Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì II - Tuần 33

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì II - Tuần 33

TUẦN 32

Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012

Tiết 1: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TUẦN

CHỦ ĐIỂM: "HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ"

I. Mục tiêu:

- Lớp 4 trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 32 của toàn khu.

- Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần 33:

+ Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 33.

+ Học bài và làm bài trước khi đến lớp.

+ Tăng cường phụ đạo HS yếu.

+ Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

+ HS đi học đầy đủ, đúng giờ.

+ Thực hiện đảm bảo công tác bán trú.

+ Chăm sóc bồn hoa được giao.

+ Tham gia thi viết chữ đẹp cấp huyện.

+ Ôn tập chuẩn bị khảo sát chất lượng.

II.Thời gian, đối tượng:

- 7 giờ 30 tại khu Trung Tâm.

- HS cả khu.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2, kì II - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: hoạt động đầu tuần
CHủ ĐIểM: "hòa bình và hữu nghị"
I. Mục tiêu:
- Lớp 4 trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần 32 của toàn khu.
- Nắm được kế hoạch hoạt động học tập sinh hoạt trong tuần 33:
+ Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 33.
+ Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
+ Tăng cường phụ đạo HS yếu.
+ Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
+ HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
+ Thực hiện đảm bảo công tác bán trú.
+ Chăm sóc bồn hoa được giao.
+ Tham gia thi viết chữ đẹp cấp huyện.
+ Ôn tập chuẩn bị khảo sát chất lượng.
II.Thời gian, đối tượng:
- 7 giờ 30 tại khu Trung Tâm.
- HS cả khu. 
III. Chuẩn bị: 
- HS lớp 4 trực tuần kê bàn ghế.
IV. Tiến hành hoạt động:
- Lớp 5 nhận xét hoạt động trong tuần 32.
V. Kết thúc hoạt động:
 * Phần lễ:
- Chào cờ.
- Triển khai các nội dung chủ yếu.
 * Phần hội:
- Lớp tham gia tiết mục văn nghệ: bài Chú ếch con.
- Nhận xét tiết học.
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Tiết 2 + 3 : Tập đọc
Tiết 97 + 98 : Bóp nát quả cam
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùnh Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước căm thù giặc (Trả lời được các cau hỏi 1, 2, 4, 5)
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ cho bài tập đọc.
- DK: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III. xác định ND,PP dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết1
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra 2, 3 em HS học thuộc lòng bài thơ ''Tiếng chổi tre ''
- Giáo viên nhận xét - cho điểm. 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
* Giáo viên đọc mẫu bài.
* Giáo viên hứơng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- Giáo viên rèn phát âm cho học sinh. 
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn đọc một số câu dài trên bảng phụ 
- Giải nghĩa từ.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên và học sinh bình điểm cho các nhóm. 
 Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Tổ chức cho học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi .
- Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
- Thấy sứ giả ngang ngược, thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
- Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì ?
- Quốc Toản nóng lòng gặp vua như thế nào ?
* HS giỏi: - Vì sao sau khi tâu vua "xin đánh giặc" Quốc Toản lại tự đặt thanh gươm lên gáy ?
- Vì sao vua không những trị tội mà còn ban cho Quốc Toản quả cam ?
- Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
4. Luyện đọc:
- Giáo viên hướng dẫn đọc phân vai.
- Thi đọc phân vai.
- Giáo viên và học sinh bình chọn những nhóm đọc hay.
C. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- 2 - 3 học sinh đọc bài. 
- Học sinh khác nhận xét đánh giá.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh đọc tiếp nối từng câu.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- 2 - 3 em đọc câu dài.
- Học sinh đọc chú giải.
- Đọc nhóm 2.
- Các nhóm thi đọc.
* Học sinh đọc thầm và trả lời lần lượt từng câu hỏi .
- Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
-Vô cùng căm giận.
- Để được nói hai tiếng: Xin đánh
- Đợi vua từ sáng đến trưa liều chết xô lính gác để vào nơi họp, xăm xăm bước xuống thuyền.
- Vì cậu biết : Xô linh gác, tự ý xông vào nơi vua họp triều đình là trái phép nước, phải bị trị tội.
- Vì vua thấy Quốc Toản còn trẻ mà đã lo việc nước.
- Quốc Toản đang ấm ức vì bị Vua xem như trẻ con, lại căm giận sục sôi khi nghĩ đến quân giặc nên nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt quả cam vì vậy vô tình quả cam bị bóp nát.
- Học sinh đọc theo nhóm.
- 2, 3 nhóm đọc theo cách phân vai đọc lại truyện.
* Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Tiết 161: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu:
- Biết đọc ,viết các số có ba chữ số.
- Biết đếm thêm một số đơn vị tronổngường hợp đơn giản.
- Biết so sánh các số có ba chữ số
- Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.
II. Chuẩn bị :
- DK: Nhóm, lớp, cá nhân.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt độngcủa thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra đầu giờ.
- Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giờ trước.
- Đọc điểm cho từng học sinh.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
- Hướng dẫn học làm bài tập
Bài 1: Viết các số.
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên đọc. 
- Giáo viên viết lên bảng nhận xét.
- Học sinh viết BC - BL 
915 , 695 , 714 
250 , 371 , 900 
Bài 2 : Số?
 - Các số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Giáo viên nhận xét công nhận xét nhóm thắng cuộc.
- Học sinh nêu yêu cầu bài.
- Hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Làm bài theo nhóm 4.
a. 380, 381, 382 , 383 , 384 , 385 , 386 , 387, 388 , 389, 390.
b. 500, 501 , 502 , 503 , 504 , 505 , 506, 507 , 508 , 509 , 510.
 - Đại diện các nhóm báo cáo.
Bài 4: > < =
- Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số?
Bài 5: GV HD làm
a. Số bé nhất có ba chữ số.
b. Số lớn nhất có ba chữ số.
c. Viết số liền sau của số 999.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm BC - BL. 
 372 > 299 631 < 640
 465 < 700 909 = 902 + 7
 534 = 500 + 34 708 < 807
- HS làm BC.
- 100
- 999
- 1000
3 . Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều
Tiết 1 : Đạo đức
Dành cho địa phương
Bài 33: Phòng chống bệnh cúm gia cầm và tiêu chảy cấp 
I. Mục tiêu:
- Cho học sinh biết cách phòng bệnh cho gia cầm ở vùng chưa có dịch, phòng bệnh tiêu chảy cấp.
- Biết cách tiêu huỷ gia cầm ở vùng có dịch, vệ sinh và ứng cứu kịp thời khi gia đình có người bị bệnh. 
- Biết được 4 biện pháp khẩn cấp phòng chống địch cúm A(H5N1) lây sang người. 
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra đầu giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới.
- giáo viên giới thiệu bài.
- Nêu mụi đích yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1 : Cách phòng bệnh cho gia cầm ở vùng chưa có dịch.
- GV đọc tài liệu.
-Học sinh chú ý lắng nghe 
- Em hãy nêu cách phòng bệnh cho gia cầm ở vùng chưa có dịch.
-Không thả rông gia cầm.
-Không mua gia cầm hoặc tiêu thụ sản phẩm không rõ nguồn gốc.
-Tiêm phòng vắc xin theo quy định.
-Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tiêu huỷ gia cầm trong vùng có dịch cúm gà.
- GV đọc tài liệu. 
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Khi gia cầm có hiện tượng mắc dịch ta phải làm gì ?
 - Tiêu huỷ. 
- Nêu các phương pháp tiêu huỷ gia cầm? 
- Chôn gia cầm.
- Đốt gia cầm.
Hoạt động 3 :Các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch A(H5N1)lây sang người 
- Học sinh thảo luận nhóm 4.
- Có mấy biện pháp phòng chống bệnh dịch ?
- Có 4 biện pháp. 
- Nêu các biện pháp phòng chống dịch ?
Hoạt động 4 : Phóng tránh dịch bệnh tiêu chảy cấp.
- Giáo viê triển khai công văn số 75/ CV - PGD 31/3/2008 của PGD TU vv tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về dịch tiêu chảy cấp. 
- Giáo viên giảng.
1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
2. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
3. Tăng cường sức khoẻ và khả năng phòng bệnh.
4. Khi có biểu hiện : sốt cao, ho,đau ngực cần phải đến cơ quan y tế để khám và chữa bệnh. 
- Học sinh chú ý lắng nghe.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 : Tập đọc
Ôn bài: Bóp nát quả cam
I/ Mục tiêu.
- Học sinh đọc diễn cảm bài ''Bóp nát quả cam ''.
- Đọc đúng các tiếng ,từ khó phát âm, biết ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- Giáo dục học sinh ý thức học.
II/ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra đầu giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
2/ Bài ôn.
a. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Đọc từng câu.
 GV ghi lên bảng những từ hs đọc sai cho phát âm lại cho đúng.
- Đọc đoạn trước lớp.
 GV giảng cho học sinh nghe một số từ khó hiểu.
- Đọc đoạn trong nhóm.
 GV quan sát uốn nắn 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh yếu đọc. 
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
- Đọc diễn cảm toàn bài .
3/ Củng cố - dặn dò. 
? Em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe. 
- Học sinh đọc tiếp sức câu.
 Luyện phát âm.
- Học sinh đọc tiếp sức đoạn.
- Học sinh đọc nhóm 2.
- Học sinh yếu đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
* HS yếu đọc đúng được một đoạn. 
- Học sinh thi đọc. 
- Nhóm khác nhận xét cho điểm
- 2- 3 học sinh đọc diễn cảm toàn bài. 
- Học sinh nêu.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về đọc, viết, đếm, so sánh các số có 3 chữ số.
- Biết vận dụng vào làm tính giải toán.
- Giáo dục học sinh ý thức học.
II/ Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Họt động của trò
1/ Kiểm tra đầu giờ.
2/ Bài mới.
- Giới thiệu bài.
- Hướng dẫn học làm bài tập
Bài 1: Viết các số.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 ... chỉ nghề nghiệp khác mà em biết ?
- Giáo viên nhận xét công nhận nhóm thắng cuộc.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4ghi vào bảng phụ.
- Các nhóm dán kết quả của nhóm mình.
- Thợ may, thợ khoá, thợ nề.
Bộ đội, Giáo viên, phi công, kỹ sư,...
- Nhóm khác nhận xét.
Bài tập 3: (miệng)
- Hướng dẫn học sinh thực hiện .
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc theo cặp, nêu:
Anh hùng, cần cù, thông minh, đoàn kết, gan dạ, anh dũng.
Bài tập 4: Đặt câu với từ tìm được.
- Giáo viên nhận xét khen ngợi.
- 2 học sinh làm bài vào phiếu 
- Học sinh đọc bài trước lớp.
C. Củng cố - dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà .
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều
(Nghỉ tham gia thi đồ dùng)
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2012
(Nghỉ đ/c Huê dạy thay)
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tiết 1: Toán
Tiết 165 : ôn tập phép nhân và phép cộng
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết tìm số bị chia, tích.
- Biết giảI bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết BL BT 1a.
- HT: nhóm.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS thực hiện: 65 + 29
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1: Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nhẩm nêu kết quả.
- GV nhận xét kết quả.
Bài 2: Tính.
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính giá trị của phép tính có 2 phép tính.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- HD cách tóm tắt + giải.
Tóm tắt:
1 hàng: 3 học sinh
 8 hàng:  học sinh?
- GV nhận xét, chốt lời giải.
Bài 5: Tìm x
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm số bị chia, thừa số.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Giao BTVN.
- HS làm BC + BL.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nhẩm tiếp sức nêu kết quả.
2 x 8 = 16 12 : 2 = 6 2 x 9 = 18
3 x 9 = 27 12 : 3 = 4 5 x 7 = 35
4 x 5 = 20 12 : 4 = 3 5 x 8 = 40
5 x 6 = 30 15 : 5 = 3 3 x 6 = 18
- HS đọc ĐT lại PT.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu lại quy tắc.
- HS làm BC + BL.
4 x 6 + 16 = 24 + 16
 = 40
20 : 4 x 6 = 5 x 6
 = 30
- HS đọc và phân tích bài toán.
- HS làm BL + vở’
Bài giải
Lớp 2A có số học sinh là:
3 x 8 = 24 (học sinh)
 Đáp số: 24 học sinh
- HS nêu cầu bài.
- HS nêu lại quy tắc 
- HS làm BC + BL.
x : 3 = 5 5 x x = 35
 x = 5 x 3 x = 35 : 5
 x = 15 x = 7
- HS lắng nghe.
.
Tiết 2: Chính tả (Nghe viết)
Tiết 66: Lượm
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể 4 chữ.
- Làm được BT2 a/b.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, bút dạ.
- DK: Cá nhân, cả lớp.
III. Xác định ND,PP dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên đọc.
- Giáo viên chữa bài nhận xét.
- 2 học sinh viết bảng lớp: lao xao, làm sao.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét.
- 2 học sinh đọc lại bài.
- Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ.
- 4 chữ.
- Nên bắt đầu viết các dòng từ ô nào vào trong vở ?
- Nên viết từ ô thứ ba hoặc ô thứ hai tính từ lề trang vở.
- Luyện viết đúng.
- Học sinh viết bảng con.
 loắt choắt, nghênh nghênh, hiểm nghèo, nhấp nhô, ...
- Giáo viên đọc.
- Giáo viên quan sát uốn nắn.
 - Học sinh viết bài.
- Viết xong soát lỗi.
c, Chấm chữa bài:
- Giáo viên chấm 4 bài .
- bài nhận xét 
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2: Điền vào chỗ chấm s hay x ? 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài.
a. hoa sen, xen kẽ
 ngày xưa, say sưa
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 : Tập làm văn
Tiết 33: Đáp lời an ủi - Kể chuyện được chứng kiến
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đáp lại lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2)
- Viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em(BT3) 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập 1 sgk.
III. Xác định ND,PP dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1.
- HS chuẩn bị.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên quan sát uốn nắn.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ.
- Học sinh thực hiện nhóm 2.
- 3, 4 cặp học sinh thực hành.
- Nhóm khác bổ sung.
Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu và tình huống trong bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Khen ngợi những học sinh thực hiện tốt 
- Cả lớp đọc thầm.
- Từng cặp học sinh đối thoại trước lớp
a. Dạ, em cảm ơn cô.
- Em nhất định sẽ cố gắng
b. Cảm ơn bạn.
- Mình hy vọng nó sẽ trở về.
c. Cháu cảm ơn bà.
Bài tập 3 :
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Nhận xét cho điểm.
- Học sinh làm bài cá nhân. 
- Học sinh đọc bài viết của mình.
- Mấy hôm nay, mẹ sốt cao. Bố đi mời bác sĩ đến nhà khám bệnh cho mẹ. Còn em thì rót nước cho mẹ uống thuốc. Nhờ sợ chăm sóc của cả nhà hôm nay mẹ đã đỡ.
- Học sinh nhận xét - lần lượt đọc bài của mình.
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
- HS lắng nghe.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Thủ công
Tiết 33 : Ôn tập thực hành
 thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy thủ công, kéo.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra đầu giờ .
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới.
- Hệ thống kiến thức đã học.
- Kể tên những chương thủ công đã học trong chương trình thủ công lớp 2. 
Chương 1 : Kĩ thuật gấp hình 
Chương 2 :cắt , gấp , dán hình 
Chương 3 :Làm đồ chơi 
- Thực hành:
- Trong chương 3 (làm đồ chơi ) em đã được học những bài làm đồ chơi nào ?
- Học sinh nêu:
- Làm đồng hồ đeo tay 
- Làm vòng đeo tay 
- Làm con bướm.
- Em thích làm sản phẩm nào nhất ?
- Học sinh nêu.
*Thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích. 
- Học sinh thực hành làm đồ chơi mà mình thích.
- GV quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. 
* Trưng bày sản phẩm:
- Học sinh trưng bày sẩn phẩm.
- GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm của bạn. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà. 
- HS chú ý.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động cuối tuần
Sinh hoạt lớp Tuần 33
I/. Muc tiêu:
	 - HS biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần.
 - Đề ra phương hướng tuần sau.
* Sinh hoạt sao: 
 - Ôn các bài hát của đội.
II/. Thời gian, địa điểm: 
 - Vào 10 giờ 40 phút ngày 20 tháng 4 năm 2012 - Tại lớp 2 a
III/. Đối tượng:
 - HS lớp 2 a . Số lượng : 19 HS 
Vắng: ..........................................................................................................................
IV/. Chuẩn bị:
*Phương tiện: - Sổ theo dõi của lớp. 
 - Bài hát chuẩn bị cho hoạt động đầu tuần.
* Hình thức: - Tổ, cả lớp.
V. Nội dung:
- Ban cán sự lớp nhận xét những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần vừa qua
- GV tổng kết tuần 33 và kết quả học tập trong tuần, đề ra phương hướng tuần 34.
VI.Tiến hành hoạt động:
1, ổn định tổ chức - hát đầu giờ.
 	 - Sinh hoạt theo tổ. 
 	 - Lớp trưởng nhận xét chung.
	 - GV chủ nhiệm nhận xét. 
 	 + Các em có ý thức làm bài, học bài: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Đi học đều, đúng giờ:......................................................................................
 	 + Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài :.......................................................
 	 + Thể dục nhanh nhẹn - vệ sinh sạch sẽ :............................................................
 2, Tồn tại :
 - .........................................................................................................................
3, Thực hiện chủ điểm: Hòa bình và hữu nghị.
 - Ôn Bài hát chuẩn bị cho hoạt động đầu tuần: Bắc kim thang.
4, Phương hướng tuần 34:
 	 - Thực hiện tốt các nề nếp theo quy định của lớp, trường. 
 	 - Thi đua học tập tốt,chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 	 - Tích cực luyện viết chữ đẹp. 
 	 - Tham gia thực hiện tốt các chuyên hiệu do đội tổ chức.
	- Chăm sóc cây trồng.
 VII.Tổng kết - dặn dò
 - Chuẩn bị bài cho tuần học mới.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33.doc