Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần thứ 8 đếb tuần 11

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần thứ 8 đếb tuần 11

TUẦN 8

TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên .

- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp . ( trả lời được các CH 1 , 2 , 4 ; thuộc 1 , 2 khổ thơ trong bài )

- HS kh , giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ;trả lời được CH 3

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK phóng to.

 -Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

 

doc 114 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần thứ 8 đếb tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên .
- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp . ( trả lời được các CH 1 , 2 , 4 ; thuộc 1 , 2 khổ thơ trong bài )
- HS kh , giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ;trả lời được CH 3 
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK phóng to. 
 -Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
III. Hoạt động trên lớp:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HTĐB
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở Vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
+ Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?
+Nêu ý nghĩa của chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẻ cảnh gì?
+Những ước mơ đó thể hiện khát vọng gì?
-Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai những cậu bé đã mơ ước cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Bài thơ hôm nay các em sẽ tìm hiểu xem các thiếu nhi ước mơ những gì?
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc).
+Lần 1: GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
+Lần 2: Giải nghĩa một số từ khó 
+lần 3: Sửa sai cho Hs
-GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc.
+Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp.
+Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: Phép lạ, nảy mầm nhanh, chớp mắt, tha hồ, lặn , hái, triệu vì sao, mặt trời mới, mãi mãi, trái bom, trái ngọt , toàn kẹo, bi tròn,
* Tóm tắt nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
+Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
+Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
-Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. 
+Em hiểu câu thơ “Mãi mãi không có mùa đông” ý nói gì?
+Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
-Ví dụ:
*Em thích ước mơ hái triệu vì sai xuống đúc thành ông mặt trời mới để trái đất không còn mùa đông vì em rất yêu mùa hè. Em mong ước không có mùa đông để những bạn nhỏ nhà nghèo không còn sợ không có áo ấm mặc.
*Em thích ước mơ biến trái bom thành trái ngon bên trong chứa toàn kẹo vì trẻ em ai cũng thích ăn kẹo và vui chơi
-Bài thơ nói lên điều gì?
-Ghi ý chính của bài thơ.
 * Đọc diễn cảm và thuộc lòng:
-GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng.
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
 Chớp mắt/ thành cây đầy quả
 Tha hồ/ hái chén ngọy lành
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Hoá trái bom/ thành trái ngon
 Trong ruột không có thuốc nổ
 Chỉ toàn keo với bi tròn
- Gv hướng dẫn đọc diễn cảm
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS .
-Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn.
-Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng toàn bài.
-Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi : Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
-Màn 1: 8 HS đọc.
-Màn 2: 6 HS đọc.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS đọc lại màn 1, màn 2 và trả lời câu hỏi
-Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng múa hát và mơ đến những cánh chim hoà bình, những trai cây thơm ngon, những chiếc kẹo ngọt ngào.
-Lắng nghe.
-4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
+Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết, mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
+Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
+Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc.
+Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
+Khổ 4: Ước không có chiến tranh.
+Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
+Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.
+HS phát biểu tự do.
*Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sức chăm bón.
*Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ.
+Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
-2 HS nhắc lại ý chính.
- 4 em đọc – Hs nhận xét
-2 HS nồi cùng bàn luyện đọc.
-2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau.
-Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
-3 HS thi đọc thuộc lòng
-Hs nhận xét.
CHÍNH TẢ
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết v trình by bi CT sạch sẽ .
- Làm đúng BT(2) a / b hoặc (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn 
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm).
 -Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a .
III. Hoạt động trên lớp:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HTĐB
1. KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ:
 khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượn, rướn cổ,
-Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Giới chính tả hôm nay, các bạn nghe viết đoạn 2 bà văn trung thu độc lập và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc iên/ yên/ iêng.
 b. Hứơng dẫn tiến chính tả:
 * Trao đổi nội dung đoạn văn:
-Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK.
- Hỏi : +Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào?
+Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
 * Nghe – viết chính tả:
 * Chấm bài – nhận xét bài viết của HS :
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
a. –Gọi HS đọc yêu cầu.
-Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:
+Câu truyện đáng cười ở điểm nào?
+Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm?
Đáp án: kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu- kiếm rơi- đánh dấu.
 Bài 3a:
 –Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm từ cho hợp nghĩa.
-Gọi HS làm bài.
-Gọi HS nhận xét, bổ sung.
-Kết luận về lời giải đúng.
3. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu.
-3 em lên viết
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ơ giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi.
+Đất nước ta hiện nay đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: chúng ta có những nhà máy thuỷ điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn,
-Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Nhận phiếu và làm việc trong nhóm.
-Nhận xét, bổ sung, chữa bài .
-2 HS đọc thành tiếng.
+Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm.
+Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ không phải vào mạn thuyền.
-rơi kiếm- làm gì- đánh dấu.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Làm việc theo cặp.
-Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.
-Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.
-Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
-Chữa bài (nếu sai).
Rẻ-danh nhân-giường.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, 
TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu: 
- Nắm được quy tắc viết tên người , tên địa lí nước ngoài ( ND Ghi nhớ ) .
- Biết vận dụng qui tắc đ học để viết đúng tên người , tên địa lí nước ngoài phổ biến , quen thuộc trong các BT 1 , 2 ( mục III ) 
- HS khá , giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc ( BT3)
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Giấy khổ to viết sẵn nội dung :một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô, tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau).
 -Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
III. Hoạt động trên lớp:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HTĐB
1. KTBC:
-Gv đọc cho HS viết câu sau:
+Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
-Gv treo bảng 
+Muối Thái Bình ngược hà giang
Cày bừa đông xuất, mía đường tỉnh Thanh.
-Nhận xét cách viết hoa tên riêng và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Viết lên bảng: An-đéc-xen và Oa-sinh-tơn.
-Hỏi: +Đây là tên người và tên địa danh nào? Ơ đâu?
-Cách viết tên người và tên địa lý nước ngoài như thế nào? Hôm nay chung 1ta cùng tìm hiểu qua bài “Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài”
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 * Nhận xét 1: (Sgk) 
-GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng.
-Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng.
* Nhận xét 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
Tên người:
Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn- ... ọc tập , sinh hoạt ....nhằn ngày một cách hợp lí .
*MTR : -Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ .
-Sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt ....hằng ngày một cách hợp lí .
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK - Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
HS : - SGK- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ và trắng .
III – Các hoạt động dạy học
1 - Khởi động :
2 - Kiểm tra bài cũ : Tiết kiệm tiền của 
- Kể lại những việc mà em đã tiết kiệm tiền của trong tuần qua.
3 - Dạy bài mới :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b - Hoạt động 2 : Kể chuyện “ Một phút “ trong SGK 
- GV kể chuyện 
-> Kết luận : Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. 
c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 SGK )
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống .
-> Kết luận : 
- HS đến phòng thi muộn có thể bị nhỡ tàu , nhỡ máy bay .
- Người bệnh được đưa đi bệnh viện cấp cứu cham65 có thể bị nguy hiểm đến tính mạng .
d – Hoạt động 4 : Bày tỏ thái độ (bài tập 3 SGK) 
Cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
-> Kết luận : Các việc làm (a) , (b) (c) là đúng .
4 - Củng cố – dặn dò
- Đọc ghi nhớ trong SGK
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ.
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
- Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân .
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK.
- HS đóng vai minh hoạ.
- Thảo luận về truyện theo 3 câu hỏi trong SGK.
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm thảo luận . 
- Đại diện nhóm trình bày .
- Các nhóm khác chất vấn , bổ sung ý kiến .
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước .
- Giải thích lí do . 
- Thảo luận chung cả lớp . 
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( TIẾT 2 )
I - Mục tiêu : 
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ .
-Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ .
-Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt ....nhằn ngày một cách hợp lí .
*MTR : -Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ .
-Sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt ....hằng ngày một cách hợp lí .
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
HS : - SGK
III – Các hoạt động dạy học
1 - Khởi động :
2 - Kiểm tra bài cũ : Tiết kiệm thời giờ
- Thế nào tiết kiệm thời giờ ? 
- Vì sao cần tiết kiệm thời giờ ? 
3 - Dạy bài mới :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Tiết đạo dức hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập và biết cách tiết kiệm thời giờ.
b - Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân ( Bài tập 1 SGK )
=> Kết luận : 
- Các việc làm (a) , (c) , (d) là tiết kiệm thời giờ .
- Các việc làm ( b) , (đ) , (e) không phải là tiết kiệm thời giờ .
c - Hoạt động 3 : Thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 4 SGK )
- Nhận xét , khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
d - Hoạt động 4 : Làm việc chung cả lớp 
-> Kết luận : 
+ Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 
4 - Củng cố – dặn dò
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hằng ngày. 
- Chuẩn bị : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- HS làm việc cá nhân .
- HS trình bày , trao đổi trước lớp .
- HS từng cặp một trao đổi với nhau về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của cá nhân trong thời gian tới. 
- Vài HS trinh bày trước lớp. 
- Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. 
- HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương. . . đó.
- Trình bày giới thiệu các tranh vẽ ,câu ca dao , tục ngữ, truyện, tấm gương. . . sưu tầm được về tiết kiệm thời giờ.
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ I
KỸ THUẬT 
KHAÂU ÑOÄT THÖA (TUẦN 8)
A.MỤC TIÊU :
Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
*MTR : Với HS khéo tay:
Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa ; Mẫu đường khâu đột thưa ; 
Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; 
Chỉ; Kim Kéo, thước , phấn vạch . 
Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
Nhận xét sản phẩm bài trước.
III.Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu đột thưa”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng hs quan sát và nhận xét 
-Giới thiệu đường khâu đột thưa, yêu cầu hs quan sát nhận xét sự giống và khác nhau giữa khâu đột thưa và khâu thường.
-Mũi đột thưa ở mặt trái lấn lên 1/3 mũi sau.
*Hoạt động 2:GV hướng hs thao tác kĩ thuật 
-Treo tranh quy trình khâu đột thưa.
-Thực hiện các thao tác vạch dấu giống khâu thường, yêu cầu hs quan sát hình 3 và nêu nhận xét về các mũi đột thưa. Chú ý khâu đột tiến hành từng mũi.
-Nêu cho hs nhớ quy tắc “luì 1 tiến 3”, không gút chỉ quá chặt quá lỏng.
-Yêu cầu hs tập khâu trên giấy.
IV.Củng cố: Yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
 V.Dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Mặt phải giống nhau, nhưng mặt trái khâu đột thưa kín khít.
-quan sát mẫu.
-Thao tác trên giấy.
KHAÂU ÑOÄT THÖA (TUẦN 9)
A.MỤC TIÊU :
Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
*MTR : Với HS khéo tay:
Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa ; Mẫu đường khâu đột thưa ; 
Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; 
Chỉ; Kim Kéo, thước , phấn vạch . 
Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
Nhận xét sản phẩm bài trước.
III.Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu đột thưa”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng hs quan sát và nhận xét 
-Giới thiệu đường khâu đột thưa, yêu cầu hs quan sát nhận xét sự giống và khác nhau giữa khâu đột thưa và khâu thường.
-Mũi đột thưa ở mặt trái lấn lên 1/3 mũi sau.
*Hoạt động 2:GV hướng hs thao tác kĩ thuật 
-Treo tranh quy trình khâu đột thưa.
-Thực hiện các thao tác vạch dấu giống khâu thường, yêu cầu hs quan sát hình 3 và nêu nhận xét về các mũi đột thưa. Chú ý khâu đột tiến hành từng mũi.
-Nêu cho hs nhớ quy tắc “luì 1 tiến 3”, không gút chỉ quá chặt quá lỏng.
-Yêu cầu hs tập khâu trên giấy.
IV.Củng cố: Yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
 V.Dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Mặt phải giống nhau, nhưng mặt trái khâu đột thưa kín khít.
-quan sát mẫu.
-Thao tác trên giấy.
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
(TUẦN 10)
A.MỤC TIÊU :
Biết cách khâu viền dường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
*MTR : Với HS khéo tay:
Khâu viền được đường gấp mép vải mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Mẫu và một số sản phẩm có đường gấp mép vải, đường khâu viền bằng mũi khâu đột có kích thước đủ lớn ;
Vật liệu và dụng cụ: 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; Chỉ; Kim Kéo, thước, bút chì.
Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
Nhận xét những sản phẩm tiết trước chưa hoàn thành.
III.Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát.
-GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2, 3,4 và nêu các bước thực hiện.
-Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2a, 2b trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.
-Yêu cầu hs thao tác.
-Nhận xét thao tác của hs và thoa tác mẫu.
-Hướng dẫn hs thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
-Nhận xét chung.
IV.Củng cố:
Nêu những lưu ý khi thực hiện.
V.Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Quan sát.
-Quan sát và nêu.
-Quan sát và nêu.
-Thực hiện.
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
(TUẦN 11)
A.MỤC TIÊU :
Biết cách khâu viền dường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
*MTR : Với HS khéo tay:
Khâu viền được đường gấp mép vải mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Mẫu và một số sản phẩm có đường gấp mép vải, đường khâu viền bằng mũi khâu đột có kích thước đủ lớn ;
Vật liệu và dụng cụ: 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; Chỉ; Kim Kéo, thước, bút chì.
Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
Nhận xét những sản phẩm tiết trước chưa hoàn thành.
III.Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát.
-GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2, 3,4 và nêu các bước thực hiện.
-Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2a, 2b trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.
-Yêu cầu hs thao tác.
-Nhận xét thao tác của hs và thoa tác mẫu.
-Hướng dẫn hs thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
-Nhận xét chung.
IV.Củng cố:
Nêu những lưu ý khi thực hiện.
V.Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Quan sát.
-Quan sát và nêu.
-Quan sát và nêu.
-Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGA_8_9_10_11.doc