Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 34 năm học 2009

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 34 năm học 2009

TUẦN 34: Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009

Tập đọc

NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu nghĩa các từ: ế hàng, hết nhẵn. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

- Đọc đúng: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, suýt khóc.Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.

- Có tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

II. Đồ dùng: - Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ viết câu khó đọc.

III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 34 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34: Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009
Tập đọc
Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu nghĩa các từ: ế hàng, hết nhẵn. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.
- Đọc đúng: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, suýt khóc...Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.
- Có tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ viết câu khó đọc.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc và trả lời câu hỏi bài “Lượm".
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài mới: Dùng trực quan.
 b) HD luyện đọc:
- Đọc mẫu, tóm tắt nội dung.
- HD HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Luyện đọc từ khó: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, suýt khóc...
Kết hợp giảng từ.
- HD HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc câu khó: (BP)
. Tôi ... khóc/ ... tỏ ra... bình tĩnh.// Bác đừng về.// Bác... chơi/bán... cháu.// (giọng cầu khẩn). 
. Nhưng độ này ... nữa (giọng buồn). 
. Cháu mua/ ... cùng mua.// (giọng sôi nổi).
- Giảng từ khó: ế hàng, hết nhẵn.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Đọc cả bài
c) HD tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK và trả lời.
- Câu hỏi bổ sung:
. Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
. Thái độ của bác Nhân ra sao?
. Hành động của bạn đó cho em thấy bạn là người như thế nào?
. Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
d) Luyện đọc lại: 
- Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai toàn bài.
? Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Lưu ý: Đọc thể hiện được giọng đọc.
đ) Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, em học tập được điều gì?
- HD HS liên hệ -> ý nghĩa giáo dục qua câu chuyện. 
- GV NX, đánh giá giờ học. Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2 HS lên bảng.
Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
HS nghe, quan sát tranh minh hoạ bài đọc. 
Theo dõi, đọc thầm theo.
Đọc CN -> từ khó đọc.
Đọc CN: HS yếu đọc.
Lưu ý cách phát âm.
Đọc CN -> câu khó đọc.
Đọc CN, ĐT: Lưu ý cách ngắt nghỉ.
Tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
Tiếp nối vòng tròn.
Thi đọc giữa các nhóm: CN, ĐT.
Lớp đọc đồng thanh. 
2, 3 HS Y, TB.
1, 2 HS K, G.
1, 2 HS K, G.
Các nhóm luyện đọc trong nhóm.
Đại diện các nhóm thi đọc. Lớp theo dõi, nhận xét. Bình chọn bạn diễn xuất tốt nhất.
1, 2 HS K, G
Nghe, ghi nhớ.
Toán
Ôn tập về phép nhân, phép chia (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, thứ tự thực hiện dãy tính có phép nhân và phép chia, 1/4 của một số, giải bài toán bằng một phép tính chia, vai trò số 0 trong phép cộng, trừ, nhân và phép chia.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.
- Tự giác, tích cực luyện tập.
II. Đồ dùng: Bảng phụ chép bài tập 3, 4.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1/ Kiểm tra: Nêu các phép tính bất kỳ trong các bảng nhân, chia đã học.
2/ Hướng dẫn ôn tập:
* Bài 1: Tính nhẩm.
- Gọi H. nêu y/c của bài.
- Khi biết 4 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao?
- Củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
* Bài 2: Tính.
- Phân tích yêu cầu.
- MR: Nếu trong dãy tính có phép cộng hoặc trừ đứng trước, phép nhân hoặc chia đứng sau thì thực hiện như thế nào?
- Củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy.
*Bài 3: Giải toán.
- Hướng dẫn phân tích đề.
- Hướng dẫn phân tích tìm hướng giải.
- Củng cố về giải toán có phép chia.
*Bài 5: Số?
- Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- Hỏi: Mấy cộng với 4 thì bằng 4? Vậy điền số mấy vào ô trống thứ nhất?
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả như thế nào? Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số thì kết quả như thế nào?
- Củng cố vai trò của số 0 trong phép cộng, trừ, nhân, chia.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Nối tiếp nhau kiểu truyền tin.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
Thi đua nêu miệng kết quả.
Lớp nhận xét, chữa bài.
1, 2 HS TB, K. Nhắc lại kết luận về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
3 HS TB lên bảng. Lớp làm bảng con. Nhận xét, chữa bài: Nêu rõ thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy - HS Y, TB. 
1, 2 HS K, G.
1, 2 HS Y, TB đọc lại đề toán.
Phân tích đề toán, xác định dạng toán theo nhóm đôi.
1 HS TB lên bảng giải bài toán.
Lớp làm bài vào vở.
Chữa bài, nhận xét.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
Thi đua nêu miệng kết quả.
Giải thích lý do.
Nhắc lại vai trò của số 0 trong phép cộng, trừ, nhân, chia.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
thi đọc thơ về bác hồ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được mục tiêu, ý nghĩa giờ học. Hiểu nội dung, ý nghĩa những bài thơ ca ngợi Bác Hồ.Thấy cái hay, cái đẹp trong những câu thơ, bài thơ về Bác Hồ.
- Sưu tầm, chọn những bài thơ hay có nội dung về Bác Hồ để biểu diễn. 
- Phát triển tư duy cảm thụ văn học. Thêm yêu quý, kính trọng và biết ơn Bác Hồ.
II. Nội dung:
1. Mở đầu: GV nêu mục đích, yêu cầu, nội dung giờ học.
 Phổ biến cách thức tiến hành giờ học.
2. Cơ bản:
+ Một số HS nêu tên các bài thơ có nội dung nói về Bác Hồ.
+ Tổ chức cho HS thi đua đọc thơ.
- Hình thức:
 . Đọc thuộc hoặc cầm giấy, sách.
 . Có thể là vài câu hoặc cả bài.
 . Kết hợp nói về nội dung bài thơ đó.
- Nội dung: Các bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- Cách tiến hành: Từng HS đọc bài thơ đã chuẩn bị. Sau đó nêu nội dung bài thơ, cảm nhận của mình về bài thơ.
 Có thể đọc xong rồi nêu nội dung bài thơ hoặc HS 1 đọc, HS 2 nêu nội dung.
 Giáo viên tham gia cùng học sinh.
- Bình chọn những bạn có thơ sưu tầm hay hoặc đọc thơ hay.
3. Kết thúc:
- GV nhận xét, đánh giá giờ học: Tuyên dương, nhắc nhở.
- Khơi gợi khả năng cảm thụ văn học trong học sinh.
- Dặn HS về nhà sưu tầm thêm các bài thơ có nội dung ca ngợi Bác Hồ.
Đạo đức
phòng chống các dịch bệnh mùa hè
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa giờ học. Nắm được một số bệnh hay mắc vào mùa hè và cách phòng chống các dịch bệnh đó.
- Biết những dấu hiệu của một số bệnh đơn giản hay mắc vào mùa hè.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống, vui chơi để phòng tránh các bệnh đó.
III. Các hình thức tổ chức: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Nội dung:
1. Mở đầu: GV nêu mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung giờ học.
2. Cơ bản:
+ Hoạt động 1: Một số dịch bệnh hay mắc trong mùa hè:
- Nêu vấn đề: Mùa hè, thời tiết như thế nào?
 Con người hay mắc những bệnh gì vào mùa hè?
- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý kiến đúng, cung cấp kiến thức: Mùa hè, thời tiết nóng nực, oi bức, khó chịu. Con người hay mắc phải một số bệnh như: 
. Cảm, sốt, nhức đầu ... do thời tiết nắng nóng.
. Đau bụng, tiêu chảy ... do thức ăn không đảm bảo (có thể bị ôi thiu do thời tiết).
+ Hoạt động 2: Cách phòng tránh.
- Nêu vấn đề: Vậy, để phòng tránh những bệnh đó, em phải chú ý điều gì? - HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm nêu ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý kiến đúng, cung cấp kiến thức:
. Để phòng tránh các bệnh như cảm sốt, nhức đầu ... khi đi ngoài nắng cần đội mũ, nón tránh nắng. Hạn chế ra ngoài nắng. Thường xuyên đem theo áo mưa đề phòng mưa đột xuất. Giữ gìn về sinh thân thể, quần áo. Không tắm sông, không tắm giữa trưa, không tắm khi đang có mồ hôi,...
. Để phòng các bệnh về tiêu hoá, cần giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn quả xanh, uống nước lã, không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc, ....
? Trong trường hợp đã bị mắc bệnh đó thì cần phải làm gì?
- Liên hệ: Trong những ngày hè qua, em đã bị mắc phải bệnh gì chưa?
 Em đã làm gì để khỏi được bệnh đó?
- Cho HS liên hệ bản thân để rút ra ý nghĩa giáo dục.
3. Kết thúc: 
- GV chốt lại một số bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn dò HS thực hành nội dung bài học trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
Bồi dưỡng
 ôn toán: Ôn tập về phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố, ôn tập về nhân, chia trong các bảng 2, 3, 4, 5 đã học, vai trò của số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia. 
- Thuộc các bảng nhân, chia đã học. Tính toán nhanh, giải toán tốt.
- Tập phát hiện, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức. HS tự giác , tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài tập 3, 4.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Củng cố kiến thức:
- Thi đua dọc các bảng nhân, chia đã học?
- Nêu nhanh kết quả một số phép tính trong các bảng nhân, chia?
- Nhận xét chung.
2. Bài tập bổ sung:
+ Bài tập 1: Tìm x:
x x 4 = 32 5 x x = 15
x : 3 = 4 x : 5 = 20 - 15
- Củng cố về cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia.
+ Bài tập 2: Số?
122
6
3
6
 : ..... x ..... : .....
- Tổ chức cho HS thi đua điền nhanh giữa các nhóm.
- Nhận xét, chữa bài, chốt đáp án đúng.
- Củng cố về các phép tính nhân, chia trong các bảng.
+ Bài tập 3: Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm.
 3 x 4 : 2 ........ 3 x 5 : 3
 12 : 4 x 3 ....... 2 x 9 : 3
 8 : 4 : 2 ......... 1 x 1 x 2
- Củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy, cách so sánh số để điền dấu.
+ Bài tập 4: Giải toán:
Mỗi can đựng được 5 lít mắm. Hỏi 8 can như thế đựng được bao nhiêu lít mắm?
- Củng cố về cách giải toán có lời văn với phép tính nhân.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Nối tiếp nhau nêu cá nhân.
Nối tiếp nhau kiểu truyền tin.
Lớp nhận xét, đánh giá.
1 HS nêu y/c, cả lớp đọc thầm.
1 HS TB lên bảng. Cả lớp làm vào bảng con.
Nhận xét, chữa bài. Nêu rõ vai trò của x trong từng phép tính. Nhắc lại quy tắc tìm.
1 H. nêu y/c của bài
2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảngthi đua điền nhanh, điền đúng.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
1 HS Y nêu y/c của bài.
1 HS TB nêu các bước điền số vào chỗ chấm.
1 HS TB lên bảng.
Lớp làm bài vào bảng con.
1, 2 HS K, G giải thích rõ cách làm.
Lớp nhận xét, đánh giá.
1, 2 HS Y đọc lại đề  ... c đã học về xem giờ trên đồng hồ; đo độ dài; Giải toán có liên quan đến đơn vị đo là lít, đồng (tiền Việt Nam), hình tam giác, hình tứ giác.
- Rèn kĩ năng xem giờ, giải toán nhanh chính xác.
- Tập phát hiện, tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức. HS tự giác , tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ. Bảng phụ chép bài tập 2, 3, 4. 
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Củng cố kiến thức: 
- Tên các đơn vị đo độ dài, đo thời gian, đo dung tích. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam? Thế nào là điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tam giác, tứ giác?
- Nhận xét chung.
2. Bài tập bổ sung:
*Bài 1: Tổ chức cho H. chơi trò chơi “Đoán giờ”
- Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ cử 1 H. lên bảng thực hiện quay giờ cho tổ đọc.
- Nêu cách chơi: H. các tổ nhìn vào đồng hồ mà bạn trong tổ quay nối tiếp nhau nêu số giờ hiện trên mặt đồng hồ. Mỗi nhóm chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian là 3 phút. Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng là thắng cuộc.
*Bài 2: (Dành cho H. cả lớp)
- Y/C H. đọc đề bài.
- Y/C H. tự phân tích đề và giải bài toán.
+ Đề bài: Thùng to đựng được 20 lít dầu.Thùng bé đựng được ít hơn 7 lít dầu. Hỏi thùng bé đựng được bao nhiêu lít dầu?
* Bài 3: (dành cho H. cả lớp)
Thực hiện tương tự bài 2.
+ Đề bài: Bạn Hà mua vở hết 800 đồng, bút chì hết 200 đồng.Hỏi bạn Hà mua hết bao nhiêu đồng?
* Bài 4 (dành cho H. khá giỏi)
- Gọi 1 H. đọc đề.
- Y/C H. tự làm bài.
+Đề bài: Bảng sau đây cho biết thời gian Lan dành cho các công việc ngày thứ bảy.
Dựa vào bảng hãy điền số vào chỗ chấm
Công việc
Thời gian
Tự học
Từ 8 giờ - 10 giờ.
Giúp mẹ làm việc
Từ 15 giờ - 16 giờ
Xem ti- vi.
Từ 19 giờ- 20 giờ
a/ Lan đã tự học trong... giờ.
b/ Lan đã giúp mẹ trong ... giờ( hay ... phút).
c/ Lan xem ti vi trong ... giờ (hay ... phút).
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
Lớp nhận xét, đánh giá.
- Nhận tổ và cử người quay đồng hồ.
- Nghe phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Thực hiện chơi.
- Nhận xét tổ thắng cuộc.
- 1 HS Y đọc.
- Thực hiện phân tích theo nhóm đôi.
- 1 H. lên bảng tóm tắt và giải.
Lớp làm bài vào bảng con.
- Thực hiện làm bài vào vở, 1 H. lên bảng làm bài.
- H. báo cáo trước lớp kết quả đã làm.
Đáp án:
 a/ Lan đã tự học trong 2 giờ.
b/ Lan đã giúp mẹ trong 1 giờ (hay 60 phút).
c/ Lan xem ti vi trong 1 giờ 
(hay 60 phút).
Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2009
Tập làm văn
kể ngắn về người thân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách kể về người thân của mình dựa theo các câu hỏi gợi ý.
- Viết được 1 đoạn văn ngắn kể về người thân của mình.
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn người thân của mình.
II. Đồ dùng: Bài văn mẫu.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
+ Bài 1: (Làm miệng).
- Phân tích yêu cầu.
- Giới thiệu các câu hỏi.
- Lưu ý: Kể về 1 người (ông hoặc bà hoặc bố hoặc mẹ hoặc chú hoặc dì, ...).
- MR: Với HS K, G có thể nói thêm về tình cảm của mình đối với người đó.
- GV chốt cách kể về người thân.
+ Bài 2: (viết).
- Phân tích yêu cầu.
 - Lưu ý: Dựa vào 3 câu hỏi gợi ý để viết thành một đoạn văn liền mạch kể về người thân của mình.
- GV và lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn bạn viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Lắng nghe.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
1 HS TB đọc to các câu hỏi. 
Lớp đọc thầm.
2 HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
Lớp và GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa (nếu cần).
Thực hành hỏi đáp trong nhóm đôi:
HS 1 hỏi, HS 2 trả lời và ngược lại.
Nghe, ghi nhớ.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
Trả lời cho nhau nghe thành đoạn văn trong nhóm đôi.
1, 2 HS nói trước lớp.
GV và lớp nhận xét, đánh giá.
Làm bài vào vở.
Nhiều HS tiếp nối đọc bài của mình.
Tập viết
Ôn các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập cách viết chữ hoa A. M, N, Q, V kiểu 2.
- Viết đúng đẹp các chữ hoa, các cụm từ ứng dụng.
- Biết cách nối nét từ các chữ hoa sang các chữ đứng liền sau. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp. 
- HS có thói quen viết nắn nót, cẩn thận. 
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu, phấn màu, vở tập viết. 
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân.
IV. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ: Viết: M, Mắt.
2/ Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Y/C H. quan sát các chữ hoa và nêu lại quy trình viết các chữ hoa kiểu 2.
- Gọi H. nhận xét bổ sung.
- Gọi H. lên bảng viết và viết vào bảng con từng chữ. Chữa lỗi cho H..
c/ Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 
- Gọi H. đọc các cụm từ ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Em có nhận xét gì về các cụm từ ứng dụng?
- Giải thích thêm về các tên của Bác Hồ.
- Y/C H. so sánh chiều cao của chữ hoa với chữ thường.
- Y/C H. lên bảng viết, H. dưới lớp viết bảng con.
- Nhận xét sửa chữa cho H..
d/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Y/C HS mở vở viết bài theo vở mẫu.
- Theo dõi chỉnh sửa lỗi cho H.
- Thu bài chấm, nhận xét.
 3/ Củng cố: 
 - Nhắc lại cách viết các chữ hoa kiểu 2? 
 - Nhận xét giờ học. 
2 HS TB lên bảng. Lớp viết bảng con. Nhận xét, đánh giá.
Nghe.
HS quan sát, đọc,nhắc lại quy trình.
1, 2 HS Y, TB.
HS viết trên bảng con. 
1 HS lên bảng.
Cả lớp ĐT.
1, 2 HS K, G.
1, 2 HS TB, K.
Nghe
HS luyện viết trên bảng con 
1 HS TB lên bảng.
Nêu yêu cầu tập viết: 1 HS TB
HS viết bài vào vở. 
Toán
Ôn tập về hình học (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về biểu tượng đường gấp khúc, hình tam giác, tứ giác, cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vị hình tam giác, tứ giác.
- Có khái niệm chính xác về đường gấp khúc, hình tam giác, tứ giác, cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vị hình tam giác, tứ giác. Vận dụng thực hành thành thạo.
- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dựng dạy học: Bảng phụ chộp bài tập 3, 4. Các hình tam giác như BT 5.
III. Cỏc hỡnh thức tổ chức dạy học: Trong lớp, nhóm, cỏ nhõn.
IV. Cỏc hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra: Kể tên các hình đã học.
2/ Thực hành làm bài tập:
*Bài 1: Tính độ dài các đường gấp khúc.
- Phân tích yêu cầu. 
- Lưu ý: Phần b có 2 cách giải.
- MR: Khi nào thì bài toán có thể giải bằng 2 cách?
- Củng cố về cách tính độ dài đường gấp khúc.
 *Bài 2: Tính chu vi hình tam giác.
- Củng cố cách cách tính chu vi hình tam giác.
*Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2.
- Lưu ý 2 cách giải:
 5 + 5 + 5 = 15
 5 x 3 = 15
*Bài 4: 
- Phân tích yêu cầu. 
- HS cách tính độ dài hai đường gấp khúc.
- Chốt đáp án đúng.
* Bài 5: Xếp các hình tam giác thành mũi tên như hình vẽ.
3/ Củng cố: - Nhận xột giờ học. 
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
2, 3 HS Y, TB, K.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc. 
1 HS TB lên bảng giải bài toán. Lớp làm bài vào bảng con.
1, 2 HS TB, K.
Lớp nhận xét, đánh giá.
1, 2 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
1 HS TB nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác.
1 HS TB lên bảng giải bài toán. Lớp làm bài vào bảng con.
Nhận xét, chữa bài.
1 HS TB lên bảng giải bài toán. Lớp làm bài vào vở.
1 HS TB nêu yêu cầu bài tập.
Suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.
Thi đua nêu miệng ý kiến của mình
Lớp nhận xét, đánh giá.
Kiểm tra lại bằng cách tính độ dài hai đường gấp khúc đó.
HS dùng các hình tam giác xếp ra mặt bàn.
1 HS K lên bảng.
Nhận xét, chữa bài.
Thể dục
Bài 68: chuyền cầu
I. Mục tiờu: Giúp HS:
- Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.
- Chuyền cầu đúng kỹ thuật, nhanh, chính xác. Tham gia chơi tích cực, chủ động. Rèn tác phong nhanh nhẹn, ý thức kỷ luật. 
- Có thái độ tự giác tập luyện, có hứng thú và yêu thích môn học. Giỏo dục 4 tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khộo.
II. Chuẩn bị: Vệ sinh sân tập, còi. Vợt, cầu,
III. Cỏc hỡnh thức tổ chức dạy học: Ngoài sân, cỏ nhõn, nhóm.
IV. Cỏc hoạt động dạy học: 
Nội dung
1. Mở đầu:- GV nhận lớp, nêu mục tiêu, nội dung giờ học.
KĐ: - Xoay các khớp.
 - Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
 - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc.
2. Cơ bản:
+ ễn một số động tỏc đó học của bài thể dục phát triển chung.
- 1 HS TB nêu lại tên 8 động tỏc đó học.
- Cả lớp thực hành tập lại một số động tỏc đó học của bài thể dục phát triển chung (theo yêu cầu của lớp trưởng). 
- GV quan sát, sửa sai.
+ Chuyền cầu:
- Nhắc lại cách chuyền cầu.
- Lưu ý HS cách cầm vợt, cách chuyền sao cho hiệu quả (đạt được số lần chuyền cao nhất).
- HS thực hành chuyền cầu.
- GV quan sát, uốn nắn.
+ Trò chơi: Tự chọn. 
- Nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử để nhớ lại.
- Thực hành chơi cả lớp.
3. Kết thúc:
 - Thả lỏng, hồi tĩnh.
 - Nhận xét, đánh giá giờ học.
 - Dặn dò chuẩn bị bài sau - Giải tán.
Định lựợng
1 - 2 phút
2 - 3 phút
1 - 2 
lần
8 - 10 phút
5 - 6 phút
2 - 3 phút
 Phương pháp tổ chức
Đội hình hàng ngang.
Lớp trưởng chỉ đạo.
Đội hình hàng dọc.
GV điều khiển.
Đội hình hàng ngang
Lớp trưởng chỉ đạo.
Đội hình tự do.
GV điều khiển.
GV điều khiển.
Đội hình hàng ngang.
GV điều khiển.
Hoạt động tập thể
nhận xét tình hình trong tuần
I. Mục tiờu: Giúp HS:
- Thấy được ưu, khuyết điểm tuần qua. Từ đó có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Thấy được phương hướng tuần sau.
- Biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Có thói quen phê và tự phê.
- Tự giác, tích cực học tập. Có ý thức phấn đấu vươn lên.
II. Nội dung:
1. Nhận xét tình hình trong tuần:
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần qua về các mặt hoạt động:
 Học tập Thể dục
 Đạo đức Vệ sinh
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến.
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết chung: Tuyên dương - Nhắc nhở.
2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp lớp, rèn thói quen tự giác học tập, có ý thức kỷ luật.
- Duy trì và nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp. Nâng cao chất lượng đại trà.
- Chuẩn bị tốt về nề nếp chuyên môn, tinh thần học tập, chất lượng ... để chuẩn bị khảo sát chất lượng cuối kỳ 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 LOP 2 CHI TIET.doc