Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 29 năm 2009

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 29 năm 2009

TẬP ĐỌC

Những quả đào

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu nghĩa các từ: Cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt. Hiểu nội dung bài: Hiểu dược nhờ quả đào người ông biết được tính của từng cháu mình, ông vui khi thấy cháu mình đều là những đứa trẻ ngoan biết suy nghĩ, đặc biệt là ông hài lòng về Việt vì Việt có tấm lòng nhân hậu.

- Đọc đúng: Thật là thơm, nó, làm vườn, hài lòng, nói, .Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng. Bước đầu biết thể hiện giọng nhân vật.

- Học tập nhân vật Việt biết quan tâm chia xẻ với người khác.

II. Đồ dùng: - Tranh minh họa trong SGK.

 - Bảng phụ viết câu khó đọc.

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 29 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
Những quả đào
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu nghĩa các từ: Cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt. Hiểu nội dung bài: Hiểu dược nhờ quả đào người ông biết được tính của từng cháu mình, ông vui khi thấy cháu mình đều là những đứa trẻ ngoan biết suy nghĩ, đặc biệt là ông hài lòng về Việt vì Việt có tấm lòng nhân hậu.
- Đọc đúng: Thật là thơm, nó, làm vườn, hài lòng, nói, ...Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng. Bước đầu biết thể hiện giọng nhân vật.
- Học tập nhân vật Việt biết quan tâm chia xẻ với người khác.
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa trong SGK.
 - Bảng phụ viết câu khó đọc.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc và trả lời câu hỏi bài “Cây dừa".
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài mới: Dùng trực quan
 b)HĐ1: HD luyện đọc:
- Đọc mẫu, tóm tắt nội dung.
- HD HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Luyện đọc từ khó: Thật là thơm, nó, làm vườn, hài lòng, nói, ...
Kết hợp giảng từ.
- HD HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc câu khó: (BP)
. 2 câu nói của ông. 
. Câu nói của Xuân giọng hồn nhiên.
- Giảng từ khó: Cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Đọc cả bài
c)HĐ2: HD tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong SGK và trả lời.
- Câu hỏi bổ sung:
. Xuân làm gì với quả đào ông cho, ông nhận xét về Xuân như thế nào?
. Việt làm gì với quả đào ông cho, ông nhận xét về Việt như thế nào?
. Câu chuyện cho chúng ta biết điều gì?
d)HĐ3: Luyện đọc lại: 
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo vai toàn bài.
- Lưu ý: Đọc thể hiện được tình cảm của người đọc.
đ) Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì? 
- HD HS liên hệ -> ý nghĩa giáo dục qua câu chuyện. Nhắc HS học tập tính nhân hậu của Việt.
- GV NX, đánh giá giờ học. Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS lên bảng.
Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- HS nghe, quan sát tranh minh hoạ bài đọc. 
- Theo dõi, đọc thầm theo.
Đọc CN -> từ khó đọc.
Đọc CN: HS yếu đọc, lưu ý cách phát âm.
- Đọc CN -> câu khó đọc.
- Thể hiện giọng ông, giọng nhân vật cháu.
Đọc CN, ĐT: Lưu ý cách ngắt nghỉ.
- Tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm, trước lớp 
Tiếp nối vòng tròn.
- Thi đọc giữa các nhóm: CN, ĐT.
Lớp đọc đồng thanh. 
* HS hiểu: 
C1: Tình cảm của ông dành cho mấy bà cháu.
C2: Cách sử dụng quả đào ông cho của những người cháu. 
C3: Lời nhận xét của ông thể hiện rõ cá tính khác nhau của các cháu.
C4: Nhân vật nào cũng đều có nét đáng yêu riêng, thể hiện sự ngây thơ của cô bé Vân, lọng nhân hậu của cậu bé Việt, sự nhiệt tình của cậu bé Xuân.
- Các nhóm luyện đọc trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc. (thể hiện được tình cảm của người đọc).
Lớp theo dõi, nhận xét. Bình chọn bạn diễn xuất tốt nhất.
1, 2 HS K, G
Toán
Các số từ 111 đến 200
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cấu tạo, cách viết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
- Đọc, viết thành thạo các số từ 111 đến 200. So sánh, nắm thứ tự các số.
II. Đồ dùng: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn như SGK.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: - Đọc, viết và so sánh các số từ 101 đến 110.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài
b/ Giới thiệu các số từ 111 đến 200.
- Gắn bảng hình biểu diễn số 100 hỏi : có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Y/C HS đọc viết số 111.
- HD cách đọc số
- Giới thiệu các số 112,115 tương tự như giới thiệu số111.
- Y/C HS thảo luận để tìm cách đọc và viết.
 các số 118, 120, 121, 122, 127, 135.
3/ Thực hành:
*Bài1: Y/C HS tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra chéo
* Bài 2: Vẽ bảng tia số như SGK y/c HS quan sát. Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Lưu ý về số liền trước, số liền sau.
*Bài 3:- Gọi HS nêu y/c của bài.
- Y/C HS nêu cách thực hiện điền dấu.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV chốt có 2 cách so sánh số
 + Dựa vào vị trí số trên tia số.
 + So sánh giá trị số tại các hàng từ hàng cao đến hàng thấp.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
2 H. lên bảng. Lớp viết bảng con.
Nhận xét, đánh giá.
- Có 1 trăm, lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- Viết bảng con và đọc số 111.
- Thảo luận nhóm đôi để viết số còn thiếu trong bảng.Sau đó 3 HS. lên bảng 1 HS. đọc số, 1 HS. viết số, 1 HS. gắn hình biểu diễn số.
- Làm theo y/c vào vở bài tập.
- Quan sát và làm theo y/c của GV 
- Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kết luận. đặc điểm của dãy số, so sánh số trong dãy số liền trước và số liền sau.
* Bài y/c chúng ta điền dấu >,< ,= vào chỗ trống.
- Thực hiện làm bài.
- Thảo luận theo nhóm đôi và đưa ra câu trả lời
- HS hiểu; trên tia số, các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết2)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật. Củng cố, khắc sâu bài học về cách ứng xử đối với người khuyết tật.
- Có thói quen giúp đỡ người khuyết tật.
- Thông cảm với những người khuyết tật.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
 a/ Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- Nêu tình huống: Đi học về đến đầu làng Thủy và Quân gặp một người hỏng mắt. Thủy chào:... . Người đó bảo: “Chú nhờ các cháu đưa chú đến nhà ông Tuấn ở xóm này với”. Quân liền bảo: “Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ”.
- Nếu là Thủy em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- Kết luận: Thủy nên khuyên bạn: Cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà người cần tìm.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật.
- Kết luận: khen ngợi HS. và khuyến khích HS. Thực hiện nhứng việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. đó là thể hiện tình yêu thương con người yêu thương đồng loại, đó là nét đẹp truyền thống của nhân dân ta từ xa xưa.
c/ Kết luận chung: theo SGV tr. 80.
3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
- Tìm hiểu và phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi 
- Nối tiếp nhau báo cáo cách xử lí của bản thân.
VD: Bảo bạn về và đưa người đó đến nhà ông Tuấn.
- Không nói gì và đi theo Quân về nhà.
- Khuyên Quân nên đưa bác đến nhà ông Tuấn...
- HS lên bảng dán các tư liệu theo nhóm, sau đó trình bày các tư liệu đã sưu tầm được trước lớp.
- Sau mỗi phần HS. trình bày, cho HS. thảo luận những việc nên làm và việc không nên làm.
Bồi dưỡng ( TV )
Luyện tập: Tả ngắn về cây cối
I. Mục tiêu
- Củng cố nội dung tả ngắn về cây cối
- Rèn kĩ năng quan sát, viết đoạn văn tả ngắn về một loại cây gần gũi trong cuộc sống.
- GD cho HS ý thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa một số loài trái cây
- Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý
III. Các hoạt động dạy học
1. GTB
2. Củng cố kiến thức cũ. ( Làm việc theo nhóm, lớp )
- HS đóng vai tình huống cần nói lời đáp lời chúc mừng.
- Thảo luận câu hỏi để giới thiệu về một loại quả mà HS biết
	+ Hình dáng bên ngoài, kích thước, màu sắc...
	+ Đặc điểm bên trong: ruột, màu sắc, mùi vị...
	+ Cảm nhận khi được thưởng thức hương vị của loại quả đó.
3. Luyện tập về tìm ý cho đọan văn tả về một loại quả.
- GV nêu yêu cầu kết hợp bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý
" Kể về một loại quả mà em thích "
- Câu hỏi gợi ý dựa vào câu hỏi về quả măng cụt
- HS quan sát tranh minh họa về một số loại quả tự chọn cho mình một loại quả
- Thảo luận nhóm về loại quả mình sẽ kể
- Kể trước lớp
- Nhận xét, sửa sai cho HS. Lưu ý cách tìm ý.
VD: Hình dáng( tròn, bầu dục, to bằng..., màu xanh, vàng,... )
 Ruột màu gì, khi bổ ra có hương thơm như thế nào
 Mùi vị khi thưởng thức như thế nào? ( Ngọt, chua, đượm đà ...)
- HS TB Y chỉ cần kể được ý chính không cần theo trình tự nội dung. Làm bài trong VBT. 
- HS K,G cần biết kể kèm theo những từ ngữ giàu hình ảnh, viết đoạn văn thành các câu có quan hệ chặt chẽ về nội dung và ngữ pháp.
- Đọc bài làm trước lớp.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, nhắc chuẩn bị bài sau.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp .
Nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Truyện: Bác Hồ đến thăm các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng
I. Mục tiêu:
- Học sinh được nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua câu chuyện:Bác Hồ đến thăm các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng .
- Hoc sinh hiểu được Bác Hồ là tấm gương đạo đức trong sáng, Bác luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho thiếu niên nhi đồng.
- GD lòng kính yêu Bác Hồ 
II. Đồ dùng dạy học ( Truyện kể )
III. Các hoạt động dạy học
- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện.
+ GV kể chuyện 
- Lần 1: Kể bình thường.
- Lần 2: Kể chậm, kết hợp phân tích, giảng giải.
- Lần 3: Kể bình thường.
+ Đàm thoại: (HS đại trà)
- Các bạn nhỏ trong truyện có hoàn cảnh như thế nào?
- Bác Hồ đã đến thăm các bạn ở đâu?
- Các bạn được Bác căn dặn điều gì?
- Bạn Quốc Lủi đã thể hiện như thế nào?
- Bác khuyên Quốc điều gì?
- Được Bác cho quà các bạn đã làm gì?
Riêng Quốc đã có gì tiến bộ?
+ Nêu ý nghĩa truyện: (HS K).
Nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi ở trại Kim Đồng.
 + Hướng dẫn HS liên hệ: (HS K)
- Hát bài hát ca ngợi về Bác Hồ, đọc thơ, câu chuyện kể về Bác mà HS biết.
3. Kết thúc: 
- Nhận xét, đánh giá giờ học => ý nghĩa giáo dục.
- Dặn dò HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2009
Kể chuỵện
Những quả đào
I. Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện, nhớ lại và biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ, 1 câu. 
- Biết kể lại từng đoạn theo tóm tắt, phân vai dựng lại câu chuỵên.
 	+ Kể đúng, day, nghe và nhận xét bạn kể.
- HS biết học tập những bạn nhỏ trong bài đức tính tốt đó là tình yêu thương người, sự quan tâm, chia xẻ với người khác khi gặp khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
B: Bài mới: Giới thiệu bài.
1. HĐ1: Tóm tắt nội dung câu chuyện
- Nêu yêu cầu
- Giúp HS hiểu được tóm tắt noọi dung từng đoạn truyện c ...  ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Có thói quen phê và tự phê.
- Tự giác, tích cực học tập. Có ý thức phấn đấu vươn lên.
II. Nội dung:
1. Nhận xét tình hình trong tuần:
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần qua về các mặt hoạt động:
 Học tập Thể dục
 Đạo đức Vệ sinh
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến.
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết chung: Tuyên dương - Nhắc nhở.
2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp lớp, rèn thói quen tự giác học tập, có ý thức kỷ luật.
- Duy trì và nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp. Nâng cao chất lượng đại trà.
- Chấm VSCĐ tháng 3 toàn trường.
Âm nhạc
( Đ/c Nụ soạn giảng )
Bồi dưỡng
Luyện tập TLV: Đáp lời chia vui. Nghe, trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố các kiến thức về tập làm văn đã học buổi sáng: cách đáp lời chia vui, trả lời câu hỏi về câu chuyện đã nghe. Hoàn thành bài tập.
- Biết đáp lời chia vui trong giao tiếp thông thường. Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung truyện.
- Có thái độ tự giác học tập, có hứng thú và yêu thích môn học. Có thói quen đáp lời chia vui khi cần thiết. Giáo dục phép lịch sự, văn hóa trong giao tiếp.
- Thích sưu tầm, quan sát cây cối.
II. Đồ dùng dạy học: VBT.
 Bảng phụ chép BT cho HS K, G.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học: 
1. Ôn tập và kiểm tra kiến thức:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về những nội dung đã học buổi sáng.
- TLCH: . Phải làm gì khi nhận được lời chia vui?
 . Đáp lời chia vui với thái độ như thế nào?
 . Đáp lời chia vui có tác dụng gì?
 . Kể lại câu chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương.( HS K,G )
 . Câu chuyện khuyên em điều gì? ( HS K,G )
* Lưu ý: Cùng một tình huống nhưng có nhiều cách đáp lời chia vui khác nhau.
2. Hoàn thành bài tập:
 HS tự làm bài trong VBT.
 GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS yếu.
 Lưu ý: Viết câu đúng, đủ ý, rõ nghĩa. Diễn đạt trôi chảy. Viết đúng chính tả.
 Nhận xét, chữa bài.
3. Bài tập bổ sung: Dành cho HS khá, giỏi.( Đóng vai ).
+ Bài 1: Nói lời đáp của em trong các tình huống sau:
- Cuối năm học, em được giấy khen học sinh giỏi. Ông, bà chúc mừng em.
- Em đạt giải cao trong một cuộc thi. Bạn bè đến chia vui với em.
+ Bài 2: HS tự nghĩ ra tình huống và thực hành nói đáp lời chia vui theo từng cặp:
- Thực hành trong nhóm.
- Thi đua trước lớp.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Lưu ý chuẩn bị bài sau.
Tự học
Hoàn thành bài tập: Toán; Chính tả
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đơn vị đo độ dài đã học.
- HS hoàn thành bài tập Toán thứ sáu tuần 29. Bài tập chính tả tuần 29
- HS tự giác làm bài
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. HS tự hoàn thành bài tập
- HS tự làm các bài tập Toán, bài tập chính tả.
- Nêu câu hỏi cần giải thích 
- GV hướng dẫn HS Y làm bài tập.
- Chấm bài nhận xét.
HĐ2. Củng cố hệ thống kiến thức cơ bản
* Kiến thức Toán
- Nêu các đơn vị đo độ dài đã học
- Quan hệ giữa các đơn vị đo ( đổi )
- Nêu những lỗi cơ bản mà HS mắc phải khi viết chính tả.
- Lưu ý lỗi kiến thức với HS TB,Y, giao nhiệm vụ cho HS K,G kèm.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét rút kinh nghiệm về cách trình bày bài chính tả của HS và cách trình bày trong vở bài tập.
 An Lương, ngày 30 tháng 3 năm 2009.
 kí duyệt giáo án
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 29
Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2009
	Tập đọc
Cây đa quê hương
I.Mục tiêu:
- H. hiểu nghĩa các từ: thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì.
- Hiểu nội dung bài: H. biết được vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó cho ta thấy được tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa quê hương ông.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Yêu quý quê hương, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra: Gọi 2 H. đọc bài và trả lời câu hỏi bài Những quả đào
2/Bài mới: a/ Giới thiệu bài
b/Luyện đọc: - Gọi 2 H. đọc bài, lớp đọc thầm
- Y/C H. đọc nối tiếp câu, đoạn để tìm từ câu văn dài luyện đọc
+Từ:Gắn liền, quái lạ, vòm lá, gẩy lên, li kì... .
+Câu: TRong vòm lá,/gió... gẩy lên ... li kì,/ tưởng... đang cười,/ đang nói.// Xa xa,/ giữa ... đàn trâu... về,/ lững thững.... nặng nề.// Bóng ... dài/ lan.... yên lặng.//
- Y/C H. đọc cá nhân toàn bài, lớp đọc đồng thanh.
c/Tìm hiểu bài: Y/C H. thảo luận các câu hỏi trong SGK và đưa ra ý kiến đúng cho nội dung câu trả lời.
 * Dự án câu hỏi bổ sung
- Những từ ngữ, câu văn nào cho ta thấy cây đa sống rất lâu?
- Tìm những hình ảnh được tả các bộ phận của cây đa?
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những hình ảnh đẹp nào của quê hương?
3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
 *Dự án câu trả lời bổ sung
- Cây đa nhìn năm... Đó là một tòa nhà cổ kính...
- Thân cây to như tòa nhà, cao chót vót.
- Lúa vàng gợn sóng... Bóng trâu...
Toán
So sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách so sánh các số có 3 chữ số. Nắm được thứ tự các số (không quá 1000)
- Xếp thứ tự và so sánh chính xác.
- Tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra.
2. ôn lại cách đọc, viết các số có 3 chữ số.
- T. viết dãy số:
401, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 409, 410
551, 552, 553, 554, 555, 556, 557, 558, 559, 560 
121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130
- T. đọc 5 số bất kỳ có 3 chữ số.
3. So sánh các số.
- T. gắn hình vuông biểu diễn 2 số 234, 235.
- Yêu cầu H. so sánh 2 số nhìn vào ô vuông.
- Yêu cầu H. xác định số trăm, chục, đơn vị.
- T. yêu cầu H. so sánh từng hàng.
- Cho H. so sánh từng hàng.
- Cho H. so sánh tương tự với: 191, 139, 199, 215.
- Nêu quy tắc chung: T. chốt ý chính.
- Cho H. lấy 2 ví dụ.
4. Thực hành.
* Bài 1: Điền dấu >; <; =
- Cho H. làm bảng con.
* Bài 2: Tìm các số lớn nhất trong các số sau yêu cầu H. khoanh tròn số lớn nhất – cho H. làm bảng.
* Bài 3: Điền dấu: H. làm
Lưu ý: 979-> 980; 989 -> 990
- T. chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.
- Cho H. đếm miệng: 101 -> 110
121-> 132; 341 -> 352; 681 -> 694
Thi đua đọc các số trong từng dãy.
Lớp nhận xét, đánh giá.
1 HS TB viết bảng lớp.
Lớp viết bảng con.
Nhận xét, chữa bài.
- T. lấy tấm bìa.
- So sánh: Trăm: 2
 Chục: 3
 Đơn vị: 4 < 5
 => 234 < 235
Nghe, ghi nhớ.
- H. tự nhận xét về các hàng
- Viết bảng con.
- H. làm vở bài tập.
a. 695
b. 731
c. 979
Thủ công
Làm vòng đeo tay (Tiết2).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy.
- Làm được vòng đeo tay.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay.
II. Chuẩn bị: Mẫu vòng đeo tay, giấy, quy trình, kéo, hồ dán.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Hướng dẫn H. quan sát.
- Giới thiệu mẫu vòng đeo tay
- Y/C H. quan sát và nhận xét theo gợi ý sau:
- Vòng đeo tay dược làm bằng gì? Có mấy màu?
- Vậy vòng đeo tay thật được làm từ những chất liệu gì?
- Em cần làm gì để vòng được bền, đẹp?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm vòng đeo 
tay
- T. treo quy trình, nêu các bước làm vòng đeo tay.
+ Bước1: Cắt các nan giấy khác màu rộng 1 ô.
+ Bước 2: Dán nối các nan giấy: Dán các nan giấy thành ô tròn rộng 1 ô, dài 50 ô.
+ Bước 3: Gấp các nan giấy( dán 2 đầu nan như hình 1 SGV tr.247. Gấp các nan dọc đè lên nan ngang như hình 2 tr.247).
* Hoạt động3: H. thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy trắng.
- Y/C mỗi H. tự làm một vòng đeo tay bằng giấy trắng.
- Theo dõi đánh giá, nhận xét.
3/ Dặn dò H. chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- Quan sát mẫu
- Nhận xét:
+ Vòng đeo tay được làm bằng giấy, có rất nhiều màu.
- Nối tiếp nhau nêu những điều mình biết.
- Tự nêu ý kiến.
- Quan sát T. làm và nghe T. nêu quy trình làm vòng đeo tay.
- Thực hành theo y/c.
Chớnh tả (TC)
Những quả đào
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt truyện: Những quả đào. Làm bài tập chính tả phân biệt s/x.
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn. Rèn kĩ năng viết đúng, trình bày bài sạch đẹp.
- HS có thói quen viết nắn nót, cẩn thận. Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học: - Chép sẵn bài chính tả.
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
 III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ KTBC: - Viết: Hà Nội; Sa Pa. Tây Bắc. 
 - Nhận xét chung.
2/ Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) HD tập chép: 
- GV đọc bài viết: 
- HD nắm nội dung: 
. Người ông chia quà gì cho các cháu?
. Ba người cháu đã làm gì với quả đào ông cho?
. Người ông đã nhận xét về các cháu như thế nào?
. Bài viết có mấy câu?
. Nêu các dấu câu được viết trong bài?
- Luyện viết chữ khó: cho xong, bé dại, trồng.
- Đọc mẫu lần 2. Hướng dẫn cách ngồi, cách viết, cách cầm bút, để vở.
- GV quan sát, uốn nắn. 
- Chấm, chữa bài
 c) HD làm bài tập:
*Bài 2: - Gọi 1 H. đọc đề sau đó gọi 1 H. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT.
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
3/ Củng cố: - Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
1 HS TB viết bảng lớp.
Cả lớp viết bảng con.
Nhận xét, chữa bài.
2 HS TB, K đọc lại.
1, 2 HS Y, TB.
2, 3 HS K, G.
1 HS TB lên bảng
Lớp viết vào bảng con.
Học sinh chép bài vào vở
Soát bài, chữa lỗi.
1 HS Y nêu yêu cầu BT 
- Đọc : a/Điền vào chỗ trống s/ x.
- Làm bài
Đáp án: Các từ cần điền là sổ, sáo, xổ , sân, xồ, xoan.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 lop 2.doc