Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 14 - Trường TH “C” Bình Mỹ

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 14 - Trường TH “C” Bình Mỹ

CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ.

 (Chuẩn KTKN: 67 ; SGK: 76;SGV:137)

A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN)

- Biết chia một tổng cho một số.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

* BT cần làm: Bài 1,2

* BT nâng cao: Bài 3.

- Giáo dục:- Rèn cẩn thận, chính xác khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ:

GV - Phấn màu.

HS - SGK, Vở, bảng con, phấn

 

doc 49 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 14 - Trường TH “C” Bình Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 66: Ngày dạy: 26 tháng 11 năm 2012
Toán
- Tên bài dạy: 	 CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ.
 (Chuẩn KTKN: 67 ; SGK: 76;SGV:137)
A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN)
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
* BT cần làm: Bài 1,2
* BT nâng cao: Bài 3.
- Giáo dục:- Rèn cẩn thận, chính xác khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu.
HS - SGK, Vở, bảng con, phấn
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I-Ổn định:
II-Bài mới:
1.Giới thiệu: Ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.
- Ghi bảng ( 35 + 21 ): 7 và 35: 7 + 21: 7
- Cho HS tính nháp.
- Cho HS so sánh 2 giá trị.(ghi bảng)
 ( 35 + 21 ): 7 = 35: 7 + 21: 7
- GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS nêu được: 
 Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
3. Thực hành.
- Bài 1: 
a/ Gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Yêu cầu vận dụng tính chất một tổng chia cho một số.
+ Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
+ Cho HS sửa bài.
+ GV nhận xét.
b/ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Yêu cầu vận dụng tính chất một tổng chia cho một số.
+ Yêu cầu HS làm bài tiếp vào vở.
+ Cho HS sửa bài.
+ GV nhận xét.
- Bài 2: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu thực hiện theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Hướng dẫn sử dụng tính chất một hiệu chia cho một số.
+ Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở.
+ Cho HS sửa bài.
+ GV nhận xét.
- Bài 3: Giải toán
+ Yêu cầu HS đọc đề toán.
+ GV hướng dẫn phân tích đề và hướng dẫn giải.
+ Yêu cầu HS thực hiện theo 6 nhóm.
+ Yêu cầu chữa bài
+ GV nhận xét.
- Hát
- Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em một biểu thức.
* Ta có:
 ( 35 + 21 ): 7 = 56: 7 = 8 
 35: 7 + 21: 7 = 5 + 3 = 8
* Vậy: ( 35 + 21 ): 7 = 35: 7 + 21: 7
- Một số em nhắc lại.
* Tính bằng hai cách.
+ HS theo dõi – lắng nghe.
+ HS tự làm bài.
+ 2 HS.Y lên bảng thi đua.
a) ( 15+ 35): 5 = 50: 5 = 10
 15: 5 + 35: 5 = 3 + 7 = 10
 (80 + 4): 4 = 84: 4 = 21
 80: 4 + 4:4 = 20 + 1 = 21
* Tính bằng hai cách (theo mẫu)
+ HS theo dõi – lắng nghe.
+ HS tự làm bài.
+ 2 HS.Y lên bảng làm bài.
18: 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
18 : 6 + 24: 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7
60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23
60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 69 : 3 = 23
* Tính bằng hai cách ( theo mẫu)
+ HS theo dõi – lắng nghe.
+ HS tự làm bài.
+ 2 HS.Y-TB lên bảng làm bài.
a/ (27 – 18): 3 = 9: 3 = 3
 (27 – 18): 3 = 27: 3 – 18: 3 = 9 – 6 = 3
b/ (64 – 32): 8 = 32: 8 = 4
 (64 – 32): 8 = 64: 8 - 32: 8 = 8 - 4 = 4 
+ 1 em đọc đề bài.
+ HS theo dõi – trả lời.
+ Các nhóm làm bài (bảng phụ)
+ Đại diện 2 nhóm HS.G trình bày.
Bài giải:
Số nhóm học sinh của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 (nhóm)
Số nhóm học sinh của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
Số nhóm học sinh của cả hai lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = 15 (nhóm)
 Đáp số: 15 nhóm.
D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
	- Nêu lại cách chia một tổng, một hiệu cho một số.
- Giáo dục:- Rèn cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Nhận xét lớp.- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị bài sau: ‘Chia cho số có một chữ số.”
TUẦN 14: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 27: Ngày dạy: 26 tháng 11 năm 2012
Khoa học 
 - Tên bài dạy: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
 (Chuẩn KTKN: 97 ; SGK: 56;SGV:...) 
A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN)
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,.
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
* GD BVMT: BV caùch thöùc laøm nöôùc saïch , tieát kieäm nöôùc bv baàu khoâng khí.
- Giáo dục: Có ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Hình trang 56, 57 SGK.	- Phiếu học tập.- Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
HS: - SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I-Ổn định:
II-Bài cũ:
- Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước?
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người?
+ GV nhận xét, cho điểm.
III-Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tựa.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Tìm hiểu một số cách làm sạch nước.
- Kể ra 1 số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn sử sụng. (HS.Y)
- Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào?(HS.Y-TB)
=> GV kết luận:
Thông thường có 3 cách làm sạch nước:
+ Lọc nước bằng giấy lọc, bông, lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước.
+ Lọc nước bằng cách khử trùng nước: cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên chất này làm cho nước có mùi hắc.
+ Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết .
Hoạt động 2: Thực hành lọc nước.
- GV chia nhóm – hướng dẫn các nhóm làm thực hành.
- Cho HS trình bày kết quả.
+ Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc?
+ Nước sau khi lọc đã uống được ngay chưa? Tại sao?
- GV nhận xét – tuyên dương.
* Hỏi thêm: 
- Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì?
- Than bột có tác dụng gì?
- Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì?
=> GV kết luận: Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại được các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch.
- Treo bảng hướng dẫn quy trình sản xuất nước sạch.
- Chia lớp thành 6 nhóm – Yêu cầu đọc các thông tin trong SGK/57 và trả lời vào phiếu học tập.
- Cho HS trình bày trước lớp trước lớp.
- Yêu cầu HS đánh số thứ tự vào cột các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch và nhắc lại dây chuyền theo đúng thứ tự.
=> GV kết luận:Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bào được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.
Hoạt động 3: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống.
- GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Nước đã được làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
=> Kết luận ( SGK) Nước sau khi lọc đều phải đun sôi để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- Hát
Bài “ Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”
-HS1 trả lời phần trên của mục BCB.
-HS2 trả lời phần dưới của mục BCB.
- HS đọc tựa bài.
* Hoạt động cả lớp.
- Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc – Dùng bình lọc nước – Dùng bông lót ở phễu để lọc – Dùng nước vôi trong – Dùng phèn chua – Dùng than củi – Đun sôi nước,.
- Những cách lọc nước như vậy làm cho nước trong hơn, loại bỏ được 1 số vi khuẩn gây bệnh cho con người.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nhóm đôi.
- Tiến hành lọc nước trong nhóm và thảo luận theo các bước trong SGK/56.
- Đại diện 1 vài nhóm trình bày trước lớp – NX
+ Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát,.Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất.
+ Nước sau khi lọc chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.
- .chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi.
- khử mùi và màu của nước.
-loại bỏ các chất không tan trong nước.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động theo nhóm
- HS theo dõi.
- Các nhóm tiến hành thảo luận và trả lời vào phiếu.
- Mỗi nhóm trình bày 1 quy trình.
- HS đánh số thứ tự và nhắc lại dây chuyền theo đúng thứ tự.
* Hoạt động theo nhóm đôi.
- Một số HS.Y-TB trình bày
 + không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc tồn tại trong nước.
D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 - Nêu ghi nhớ SGK. 
 * GD BVMT: Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì? (Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch).
	- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn nguồn nước sử dụng thật trong sạch.
 - Nhận xét lớp. 
	- Chuẩn bị bài sau: “Bảo vệ nguồn nước.”
TUẦN 14	 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 67: Ngày dạy: 27 tháng 11 năm 2012
Toán 
- Tên bài dạy: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
(Chuẩn KTKN: 67 ; SGK: 77;SGV:139) 
A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN)
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một hcu74 số (chia hết, chia có dư)
- BT cần làm: Bài 1 (dòng 1,2); bài 2.
- BT nâng cao: Bài 3
- Giáo dục: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ kẻ bảng phần b SGK.
HS: - SGK, Vở, bảng con.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I-Ổn định:
II-Bài mới:
1.Giới thiệu: Ghi tựa bài.
2. Trường hợp chia hết: 
- Ghi bảng: 128 472: 6 =?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng.
* Gọi 1 HS.Y lên bảng thực hiện: Tính từ trái sang phải, mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
* Hướng dẫn thử lại: Thương nhân số chia.
3. Trường hợp chi có dư:
- Ghi phép chia ở bảng: 230 859: 5 =?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng.
* Gọi 1 HS.Y lên bảng thực hiện 
* Hướng dẫn thử lại: Thương nhân số chia, cộng số dư..
4. Thực hành.
- Bài 1:
 + Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
+ Yêu cầu HS.Y lên bảng tính trên bảng.
+ GV nhận xét.
- Bài 2: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
+ GV hướng dẫn phân tích đề và giải.
+ Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
+ Cho HS sửa bài.
+ GV nhận xét.
- Bài 3: Giải toán
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Phân tích đề và yêu cầu HS nêu cách giải.
+ Yêu cầu HS làm bài theo 6 nhóm.
+ Yêu cầu HS sửa bài.
+ GV nhận xét.
- Hát
- HS đọc tựa bài.
- Theo dõi.
128 472 6
 08 21 412
 24
 07
 12
 0
 - Cả lớp tính trên bảng con: 278 157: 3
- Tiếp tục theo dõi. Một em lên bảng:
230 859 5
 30 46 171
 08
 35
 09
 4
- Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư bé hơn số chia.
+ Đặt tính rồi tính.
+ HS còn lại làm vào bảng con - NX
a/ 278157 3 304968 4
 08 92719 24 76242
 21 09
 05 16
 27 08
 0 0
b/ 158735 3 475908 5
 08 52911 25 95181
 27 09
 03 40
 05 08
 2 3
+ 1 HS đọc.
+ HS theo dõi – trả lời.
+ Các nhóm làm bài (Bảng phụ)
+ Đại diện 2 nhóm trình bày.
Bài giải:
Số lít xăng ở mỗi bể là:
128610: 6 = 21435 (l)
 ... .
- HS: Nghe & nhắc lại kluận.
- Vì 7 khg chia hết cho 3.
- HS: Nêu y/c.
- 1HS.Y lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
a) ( 8 x 23): 4 = 184: 4 = 46
 (8: 4) x 23 = 2 x 23 = 46
- 2HS nxét bài của bạn.
- HS: TLCH.
- HS: Nêu y/c.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS1: (25 x 36) : 9 = 900 : 9 = 100.
- HS1: (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9)
 = 25 x 4 = 100.
- Vì ta thực hiện phép chia trong bảng đơn giản, sau đó nhân nhẩm đc. 
- HS theo dõi 
- 1HS đọc đề.
- 1HS tóm tắt.
- HS: TLCH.
- HS: Nêu cách giải khác.
- HS: Làm bài vào VBT.
D- CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số , ba chữ số .
-Nhận xét lớp. 
-Về làm lại bài 1 / 69
	-Chuẩn bị: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
TUẦN 14	KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 28: Ngày dạy: 30 tháng 11 năm 2012
Luyện từ và câu 
 - Tên bài dạy: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
 (Chuẩn KTKN: 25 ; SGK: 142; SGV:271)
A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN)
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III)
* HS khá, giỏi nêu được một vài tình huống có thể dùng CH vào mục đích khác (BT3, mục III).
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu hỏi vào mục đích mình chọn.
* KNS : giao tieáp theå hieän thaùi ñoä lòch söï trong giao tieáp;laéng nghe tích cöïc.
B. CHUẨN BỊ: NHOÙM 1 PHUÙT; ÑOÙNG VAI
GV - Bảng phụ kẻ các cột theo nội dung BT1( phần Luyện tập ).
HS: - Từ điển, SGK, Vở
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH
I-Ổn định:
II-Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng (mỗi HS viết 1 câu hỏi, 1 câu dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi).
- GV nhận xét.
III-Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ghi tựa.
2. Phần Nhận xét. 
- Bài 1:
 + Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và cu Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn.
+ Gọi HS đọc câu hỏi.(HS.Y)
- Bài 2: Mục đích của câu hỏi.
+ Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì?
+ Hỏi: Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?
 Câu “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?
-GV: Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ chê, khen hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.
- Bài 3: Nắm ý nghĩa câu hỏi.
+ Yêu cầu HS đọc nội dung.
+ Yêu cầu HS trao đổi, TLCH.
+ Gọi HS trả lời, bổ sung.
+ Hỏi: Ngoài tác dụng để hỏi những điều chứa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?
3. Phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đặt câu biểu thị một số tác dụng khác của câu hỏi.
-GV nhận xét, tuyên dương.
4. Phần Luyện tập.
- Bài 1: Tác dụng của câu hỏi.
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.(đóng vai)
+ Gọi HS phát biểu, bổ sung.
- Bài 2: Đặt câu hỏi phù hợp với tình huống.
+ Gọi HS đọc yêu cầu và các tình huống.
+ Chia nhóm 4 HS.Yêu cầu nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống.
+ Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm.
+ Gọi HS đại diện mỗi nhóm phát biểu.
+ GV nhận xét, kết luận câu hỏi đúng.
a/ Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
b/ Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c/ Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
d/ Chơi diều cũng thích chứ?
- Bài 3: Nêu tình huống sử dụng câu hỏi.
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
- Hát
Bài “Luyện tập về câu hỏi”.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- HS đọc tựa bài.
+ 1 HS đọc – Cả lớp đọc thầm theo, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi.
+ Sao chú mày nhát thế?
Nung ấy à?
Chứ sao?
* Trao đổi theo cặp, trả lời.
+ Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê cu Đất.
+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê cu Đất nhát.
 Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa.
- HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+ Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?”
không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.
+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.
- 2, 3 em đọc ghi nhớ SGK.
VD: Em bé ngoan quá nhỉ?
Cậu cho tớ mượn bút được không?
Có làm bài đi không?......
+ 4 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT.
+ HS đọc thầm từng câu hỏi, trao đổi suy nghĩ, làm bài.
a/ Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc.
b/ Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.
c/ Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.
d/ Câu hỏi của bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.
- 4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc theo nhóm đôi.
+ 1 HS đọc tình huống, các HS khác suy nghĩ, tìm ra câu hỏi phù hợp.
+ Đọc câu hỏi mà mình đã thống nhất ý kiến.
+ 1 HS đọc.
+ Suy nghĩ tình huống.
+ Đọc tình huống của mình.(1 phút)
D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Nêu tác dụng của câu hỏi.- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu hỏi vào mục đích mình chọn.
- Nhận xét tiết học
.- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi.
TUẦN 14: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: 30 tháng 11 năm 2012
Địa lí 
- Tên bài dạy: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Chuẩn KTKN: 124 ; SGK: 103;SGV:85)
A. MỤC TIÊU: ( theo chuẩn KTKN)
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBBB:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ ở Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dười 20°C, từ đó biết ĐBBB có mùa đông lạnh.
* HS K-G: - Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước); đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
- Giáo dục: Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
B.CHUẨN BỊ:
GV - Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
HS: - SGK
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I-Ổn định:
II-Bài cũ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ và TLCH:
+ ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời điểm nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
III-Bài mới:
 Giới thiệu bài: GV ghi tựa.
Hoạt động 1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước 
- Yêu cầu dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? (HS.Y-TB)
+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? - Giải thích thêm về:
* Đặc điểm của cây lúa nước ( Cây cần có đất màu mỡ, thân cây ngập trong nước, nhiệt độ cao  ), về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo và là nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo ; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo 
=> GV chốt: người dân ĐBBB tần tảo vất vả 1 nắng 2 sương để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần quý trọng sức lao động và kết quả lao động của họ: “ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
+ Nêu tên các cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB.(HS.Y-TB)
=> GV chốt: Ngoài lúa gạo, người dân ĐBBB còn trống nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm cá. Đây là nơi nuôi lợn, gà, vịt vào loại nhiều nhất nước ta.
- Hỏi: Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt? (HS.TB-K)
=> GV kết luận: Do là vựa lúa thứ 2 nên có sẵn nguồn thức ăn lúa gạo cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời cũng có các sản phẩm như ngô, khoai, làm thức ăn.
Hoạt động 2 : Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
- GV chia 6 nhóm – Yêu cầu dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó, nhiệt độ như thế nào?
+ Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi SGK.
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Gợi ý: Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó có được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không?
=> GV chốt: Nguồn rau xứ lạnh này làm cho nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao.
- Hỏi: Hãy kể 1 số biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Hát
Bài “ Người dân ơ ĐBBB”.
- 3 HS thực hiện yêu cầu:
+ là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
+Mùa xuân (sau Tết Nguyên đán)
- HS đọc tựa bài.
* Làm việc cả lớp, theo cặp.
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân ĐBBB đã biết trồng lúa nước từ xa xưa và có rất nhiều kinh nghiệm về trồng lúa nước nên ĐBBB trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước.
+Làm đất à gieo mạ à nhổ mạ à cấy lúa à chăm sóc lúa à gặt lúa à tuốt lúa à phơi thóc.
+ vất vả, nhiều công đoạn.
- HS lắng nghe.
+ Cây trồng: ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả.
 Vật nuôi: trâu, bò, lợn (gia súc); vịt, gà (gia cầm); nuôi, đánh bắt cá. 
- Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai.
- HS lắng nghe.
* Làm việc theo 6 nhóm.
- Tiến hành thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi.
+ .kéo dài 3 – 4 tháng. Khi đó nhiệt độ giảm nhanh/ hạ thấp, mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về.
+.có 3 tháng: Tháng 12, 1, 2.
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách,
 Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.
+ Bắp cải, xà lách, cà rốt, cà chua, hoa lơ,
- Phủ kín ruộng mạ – Sưởi ấm cho gia cầm – Làm chuồng nuôi vững chắc, kín gió.
D- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- 1,2 HS nêu ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS tôn trọng thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Nhận xét lớp. 
-Chuẩn bị bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.(tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4.doc