bạn.
 * Thể hiện sự cảm thông.
 Hợp tác.
 Ra quyết định giải quyết vấn đề.
II.Đồ dùng dạy- học: - GV : Tranh minh hoạ bài đọc +Bảng phụ chép sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài: “Trên chiếc bè “
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1.Giới thiệu bài: 
Trục tiếp, ghi đề 
2.Hoạt động 2.Luyện đọc: 
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
-Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
+Rút từ : Hồøi hộp, ngạc nhiên, loay hoay, 
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài.
+ Câu dài:
Ÿ Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì/.
Ÿ Nhưng hôm nay/ cô cũng địnhbút mực/ vì em viết khá rồi/. 
+ Giúp HS hiểu nghĩa từ mới : Hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
* Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2.
3. Nhận xét tiết học:
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
 Lắng nghe.
-Theo dõi bài đọc ở SGK.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
- Luyện đọc từ khó .
-Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Luyện đọc ngắt câu đúng 
- Hiểu nghĩa từ mới. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3 em)
-Đại diện các nhóm thi đọc.
- Đọc đồng thanh đoạn 1,2.
- Lắng nghe.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ :
 - Bài “Chiếc bút mực ”.
 Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
 “Bím tóc đuôi sam” ( Tiết 2
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Chuyển ý:
- Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực ? 
- Chuyện gì đã xảy ra với Lan? 
- Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? 
- Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào? 
- Vì sao cô giáo khen Mai? 
2.Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
- Đoc theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm tự phân vai(cô giáo, Mai, Lan, người dẫn chuyện) thi đọc toàn truyện. 
- Gọi 4 HS xung phong tự mình chọn vai lên thi đọc truyện theo vai.
 + GV cùng HS bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
3. Củng cố – Dặn dò : 
- Câu chuyện khen ngợi ai?
- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Dặn:Về luyện đọc lại bài.Xem bài sau: “Mục lục sách”
- Nhận xét tiết học.
- HS tiếp nối đọc bài .
- Lắng nghe.
-1 HS đọc đoạn 1, 2
+ Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
-Đọc thầm đoạn 3:
+ Được viết bút mực nhưng quên bút ở nhà nên Lan buồn và khóc.
+ Vì nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- HS đọc đoạn 4.
+ Mai thấy tiếc nhưng rồi Mai nói: Cứ để bạn Lan viết trước.
+ Vì Mai ngoan,biết giúp bạn./ Vì Mai tốt bụng ./ Vì Mai biết nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ bạn. 
- Nhóm 4 em tự phân vai, thi đọc toàn truyện .
- Thi đọc trước lớp.
+ khen ngợi Mai là cô bé ngoan, tốt bụng.
+ Thích Mai: Vì Mai ngoan, tốt bụng./
Vì Mai biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn./
+ Thích cô giáo:Vì cô thương yêu HS. 
- Lắng nghe.
Môn: Toán
Bài: 38 + 25
I.. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25. 
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng các số đo có đơn vị dm. 
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh 2 số
II. Đồ dùng dạy- học: - GV: SGK + Bảng cài + que tính + bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A . Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2 HS
- Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
2Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 38+25.
- GV nêu bài toán: Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính?
 - Muốn biết có có tất cả bao nhiêu que tính em làm phép tính gì? 
- Yêu cầu HS thực hiện trên que tính.
- Vậy: 38+25 = ? 
- Hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và tính (GV ghi lên bảng).
+
- Đặt tính:	 38
	 25
	63
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Bài 1 yêu cầu gì? 
- Gọi HS nêu cách tính rồi lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: (G) Gọi 1 HS đọc đề.
*Tóm tắt 
 A 28 dm B 34 dm C
- Hướng dẫn HS giải bài toán.
-Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: 
H: Bài toán yêu cầu gì?
 -Gọi HS nêu cách làm.
-Tổ chức cho 2 nhóm làm thi đua.
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
3. Củng cố – Dặn dò :
- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính kết quả của phép cộng: 38 +2 5.
- Dặn:Xem trước bài sau: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
-Đặt tính rồi tính: 45 + 8; 68 + 7 
- 1 HS đọc bảng 8 cộng với 1 số.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Phép cộng 38 + 25
- Thao tác trên que tính và trả lời 63 que.
- 63.
 38 * 8 cộng với 5 bằng 13, viết 3
 +25 nhớ 1 sang hàng chục. 
 63 * 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 
 6, viết 6.
- Tính.
-3 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS nêu cách tính.
-1 HS đọc đề 
-1em nhìn tóm tắt nêu lại đề toán.
-1 HS lên bảng, lớp làmvào vở.
-Điền dấu >, <, =. Vào chỗ chấm.
- Tính tổng trước rồi so sánh 2 kết quả.
- 2 nhóm mỗi nhóm 3 em nối tiếp nhau làm thi đua.
- Nhắc lại.
- Lắng nghe.
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011.
Môn: Chính tả: (Tập chép)
Bài: CHIẾC BÚT MỰC
 I. Mục tiêu :
 - Chép chính xác đọan tóm tắt nội dung bài:“Chiếc bút mực”. 
- Làm được BT2, BT3b
II.Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ viết sẵn đọan tập chép . 
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ :
-Đọc cho HS viết: Dế trũi, rũ nhau, say ngắm, trong vắt.
-Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chép 1 lần.
- Đoạn chép này kể về chuyện gì?
- Đoạn chép có mấy câu?
- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
* Hướng dẫn viết đúng: 
- Bút mực, vui lắm, bỗng òa lên, quên bút, mượn,
b. Học sinh chép vào vở :
-Yêu cầu HS chép bài.
- Đọc cho HS soát lại bài viết.
c. Chấm chữa lỗi :
- Đọc từng câu cho học sinh dò theo chữa lỗi.
- Thu chấm 7 đến 8 bài .
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở ( bài tập)
Bài 3b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
-Tổ chức trò chơi thi làm bài nhanh
3. Củng cố – Dặn dò :
- Về nhà chữa lỗi trong bài nếu có. 
- Xem trước bài: “Cái trống trường em”.
- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Lắng nghe.
-1 học sinh đọc lại.
- HS trả lời.
- 5 câu.
- HS trả lời.
-2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhìn bảng chép bài vào vở 
- HS kiểm tra lại bài viết.
- Đổi vở chấm lỗi. 
- Một học sinh đọc.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
+Tia nắng, đêm khuya, cây mía.
-Tìm từ chứa tiếng có vần en hoặc eng
+ xẻng , đèn , khen , thẹn
 - Lắng nghe
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 8 cộng với một số. 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5;38 + 25. 
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
- HS khá giỏi bài 4,5
II.Đồ dùng dạy- học: - GV: SGK + bảng phụ chép sẵn các bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS
- Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Trục tiếp, ghi đề.
2.Hoạt động 2. HDHS làm bài
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tính nhẩm kết quả 
- Yêu cầu HS nhận xét 8+6 và 18+6 
Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi HS nêu cách làm rồi lên bảng làm.
- Nhận xét – Ghi điểm .
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt.
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc lại đề toán.
- Muốn biết cả 2 gói có bao nhiêu cái kẹo, em làm thế nào? ( Suy nghĩ làm bài)
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét – Ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Dặn: Xem trước bài sau: “Hình chữ nhật, hình tứ giác”.
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng đặt tính, tính: 
 HS1: 18 + 34 ; HS2 : 48 + 33
- Lắng nghe.
+Tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau đọc cách nhẩm kết quả.
- HS nhận xét
+ Đặt tính rồi tính.
-2 HS lên bảng, lớp làm vở
- 2 HS đọc đề. 
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
- Lắng nghe.
Môn: Kể chuyện
Bài: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục tiêu :
 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Dựa theo tranh ,kể lại được từng đoạn của câu chuyện: “Chiếc bút mực”.BT1
 -HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện BT2
* Thể hiện sự cảm thông.
 Hợp tác.
 Ra quyết định giải quyết vấn đề.
II.Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh hoạ ( Như SGK ).
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
- Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau kể.
 - GV nhận xét –Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
2. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo tranh. - Yêu cầu HS nêu tóm tắt nội dung của mỗi tranh. Chú ý phân biệt các nhân vật:Mai, Lan và cô giáo.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Kể chuyện trước lớp:
+ Gọi đại diện các nhóm lên kể.
+ Cả lớp và GV nhận xét. 
3.Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Gọi HS tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện 
- Gọi HS xung phong kể lại câu chuyện theo vai.
- Yêu cầu HS nhận xét từng vai.
- GV nhận xét bổ sung và ghi điểm cho từng HS.
4. Củng cố – Dặn dò:
 - Qua câu chuyện em cần học tập điều gì ở bạn Mai? 
-Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và đọc trước câu chuyện: “ Mẫu giấy vụn”. 
- Nhận xét tiết học.
- Bím tóc đuôi sam.
+ HS1:Kể đoạn 1; 2. 
+HS 2:kể đoạn 3;4.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh và trả lời:
+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. 
+ Tranh 2:Lan khóc vì quên bút. 
+ Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn. 
+ Tranh 4: Cô đưa bút của mình cho Mai mượn viết. 
- Tiếp nối nhau kể từng đoạn trong nhóm.
- 4 nhóm cử đại diện lên kể.
- 4 HS tiếp nối nhau kể toàn chuyện. 
- 4 HS xung phong nhận vai và kể lại câu chuyện.
- Cảø lớp nhận xét.
+ Phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Lắng nghe.
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
Môn: Tập đọc
Bài: MỤC LỤC SÁCH
 I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
- Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứ ...  điểm.
Bài 3 : 
 - Gọi 1 HS đọc đề toán.
- “Cao hơn” ở đây được hiểu ntn? 
- Hướng dẫn giải bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt rồi giải bài toán.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Hôm nay ta vừa học dạng toán gì?
- Muốn tìm số lớn ta làm thế nào?
- Dặn: Xem trước bài: “ Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng làm bài
 38 + 19
- Lắng nghe.
- Hàng trên có 5 quả cam.
- Số cam ở hàng dưới nhiều hơn số cam ở hàng trên.
- Nhiều hơn 2 quả.
- Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam
- 1HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán.
- Phép cộng.
- 1 HS đọc lời giải và phép tính.
- Muốn tìm số lớn ta lấy số bé cộng với phần hơn. (nhiều HS đọc)
- 1HS đọc.
 - Theo dõi.
 - Hòa có 4 bông hoa. Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa.
 - Hỏi Bình có mấy bông hoa.
 - 1 HS lên bảng, lớp giải và ghi kết quả vàovở. 
- 1 HS đọc đề.
- Được hiểu là nhiều hơn
- HS chú ý lắng nghe. 
- 1 HS lên tóm tắt rồi giải, cả lớp làm vào vở. 
- Bài toán về nhiều hơn
- Trả lời.
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Môn: Tập làm văn
Bài: TRẢ LỜI CÂU HỎI - ĐẶT TÊN CHO BÀI LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý(BT1); bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2).
- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi (hoặc nói) được tên các bài tập đọc trong tuần đó.
* Tư duy sáng tạo: khám phá và kết nối các sự việc, độc lập suy nghĩ.
 Hợp tác.
 Tìm kiếm và sự lí thông tin.
II.Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh minh hoạ bài tập 1 SGK ; Bảng phụ chép sẵn bài tập ở SGK.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ :
Nói lời cảm ơn xin lỗi ( BT1/ Tuần 4)
 Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
2.Hoạt động 1. HD học sinh làm bài tập 
Bài 1: miệng. 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng tranh, đọc lời nhân vật, đọc câu hỏi và thầm trả lời. Cuối cùng xem xét lại cả 4 tranh và 4 câu trả lời.
+ Gọi HS phát biểu ý kiến..
- Chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2 : Miệng.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho cả lớp suy nghĩ, sau đó gọi nhiều HS phát biểu ý kiến.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS mở mục lục sách T.Việt tìm tuần 6. 
- Gọi HS đọc toàn bộ nội dung tuần 6 theo hàng ngang.
- Gọi HS viết tên các bài tập đọc của tuần 6.
- Thu chấm một số vở.
- Nhận xét, sửa chữa, ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Vừa rồi các em học bài gì?
+ Xem trước bài: “kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đóng vai.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc và HS dựa vào tranh trả lời câu hỏi. Các câu trả lời lần lượt:
+ Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.
+ Mình vẽ có đẹp không? 
+ Vẽ lên tường làm xấu trường lớp. 
+ Hai bạn quét vôi lại bức tường cho sạch.
-1 HS nêu.
- Đặt tên cho câu chuyện. 
+ Không vẽ lên tường; Bức vẽ; Bức vẽ làm hỏng tường;
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS thực hiện.
- 4 , 5 HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
+ Mẫu giấy vụn. Trang 48. 
+ Ngôi trường mới. Trang 50.
+ Mua kính. Trang 53.
- Lắng nghe.
Môn: Tập viết
Bài: CHỮ HOA D
 I. Mục tiêu :
- Viết đúng chữ hoa D(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ),chữ và câu ứng dụng: Dân(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3lần).
 II.Đồ dùng dạy học: -GV:Chữ mẫu -HS: Vở tập viết, bảng con , phấn.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên viết bảng chữ C, Chia.
- Nhận xét bài viết ở vở tập viết.
Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. Ghi đề.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa.
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ D:
- Chữ hoa D cao mấy li?
- Chữ hoa D gồm có mấy nét? Đó là những nét nào?
- Chỉ dẫn cách viết trên chữ mẫu D 
- GV viết mẫu chữ D trên bảng, vừa nhắc lại cách viết.
b. HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng “Dân giáu nước mạnh”.
* Treo bảng phụ:
1. Giới thiệu câu ứng dụng: “Dân giàu nước mạnh” theo cỡ chữ nhỏ.
- Yêu cầu HS giải nghĩa câu ứng dụng.
+ Giải nnghĩa: nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là một ước mơ, cũng có thể hiểu là một kinh nghiệm (Dân có giàu thì nước mới mạnh).
 Dân giàu nước mạnh
2. Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái?
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ?.
- Các chữ viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Dân.
3. HS viết bảng con:
* Viết: “ Dân”
- GV nhận xét và uốn nắn.
4.Hoạt động 3: Viết vở.
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Thu 7-8 vở chấm.
- GV nhận xét , sửa sai
5. Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết bài
-2 HS lên bảng 
- Lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe.
- Quan sát chữ mẫu.
- 5 li.
-1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải kề liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ..
- Theo dõi, lắng nghe.
- 2 HS lên bảng viết . Lớp viết vào bảng con.
- Quan sát.
- Nêu cách hiểu nghĩa câu ứng dụng.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Bằng con chữ o.
- 2 HS lên bảng viết 
– Lớp viết vào bảng con.
- Viết bài vào vở tập viết.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau. 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập 2/24:
- Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp, ghi đề.
2.Hoạt động 1. HD học sinh làm bài tập 
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề toán.
+ Tóm tắt lên bảng: 
 Cốc : 6 bút chì.
 Hộp nhiều hơn Cốc : 2 bút chì.
 Hộp :  bút chì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét – ghi điểm.
Bài 2: - Đính tóm tắt lên bảng ( như SGK).
- Gọi HS dựa vào tóm tắt tự nêu đề toán.
- GV nhận xét – ghi điểm.
Bài 4: a)
- Gọi HS đọc đề toán.
- Tóm tắt lên bảng .
 + Lưu ý HS “ dài hơn” được hiểu như “nhiều hơn”
- GV nhận xét – ghi điểm.
b) Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS dùng thước vẽ.
- Gọi HS lên bảng dùng thước vẽ đoạn thẳng.
- Nhận xét – Ghi điểm .
3 . Củng cố – Dặn dò :
- Dặn: Xem trước bài: “7 cộng với một số: 7 + 5”.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng làm . 
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đề .
- 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề tóan .
- 1 HS lên bảng làm - lớp làm vào vở 
- 2 HS nhìn tóm tắt nêu lại đề toán
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc đề. 
- 2 HS dựa vào tóm tắt đọc đề.
- 1 HS lên giải- Cả lớp làm vào vở.
- Vẽ đoạn thẳng CD dài 12cm.
- Chú ý lắng nghe.
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào bảng con. 
- Lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
I,NhËn xÐt ho¹t ®éng trong tuÇn
1,H¹nh kiÓm
HÇu hÕt c¸c em thùc hiÖn tèt néi quy tr­êng líp. 
Mét sè em ngåi trong líp ch­a nghiªm tóc ,vÉn cßn t×nh tr¹ng nãi chuyÖn riªng, 
2,häc tËp 
§a sè c¸c em tÝch cùc häc tËp. 
Mét sè em cßn chưa đầy đủ đồ dùng học tập,ch­a chó ý trong häc tËp
II,H¸t móa , trß ch¬i
III. Kế hoạch tuần 6
Hạnh kiểm
Học tập
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
I - MỤC TIÊU :
 - HS kể tên và mô tả một số đường phố mà các em biết (rộng ,hẹp , biển báo , vỉa hè , ....)
 - HS biết được sự khác nhau của đương phố ,ngõ ( hẻm ),ngã ba , ngã tư , ...
 - Nhớ tên và nêu được đặc điểm nơi HS sống. 
 - Hs nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố, đường làng
 -HS thực hiện đùng qui định đi trên đường phố 
II- NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định lớp : 
 2- Một số đặc điểm của đường phố là:
 -Đường phố có tên gọi.
 -Mặt đường trải nhựa hoặc bê tông.
 -Có lòng đường (dành cho các loại xe) vỉa hè (dành cho người đi bộ).
 -Có đường các loại xe đi theo một chiều và đường các loại xe đi hai chiều.
 -Đường phố có (hoặc chưa có) đèn tín hiệu giao thông ở ngã ba, ngã tư.
 -Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm.
Khái niệm: Bên trái-Bên phải
Các điều luật có liên quan :Điều 30 khoản 1,2,3,4,5 (Luật GTĐB).
3- Dạy bài mới: 
Hoạt đông 1:Giới thiệu đường phố
-GV phát phiếu bài tập:
+HS nhớ lại tên và một số đặc điểm của đường phố mà các em đã quan sát.
-GV gọi một số HS lên kể cho lớp nghe về đường phố ở gần nhà (hoặc gần trường) mà các em đã quan sát.GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
 1.Tên đường phố đó là ?
 2.Đường phố đó rộng hay hẹp?
 3.Con đường đó có nhiều hay ít xe đi lại?
 4.Có những loại xe nào đi lại trên đường?
 5.Con đường đó có vỉa hè hay không?
-GV có thể kết hợp thêm một số câu hỏi:
+Xe nào đi nhanh hơn?(Ô tô xe máy đi nhanh hơn xe đạp).
+Khi ô tô hay xe máy bấm còi người lái ô tô hay xe máy có ý định gì?
+Em hãy bắt chước tiếng còi xe (chuông xe đạp, tiếng ô tô, xe máy).
-Chơi đùa trên đường phố có được không?Vì sao?
Hoạt động 2 :Quan sát tranh
Cách tiến hành: GV treo ảnh đường phố lên bảng để học sinh quan sát
-GV đặt các câu hỏi sau và gọi một số em HS trả lời:
+Đường trong ảnh là loại đường gì?(trải nhựa; Bê tông; Đá; Đất).
+Hai bên đường em thấy những gì?(Vỉa hè, nhà cửa, đèn chiếu sáng, có hoặc không có đèn tín hiệu).
+Lòng đường rộng hay hẹp?
+Xe cộ đi từ phía bên nào tới?(Nhìn hình vẽ nói xe nào từ phía bên phải tới xe nào từ phía bên trái tới).
Hoạt động 3 :Vẽ tranh
Cách tiến hành :GV đặt các câu hỏi sau để HS trả lời:
+Em thấy người đi bộ ở đâu?
+Các loại xe đi ở đâu?
+Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè?
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
- gv cùng học sinh liên hệ về đường nơi hs sinh sống và giáo dục cách đi đường an toàn
4 - Củng cố
a)Tổng kết lại bài học:
+Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho các loại xe.
+Có đường một chiều và hai chiều.
+Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an toàn cho người đi bộ.
+Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà.
b)Dặn dò về nhà
+Khi đi đường, em nhớ quan sát tín hiệu đèn và các biển báo hiệu để chuẩn bị cho bài học sau.
Lắng nghe
Làm phiếu.
1 hs kể.
Trả lời.
Thực hiện.
Trả lời.
Trả lời.
 2 hs trả lời.
HS liên hệ
- Quan sát .
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 CHUAN KTKN KNS(4).doc