Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 15 - Thứ 2. 3, 4

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 15 - Thứ 2. 3, 4

TUẦN 15

Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011

MÔN Tập đọc

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU

1.Luyện đọc đúng:

+ Từ khó: Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đung tên người và từ khó trong bài (Chư Lênh, chật ních, Rok, nghi thức, phăng phắc).

+ Đọc diễn cảm: Giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn văn: trang nghiêm đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

2. Đọc hiểu: Hiểu nội dung bài (Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

3. Giáo dục: HS thấy được sự thèm muốn được học hành của dân làng để từ đó gắng sức học tập tốt.

- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN ra quyết định

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phu ghi sẵn nội dung bài và đoạn đọ diễn cảm.

 

doc 12 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 15 - Thứ 2. 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
MÔN	Tập đọc 
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
1.Luyện đọc đúng:
+ Từ khó: Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đung tên người và từ khó trong bài (Chư Lênh, chật ních, Rok, nghi thức, phăng phắc).
+ Đọc diễn cảm: Giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn văn: trang nghiêm đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
2. Đọc hiểu: Hiểu nội dung bài (Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
3. Giáo dục: HS thấy được sự thèm muốn được học hành của dân làng để từ đó gắng sức học tập tốt.
- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN ra quyết định 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phu ghi sẵn nội dung bài và đoạn đọ diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng
1) Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a) Luyện đọc.
- Một HS khá đọc toàn bài
- 4 HS nối tiếp nhau đọc theo 4 đoạn (đoạn 1: Theo đoạn 1 SGK; đoạn 2 Theo đoạn 2 SGK; Đoạn 3: từ Già Rok . . . .xem cái chữ nào; Đoạn 4: còn lại).kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài như gợi ý ở mục 1.
b.Tìm hiểu bài:
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? (Đoạn 1 và 2)
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng đang háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
2. Đọc diễn cảm.
- GV cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 4.
- GV bổ sung ghi bảng.
Nội dung: Bài văn nói lên tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, biết trọng văn hoá, muốn cho cuộc sống thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà luyện đọc bài
- Nhận xét giờ học:
- HS nhắc lại.
- Cả lớp theo dõi SGK
- 4 Hs nối tiếp đọc 4 đoạn của bài
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung
+ . . . để dạy học.
- HS nối tiếp nhau đọc bài – lớp tìm giọng đọc phù hợp để luyện đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS tìm nội dung bài , phát biểu ý kiến
- 2 HS đọc lại
MÔN	Toán 
LUYỆN TẬP
I MỤC TIÊU
Kiến thức: Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
 Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
Giáo dục: HS hứng thú học toán và học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN giải quyết v/đ
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS làm bài tập 3.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra vở bài tập của HS.
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài:
Bài 1: Làm vào bảng con, mỗi phép tính cho một em làm vào giấy khổ lớn để gắn bảng chữa bài.
Bài 2: HS làm bài vào vở 2 em lên bảng làm bài và lớp chữa bài.
Bài 3:
- 1 HS làm bài trên giấy khổ lớn, HS khác làm bài trên phiếu.
- GV gắn bảng chữa bài.
Bài 4:
 - HS thực hiện 
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Về nhà xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học:
a) 4,5 b) 6,7
c) 1,18 d) 21,2
 a) X x 1,8 = 72
 X = 72 : 1,8
 X = 40 
 b) X x 0,34 = 1,19 x 1,02
 X x 0,34 = 1,2138
 X = 1,2138 : 0,34
 X = 3,57
 c) X x 1,36 = 4,76 x 4,08
 X x 1,36 = 19,4208
 X = 19,4208 : 1,36
 X = 14,28
- HS đọc bài tự tóm tắt và làm bài vào vở.
 Bài giải:
1 kg dầu hoả có số lít là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (l)
Số lít của 5,32 kg dầu hoả là:
5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số : 7 l dầu hoả
- HS thực hiện phép chia và nêu số dư.
 218 : 3,7 = 58,91 (dư 0,033)
MÔN	 Khoa học: 
 THUỶ TINH
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học , HS biết:
 - Phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
 - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
 - Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
- Gd kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Hình ảnh và thông tin SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu tính chất và công dụng của xi măng?
Nêu các thành phần để làm nên bê tông cốt thép và công dụng của nó?
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp: 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Dựa vào các hình vẽ SGK, HS có thể nêu được:
+ Dựa vào các kinh nghiệm đã sử dụng các đồ vật được làm bằng thuỷ tinh, HS có thể phát hiện ra một số tính chất của thuỷ tinh thông thường như: trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh với vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà, . . .
Kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ, chúng thường được sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, . . .
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đáp án:
Câu 1: Tính chất của thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị A-xít ăn mòn. 
Câu 2: Tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao: Rất trong, chịu được nóng, lạn, bền; khó vỡ, được dùng để làm chai , lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của nhà máy, ống nhòm, . . .
Câu 3: Cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh: Trong khi sử dụng được lau, rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
Kết luận: Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thuỷ tinh chất lượng cao (rất trong,; chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ)được dùng để làm các đồ dùng và các dụng cụ y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học bài và biết cách sử dụng đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh.
Nhận xét giờ học.
HS quan sát các hình 60 SGK và dựa vào các câu hỏi SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
Một số HS trình bày trước lớp theo cặp kết quả đã thảo luận.
+ Một số đồ vật được làm bằng thuỷ tinh như: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, . . .
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo câu hỏi SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
- HS nhắc lại tính chất và công dụng của thuỷ tinh.
 Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
MÔN	Chính tả Nghe – viết 
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Viết đúng một đoạn trong bài (từ Y Hoa lấy từ trong gùi ra đến hết)
Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có thanh hỏi, ngã.
Giáo dục: HS có ý thức rèn chữ viết và giữ vỡ sạch.
- Gd kĩ năng sống : - KN ra quyết định , - KN tự nhận thức
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Giấy khổ to để HS làm baì tập 2b.
Hai tờ phiếu khổ to viết những câu văn có tiếng cần điền trong bài tập 3b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra bài tập tiết trước của HS.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS nghe –viết.
- GV đọc đoạn bài viết.
- GV đọc cho HS chép bài.
- Gv đọc cho HS dò bài . GV chấm chữa bài và nhận xét.
- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b: Tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở thanh hỏi hoặc ngã.
Bài 3b: - gọi hai em lên điền vào bảng đã ghi sẵn.
– GV giúp HS hiểu nội dung hài của câu chuyện.
Mẫu: bảo (bảo ban), bão (cơn bão).
bẻ (bẻ cành) – bẽ (bẽ mặt)
cải (rau cải) – cãi (tranh cãi)
cổ (cái cổ) – cỗ (ăn cỗ)
đổ (đổ xe) – đỗ (đỗ xe)
mỏ (mỏ than) – mõ (cái mõ)
mở (mở cửa) - mỡ (thịt mỡ)
 . . . . . 
Thứ tự từ cần điền là: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV lưu ý HS cách ghi dấu hỏi và dấu ngã trong tiếng.
- Về nhà luyện viết thêm.
Nhận xét giờ học.
- HS đọc thầm lại đoạn văn
- HS Thi tìm từ theo nhóm.
- HS điền vào vỡ BT.
- HS đọc lại bài.
MÔN	Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS thực hiện các phép tính với số thập phân, qua đó củng cố các quy tắc chia có số thập phân.
Kĩ năng: Thực hiện thành thạo các phép tính với số thập phân.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ: 
 -HS thực hiện 2 phép tính BT 1 tiết 71
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: HS làm bài vào vở 
Câu c và d: GV hướng dẫn HS chuyển phân số thập phân thành phân số thập phân để tính
Bài 2: GV hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh.
Bài 3: Thực hiện như bài 4 tiết 71
Bài 4: Tìm X 
- Gọi HS nêu cách tìm thừa số, số BC và số chia
- GV chữa bài
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại các phép tính với số thập phân.
- Về nhà xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học:
 - hai em lên bảng làm bài.(câu a và b)
a) 400 + 50 + 0,07 b) 30 + 0,5 + 0,04
= 450 + 0,07 = 30,5 + 0,04
= 450,07 = 30,54
c) 100 + 7 + d) 35 + 
 = 100 + 7 + 0,08 = 35 + 0,5 + 0,03
 = 107,08 = 35,53
- VD: . . . 4,35 
 = 4,6 mà 4,6 > 4,35
Vậy: > 4,35
a) = 0,89 dư 0,021
b) = 0,57 dư 0,08
c) = 5,43 dư 0,56
- HS lên bảng làm bài và lớp làm bài vào vở.
a) 0,8 x X = 1,2 x 10
 0,8 x X = 12
 X = 12 : 0,8
 X = 15
b) 210 : X = 14,92 – 6,52
 210 : X = 8,4
 X = 210 : 8,4 
 X = 25
c) X = 15,625 d) X = 10
MÔN	Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc.
Kĩ năng: Biết trao đổi tranh luận cùng bạn để có nhận thức đúng về Hạnh phúc.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt luyện từ và câu.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - bảng phụ để làm bài tập 2,3 theo nhóm.
 - Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Tiểu học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ: 
 + HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa ( BT 3 tiết trước)
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
*Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu ...  ngôi nhà đang xây, thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
Giáo dục: HS biết tự hào về moị sự đổi mới của đất nước.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Tranh minh hoạ của bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi của bài.
 2 Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: Dựa vào tranh minh hoạ khai thác tranh để giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc
- GV đọc bài diễn cảm. Nhấn mạnh các từ gợi tả: xây dở nhú lên, huơ huơ, tựa vào, thở ra, nồng hăng, . . . 
Tìm hiểu baì: HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
+ Những chi tiết nào vẽ lên một hình ảnh ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động?
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
GV: Từng ngôi nhà được xây lên từng ngày cho ta thấy được sự đổi mới của đất nước.
Nội dung: Bài thơ ca ngợi hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học lại bài thơ.
Nhận xét giờ học:
HS giỏi đọc bài cả lớp theo dõi.
HS đọc nối tiếp bài theo các khổ thơ trong bài kết hợp luyện đọc từ khó.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc chú giải.
HS luyện đọc bài theo cặp.
- Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc. Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát.
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi gạch. Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa, nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Làn gió mang hương ủ đầy những rãnh tường chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.
- VD: Cuộc sống xây dựng trên nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương./ Đất nước là một công trường xây dựng lớn. Hoặc bộ mặt đất nước đang từng ngày, từng giờ thay đổi.
– HS nhận xét và chọn giọng đọc đúng.
HS luyện đọc diễn cảm.
HS thi đọc diễn cảm
Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nhắc lại nội dung bài thơ.
 MÔN	Tập làm văn 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Xác định được một đoạn của bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn.
Kĩ năng: Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người, thể hiện khả năng quan sát và diễn đạt.
Giáo dục: HS học tốt tập làm văn.
- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Ghi chép của HS về hoạt động của một người thân hoặc của một người mà em yêu mến.
Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 1b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc biên bản của tổ, loép hoặc chi đội (Tiết TLV 28).
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- GV nhắc nhở thêm.
Bài 2: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
GV chấm và chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà luyện viết thêm.
Nhận xét giờ học:
- HS đọc yêu cầu bài. 
- HS nhắc lại yêu cầu.
- HS làm bài vào vỡ BT.
- HS trình bày lớp nhận xét.
a) Bài văn có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến . . . là cứ loang ra mãi.
+ Đoạn 2: tiếp đến . . .khéo như vá áo ấy.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
b) Nội dung chính của từng đoạn:
+ Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.
+ Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
+ Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng tường đã vá xong.
c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm:
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh . . . 
+ Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
+ bác đứng lên, vươn vài mấy cái liền.
- HS xem lại kết quả quan sát đã ghi chép.
HS viết bài, vài em viết bài vào bảng phụ.
HS trình bày bài viết.
- HS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả người.
MỤC TIÊU	Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố các quy tắc về phép chia liên quan đến số thập phân.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành các phép chia liên qua đến số thập phân.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ cho HS giải bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Hai em lên bảng thực hiện lại hai phép tính tìm X c và d của bài tập 4 tiết 72.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV tổ chức và hướng dẫn cho HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: GV ghi phép tính lên bảng.
Bài 2:
Bài 3:
- GV gọi HS nêu cách giải.
- Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 4: Trình tự thực hiện như bài 1
3. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài tập toán vừa ôn. 
- Nhận xét giờ học.
- HS làm vào vỡ, mỗi phép tính 1 em làm ở bảng lớp.
a) 266,22 : 34 = 7,83
b) 483 : 35 = 13,8
c) 91,08 : 3,6 = 25,3
d) 3 : 6,25 = 0,48
- HS nêu về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số. 
- HS làm bài vào vỡ – 1em làm bài vào bảng ép.
a) ( 128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32
= 55,2 : 2,4 – 18,32
= 23 - 18,32
= 4,68 
b) = 8,12
- HS đọc đề bài – nêu tóm tắt của bài.
– HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
Bài giải:
Số giờ mà động cơ đó chạy được là:
120 : 0,5 = 240 (giờ)
Đáp số: 240 giờ.
- HS nêu cách tìm từng thành phần chưa biết trong phép tính.
	a) X = 4,27 b) X = 1,5
 c) X = 1,2 
- HS nhắc lại các dạng.
MÔN	Khoa học 
 CAO SU
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Làm được thực hành để tìm ra được tính chất đặc trưng của cao su.
- Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
Kĩ năng: 
- Nắm vững tính chất và công dụng của cao su.
Giáo dục: HS có ý thức bảo quản đồ dùng bằng cao su.
- Gd kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hình ảnh trang 62, 62 SGK.
- Một số đồ dùng bằng cao su như săm, lốp, dây cao su, . . .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh?
- Nêu các vật liệu làm ra thuỷ tinh.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Thực hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
 Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất, công dung và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su
Bước 1: Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
Gọi lần lượt HS trả lời các câu hỏi.
- Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
- Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì ?
- Cao su được sử dụng để làm gì?
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
Kết luận:
3. Củng cố - Dặn dò:
- Chú ý bảo quản tốt các đồ dùng được làm bằng cao su.
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu các đồ dùng làm bằng cao su ở hình trang 62:
+ Hình 1: ủng, cục tẩy, đệm.
+ Hình 2: lốp, săm ô tô
- Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả phần thực hành của nhóm mình.
- HS đọc nội dung mục Bạn cần biết (tr 63)và trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS nhắc lại tính chất và công dụng của cao su.
MÔN	Lịch sử 
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950
 I. MỤC TIÊU
Kiến thức: HS nắm được 
+ Nguyên nhân ta mở chiến dịch biên giới thu –đông 1950.
+ Ý nghĩa của chiến dịch biên giới thu –đông 1950.
Kĩ năng: Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 và chiến thắng biên giới thu –dông 1950.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn lịch sử, biết tôn trọng và tự hào về lịch sử dân tộc.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN tìm kiếm sự giúp đỡ, - KN hợp tác
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ biên giới Việt – Trung)
 - Lược đồ chiến dịch biên giới thu –đông 1950.
 - Tư liệu về chiến dịch biên giới thu –đông 1950.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu nguyên nhân của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài: Chỉ biên giới Việt- Trung trên bản đồ và nêu âm ưu của Pháp.
- GV nêu nhiệm vụ bài học cho HS:
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu –đông 1950 ?
+ Vì sao quân ta chọn cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
+ Chiến thắng biên giới thu-đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta?
Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
1) Nguyên nhân:
- GV chỉ trên lược đồ hướng dẫn cho HS xác định biên giới và điểm đóng quân để khoá biên giới tại đướng so 4.
- GV giải thích “Cụm cứ điểm” Là tập hợp một số cứ điểm cùng nằm trong một khu vực phòng ngự.
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
2) Kế hoạch và diễn biến của chiến dịch.
+ Để đối phó với âm ưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch . . . diễn ra ở đâu? Hày thuật lại trận đánh ấy?
3. Ý nghĩa
+ Chiến thắng biên giới thu –đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận- GV rút ý ghi bảng.
Cho HS nghe thông tin tham khảo SGV.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS đọc tóm tắt nội dung bài SGK
- Về nhà học bài.
- Nhận xét giờ học:
- Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập, dẫn đến thất bại.
- . . . quyết định mở chiến dịch nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. Quyết định đó thể hiện sự sáng suốt,và quyết tâm chiến thắng của ta.
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch diễn ra ở Đông Khê (HS thuật lại theo sách có chỉ trên lược đồ)
- Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • doct2-3-4.doc