Giáo án tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 4 - 5

Giáo án tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 4 - 5

*Tiếp theo các phần trước:

 Giáo án BDHSG môn Tiếng Việt lớp 4-5.PhầnI  IV

 GIÁO ÁN TỔNG HỢP

 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4-5

*NỘI DUNG :

Phần I : Luyện từ và câu :

 1) Cấu tạo từ.

2) Cấu tạo từ phức.

3) Từ loại.

 3.1-Danh từ, động từ, tính từ.

 3.2- Đại từ, đại từ xưng hô.

 3.3- Quan hệ từ.

4) Các lớp từ:

 4.1- Từ đồng nghĩa.

 4.2- Từ trái nghĩa.

 4.3- Từ đồng âm.

 4.4- Từ nhiều nghĩa.

5) Khái niệm câu.

6)Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu)

7)Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):

 7.1- Câu hỏi.

 7.2- Câu kể.

 7.3- Câu khiến.

 7.4- Câu cảm.

8) Phân loại câu theo cấu tạo- Câu ghép.

9) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

10) Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.

11) Dấu câu.

12) Liên kết câu.

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt lớp 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Tiếp theo các phần trước:
 Giáo án BDHSG môn Tiếng Việt lớp 4-5.PhầnI à IV
 GIÁO ÁN TỔNG HỢP
 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4-5 
*NỘI DUNG :
Phần I : Luyện từ và câu :
 1) Cấu tạo từ.
2) Cấu tạo từ phức.
3) Từ loại.
 3.1-Danh từ, động từ, tính từ.
 3.2- Đại từ, đại từ xưng hô.
 3.3- Quan hệ từ.
4) Các lớp từ:
 4.1- Từ đồng nghĩa.
 4.2- Từ trái nghĩa.
 4.3- Từ đồng âm.
 4.4- Từ nhiều nghĩa.
5) Khái niệm câu.
6)Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu)
7)Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):
 7.1- Câu hỏi.
 7.2- Câu kể.
 7.3- Câu khiến.
 7.4- Câu cảm.
8) Phân loại câu theo cấu tạo- Câu ghép.
9) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
10) Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
11) Dấu câu.
12) Liên kết câu.
Phần II: Tập làm văn:
1) Bài tập về phép viết câu.
2) Bài tập về phép viết đoạn.
3) Luyện viết phần mở bài.
4) Luyện viết phần kết bài.
5) Luyện tìm ý cho phần thân bài.
6) Phương pháp chung khi làm bài Tập làm văn.
7) Làm thế nào để viết được một bài văn hay.
8) Nội dung và phương pháp làm bài:
 8.1- Thể loại miêu tả.
 8.2- Thể loại kể chuyện.
 8.3- Thể loại viết thư.
Phần III: Cảm thụ văn học: 
A-Khái niệm.
B-Một số biện pháp tu từ thường gặp.
C-Kỹ năng viết một đoạn văn về C.T.V.H.
D-Hệ thống bài tập về C.T.V.H.
Phần IV:Chính tả (Phù hợp với khu vực Miền Bắc)
1)Chính tả phân biệt l / n.
2)Chính tả phân biệt ch / tr.
3)Chính tả phân biệt x / s.
4)Chính tả phân biệt gi / r / d.
5)Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ” (c /k /q ).
6)Quy tắc viết phụ âm đầu “ngờ” (ng /ngh ).
7)Quy tắc viết nguyên âm i (i / y ).
8)Quy tắc viết hoa.
9)Quy tắc đánh dấu thanh.
 10)Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần.
 11)Cấu tạo từ Hán-Việt.
Phần V: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cuối bậc tiểu học:
 1)Bài tập chính tả.
 2)Bài tập luyện từ và câu.
 3)Bài tập C.T.V.H.
 4)Bài tập làm văn.
Phần VI: Các đề luyện thi cuối bậc tiểu học
 PHẦN V: 
HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI BẬC TIỂU HỌC
I- BÀI TẬP CHÍNH TẢ:
A) Những nội dung cần ôn lại:
- Chính tả Phân biệt: l/n ; s/x ; gi/r/d ; ch/tr ; ng/ngh và g/gh.
- Quy tắc viết hoa.
- Quy tắc đánh dấu thanh.
- Cấu tạo tiếng, cấu tạo vần.
B) Bài tập thực hành: (Đáp án là những từ đã gạch chân)
Bài tập 1: 
Hãy chỉ ra các tiếng viết sai chính tả trong các từ sau rồi sửa lại cho đúng:
a. no nghĩ 	b. số lẻ 	c. lí do
 con nai ẩn lấp làn gió
 thuyền nan siêng năng no toan
 hẻo lánh tính nết mắc lỗi
( Ghi nhớ, nhắc lại : Chính tả P/b: l/n)
Bài tập 2:
Hãy tìm ra các từ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng:
a. che chở 	 b. chí hướng 	 c. trong trẻo
 trung kết 	 che đậy 	 trở về 
 chê trách 	 phương châm 	 câu truyện
 tránh né 	 trâm biếm 	 trung bình
(G/nhớ: Chính tả P/b: ch / tr )
Bài tập 3:
Hãy chỉ ra các từ viết sai chính tả rồi sửa lại cho đúng:
a. xa lánh 	 b. thiếu xót 	 c. sản xuất
 xương gió 	 sơ sinh 	 sơ suất
 ngôi sao 	 sứ giả 	 suất sắc
 sinh sống 	 sử dụng 	 xuất hiện
(G /nhớ, nhắc lại : P/b : x /s )
Bài tập 4:
Hãy tìm ra từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
a. rá lạnh 	b. hình ráng 	c. củ dong riềng
 da vị 	 ranh giới 	 dong chơi
 	 giản dị 	 ranh lam thắng cảnh 	 rông bão
 con rán 	 tranh dành tháng riêng
( G / nhớ, nhắc lại : Chính tả P/b : gi / r / d )
Bài tập 5:
Hãy viết lại những từ viết sai chính tả ở bài tập 4 cho đúng chính tả.
Bài tập 6:
Hãy tìm ra một từ viết sai chính tả trong từng dòng sau:
chạn bát, trạm xá, trách mắng, chông chờ.
Nhà dông, rung động, chiếc giường, để dành.
Già dặn, rôm rả, giằng co, dành giật. 
Cơm nắm, khô nẻ, lo ấm, trông nom.
Chia sẻ, sếp hàng, sum sê, xum xuê.
Bổ sung, xử lí, xơ đồ, san sẻ.
Bài tập 7:
Tìm 5 từ có các tiếng:
a) trang (Đ/án: t/bị, t/sử, t/sức, t/trại, nghĩa/t, t/nam nhi,...)
b) tránh	(t/mặt, t/né, t/nắng, t/rét, phòng/t, trốn/t,...)
c) châm	(c/biếm, c/chích, c/chọc, c/chước, c/ngôn, nam/c, phương/c,...)
d) chí	(c/hướng, c/khí, báo/c, đắc/c, quyết/c, thiện/c, ý/c,...)
e) trung	(t/bình, t/gian, t/học, t/thành, t/lập,...)
f) chung	(c/kết, c/khảo, c/thân, c/thuỷ, nói/c,...)
g) dành	(d/dụm, d/riêng, dỗ/d, để/d, quả/dd,...)
h) giành	(gi/giật, gi/lấy, gi/nhau, tranh/gi, gi/độc lập,...)
i) rành	(r/mạch, r/nghề, rr, r/rẽ, r/việc, rõ/r,...)
k) xuất	(x/bản, x/hiện, x/khẩu, đề/x, đột/x, sản/x,...)
l) xử	(x/lí, x/sự, x/thế, cư/x, x/trí, xét/x,...)
m) sứ	(s/giả, s/mệnh, s/quán, ấm/s, bát/s,....)
Bài tập 8:
Hãy chỉ ra âm chính của các tiếng trong các từ sau:
a. nhoẻn cười b. ước muốn c. tia lửa
huy hiệu khuya khoắt khúc khuỷu
hoa huệ thủa nào mùa quýt
khuây khoả thuở xưa khuyên giải
( G/nhớ, nhắc lại : Cấu tạo tiếng, cấu tạo vần)
Bài tập 9:
Hãy chỉ ra vị trí dấu thanh ở các tiếng có trong các từ ở BT 8 (giải thích vị trí đánh dấu thanh)
Bài tập 10:
Viết lại các từ và cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa:
trần hưng đạo, trường sơn, cửu long, pắc pó, y a li, kơ pa kơ lơng.
ê đi xơn, mê công, lu i pa xtơ, ma lai xi a, trung quốc, ấn độ, lí bạch, trương mạn ngọc.
đảng cộng sản việt nam, trường mầm non sao mai, tổ chưc nhi đồng liên hợp quốc.
( G/ nhớ, nhắc lại : Quy tắc viết hoa)
II- BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
*Những nội dung cần ghi nhớ:
1.Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình)
 Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu
 T.G.T.H Láy vần
 Láy âm và vần
 Láy tiếng
2. Các lớp từ: 	Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
3. Từ loại: Danh từ (Cụm DT) 
 Động từ (Cụm ĐT) 
 Tính từ (Cụm TT) 
 Đại từ (Đại từ chỉ ngôi) 
 Quan hệ từ
4. Câu : Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn
 Phân loại theo mục đích nói: Câu kể Câu ghép
 Câu hỏi
 Câu cảm
 Câu khiến
5.Các thành phần của câu:
Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ Định ngữ* Bổ ngữ* Hô ngữ* 
6.Liên kết câu : Lặp từ ngữ
 Thay thế từ ngữ
 Dùng từ ngữ để nối
 (Liên tưởng......)
7.Cách nối các vế câu ghép : Nối trực tiếp
 Dùng từ nối: Nối bằng quan hệ từ
 Nối bằng cặp từ hô ứng
*Bài tập thực hành:
Bài tập 11:
Hãy chỉ ra các từ phức trong các kết hợp sau:
Xe đạp, xe cộ, kéo xe, đạp xe, nướng bánh, bánh rán, nước uống, quắt lại, rủ xuống, uống nước, chạy đi.
*Đáp án: 
Xe đạp, xe cộ, bánh rán, quắt lại, rủ xuống.
( G/ nhớ, nhắc lại : cách phân định danh giới từ)
Bài tập 12: (Đáp án ghi sẵn vào bài)
Dùng 1 gạch ( / ) để tách từng từ trong đoạn văn sau:
Mưa / mùa xuân /xôn xao,/ phơi phới,/...Những /hạt mưa /bé nhỏ,/ mềm mại,/ rơi /mà /như /nhảy nhót...
Mùa xuân /mong ước /đã /đến./ Đầu tiên,/ từ /trong /vườn,/ mùi /hoa hồng,/ hoa huệ /sực nức /bốc lên...
Bài tập 13:
Tìm các từ láy có trong nhóm từ sau:
Mải miết, xa xôi, xa lạ, mơ màng, san sẻ, chăm chỉ, học hỏi, quanh co, đi đứng, ao ước, đất đai, minh mẫn, chân chính, cần mẫn, cần cù, tươi tốt, mong mỏi, mong ngóng, mơ mộng, phẳng phiu, phẳng lặng.
( G/nhớ, nhắc lại : P/b từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn)
Bài tập 14:
Hãy điền vào chỗ trống để có các từ ghép và từ láy:
Màu..., đỏ..., vàng..., xanh..., sợ...., buồn...., lạnh....
Bài tập 15:
Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “mưa”
Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “nắng”
Bài tập 16:
Chỉ ra các từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại trong các từ sau:
Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh chị, anh cả, em út, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu, vui buồn, vui mắt.
(G/nhớ, nhắc lại : P/b TGTH và TGPL)
Bài tập 17:
Chia các từ sau thành 2 loại: Từ tượng thanh và từ tượng hình:
Thấp thoáng, thình thịch, phổng phao, đồ sộ, bầu bầu, mập mạp, khanh khách, lè tè, ào ào, nhún nhẩy, ngào ngạt, chon chót, bi bô, bập bẹ, chới với, thoang thoảng, lon ton, tim tím, thăm thẳm.
(G/nhớ, nhắc lại : Từ tượng thanh, từ tượng hình)
Bài tập 18:
Cho các từ sau:
Lững thững, thướt tha, đủng đỉnh, róc rách, thì thào, lác đác, khúc khích, lộp độp, lách cách, the thé, sang sảng, đoàng đoàng, ào ào.
a) Phân các từ láy trên thành các kiểu: láy tiếng, láy âm, láy vần, láy cả âm và vần.
b) Trong các từ trên, từ nào là từ tượng thanh, từ nào là từ tượng hình?
(G/nhớ, nhắc lại : Các kiểu từ láy)
Bài tập 19:
Dựa vào các tính từ dưới đây, tìm thêm những thành ngữ so sánh:
Xanh, vàng, trắng, xấu, đẹp, cứng, lành, nặng, nhẹ, vắng, đông, nát.
(Mẫu: ChậmàChậm như rùa)
*Đáp án:
Xanh như tàu lá, vàng như nghệ, trắng như trứng gà bóc, xấu như ma lem, đẹp như tiên, cứng như thép, lành như bụt, nặng như đá đeo, nhẹ như bấc, vắng như chùa bà Đanh, nát như tương Bần, đông như kiến cỏ.
Bài tập 20:
Chỉ ra từ không giống các từ khác trong nhóm:
xanh ngắt, xanh thẳm, xanh xao, xanh biếc.
Tổ quốc, tổ tiên, đất nước, non sông.
Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, lão nông.
Đỏ au, đỏ bừng, đỏ ửng, đỏ đắn.
Hoà bình, hoà tan, hoà thuận, hoà hợp.
Róc rách, thì thầm, lách tách, rì rào.
Giáo viên, học sinh, sinh viên, bạn bè.
Thành tích, thành thực, thành thật, trung thực.
(G/ nhớ, nhắc lại : Từ đồng nghĩa)
Bài tập 21:
Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau:
sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
đỗ tương - đỗ lại – thi đỗ - giá đỗ.
( G/nhớ, nhắc lại : Từ đồng âm)
Bài tập 22:
Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ có trong các két hợp dưới đây:
Ngọt: cam ngọt, nói ngọt, đàn ngọt, rét ngọt.
Cứng: lí lẽ cứng, cứng như thép, tê cứng, lực học cứng.
Ăn: ăn đòn, ăn nắng, ăn ảnh, ăn cơm.
Chạy: chạy ăn, ôtô chạy, chạy nhanh, đồng hồ chạy.
Đi: tôi đi bộ, đi ôtô, đi học, đi công tác.
(G/nhớ, nhắc lại : Từ nhiều nghĩa)
Bài tập 23:
Hãy tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
Thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành.
Nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi.
Vui vẻ, cao thượng, cản thận, siêng năng.
Già lão, cân già, quả già.
Muối nhạt, đường nhạt, màu nhạt.
*Đáp án:
a) Dối trá, kém cỏi, yếu ớt, độc ác.
b) To lớn, sâu sắc, tối tăm, khó khăn.
c) Buồn bã, thấp hèn, cẩu thả, lười biếng.
d) Trẻ trung, cân non, quả non.
e) Muối mặn, đường ngọt, màu đậm.
( G/nhớ, nhắc lại : Từ trái nghĩa )
Bài tập 24:
Xác định từ loại của các từ sau:
Núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đi đứng.
( G/nhớ: DT,ĐT,TT )
Bài tập 25:
Cho đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
Dùng 1 gạch ( / ) tách từng từ trong đoạn văn trên.
Tì ... nhàng, rung rung, Thoang thoảng, dịu dàng.
Bài tập 46:
Điền các từ : vàng xuộm, vàng hoe, vàng giòn, vàng mượt, vàng ối, vàng tươi, vào những vị trí thích hợp:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. Màu lúa chín dưới đồng ... lại. Nắng nhạt ngả màu ... Từng chiếc lá mít ... Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh ... Dưới sân, rơm và thóc ... Quanh đó, con gà, con chó cũng ....
 (Tô Hoài)
Bài tập 47:
Hãy phân biệt nghĩa của các từ vừa điền ở bài tập 46.
*Đáp án:
- Vàng xuộm: Vàng đậm và đều khắp.
- Vàng hoe: Vàng nhạt nhưng tươi ánh lên.
- Vàng ối: Vàng đậm, tươi.
- Vàng tươi: Vàng một màu tươi tắn.
- Vàng giòn: Vàng khô, già nắng.
- Vàng mượt: Vàng một cách mượt mà.
III- BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC:
Bài tập 48:
Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn, câu thơ sau:
 Mùa thu của em
 Là vàng hoa cúc
 Như nghìn con mắt
 Mở nhìn trời êm.
 Thân dừa bạc phếch tháng năm
 Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
 Đêm hè hoa nở cùng sao
 Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
 Trường Sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
 Sông La ơi sông La
 Trong veo như ánh mắt
 Bờ tre xanh êm mát
 Mươn mướt đôi hàng mi.
 Mặt trời bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng.
 Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát.
 Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
*Đáp án:
- Câu a, b, c, : so sánh.
- Câu d : so sánh, nhân hoá.
- Câu e : nhân hoá.
- Câu f : điệp ngữ.
- Câu g : đảo ngữ.
(G/ nhớ : So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ).
Bài tập 49:
Trong bài thơ “Luỹ tre” của nhà thơ Nguyễn Công Dương có viết:
Mỗi sớm mai thức dậy
Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh thơ nào? Vì sao em thích?
*Đáp án :
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao”.
Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.
Bài tập 50:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao?
*Đáp án:
Theo em, hình ảnh “ngọn gió” trong câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọngió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời giống như mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong cho con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ , khiến cho đoạn thơ hay hơn, đẹp đẽ hơn.
Bài tập 51:
Trong bài thơ “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
Đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất đối với em? Vì sao?
*Đáp án:	
Hình ảnh “dòng sông chảy nặng phù sa” là hình ảnh đẹp và gây xúc động nhất đối với em vì nó được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương, quên mình của Bác. Dòng sông quê hương mang nặng phù sa hay tấm lòng của Bác lúc nào cũng chan chứa tình yeu thương dành cho mỗi chúng ta? Bác chia sẻ tình thương cho tất cả mọi người mà chẳng hề nghĩ đến riêng mình. Dòng sông cũng vậy, cứ chảy mãi, chảy mãi, đem đến cho đôi bờ những hạt phù sa đỏ hồng để làm nên hạt gạo, làm nên cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy, hình ảnh Bác Hồ luôn luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như dòng sông quê hương muôn đời đẹp mãi trên đất nước Việt Nam yêu dấu.
Bài tập 52:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”
(Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Em hiểu như thế nào về nội dung 2 câu thơ cuối trong đoạn thơ trên?
*Đáp án:
Hai dòng thơ cuối cho ta thấy: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là cả một khoảng thời gian dài dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua các câu chuyện cổ, chúng ta có thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán, các quan niệm đạo đức,...của ông cha ta. Hình ảnh của ông cha xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói, truyện cổ đã giúp ta nhận biết được gương mặt của các thế hệ cha ông ta ngày xưa.
Bài tập 53:
Trong bài thơ “Trong lời mẹ hát” của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả?
*Đáp án:
Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng theo thời gian khiến cho tác giả cảm thấy xúc động đến nôn nao. Thông qua hình ảnh đối lập: “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao”, tác giả muốn bộc lộ lòng biết ơn của mình đối với mẹ. Cả cuộc đời mẹ đã làm lụng vất vả, nỗi vất vả đã làm trĩu còng lưng mẹ. Lưng mẹ càng còng, con càng lớn thêm lên. Viết ra được những dòng thơ chan chứa tình cảm đó chứng tỏ tác giả rất thấu hiểu nỗi gian truân, vất vả của mẹ. Qua đó, ta cũng thấy tình cảm của tác giả dành cho mẹ cũng thật là đẹp đẽ, thật là sâu đậm.
Bài tập 54:
“Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
(Mẹ vắng nhà ngày bão - Đặng Hiển)
Em hãy nêu suy nghĩ của mình sau khi đọc đoạn thơ trên.
*Đáp án:
Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Bài tập 55:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay”
(Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)
Em hãy nêu cảm xúc của tác giả về “Hạt gạo làng ta” qua đoạn thơ trên.
*Đáp án:
“Hạt gạo làng ta” chính là hình ảnh của quê hương, Nhờ gắn bó máu thịt với làng quê, nhờ óc tưởng tượng phong phú và bay bổng, Trần Đăng Khoa đưa ta đi từ cái hữu hình (hạt gạo) đến cái vô hình. Hạt gạo chắt lọc cái tinh tuý của đất (vị phù sa), chắt lọc cái tinh tuý của nước (hương sen thơm) và ấp ủ cả cái tình của người (lời mẹ hát). Hạt gạo không những nuôi ta khôn lớn mà hạt gạo còn nặng tình, nặng nghĩa với đất, với nước và với người... Hạt gạo chính là hồn của quê hương.
III- BÀI TẬP LÀM VĂN:
Bài tập 56:
Hãy viết 1- 2 câu văn có sử dụng :
Biện pháp so sánh.
Biện pháp nhân hoá.
Biện pháp điệp ngữ.
Biện pháp đảo ngữ.
Bài tập 57:
Hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) tả cảnh hoặc tả cây cối có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là:
Mỗi khi mùa xuân về...
Mùa hè sang...
Thu đến...
Khi trời chuyển mình sang đông...
*Đáp án tham khảo:
a) Mỗi khi mùa xuân về, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi những nhánh khô gầy, khẳng khiu sau cả mùa đông dài ấp ủ dòng nhựa nóng. Chỉ qua một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm tím hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác, mỗi lúc mỗi khác. Cái màu xanh mượt mà, cái sức sống quyết liệt ấy đã gợi mở rất nhiều điều mới lạ trong tôi. (Sử dụng biện pháp nhân hoá, điệp từ điệp ngữ)
b) Mùa hè sang, cành trên cành dưới chi chít lá. Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ, nhiếu tầng nhiều bậc chiếm lĩnh không gian. Dưới cái ô khổng lồ màu ngọc bích ấy, không biết bao nhiêu người khách qua đường đã dừng lại nghỉ chân. Hiền lành và trầm tư, ngày qua ngày, cây bàng vẫn bền bỉ dang rộng vòng tay giúp ích cho đời. ( Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá)
c) Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần, đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. Cái màu tía kì diệu, càng nhìn càng thấy mê say. ( Sử dụng BP nhân hoá, điệp ngữ)
d) Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say. ( Sử dụng BP so sánh, đảo ngữ)
Bài tập 58:
Hãy viết một đoạn văn (6 – 8 câu) tả cảnh mưa xuân.
*Đáp án tham khảo: (TV5/ NC- Tr.178)
Bài tập 59:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân.
*Đáp án: ( TV5/ NC-Tr.179 // Sổ tay tích luỹ VH)
Bài tập 60:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả cảnh trăng lên.
*Đáp án : ( TV5/ NC- Tr.186 // BD mầm non VH-Tr44 // Sổ tay tích luỹ VH)
Bài tập 61:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả trận mưa rào.
*Đáp án : ( TV5/ NC- Tr.181 // CĐBD-Tr.21)
Bài tâp 62:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả vẻ đẹp của mọt con sông.
*Đáp án : ( TV5/ NC- Tr.183 // CĐBD-Tr.23, Tr.92)
Bài tập 63:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả cánh đồng quê em.
*Đáp án : ( CĐBD-Tr.24, 25)
Bài tập 64:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả về mẹ.
*Đáp án : ( TV5/ NC- Tr.193 )
Bài tập 65:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả một người già.
*Đáp án : ( TV5/ NC- Tr.193 )
Bài tập 66:
Hãy viết một đoạn văn (6-8 câu) tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
*Đáp án : ( BT luyện viết văn MT - Tr.46, 49 )
......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong HSG lop 45 chuan dep.doc