Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 15 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 15 - Năm học: 2011-2012

Toán

Tiết 71: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ

 I. Mục tiêu

- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số

- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.

- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2

 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

docx 37 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 15 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Toán
Tiết 71: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
 I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Khởi động 
B. Bài cũ
- Đặt tính rồi tính:
35 – 8 ; 57 – 9 ; 63 – 5 ; 72 – 34 
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Bài mới 
1. Giới thiệu: 
- Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học cách thực hiện các phép trừ có dạng 100 trừ đi một số.
2. GV HD HS tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 -36 và 100 - 5.
* Phép trừ: 100 - 36 
- Nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
- Viết lên bảng 100 – 36.
- Hỏi cả lớp xem có HS nào thực hiện được phép tính trừ này không. Nếu có thì GV cho HS lên thực hiện và yêu cầu HS đó nêu rõ cách đặt tính, thực hiện phép tính của mình. Nếu không thì GV hướng dẫn cho HS.
- Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu?
- Gọi HS khác nhắc lại cách thực hiện
 * Phép trừ 100 – 5
- Tiến hành tương tự như trên.
- Lưu ý: Số 0 trong kết quả các phép trừ 064, 095 chỉ 0 trăm, có thể không ghi vào kết quả và nếu bớt đi, kết quả không thay đổi giá trị.
 3. Luyện tập – thực hành
Bài 1:
- HS tự làm bài. Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện các phép tính: 100 – 4; 100 – 69.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng:
 Mẫu: 100 – 20 =?
 10 chục – 2 chục = 8 chục
 100 – 20 = 80
- Yêu cầu HS đọc phép tính mẫu.
- 100 là bao nhiêu chục?
- 20 là mấy chục?
- 10 chục trừ 2 chục con mấy chục?
- Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu?
- Tương tự như vậy hãy làm hết bài tập.
- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm của từng phép tính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 HS khá, giỏi có thể làm thêm
4 . Củng cố – Dặn dò 
- Gọi HS nêu kết quả bài tập 3 – nhận xét sửa chữa.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tìm số trừ.
- 2 HS thực hành. Bạn nhận xét.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép trừ 100 – 36.
 -10036
 064
-0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4, nhớ 1.
-3 thêm 1 bằng 4, 0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4 bằng 6, viết 6, nhớ 1
-1 trừ 1 bằng 0, viết không
- Vậy 100 trừ 36 bằng 64.
- HS nêu cách thực hiện.
-1005 * 0 không trừ được 5, lấy 10
 095 trừ 5 bằng 5, viết 5, nhớ 1.
 * 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ
 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1
 * 1 trừ 1 bằng 0, viết 0
- HS lặp lại.
- HS tự làm bài.
- HS nêu.
- HS nêu: Tính theo mẫu.
- HS đọc: 100 - 20
- Là 10 chục.
- Là 2 chục.
- Con 8 chục.
- 100 trừ 20 bằng 80.
- HS làm bài. Nhận xét bài bạn trên bảng, tự kiểm tra bài của mình.
- 2 HS lần lượt trả lời.
100 – 70 = 30; 100 – 60 = 40, 100 – 10 = 90
- Nêu cách nhẩm. Chẳng hạn: 10 chục trừ 7 chục bằng 3 chục, vậy 100 trừ 70 bằng 30.
- HS tự làm bài và nêu kết quả
- HS nêu
Tiết 2 Thể dục
BÀI 29 : TRÒ CHƠI: “VÒNG TRÒN” 
I.Mục tiêu:
Tiếp tục học trò chơi: “vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi theo vần điệu ở mức ban đầu.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Còi.
Học sinh: Trang phục gọn gàng.
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: 
Chạy một vòng quanh sân tập, ôn bài TDPTC.
Xoay các khớp, vỗ tay và hát.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS lên thực hiện 
Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trò chơi: “Vòng tròn” 
b) Các hoạt động: 
Thời gian
( phút )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10 - 12 phút
8 - 10 phút
*HĐ1: Trò chơi: “Vòng tròn”.
* Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu
*Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
ĐH: 
* HĐ2: Baøi TDPTC
* Mục tiêu: thực hiện được động tác tương đối chính xác.
* Cách tiến hành: Giáo viên nêu, nhắc lại cách thực hiện và điiều khiển lớp tập. Lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát sửa sai.
ĐH: q €
 € € € € € Type equation here.
 € € € € €
- HS tập hợp thành vòng tròn.
- Thực hiện theo GV, CS.
- 2 hàng dọc.
- Thực hiện theo GV, CS.
 4. Củng cố:
 - Thả lỏng.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài.
IV. Hoạt động tiếp nối: 
Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: Ôn 8 động tác của bài TDPC.
Rút kinh nghiệm.
Nội dung buổi học sau: Bài TDPTC - Trò chơi: “Vòng tròn”.
Tiết 3,4 Tập đọc
Bài: HAI ANH EM
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc ro9x lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-KNS: Biết xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân.
 * GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
 II. Chuẩn bị
- GV: Tranh.Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Tiết 1
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Khởi động 
B. Bài cũ
 - Kiểm tra 2 HS : HS1 đọc mẩu nhắn tin trong bài tập đọc trước ; HS2 đọc mẩu tin em đã viết.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
C. Bài mới 
 1. Giới thiệu: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK hỏi : Tranh vẽ cảnh gì?
- Tuần trước chúng ta đã học và đọc thêm những bài tập đọc nào nói về tình cảm giữa người thân trong gia đình.
- Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình cảm trong gia đình đó là tình anh em.
2. Luyện đọc: 
- GV đọc toàn bài, giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ: công bằng; ngạc nhiên; xúc động; ôm chầm lấy nhau.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 a) Đọc từng câu:
 - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. Theo dõi chỉnh sửa.
 - Hướng dẫn HS đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn.
 b) Đọc từng đoạn trước lớp:
 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - chỉnh sửa cho HS nếu sai.
 - Hướng dẫn HS đọc câu dài trên bảng..
- Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu, và những từ HS chưa hiểu.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Chia nhóm và yêu cầu đọc theo nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá
 Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc và mỗi HS trả lời 1 câu hỏi:
-Ngày mùa đến hai anh em chia lúa như thế nào?
- Họ để lúa ở đâu?
- Người em có suy nghĩ như thế nào?
- Nghĩ vậy người em đã làm gì?
- Tình cảm của người em đối với anh ntn?
- Người anh vất vả hơn em ở điểm nào?
- Người anh bàn với vợ điều gì?
- Người anh đã làm gì sau đó?
- Điều kì lạ gì đã xảy ra?
- Theo người anh, người em vất vả hơn mình ở điểm nào?
- Người anh cho thế nào là công bằng?
- Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau.
- Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào?
* GDBVMT : Anh em cùng 1 nhà nên yêu thương, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS thi đọc lại truyện – nhận xét, đánh giá – tuyên dương HS đọc tốt.
 5. Củng cố – Dặn dò 
- Gọi 2 HS đọc bài.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Dặn HS về nhà đọc lại bài.
- Chuẩn bị: Bé Hoa.
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu- lớp nghe nhận xét
- Mở SGK trang 119 quan sát – trả lời : Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa.
- Câu chuyện bó đũa. Tiếng võng kêu.
- HS nghe
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc từng câu cho đến hết bài.
- Luyện đọc các từ khó phát âm, dễ lẫn trên bảng
- HS đọc từng đoạn theo yêu cầu
- HS luyện đọc các câu theo hướng dẫn.
	Ngày mùa đến,/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành 2 đống bằng nhau,/ để cả ở ngoài đồng.// 
	Nếu phần lúa của mình/ cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.//
	Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
- HS đọc phần chú giải cuối bài
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc
- Chia lúa thành 2 đống bằng nhau.
- Để lúa ở ngoài đồng.
- Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng.
- Ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
- Rất yêu thương, nhường nhịn anh.
- Còn phải nuôi vợ con.
- Em ta sống 1 mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng.
- Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
- 2 đống lúa ấy vẫn bằng nhau.
- Phải sống 1 mình.
- Chia cho em phần nhiều.
- Xúc động, ôm chầm lấy nhau.
- Hai anh em rất yêu thương nhau./ Hai anh em luôn lo lắng cho nhau./ Tình cảm của hai anh em thật cảm động.
- HS thi đọc theo hướng dẫn – nghe nhận xét 
- HS đọc
- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 Đạo đức
Bài: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (T2)
 I. Mục tiêu 
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 * HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- KNS : Đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 * Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm môi trường thêm sạch, đẹp, góp pần BVMT. 
II. Chuẩn bị 
 - Các tình huống , phiếu
 III. Các hoạt động dạy học	
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài mới
1. Giớii thiệu bài
2. Phát triển các hoạt động
 Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
 Mục tiêu : Giúp HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.
 Cách tiến hành : 
 1. GV giao cho mỗi nhóm thực hiện việc đóng vai xử lí một tình hống:
 Tình huống 1: Mai và An cùng làm trực nhật. Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện. An sẽ
 Tình huống 2 : Nam rủ Hà : “Mình cùng vẽ hình Đô- rê mon lên tường đi !” Hà sẽ
 Tình huống 3 : Thứ bảy nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố lại hứa cho Long đi chơi công viên. Long sẽ
 2. GV mời các nhóm lên trình bày phần đóng vai của nhóm mình.
 3. GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
 - Em thích nhân vật nào nhất? Tại sao ?
 4. GV mời một số HS lên trả lời.
 5. GV kết luận : 
 Tình huống 1 : An cần nhắc Mai đổ rác đúng nơi qui định.
 Tình huống 2: Hà cần khuyên bạn không nên vẽ lên  ... ường của em.
 - HS khá, giỏi nói được ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường
II. Chuẩn bị
 - GV: Các hình vẽ trong SGK. Liên hệ thực tế ngôi trường HS đang học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Khởi động 
B. Bài cũ
- Hãy nêu những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình?
- Nêu những nguyên nhân thường bị ngộ độc?
- GV nhận xét.
C. Bài mới 
 1. Giới thiệu: 
- GV hỏi: các em học ở trường nào?
- GV nói: hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trương học của mình
2. Phát triển các hoạt động 
 Hoạt động 1: Tham quan trường học.
 Mục tiêu : Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình.
 Cách tiến hành
 Bước 1:
 - GV tổ chức cho HS đi tham quan trường học để khai thác các nội dung sau:
 - GV tập trung HS trước cổng trường - yêu cầu HS nêu tên trường và ý nghĩa( nếu có):
- Trường của chúng ta có tên là gì?
- Nêu địa chỉ của nhà trường.
* Các lớp học:
 - GV cho HS đứng ở sân trường quan sát các lớp học và phân biệt được từng khối lớp :
+ Trường ta có bao nhiêu lớp học? Kể ra có mấy khối? Mỗi khối có mấy lớp?
 - Vị trí các lớp học của khối 2?
- Các phòng khác.
- Sân trường và vườn trường:
- Nêu cảnh quan của trường.
 Bước 2 : Cho HS vào lớp 
- GV tổ chức tổng kết buổi tham quan giúp HS nhớ lại cảnh quan của trường.
 Bước 3 : 
- GV yêu cầu HS nói với nhau theo cặp về cảnh quan của trường mình.
 GV gọi 1-2 HS nói trước lớp về cảnh quan của trường mình.
 Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện,  và các lớp học.
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 Mục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế,
 Cách tiến hành:
 Bước 1 : Làm việc theo cặp
- HD HS quan sát các hình 3, 4, 5, 6 trong SGK và trả lời với bạn các câu hỏi sau:
 + Ngoài các phòng học , trường của bạn còn có những phòng nào ?
 + Nói về những hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống và phòng y tế trong các hình.
 + Bạn thích phòng nào ? Tại sao ?
 Bước 2 : Làm vbiệc cả lớp
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
Kết luận: Ở trường, HS học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết, 
 Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.
 Mục tiêu : Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Gọi 1 số HS tự nguyện tham gia trò chơi.
GV phân vai và cho HS nhập vai.
- 1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu về trường học của mình.
- Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện.
 - Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế.
- Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng truyền thống.
 Bước 2 :Làm việc cả lớp
 - Cho HS diễn trước lớp
 - Nhận xét – tuyên dương
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Tuyên dương những HS tích cực (hát bài Em yêu trường em) nhạc và lời của Hoàng Vân.
- Chuẩn bị: Các thành viên trong nhà trường.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- HS nói tên trường học của mình.
- HS tập trung trước cổng trường
- Đọc tên: Trường TH1 xã Hàng Vịnh
- Địa chỉ: Khu vực 2, ấp 1, xã Hàng Vịnh.
- HS đứng ở sân quan sát
- HS nêu
- Nêu vị trí.
- Tham quan phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng để đồ dùng dạy học, 
- Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét chúng rộng hay hẹp, trồng cây gì, có những gì, 
- HS nói về cảnh quan của nhà trường.
- HS vào lớp
- HS nói theo cặp
- HS nói
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS tự liên hệ và nói trước lớp
- HS trả lời.
- Vài HS nêu trước lớp
- HS lắng nghe
- 1 HS đóng làm thư viện
- 1 HS đóng làm phòng y tế
- 1 HS đóng làm phòng truyền thống
- 1 số HS đóng vai là khách tham quan nhà trường: Hỏi 1 số câu hỏi.
- HS diễn trước lớp – lớp QS nhận xét
- HS nghe - hát
Tập làm văn
Bài: CHIA VUI. KỂ VỀ ANH CHỊ EM
I. Mục tiêu
 - Biết nói lời chia vui ( chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp (BT1 , BT2).
 - Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em (BT3).
 * GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình, biết thể hiện sự cảm thông.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Khởi động 
B. Bài cũ
- Gọi HS đọc bài tập 2 của mình.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
C. Bài mới 
1. Giới thiệu: 
- Khi ai đó gặp chuyện buồn, chúng ta phải làm gì?
- Vậy khi người khác hạnh phúc, chúng ta sẽ nói gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
2. Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1 và 2
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, hỏi bức tranh vẽ cảnh gì?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chị Liên có niềm vui gì?
- Nam chúc mừng chị Liên ntn?
- Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm – Hướng dẫn thêm cho HS chậm, yếu.
- Gọi HS đọc bài viết của mình
- Nhận xét, sửa chữa lời văn cho HS, chấm điểm từng HS.
 * GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Dặn HS về nhà hoàn thành nốt bài tập. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đến 5 HS đọc. Bạn nhận xét.
- Nói lời chia buồn hay an ủi.
- Bé trai ôm hoa tặng chị.
- Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam.
- Đạt giải nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh.
- Tặng hoa và nói: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất.
- 3 đến 5 HS nhắc lại.
- HS nói lời của mình.
- Em xin chúc mừng chị./ Chúc chị học giỏi hơn nữa./ Mong chị đạt thành tích cao hơn./ Em rất khâm phục chị./
- Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em.
- HS tự làm bài vào vở.
- Em rất yêu bé Nam năm nay hai tuổi. Môi bé Nam đỏ hồng, da trắng. Nam luôn tươi cười ngộ nghĩnh./ Anh trai em tên là Minh. Anh Minh cao và gầy. Năm nay anh học lớp 4 Trường Tiểu học 1 xã Hàng Vịnh . Anh Nam học rất giỏi.
Mĩ Thuật
Bài : 15 : VẼ THEO MẪU 
VẼ CÁI CỐC
I.Mục tiêu:
-Hs biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các loại cốc.	
-Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc.
-Biết gìn giữ cái cốc.
II.Chuẩn bị:
 	1: Giáo viên:
- Giáo án , SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh về các loại cốc có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
 	2. Học sinh:
	- SGK , vở thực hành, bút chì , màu vẽ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức.
 - Kiểm tra đồ dùng học tập.
2.Bài cũ
 - Kiểm tra vở bài tập.
3.Bài mới
 ® Giới thiệu bài:
Hôm nay các em tìm hiểu bài”vẽ cái cốc”
- Hs đặt đồ dùng học tập trên bàn.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
- Gv giới thiệu mẫu (hình ảnh hoặc vật thật) và gợi ý để hs nhận biết.
+ Cái cốc gồm có các bộ phận nào?
+ Cái cốc làm bằng chất liệu gì?
+ Cái cốc có nét gì?
+ Cái cốc thường được trang trí ở đâu ?
+ Thường sử dụng hoạ tiết gì để trang trí?
+ Về hình dáng các cái cốc này có giống nhau không?
 + Chiều rộng cốc như thế nào so chiều cốc?
+ Miệng cốc có hình gì,..?
± Tóm lại: Cái cốc có nhiều loại, loại miệng và đáy bằng nhau, loại miệng lớn hơn dáy, có loại có đế có loại không có đế, có loại có tay cầm, có loại không có tay cầm .
- Quan sát.
+ Cái cốc gồm có miệng, thân, vai đáy.
+ Làm bằng nhựa, thuỷ tinh.
+ Cốc có nét thẳng và nét cong.
+ Ở gần trên miệng cốc, ở giữa hoặc ở dưới đáy.
+ Hoa lá , chim , muông
+ Về hình dáng các cái cốc này không giống nhau.
- Trả lời
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Cách vẽ.
- Gv đặt mẫu và vẽ phác trên bảng để hướng dẫn hs cách vẽ.
+ Nêu các bước vẽ mẫu cái cốc?
- Quan sát trên bảng.
+ Quan sát mẫu trước.
+ Vẽ cái cốc vừa với phần giấy quy định.
+ Vẽ khung hình chữ nhật và kẻ trục giữa cho đối xứng ( vẽ bao quát)
- Tìm tỉ lệ và vẽ phác hình bằng các nét thẳng mờ
+ Vẽ phác chi tiết, miệng, thân,...
+ Trang trí và tô màu.
+ Trang trí ở miệng, thân, gần đáy.
+ Trang trí tự do bằng hoa, lá,.
- Quan sát.
- Cho hs xem bài vẽ của hs năm trước.
Hoạt động 3 : Thực hành .
- Gv cho hs vẽ theo nhóm, gv đặt mẫu.
- Gv quan sát và gợi ý thêm cho hs.
+ Vẽ phác hình bao quát trước (vẽ bằng nét thẳng)
+ Vẽ các chi tiết sau.
+ Lưu ý về các tỉ lệ của chúng.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- Gv cùng hs chọn ra một số bài để nhận xét về : hình dáng, cách trang trí, màu sắc.
-Yêu cầu tìm bài đẹp, xếp loại bài
- Nhận xét chung, xếp loại
 Gv tuyên dương những em có bài vẽ đẹp.
4/ Củng cố :
- Gọi hs nhắc lại cách vẽ.
- Cho Hs nhận xét.	
- Nhận xét, tuyên dương.
 5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Xem bài mới.
- Quan sát các con vật quen thuộc ở nhà trước
- Làm bài.
- Nhân xét.
- Tìm bài đẹp, xếp loại bài
- Theo dõi
- Trả lời
- Nhân xét.
- Theo dõi.
- Theo dõi, ghi nhớ.
Tiết 5 SINH HOẠT LỚP
Nội dung
- Đánh giá tuần 15
- Kế hoạch tuần 16
Cụ thể
1. Đánh giá ưu – khuyết điểm trong tuần 15
a) Thực hiện nề nếp – vệ sinh
- Thực hiện tương đối tốt việc xếp hàng vào lớp và ra về.
- Đồng phục khi tới trường.
- Có thực hiện hát đầu và giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân tương đối sạch
- Duy trì tốt việc rửa tay trước khi vào lớp.
* Tồn tại:
- Còn 1 số em hay nói chuyện trong giờ học
b) Thực hiện việc học tập
- Có ý thức trong học tập, trong giờ hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Sách vở và đồ dùng đầy đủ.
- Có sự chuẩn bị bài khi đến trường.
- Có tiến bộ nhiếu trong học tập .
- Chữ viết đệp và rõ ràng hơn.
- Việc đọc bài của các em cũng có tiến bộ nhiều.
* Tồn tại 
- Việc tự học của các em chưa thường xuyên. 
- Đọc chưa nhanh, chưa có tiến bộ.
3. Kế hoạch tuần 16
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Tiếp tục ổn định các nề nếp đã đạt được.
- Thực hiện tốt nội quy nhà trường.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở khi đến lớp.
- Khắc phục những khuyết điểm của tuần 15.
- Thực hiện tốt ATGT đường bộ và đường thuỷ.
- Tham gia các hoạt động của Đội.
- Đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Học phụ đạo đầy đủ.
4. Ý kiến của HS 
Ngày. tháng .năm 2011 
Hiệu trưởng
Duyệt 
Ngày. tháng .năm 2011
Tổ trưởng 
Kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_15_nam_hoc_2011.docx