Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 25

Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 25

Tiết 2+3: Tập đọc

SƠN TINH THỦY TINH

 I- Mục đích, yêu cầu:

 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Đọc trôi chảy toàn bài ,đọc đúng từ khó.

-Ngắt nghỉ hơi đúng ,biết phân biệt lời kể với lời nhân vật (Hùng Vương).

2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

-Hiểu nghĩa từ :lễ vật ,cầu hôn, ván, nệp .

-Nội dung : Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta doThuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ;đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt .

3. GD HS vận động mọi người phòng chống lũ lụt khi có lụt ,trẻ em không nên chơi nơi có lũ .

 II- Đồ dùng dạy học:

GV : Tranh vẽ trong SGK

HS : SGK

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Trường Tiểu Học Cát Hiệp - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 25
Thứ 2 / 22 / 2 / 2010
Tiết 1 :	 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 I/Nội dung 1: Chào cờ đầu tuần
 II/Nội dung 2: Sinh hoạt tập thể
*GV nhắc lại những nội dung công việc mà nhà trường và lớp đã đề ra trong tuần 25.
* Yêu cầu HS thực hiện nghiêm túc .
* Nhắc HS chuẩn bị bài tốt và đem đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp.
 *Chơi trò chơi và múa hát tập thể ,cá nhân.
Tiết 2+3: Tập đọc 
SƠN TINH THỦY TINH
 I- Mục đích, yêu cầu:
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :Đọc trôi chảy toàn bài ,đọc đúng từ khó.
-Ngắt nghỉ hơi đúng ,biết phân biệt lời kể với lời nhân vật (Hùng Vương).
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu: 
-Hiểu nghĩa từ :lễ vật ,cầu hôn, ván, nệp .
-Nội dung : Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta doThuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ;đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt .
3. GD HS vận động mọi người phòng chống lũ lụt khi có lụt ,trẻ em không nên chơi nơi có lũ .
 II- Đồ dùng dạy học: 
GV : Tranh vẽ trong SGK 
HS : SGK 
III-Các hoạt động dạy học: 
TIẾT 1
TL 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1’
5’
1’
30’
30’
10’
3’
1- Ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS đọc bài Voi nhà và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
-Voi nhà đã giúp con người như thế nào ?
GV nhận xét và ghi điểm 
3-Dạy bài mới :
a)Giới thiệu bài :Ở nước ta vào giữa mùa mưa khoảng tháng 7 ,tháng 8 dương lịch thường xảy ra nạn lũ lụt nước sông dâng lên nhanh nhà cửa, ruộng đồng ngập nước .Nhân dân ta luôn chống lũ lụt để bảo vệ nhà cửa, mùa màng. Câu chuyện về 2 vị thần Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh là cách giải thích của người xưa về nạn lũ lụt .
b) Luyện đọc: 
GV đọc mẫu toàn bài 
Luyện đọc từng câu 
Luyện đọc tiếng khó .
Luyện đọc từng đoạn trước lớp 
Luyện đọc câu văn dài 
Gọi HS đọc chú giải:cầu hôn ,lễ vật ,ván ,nệp, ngà, cựa ,hồng mao 
Giải nghĩa thêm :kén là lựa chọn kĩ 
-Đọc từng đoạn trong nhóm 
-Thi đọc giữa các nhóm 
Đọc đồng thanh 
 TIẾT 2
c) Tìm hiểu bài: 
Gọi 1 HS đọc đoạn 1 
Câu 1 : Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?
-Em hiểu chúa miền non cao là thần gì ? Vua vùng nước thẳm là thần gì ? 
Gọi 1 HS đọc đoạn 2 
Câu 2 : Vua Hùng phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
* Lễ vật gồm những gì ?
Gọi 1 HS đọc đoạn 3 
Câu 3 : Kể lại việc chiến đấu của hai vị thần ?
GV gợi ý :Thuỷ Tinh đánh Sơn tinh bằng cách nào?
-Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách nào?
-Cuối cùng ai thắng ?Người thua đã làm gì ?
Câu 4 :Câu chuyện này nói lên điều gì có thật:
Mị Nương rất xinh đẹp
Sơn Tinh rất tài giỏi
Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường
* Nêu nội dung câu chuyện 
d) Luyện đọc lại 
Gọi 3 HS đọc lại truyện 
GV nhận xét 
4- Củng cố ,dặn dò : 
- Em thích nhân vật nào nhất vì sao?
Giáo dục vận động HS chống lũ lụt .
GV nhận xét tiết học.
Hát
2 HS đọc bài Voi nhà và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
Voi nhà đã giúp con người kéo chiếc xe lên khỏi vũng lầy .
-HS lắng nghe 
HS theo dõi
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
-HS đọc tiếng khó:tuyệt trần ,cuồn cuộn, đuối sức ,cơm nếp ,lễ vật .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
HS đọc ngắt hơi đúng chỗ 
* Một người là Sơn Tinh, /chúa miền non cao, /còn người kia là Thuỷ Tinh/, vua vùng nước thẳm //.
* Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/voi chín ngà, gà chín cựa,/ngựa chín hồng mao.//
HS đọc chú giải
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
HS đọc đồng thanh đoạn 1 và 2
-1 HS đọc đoạn 1
Sơn Tinh :chúa miền non cao 
Thuỷ Tinh :vua miền nước thẳm 
Chúa miền non cao là thần núi .
Vua vùng nước thẳm là thần nước .
-1 HS đọc đoạn 2
Vua giao hẹn ai mang đủ lễ vật tới trước thì được lấy Mị Nương .
Một trăm ván cơm nếp ,hai trăm nệp bánh chưng ,voi chín ngà ,gà chín cựa, ngựa chín hồng mao .
- 1 HS đọc đoạn 3
Thần hô mưa gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nước ngập cả nhà cửa ruộng đồng .
-Thần bốc lên từng quả đồi dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao
Sơn Tinh thắng .Thuỷ Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh gây lũ lụt ở khắp nơi
* Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường
Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ tinh ghen tức Sơn tinh gây ra đồng thời phản ánh nhân dân ta đắp đê chống lụt
3 HS đọc lại truyện
HS trả lời
 * Rút kinh nghiệm : -------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Tiết4:Toán
 MỘT PHẦN NĂM
I) Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu được “Một phần năm”.
 - Nhận biết , viết, đọc . 
-Giáo dục HS ham học toán.
II) Đồ dùng dạy học
GV : Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật
HS : Vở bài tập ,bảng con
III) Các hoạt động dạy học
TL
	Giáo viên
 Học sinh
1’ 
5’
1’
12’
12’
4’
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS đọc bảng chia 5
1 HS lên bảng giải
Có 30 HS xếp thành 5 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy HS ?
GV nhận xét
3) Dạy bài mới: 
a- Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học bài Một phần năm
b-Giới thiệu một phần năm
GV treo hình vuông lên bảng.
GV chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau, GV tô màu 1 phần. .Như vậy cô đã tô màu hình vuông.GV viết : . 
GV kết luận :Chia hình vuông làm 5 phần bằng nhau lấy đi một phần ,được hình vuông. 
-GV HS quan sát hình ngôi sao 5 cánh
Cắt 1 cánh ta được hình ngôi sao. 
c-Bài tập thực hành 
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Gọi HS trả lời.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tương tự bài 1
Bài 3 :Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Hình B khoanh một phần mấy số con vịt ?
4-Củng cố dặn dò :
Gọi 1 số HS đọc số 
GV tổ chức HS chơi trò chơi nhận biết 
GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị tiết sau Luyện tập .
HS hát
3 HS đọc thuộc lòng
1 HS lên bảng giải
Cả lớp ghi phép tính vào bảng con
 Giải
 Số HS mỗi hàng:
 	30 : 5 = 6 ( HS )
 Đáp số : 6 HS
-HS theo dõi
1 HS lên bảng viết 
Đọc Một phần năm 
HS theo dõi.
_Đã tô màu hình nào ?
-HS quan sát hình vẽ trả lời 
Đã tô màu hình A ,D 
-Hình nào đã khoanh số con vịt ?
HS quan sát hình vẽ trả lời : Hình A 
-Hình B khoanh số con vịt 
-1 số HS đọc 
HS chơi trò chơi
*Rút kinh nghiệm: 	
 Tiết 5: Đạo đức:
 THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ 2 
I)Mục tiêu 
Hướng dẫn HS ôn tập các bài đạo đức Trả lại của rơi ,Biết nói lời yêu cầu đề nghị ,lịch sự khi nhận và gọi điện thoại .
Rèn kĩ năng thực hành các hành vi đạo đức đã học 
GD HS nhận biết hành vi đúng thì thực hành ,những hành vi sai không làm .Biết trả lại của rơi và biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự 
 II)Đồ dùng dạy học 
GV :Chuẩn bị một số câu hỏi ôn tập và 2 cái điện thoại bằng đồ chơi để HS đóng vai
HS : Học thuộc bài 
 III)Các hoạt động dạy và học 
T/g 
 Hoạt đông của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1’
3’
1’
15’
12’
3’
A-Ổn định tổ chức : 
B-Kiểm tra bài cũ :
-Khi nhận điện thoại em phải nói năng như thế nào ?
C-Dạy bài mới :
1)Giới thiệu bài : 
2) Hoạt động:
Hoạt động 1: ÅTrò chơi hái hoa dân chủ 
GV ghi một số câu hỏi gắn vào cây hoa ,yêu cầu HS đại diện các nhóm lên bốc thăm trả lời 
-Khi nhặt được của rơi em phải làm gì ?
-Trả lại của rơi là đem lại điều gì cho người mất 
-Trẻ em biết nói lời yêu cầu đề nghị là thể hiện điều gì ?
4 ) Khi nhận điện thoại em phải noi năng như thế nào ? 
Hoạt động 2 : Thực hành 
GV đưa ra 2 điện thoại bằng đồ chơi yêu cầu HS thực hành nói chuyện theo tình huống :Hẹn bạn đi chơi ,Gọi đến nhà bạn gặp bố mẹ bạn em chào hỏi như thế nào ?
Nếu người khác gọi nhầm số máy em phải nói như thế nào ?
3)Củng cố dặn dò ;
GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị bài sau Lịch sự khi đến nhà người khác .
HS hát
Nói ngắn gọn rõ ràng ,lịch sự 
HS đại diện các nhóm lên bốc thăm trả lời
..Trả lại cho người bị mất 
-Đem lại niềm vui cho người mất và niềm vui cho chính mình .
-Thể hiện sự ø tự trọngva tôn trọng người khác .
-Nói năng lễ phép ,nói ngắn gọn rõ ràng .
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ 3 / 23 / 2 /2010
Tiết1:Âm nhạc 
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT:
“TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG” VÀ “HOA LÁ MÙA XUÂN”
 GV bộ môn giảng dạy
Tiết2:Kể chuyện 
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 I/ Mục đích, yêu cầu : 
1.Rèn kĩ năng nói:
-Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện .Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh. 
-Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ,điệu bộ thích hợp .
2.Rèn kĩ năng nghe :Nghe và ghi nhớ lời kể của bạn ,nhận xét đúng lời kể của bạn .
II/ Đồ dùng dạy học :
GV: 3 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK 
HS : Xem trước câu chuyện 
 III/ Các hoạt động dạy và học :
TL
Hoạt đông của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
5’
15’
10’
4’
1-Ổn định tổ chức :Hát 
2-Kiểm tra bài cũ :Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Quả tim Khỉ 
GV nhận xét ghi điểm 
3-Dạy bài mới :
a)Giới thiệu bài : Hôm nay các em tập kể lại câu chuyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh .
b) Hướng dẫn kể chuyện 
*Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện
GV gọi 3 HS lên bảng xếp 
* Kể từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã sắp xếp lại.
Yêu cầu HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm.
* Kể  ...  30 phút ,6 giờ 15 phút ,5 giờ rưỡi .
4- Củng cố, dặn dò :
 GV quay kim đồng hồ yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ .
GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị bài sau Luyện tập 
 HS hát
1 giờ có 60 phút
2 HS lên bảng
5 giờ + 2 giờ = 7 giờ
4 giờ + 6 giờ = 10 giờ
8 giờ + 7 giờ = 13 giờ 
12 giờ – 8 giờ = 4 giờ
HS quan sát mô hình đồng hồ và trả lời câu 
hỏi :
-4 giờ 15 phút 
-1 giờ 30 phút 
-9 giờ 15 phút 
-8 giờ 30 phút 
1 HS đọc yêu cầu 
-HS quan sát hình vẽ và trả lời 
a)An vào học lúc 13 giờ 30 phút ứng với đồng hồ A .
b) An ra chơi lúc 15 giờ ứng với đồng hồ D c)An vào học tiếp lúc 15 giờ 15 phút ứng với đồng hồ B
d)An tan học lúc 16 giờ 30 phút ứng với đồng hồ E
e)An tưới rau lúc 5 giờ 30 phút ứng với đồng hồ C
g) An ăn cơm 7 giờ tối ứng với đồng hồ G 
-HS quay kim đồng hồ 
HS đọc giờ trên đồng hồ
* Rút kinh nghiệm: 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 4Tập làm văn 
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý –QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
I)Mục đích,yêu cầu 
 1.Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường 
2.Quan sát tranh một cảnh biển ,trả lời đúng các sâu hỏi về cảnh trong tranh 
3.Giáo dục HS đáp lời đồng ý lịch sự ; yêu thích biển 
II)Đồ dùng dạy học :
GV Tranh minh hoạ cảnh biển trong SGK 
HS : Bảng phụ viết câu hỏi của bài tập 3 
III)Các hoạt động dạy học 
TL
Hoạt đông của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
32’
2’
1)Ổn định tổ chức : Hát 
2)Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2-3 cặp HS đứng tại chỗ đối thoại : 1 em nói lời phủ định ,1 em đáp lời phủ định .
GV nhận xét và ghi điểm 
3)Dạy bài mới :
a-Giới thiệu bài :Hôm nay các em học cách đáp lời đồng ý .Sau đó tập quan sát một bức tranh vẽ cảnh biển trả lời các câu hỏi về cảnh biển được thể hiện trong tranh .
b-Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 : (miệng ) 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Hà cần nói với thái độ như thế nào ?
Dũng cần nói với thái độ như thế nào ?
Gọi 2-3 HS nhắc lại lời khi được bố Dũng mời vào nhà gặp Dũng 
Bài 2 : (miệng) Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 
Gọi 3 –4 cặp thực hành 
GV khuyến khích HS đáp lời đồng ý theo nhiều cách khác nhau ,đúng mực hợp với tình huống giao tiếp. 
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
GV treo tranh vẽ cảnh biển 
Hướng dẫn : Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh ,đọc thầm 4 câu hỏi và trả lời ,viết ra giấy nháp .
a)Tranh vẽ cảnh gì ?
b) Sóng biển như thế nào ? 
c)Trên mặt biển có những gì ?
d)Trên bầu trời có những gì ?
GV khuyến khích HS trả lời theo nhiều cách, diễn đạt khác nhau 
4)Củng cố ,dặn dò 
GV nhận xét tiết học ,chuẩn bị bài sau Đáp lời đồng ý ,tả ngắn về biển .
-HS1 :Cậu đã bao giờ nhìn thấy một con voi chưa? 
HS2 : Chưa bao giơ.ø 
HS1 : Thật đáng tiếc !
-Đọc đối thoại sau ,nhắc lại lời của bạn 
Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng
-Hà nói lễ phép 
-Niềm nở 
-Từng cặp HS đóng vai bố Dũng ,Hà thực hành đối đáp .
2-3 HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác Cháu xin phép bác .
*Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại sau 
HS thảo luận cặp đôi 
-HS thực hành đóng vai 
a)Cảm ơn bạn. /Cảm ơn bạn nhé !
b)Em ngoan quá !...
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
-HS trả lời 
- Tranh vẽ cảnh biển vào buổi sáng khi ông mặt trời mới nhô lên 
- Sóng biển xanh nhấp nhô. / Sóng biển xanh như dềnh lên ./ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh.
- Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng ,những chú hải âu đang chao lượn .
 - Mặt trời đang dâng lên,những đám mây màu tím bồng bềnh trôi ,đàn hải âu bay về phía chân trời .
*Rút kinh nghiệm:----------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 I/ Mục tiêu :
 GV tổng kết tuần25 và đề ra phương hướng tuần26
 Hát 1 số bài hát em đã học
 Chơi trò chơi mà em thích
 II)Lên lớp
 1/ Phần mở đầu :
 HS vỗ tay và hát bài Chiến sĩ tí hon
 2/Phần cơ bản
 a) Tổng kết tuần qua
 Truy bài 15’ đầu buổi tương đối 
GV khen những Hs học tốt,phát biểu ý kiến xây dựng bài như em : Hậu , Hiền ,Hiệp 
 b)Kế hoạch tuần đến:
Tiếp tục thực hiện truybài 15 ‘ đầu buổi .
Trực nhật sạch sẽ,.Thi đua giành nhiều điểm,10
.Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp., Vệ sinh sạch sẽ.
 HS chơi trò chơi mà em thích
Sinh hoạt văn nghệ:HS xung phong hát cá nhân, nhóm 
3/ Phần kết thúc :
HS vỗ tay hát.
 GV nhận xét tiết học . 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề : NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ
A/ Yêu cầu giáo dục :
-Giúp HS nhận thức sâu sắc vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, nhất là vấn đề bình đẳng với nam giới về học tập và công việc .
-Tổ chức “Hái hoa dân chủ” , hướng tới kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.
B/ Nội dung :
-HS phát biểu trao đổi tâm tư, cảm xúc của mình nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
-Kể những câu chuyện về các cô giáo, hát những bài hát ca ngợi các bà ,các mẹ.
C/ Các bước tiến hành :
Lớp trưởng điều khiển bắt nhịp bài hát . Sau đó giới thiệu nội dung sinh hoạt.
_ Nêu thể lệ “hái hoa” . Sau đó lần lượt mời các bạn lên.
*Có 2 loại hoa gồm màu vàng và đỏ, hoa vàng là những câu hỏi hoặc vấn đề nêu lên để trao đổi,thảo luận; hoa đỏ là hoa văn nghệ. Tuỳ bạn điều khiển yêu cầu hái hoa nào thì các bạn hái hoa đó.
-Bạn lên hái hoa, mở ra đọc to cho cả lớp nghe và trình bày theo suy nghĩ.
Người điều khiển mời các bạn bổ sung hoặc tranh luận.
Tóm tắt ý kiến vừa phát biểu.
Sau khi các bạn hái hết hoa, người điều khiển tóm tắt ý chính hoặc nói lời cảm ơn tinh thần tham gia của cả lớp.
Mời cô giáo phát biểu ý kiến.
D/ Kết thúc sinh hoạt:
-Hát tâp thể, vỗ nhịp tay.
Lớp trưởng nhận xét, biểu dương cụ thể cá nhân đã tích cực góp phần cho thành công của sinh hoạt.
¯¯ÃÄÃÄÃÄ & ÃÄÃÄÃį¯
Câu 1: Thứ tự (từ trái sang phải) các yếu tố trong phần vần là:
 A. Aâm chính âm cuối âm đệm
 B. Aâm đệm âm chính âm cuối.
 C. Aâm chính âm đệm âm cuối.
 D. Aâm cuối âm chính âm đệm.
 * Đáp án: B
 Câu 2: Trong câu thơ “Việt Nam đất nước ta ơi” có từ đồng nghĩa với từ ”Tổ quốc” không?
 A: có B: Không
 * Đáp án: A (có) 
 Câu 3: Từ đồng âm là từ :
 Giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
 Khác nhau về âm nhưng giống nhau về nghĩa.
 Giống nhau về âm và giốmg nhau về nghĩa.
 * Đáp án: Giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa
 Câu4: Chọn quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu sau.
 “ () rừng cây bị chặt phá () mặt đất thưa vắng bóng chim”.
 A. Tuy – nhưng B. Nếu – thì
 C. Vì – nên C. Không những – mà còn
 * Đáp án: C
 Câu 5: Khổ thơ có bao nhiêu từ láy.
 Hai cha con bước đi trên cát
 Aùnh mặt trời rực rỡ biển xanh
 Bóng cha dài lênh khênh
 Bóng con tròn chắc nịch.
 - 1 từ láy đó là.
 - 2 từ láy đó là..
 - 3 từ láy đó là.
 * Đáp án: 2 từ láy đó là: rực rỡ, lênh khênh. 
 Câu 6: trong các từ : to tát, nhỏ nhen, nhỏ bé, xinh đẹp, xinh xắn, mới mẻ, mới tinh. Từ nào là từ láy
To tát, nhỏ bé, xinh xắn, mới tinh.
Nhỏ nhen, xinh đẹp, mới mẻ, to tát.
To tát, nhỏ nhen, xinh xắn, mới mẻ.
 * Đáp án: C
 Câu 7: Trong số 162,57 chữ số 7 chỉ.
 A. 7 dơn vị B. 7 chục
 C. 7 phần trăm D. 7 phần mười
 * Đáp án: C
 Câu 8: 12,74 = 10 + 2 + +0,04
 A: 70 B: 7
 C: 0,7 D: 0,07
 * Đáp án: 0,7 12,74 = 10 + 2 +0,7 + 0,04
 Câu 9: Khi độ dài của hình vuông tăng gấp 2 lần thì diện tích hình vuông tăng gấp mấy lần.
2 lần
3 lần
4 lần
5 lần
 * Đáp án: C
 Câu 10: Một hình chữ nhật có chu vi là198cm. Chiều rộng của hình là 42cm. Chiều dài của hình chữ nhật là:
54cm
57cm
141cm
 * Đáp án: B. 57cm Bài giải:
 Nửa chu vi hình chữ nhật là.
 198 : 2 = 99(cm).
 Chiều dài hình chữ nhật là.
 99 – 42 = 57(cm)
 Đáp số: 57 cm
 Câu 11: Văn Miếu – Quốc Tự Giám ở đâu ?
 Hoa Lư
 Huế 
 Hà Nội
 * Đáp án: Hà Nội
 Câu 12: Đền Hùng ở đâu ?
Ở núi Nghĩa Lĩnh, Tỉnh Phú Thọ.
Ở núi Nghĩa Lĩnh, Tỉnh Lạng Sơn.
Ở núi Nghĩa Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng.
 * Đáp án: A
 Câu 13: Người anh hùng liệt sĩ nào hi sinh ở tuổi 13 .
 A. Võ Thị Sáu. B. Trần Quốc Toản.
 C. Kim Đồng. D. Phan Đình Giót.
 * Đáp án: C
 Câu 14: Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành áo dài tân thời vào thời điểm nào ?
Từ những năm 20 của thế kỷ XX
Từ những năm 30 của thế kỷ XX
Từ những năm 40 của thế kỷ XX
Từ những năm 50 của thế kỷ XX
 * Đáp án: B
 Câu 15: Yếu tố nào quang trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc ?
 A. Có nhiều tiền. B. Mọi người sống hạnh phúc. C. Bố mẹ có chức vụ cao.
 * Đáp án: GV nhận xét tiết học . 
Tiết 5:	CHÀO CỜ TUẦN 25
 I-Mục tiêu:
- Chào cờ nghiêm túc, nghe nhận xét hoạt động tuần 24 và nghe phổ biến hoạt động tuần25
 II- Nội dung:
 - HS xếp hàng theo đơn vị lớp, nghiêm túc chỉnh trang y phục để dự nghi lễ của tiết chào cờ.
 - Giáo viên trực tuần cô Diễm dạy lớp 5A nhận xét hoạt động tuần 24
 - Hiệu trưởng nhận xét hoạt động tuần 24, phổ biến, nhắc nhở hoạt động tuần 25
 - Anh tổng phụ trách nhận xét hoạt động đội, sao của tuần 24 và nêu những hoạt động của đội, sao trong tuần 25
 - HS xếp hàng vào lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc