Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 19 (chuẩn)

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 19 (chuẩn)

Tập đọc

Chuyện bốn mùa ( 2 tiết )

( Mức độ tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường : Khai thác trực tiếp )

I. Mục tiêu

- Đọc rành mạch cả bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 . HS KG trả lời được câu hỏi 3 )

- G/dục HS yêu thiên nhiên cuộc sống xung quanh. Cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ

II. Phương tiện dạy học

- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - HS: SGK.

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 19 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 2 tháng 1 năm 2012
Tập đọc
Chuyện bốn mùa ( 2 tiết )
( Mức độ tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường : Khai thác trực tiếp )
I. Mục tiêu
- Đọc rành mạch cả bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 . HS KG trả lời được câu hỏi 3 )
- G/dục HS yêu thiên nhiên cuộc sống xung quanh. Cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ
II. Phương tiện dạy học 
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - HS: SGK. 
III. Tiến trình dạy -học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Bài cũ - ôn tập học kì I.
A. Mở đầu:- GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai: 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài
- Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm Bốn mùa. GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong sách, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? (Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngồi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có cách ăn mặc riêng)
- Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc chuyện bốn mùa.
v Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài:
- GV chia đoạn: 4 đoạn và hướng dẫn ngắt nghỉ:
+ Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.//
+ Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- Luyện đọc nối tiếp câu .
- Hướng dẫn đọc từ khó và giải nghĩa từ : nảy lộc, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, 
- Luyện đọc nối tiếp đoạn .
 - GV đọc mẫu lần 2
 - Luyện đọc nhóm .
v Hoạt động 2: Thi đọc .
- Treo bảng phụ đoạn 3
- GV đọc mẫu .- 
- Tổ chức thi đọc trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
.4 Củng cố – Dặn dò 
- Thi đọc giữa các nhóm.- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 2 
- Hát
1 HS đọc.
-Gạch bút chì vào sgk
- 3 HS đọc 
- Đọc 2,3 lượt
 - Phát hiện từ khó đọc .
 - Đọc CN + ĐT
- 2,3 lượt
- Đọc nhóm 4
- 1 HS đọc lại bài
- 2,3 HS đọc lại
- Đại diện nhóm ( 6, 7 em đọc ) cá nhân + ĐT.
- Nhận xét bình chọn
- 
Tiết 2
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài văn theo các câu hỏi cuối bài. 
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. 
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? 
- Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? 
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
- Bài văn ca ngợi những mùa nào ? các mùa đó có gì hay ? 
+ GDBVMT : Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống con người ngày càng thêm đẹp đẽ
v Hoạt động 2: Luyện đọc phân vai
- Treo bảng phụ đoạn 2
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
- Nhận xét tuyên dương..
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Lá thư nhầm địa chỉ.
- 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
- HS quan sát tranh
- Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét.
- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
- Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết.
- Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển.
- Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm.
- Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp.
- Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
-2 HS đọc lại .
- Thi đọc trước lớp theo nhóm.
- Bình chọn nhóm đọc hay. 
Thứ tư ,ngày 26 tháng 12 năm 2012
Tập đọc
Tiết 57 : Thư trung thu
I .Mục tiêu
Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài ,đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lý .
- Hiểu ND : Tình yêu thương của BÁc Hồ dành cho thiếu nhi Việt nam ( trả lời được các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài )
II .Đồ dùng dạy học	GV : Tranh minh hoạ bài đọc.	HS : SGK
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Chuyện bốn mùa
- GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài
b. Hoạt động 1 : Luyện đọc
+ GV đọc diễn cảm bài văn
- HD HS giọng đọc : vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu
+ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu: Những từ ngữ cần chú ý : năm, lắm, trả lời, làm việc
* Đọc từng đoạn trước lớp: GV chia bài làm 2 đoạn, HD đọc ngắt nhịp ở cuối mõi dòng thơ
* Đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm
c. Hoạt động 2.Tìm hiểu bài
- Mõi tết trung thu Bác Hồ nhớ tới ai ?
- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ?
- Câu thơ của Bác là một câu hỏi ( Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh ? câu hỏi đó nói lên điều gì ?
- GV giới thiệu tranh Bác Hồ với thiếu nhi
- Bác khuyên các em làm điều gì ? Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào ?
d. HTL lời thơ GV HD HS cả lớp học thuộc lòng. GV xoá dần chữ ttrên từng dòng thơ.
4. Củng cổ ,dặn dò 
	- HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã
5. Nhận xét tuyên dương
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài
- HS luyện đọc từ
+ HS đọc theo đoạn
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
+ Bác nhớ tới các cháu nhi đồng
- Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh ? / Tính các cháu ngoan ngoãn, / Mặt các cháu xinh xinh / 
- Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
+ HS theo dõi
- Cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình
- Hôn các cháu / Hồ Chí Minh
+ HS học
- HS thi học thuộc lòng phần lời thơ
Kể chuyện
Tiết 19 : Chuyện bốn mùa
( Mức độ tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường : Khai thác trực tiếp )
I .Mục tiêu
Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh,kể lại đoạn 1 (BT1) ;biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
-Học sinh khá giỏi thực hiện được BT3
- G/dục HS yêu thiên nhiên cuộc sống xung quanh. Cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ
II . Phương tiện dạy học 
	GV : 4 tranh minh hoạ đoạn 1, trang phục cho HS đóng vai ( khăn choàng, quạt giấy, khăn lụa mỏng, thắt lưng, vòng hoa đội đầu
	HS : SGK
III . Tiến trình dạy -học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Nói tên chuyện đã học trong HKI
- GV nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Hoạt động 1: HD kể chuyện
* HD kể lại đoạn 1 theo tranh
- Đọc yêu cầu 1
- Khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên, tránh đọc thuộc lòng theo SGK
- GV nhận xét
* Kể nối tiếp các đoạn câu chuyện
- Đọc yêu cầu 2
- GV nhận xét
c. Hoạt động 2 : Kể chuyện phân vai
* Dựng lại câu chuyện theo các vai
- Thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai
4. Củng cổ ,dặn dò
5. Nhận xét tuyên dương
- GV nhận xét chung tiết học
- Biểu dương những HS, nhóm HS kể chuyện tốt 
VD :
- 1 em hỏi : Truyện có bà cụ mài thỏi sắt là chuyện gì ?
- Truyện " Bông hoa niềm vui " có những nhân vật nào ? ......
+ Dựa vào các tranh, kể lại đoạn 1 chuyện bốn mùa
- HS quan sát tranh trong SGK, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh
- 2, 3 HS kể đoạn 1 câu chuyện
- Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm 
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS kể trong nhóm
- 2, 3 em kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cả nhóm nhận xét bổ xung
- Đại diện các nhóm thi kể 
+ Kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình
- Từng nhóm HS phân vài, thi kể lại
Luyện từ và câu
Tiết 19 :Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
I. Mục tiêu	
- Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1) .Xếp được các ý theo lời bà Đất trong chuyện Bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (Bt2) .
-Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào ?
-Học sinh khá giỏi thực hiện được BT3
-Học sinh khá giỏi thực hiện được BT3
II .Đồ dùng dạy học
	GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2	
	HS : VBT
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
a). Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nêu MĐ, YC của tiết học
b) Hoạt động 1 : Làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Nêu yêu cầu bài tập
- Trong năm bắt đầu từ mùa nào ?
- GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng
- GV che bảng
* Bài tập 2 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu bài tập
4. Củng cổ ,dặn dò
	- Yêu cầu HS về nhà ôn lại tên các tháng và mùa trong năm
5. Nhận xét tuyên dương
	- GV nhận xét tiết học
+ Kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào
- HS trao đổi trong nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập
- Đại diện các nhóm nói tên ba tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm
- Xuân, hạ,thu, đông
1, 2 HS nhín bảng nói tên các tháng và tháng bắt đầu, kết thúc từng mùa
- HS xung phong nói lại
+ Xếp các ý vào bảng cho đúng lời bà Đất trong bài chuyện bốn mùa
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT
+ HS đọc yêu cầu, đọc cả mẫu
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp
- HS viết vào vở một câu hỏi, một câu đáp
Chính tả ( tập chép )
Tiết 37: Chuyện bốn mùa
I .Mục tiêu
- Chép chính xác bài Chính tả ,trình bày đúng đoạn văn xuôi
-Làm được BT2(a,b) hoặc BT3(a,b) hoặc BT Phương ngữ do giáo viên soạn 
II .Đồ dùng dạy học
	GV : Bảng phụ viết đoạn văn cần chép, nội dung BT2a, 2b	HS : VBT
III .Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới :
a). Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b) Hoạt động 1: Tập chép
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép trên bảng
- Đoạn chép này ghi lại lời của ai trong chuyện bốn mùa ?
- Bà Đất nói gì ?
- Đoạn chép có những tên riêng nào ?
- Như\ngx tên riêng ấy phải viết thế nào ?
- Từ ngữ dễ viết sai : tựu trường, ấp ủ, ...
* HS chép bài vào vở
+ ...  3 + 12 + 14 đã cộng mấy số?
Vậy khi cộng từ 3 số trở lên là ta tính tổng của nhiều số.
b) Hoạt động 1: Hướng đẫn thực hiện 2 + 3 + 4 = 9
- Gv viết: 2 + 3 + 4
- Vậy 2 cộng 3 cộng 4 bằng mấy?
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính theo cột dọc.
* Hướng dẫn tương tự với các phép tính
12 + 34 + 40 và 15 + 46 + 29 + 8.
c) Hoạt động 2: Thực hành:
* Bài 1
- Tổng của 3, 6, 5 bằng bao nhiêu?
-Tổng của 7, 3, 8 bằng bao nhiêu?
 - Tổng của 8, 7 , 5 bằng bao nhiêu?
* Bài 2
- Nêu yêu cầu?
- Chữa bài, cho điểm.
* Bài 3: Làm vở
- Để làm bài đúng em cần làm gì?
- Khi tính chú ý gì?
4/ Củng cố Dặn dò: 
- Khi cộng nhiều số ta cần chú ý gì?
Ôn lại bài.
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- 2 HS thực hiện 2 + 5 = 7
 3 + 12 +14 = 29
- HS đọc
- 2 số
- 3 số
- HS nhẩm và báo cáo KQ: 2 + 3 + 4 = 9
- bằng 9
+ Đặt tính: Viết các số hạng thẳng cột với nhau. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
+Tính: 2 cộng 3 bằng 5, 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
- HS làm nháp- Nêu KQ
- Bằng 14
- Bằng 18
- Bằng 20
: 
- Tính
- 4 HS làm trên bảng lớp
- Lớp làm phiếu HT
- Quan sát hình vẽ, điền số vào ô trống rồi tính
 12 kg + 12 kg + 12 kg = 36 kg
 5 l + 5 l + 5 l + 5 l = 20 l
- Đặt tính phải thẳng các cột với nhau và thực hiện từ phải sang trái
Thứ ba ,ngày25 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết 92: Phép nhân
I- Mục tiêu:
- Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
-Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân
-Biết đọc ,viết kí hiệu của phép nhân 
-Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng 
Bài 1; Bài 2
II- Đồ dùng dạy học:
- 5 miếng bìa, mỗi miếng có gắn 2 hình tròn( như SGK). Các hình minh hoạ bài tập 1,3
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét, cho điểm
3/ Bài mới:
a) giới thiệu bài
b) Hoạt động 1: Giới thiêu phép nhân
- Gắn tấm bìa có 2 hình tròn. Hỏi: có mấy hình tròn?. Gắn tiếp cho đủ 5 tấm bìa. Nêu bài toán: Có 5 tấm bìa, mỗi tấm có 2 hình tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình tròn?
- Hỏi 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của mấy số hạng?
- So sánh các số hạng?
* - Chỉ dấu x và nối : Đây là dấu nhân
- 2 là gì trong tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2?
- 5 là gì trong tổng đó?
* Lưu ý: Chỉ có tổng cuả các số hạng bằng nhau ta mới chuyển thành phép nhân. KQ của phép nhân chính là KQ của tổng.
c) Hoạt động 2: Thực hành
- Bài yêu cầu gì?
- Có mấy đội bóng?
- Mỗi đội có mấy cầu thủ?
- Nêu bài toán: Có 2 đội bóng, mỗi đội có 5 cầu thủ. Hỏi có tất cả bao nhiêu cầu thủ?
- Nêu phép nhân tương ứng với bài toán trên?
- Vì sao 2 x 5 = 10?
* Tương tự HS làm phần b)
- Chấm bài , nhận xét.
4/ Củng cố dặn dò
- Những tổng ntn thì chuyển được thành phép nhân?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- 2 HS làm trên bảng- Lớp làm nháp.
12 + 35 + 45 = 92
56 + 13 + 17 + 9 = 95
- Có 2 hình tròn.
- Có tất cả 10 hình tròn.
- Là tổng của 5 số hạng
- Các số hạng trong tổng này bằng nhau và bằng 2.
- HS đọc: 2 nhân 5 bằng 10.
- 2 là một số hạng.
- 5 là số các số hạng của tổng.
* Bài 1:
- Đọc đề bài
- Vì tổng 5 + 5 + 5 là tổng của 3 số hạng, mỗi số hạng là 5 hay 5 được lấy 3 lần.
* Bài 2:
- Viết phép nhân tương ứng với các tổng cho trước.
- HS làm vở BTT- đổi vở kiểm tra
- 2 HS chữa bài
* Bài 3: Làm vở.
- Có 2 đội bóng.
- Mỗi đội có 5 cầu thủ.
- Có tất cả 10 cầu thủ.
- 5 x 2 = 10
- Vì 5 + 5 = 10
b) 4 x 3 = 12. 
- Những tổng có các số hạng bằng nhau.
 Toán
Tiết 93: Thừa số- tích.
I- Mục tiêu:
- Biết thừa số ,tích ;-Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại .
-Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng 
Bài 1(b,c); Bài 2(b);Bài 3
II- Đồ dùng dạy học:
- 3 miếng bìa ghi: Thừa số- thừa số- tích.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh 
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh chữa bài tập số 2
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hoạt động 1: Giới thiệu: Thừa số- Tích.
- GV viết: 2 x 5 = 10
- Gv nêu:
2 gọi là thừa số; 5 gọi là thừa số;10 gọi là tích ( Vừa nêu vừa gắn các tờ bìa)
- 2 gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 = 10?
- 5 gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 = 10?
- 10 gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 = 10?
- Thừa số là gì của phép nhân?
- Tích là gì của phép nhân?
- 10 gọi là tích, 2 x 5 cũng gọi là tích.
b) Hoạt động 2 Thực hành.
* Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
- Tổng trên có mấy số hạng? Mỗi số hạng bằng bao nhiêu?
- Số hạng đó được lấy mấy lần?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Nêu yêu cầu?
- GV viết: 6 x 2
- - GV đọc
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu?
4/ Củng cố dặn dò
- Thừa số là gì trong phép nhân?
- Tích là gì trong phép nhân?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Nêu thành phần của phép nhân
- KQ của phép nhân
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- Một học sinh làm bảng
- Lớp nhận xét
- Hs đọc 2 x 5 = 10
- Học sinh nghe, quan sát
- 2 là thừa số
- 5 là thừa số
- 10 là tích
- Thừa số là thành phần của phép nhân
- Tích là KQ của phép nhân
- viết tổng dưới dạng tích
- HS nêu
- HS nêu
- Làm phiếu HT
9 + 9 + 9 = 9 x 3; 9 x 3 = 27
2 + 2 + 2+ 2 = 2 x 5 ; 2 x 5 = 10
10 + 10 + 10 = 10 x 3; 10 x 3 = 30
- Viết tích dưới dạng tổng.
- HS đoc 6 nhân 2 ; 6 được lấy 2 lần
- Tổng 6 + 6 Bằng 12
- HS làm vở BT
a) 5 x 2 = 5 + 5 = 10. Vậy 5 x 2= 10
b) 3 x4 = 3 + 3 + 3 + 3= 12. Vậy 3 x 4 = 12
- HS làm nháp
- HS viết:
4 x 3 = 12	; 10 x 2 = 20 ; 5 x 4 = 20
Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012 
Toán
Tiết 94: Bảng nhân 2
I- Mục tiêu:
- Lập được bảng nhân 2 ;-Nhớ được bảng nhân 2
-Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 2).;- Biết đếm thêm 2
Bài 1;Bài 2; Bài 3
II- Đồ dùng dạy học:
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 2 hình tròn. 	 Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ : Viết phép nhân tương ứng với tổng sau: 5 + 5 + 5 + 5 + 5
- Nêu tên gọi các thành phần của phép nhân đó?
- Gv nhận xét
3/ Bài mới:
a) giới thiệu bài
b) HĐ 1: Thành lập bảng nhân2.
- Gắn 1 tấm bìa có 2 chấm tròn lên bảng . Hỏi: Có mấy chấm tròn?
- 2 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 2 được lấy mấy lần?
- 2 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 2 x 1 = 2( ghi bảng)
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 2 hình tròn, vậy 2 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 2 được lấy mấy lần?
- Ghi bảng: 2 x 2 = 4.
* Hướng dẫn tương tự vơi các phép nhân khác.
- Thành lập xong bảng nhân 2.
- Xoá dần bảng nhân
c) Hoạt động 2: Thực hành.
* Bài 1: Tính nhẩm.
* Bài 2: Làm vở.
- Đọc đề bài?
- Có tất cả mấy con gà?Mỗi con gà có bao nhiêu chân?
- Muốn biết 6 con gà có bao nhiêu chân ta làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Số đầu tiên trong dãy là số nào?
4/ Củng cổ ,dặn dò 
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 2?
* Dặn dò: Học thuộc bảng nhân2 .
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- 1 HS làm
- 1 HS nêu
- 2 chấm tròn
- được lấy 1 lần
- 1 lần
- HS đọc: 2 nhân 1 bằng 2
- 2 lần
- 2 lần
- Hs đọc: 2 nhân 2 bằng 4
- HS đọc bảng nhân 2
- Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Thi đọc thuộc lòng.
- HS tính nhẩm, mỗi HS nêu 1 KQ
- HS đọc
- 6 con gà. Mỗi con gà có 2 chân.
- Ta tính tích 2 x 6
 Bài giải
 Sáu con gà có số chân là:
 2 x 6 = 12 ( chân)
 Đáp số; 12 chân gà.
- Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Toán
Tiết 95: Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 2.
-Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
-Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 2).
- Biết thừa số ,tích
Bài 1;Bài 2;Bài 3 ;Bài 5(cột 2,3,4)
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảmg phụ viết sẵn BT 4, 5.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định 
2 /Kiểm tra bài cũ 
- đọc thuộc lòng bảng nhân 2?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a)Giới thiệui
b) Hoạt động 1: Luyện tập 
* Bài 1:
- Đọc yêu cầu
- Ta điền mấy vào ô trống? Vì sao?
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2:
- đọc mẫu?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3: Làm vở.
- Đọc yêu cầu?
- Mỗi xe có mấy bánh?
- Muốn tìm số bánh của 8 xe ta làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 5 :
- Đọc yêu cầu?
- Chấm bài, nhận xét.
4/ Củng cổ ,dặn dò :
- đọc bảng nhân 2?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
5/ Nhận xét tuyên dương 
- Hát
- 3- 4 HS đọc
- Nhận xét
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Điền số 6 vì 2 nhân 3 bằng 6
- Làm bài vào phiếu HT
- 1 HS Chữa bài
- HS đọc mẫu và tự làm theo mẫu vào vở BTT
- Đổi vở- Kiểm tra.
- HS đọc
- 2 bánh
- Tính tích 2 x 8
 Bài giải
 Số bánh xe có tất cả là:
 2 x 8 = 16( bánh)
 Đáp số: 16 bánh xe.
 Học sinh làm bài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP
I. Mục tiêu 
Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh cá nhân ,vệ sinh trường lớp 
- Rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt ý thức sống hòa mình với tập thể.	.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
-Giáo viên phân công nhiệm vụ làm sạch đẹp trường lớp theo tổ 
+ Tổ 1 :Lớp học 
+ Tổ 2: Sân trường
+ Tổ 3 :Vườn trường
+ Tổ 4 : Sân tập thể dục
- Học sinh nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ 
- Giáo viên nhận xét chung –binh chọn tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ,khen trước lớp
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ -TUẦN 19
I. Mục tiêu 
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 19.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II . Thực hiện 
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
2.Lớp tổng kết :
Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. 
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
 - Hạn chế : Một số bạn chưa có sách Tiếng Việt tập II
3.Công tác tuần tới:
- Tích cực tự ôn tập kiến thức.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học
 4.Khen : 
Khen các bạn đạt kết quả cao trong kiểm tra học kỳ I.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19 L2CKTKN.doc