Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 4

TUẦN 1

Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010.

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU :

- Giúp HS cũng cố về :

· Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

- HS nhận biết:

· Số liền trước , số liền sau.

· Số có 1 chữ số, số có 2 chữ số. Số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số.

- Ham thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- GV: Viết nội dung bài 1 lên bảng.

- HS: SGK

 

doc 118 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
MỤC TIÊU :
Giúp HS cũng cố về :
Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
HS nhận biết:
Số liền trước , số liền sau. 
Số có 1 chữ số, số có 2 chữ số. Số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số.
Ham thích học toán.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV: Viết nội dung bài 1 lên bảng.
HS: SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Khởi động:
Bài mới:
GV: Giới thiệu, ghi tựa bài
Bài 1: Ôân tập về số có 1 chữ số
- Hãy nêu các số từ 0 đến 10 .
- Hãy nêu các số từ 10 về 0 .
- Gọi 1 HS lên bảng viết các số từ 0 đến 10, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
- Hỏi: có bao nhiêu số có 1 chữ số ? Kể tên các số đó ?
- Số bé nhất là số nào ? 
- Số lớn nhất có một chữ số là số nào ? 
- Yêu cầu HS nhắc lại câu trả lời cho các câu hỏi trên. 
- Số 10 có mấy chữ số? 
Bài 2: Ôn tập các số có hai chữ số:
Nêu tiếp các số có hai chữ số:
Kẻ báng như SGK
Số bé nhất có 2 chữ số là số nào ? 
Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ?
Bài 3: Ôn tập về số liền trước, số liền sau:
- Vẽ lên bảng các ô như sau: 
39
- Số liền trước của số 39 là số nào ?
- Em làm thế nào để tìm ra số 38 ?
- Số liền sau của số 39 là số nào ?
- Vì sao em biết ?
- Số liền trước và số liền sau của một số hơn kém số ấy bao nhiêu đơn vị ?
- GV yêu cầu HS thực hiện (phần b , c, d ).
- Gọi HS chữa bài . 
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt, tích cực, động viên khuyến khích các em còn chưa tích cực.
 - Hát vui
 - 10 HS nối tiếp nhau nêu : 0, 1, 2 ,  ,10. Sau đó 3 HS nêu lại .
- 3 HS lần lượt đếm ngược : 10, 9 , 8,......., 0. 
- Làm bài tập trên bảng.
- Có 10 số có 1chữ số là: 0,1 , 2, 3, 4, 5 ,6 ,7 ,8 ,9.
- Số 0
- Số 9
- Số 10 có hai chữ số là chữ số 1 và chữ số 0.
 - HS đếm số.
HS lên bảng điền số vào các ô trống.
 - Số 10 ( 3 HS trả lời ).
 - Số 99 ( 3 HS trả lời ).
- Số 38 ( 3 HS trả lời ).
- Lấy 39 trừ đi 1 được 38.
- Số 40 .
- Vì 39 + 1 = 40 .
- 1 đơn vị .
- HS làm trên bảng con.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA A
MỤC TIÊU :
Viết đúng chữ cái hoa A (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ).
Chữ và câu ứng dụng: Anh, Anh em thuận hoà.
Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Rèn luyện tính cẩn thận.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ (bảng phụ), có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
HS: Vở Tập viết, bảng con.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi tựa
Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát số nét, qui trình viết A
Yêu cầu học sinh lần lượt quan sát mẫu chữ và trả lời câu hỏi:
Chữ A hoa cao mấy đơn vị?
Chữ A hoa gồm mấy nét?
Đó là những nét nào?
Chỉ theo khung chữ mẫu và giảng quy trình viết.
Điểm đặt bút nằm ở giao điểm của đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2. từ điểm này viết nét cong trái như chữ c sau đó lượn lên trên cho đến điểm giao nhau của đường ngang 6 và đường dọc 5. Từ điểm này kéo thẳng xuống và viết nét móc dưới, điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2.
Giảng lại quy trình viết lần 2.
b) Viết bảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ A hoa vào trong không trung sau đó cho các em viết vào bảng con.
2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng
Yêu cầu học sinh mở Vở tập viết, đọc cụm từ ứng dụng.
Hỏi: Anh em thuận hòa có nghĩa là gì?
b) Quan sát và nhận xét
Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
So sánh chiều cao của chữ A và n.
Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A.
Nêu độ cao các chữ còn lại.
Khi viết Anh ta viết nét nối giữa A và n như thế nào?
Khoảng cách giữa các chữ ( tiếng) bằng chừng nào?
c) Viết bảng
Yêu cầu học sinh viết chữ Anh vào bảng. Chú ý chỉnh sửa cho các em.
2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
Giáo viên chấm bài, chỉnh sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh hoàn thành làm bài viết trong tập.
Quan sát mẫu.
Chữ A cao 5 li.
Chữ hoa A gồm 3 nét.
Đó là một nét lượn từ trái sang phải, nét móc dưới và một nét lượn ngang.
Quan sát theo hướng dẫn của giáo viên.
Viết vào bảng con.
Đọc: Anh em thuận hòa.
Nghĩa là anh em trong nhà phải biết yêu thương, nhương nhịn nhau.
Gồm 4 tiếng là Anh, em, thuận, hòa.
Chữ A cao 2,5 li, chữ n cao 1 li.
Chữ h.
Chữ t cao 1,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
Từ điểm cuối của chữ A rê bút lên điểm đầu của chữ n và viết chữ n.
Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.
HS Viết bảng.
- HS viết vào vở.
ANH VĂN
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG.
MỤC TIÊU :
Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cữ động của cơ thể.
Năng vận động sẽ giúp cho cơ phát triển tốt.
Yêu thích môn học
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV: Tranh vẽ cơ quan vận động.
HS: SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi tựa
 1. Hoạt động 1 : làm một số cử động.
Mục tiêu : Học sinh biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như giơ tay, quay cổ, nghiêng người.
Cách tiến hành :
+ Bước 1: Cho HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 4 và làm động tác như bạn nhỏ đã làm.
+ Bước 2: GV cho cả lớp đứng tại chỗ thực hiện động tác: giơ tay, quay cổ. . .
- Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể được cử động.
 GV kết luận : (sách giáo viên)
 2. Họat động 2 : Quan sát để nhận biết các cơ quan vận động.
Mục tiêu : Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- Nêu được vai trò của xương và cơ
Cách tiến hành :
+ Bước 1:
GV hướng dẫn HS thực hành tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- Dưới lớp da của cơ thể có gì ?
+ Bước 2:
- Cho HS thực hiện cử động ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay.
- Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được.
+ Bước 3:
- Cho HS quan sát hình 5, 6 trong SGK trang 5. chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
- GV kết luận.
 3. Họat động 3 : Trò chơi “Vật tay”.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cơ quan vận động phát triển tốt.
Cách tiến hành :
+ Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
+ Bước 2: 2 HS chơi mẫu.
+ Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm 3 – 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài.
- GV theo dõi nhận xét kết luận chung.
 3. Củng cố – dặn dò:
 Nhận xét giờ học.
- HS quan sát hình vẽ và làm động tác. 
- Đầu, mình, chân, tay.
HS thực hành.
- Xương và bắp thịt.
- HS cử động theo yêu cầu của GV.
- Nhờ cử động của xương và cơ.
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
GV hướng dẫn HS làm phần luyện tập bài chính tả tiết buổi sáng vào vở BT.
Cho HS luyện đọc bài chính tả và viết lại các từ sai vào bảng con của bài 
ÔN LUYỆN TOÁN
Cho HS làm vở bài tập toán, bài ôn tâp các số đến 100.
GV hướng dẫn chung, HS khá, giỏi tự làm.
Đối với HS TB hướng dẫn kỹ.
Đối với HS yếu GV hướng dẫn theo sát từng đối tượng HS.
TIN HỌC
Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010.
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiếp theo )
MỤC TIÊU :
Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thou tự của các số.
Biết so sánh các số trong phạm vi 100.
Phân tích Số có 2 chữ số theo cấu tạo thập phân.
Thứ tự các số có 2 chữ số 
Rèn luyện tính nhanh nhẹn.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV: Kẻ sẳn sàng bảng nội dung bài 1 .
HS: SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Khởi động:
Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu HS lấy bảng con và viết số theo yêu cầu :
+ Số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số.
+ Viết 3 số tự nhiên liên tiếp.
+ Hãy nêu số ở giữa, số liền trước và số liền sau trong 3 số mà em viết.
- Chấm điểm và nhận xét.
Bài mới :
Giới thiệu bài : Ghi tựa bài
Bài 1: Đọc viết số có 2 chữ số – cấu tạo số có 2 chữ số.
Gọi HS đọc tên các cột trong bảng của bài tập 1 .
- Yêu cầu 1 HS đọc hàng 1 trong bảng.
- Hãy nêu cách viết số 85.
- Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số. 
- Nêu cách đọc số 85. 
Bài 3: So sánh số có 2 chữ số :
Viết lên bảng : 34 º 38 và yêu cầu HS nêu dấu cần điền.
Vì sao ? 
Nêu lại cách so sánh các số có 2 chữ số .
Yêu cầu HS nhắc lại sau đó cho các em tự làm bài vào Vở bài tập. 
Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài.
Hỏi : tại sao 80 + 6 > 85 ?
Muốn so sánh 80 + 6 và 85 ta phải làm gì trước tiên ?
Kết luận : khi so sánh một tổng với một số ta cần thực hiện phép cộng trước rồi mới so sánh.
Bài 4: Thứ tự các số có 2 chữ số :
Yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm bài .
- Gọi HS lên chữa miệng.
- Tại sao câu a lại viết là 28, 33, 45, 54 ?
- Hỏi tương tự với câu b .
- Tại sao ô trống thứ nhất lại điền 67 ?
- Tại sao ô trống thứ nhất lại điền 76 ? 
- Hỏi tương tự với các ô trống còn lại .
Bài 5: Điền số vào ô trống.
GV kẻ ô trống viết các số 98, 76, 6 ... ài 8 cộng với một số 8+5
GV hướng dẫn chung, HS khá, giỏi tự làm.
Đối với HS TB hướng dẫn kỹ.
Đối với HS yếu GV hướng dẫn theo sát từng đối tượng HS.
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010.
TẬP LÀM VĂN
CÁM ƠN, XIN LỖI
I. MỤC TIÊU:
Biết nói lời cám ơn, xin lỗi phù hợp với gia tiếp đơn giản, BT1; BT2.
Nói được 2, 3 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cám ơn, xin lỗi (BT3).
Ham thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Tranh minh họa bài tập 3.
HS: SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Kể lại câu chuyện Gọi bạn theo tranh minh họa.
+ HS 2: Đọc danh sách tổ mình đã làm trong tiết Tập làm văn trước.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
Nhận xét, khen ngợi các em nói lời cảm ơn lịch sự.
Nêu: Khi nói lời cảm ơn thì chúng ta phải tỏ thái độ lịch sự, chân thành, nói lưòi cảm ơn với người lớn tuổi phải lễ phép, với bạn bè thân mật. Người Việt Nam có nhiều cách nói cảm ơn khác nhau.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2
Tiến hành tương tự như bài tập 1.
Nhắc nhở HS: Khi nói lời xin lỗi em cần có thái độ thành khẩn.
Bài 3
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Treo tranh 1 và hỏi: Tranh vẽ gì?
Khi được nhận quà, bạn nhỏ phải nói gì?
Hãy dùng lời của em kể lại nội dung bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn.
Nhận xét, có thể hướng dẫn HS thêm câu chỉ lý do tặng quà, miêu tả món quà, miêu tả thái độ của bạn nhỏ để câu chuyện thêm sinh động.
Treo tranh 2 và tiến hành tương tự.
Bài 4
Yêu cầu HS tự viết vào Vở bài tập bài đã nói của mình về 1 trong 2 bức tranh và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
Tổng kết tiết học.
Dặn dò HS nhớ thực hiện nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày.
Đọc yêu cầu.
Nhiều HS trả lời, ví dụ: Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn nhé! Mình cảm ơn bạn nhiều! Bạn thật tốt, không có bạn thì mình ướt hết rồi!
Cô giáo cho em mượn quyển sách: Em cảm ơn cô ạ!/ Em xin cảm ơn cô!
Em bé nhặt hộ em chiếc bút: Cảm ơn em nhiều! Chị (Anh) cảm ơn em! Em ngoan quá, chị cảm ơn em!
Em lỡ bước, giẫm chân vào bạn: Ôi! Tớ xin lỗi!/ Tớ xin lỗi, tớ không cố ý!/ Bạn có đau lắm không, cho tớ xin lỗi nhé!/ Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá!
Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn: Con xin lỗi mẹ ạ!/ Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa!
Em đùa nghịch, va phải một cụ già: Oâi, cháu xin lỗi cụ ạ!/ Cháu xin lỗi cụ ạ, cháu lỡ tay!/ Ôi, cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ!/ Cháu xin lỗi cụ, cụ có sao không ạ!
Đọc đề bài.
Tranh vẽ một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ (cô, bác)
Bạn phải cảm ơn mẹ (cô, bác)
HS nói với bạn bên cạnh, sau đó một vài HS trình bày trước lớp.
Mẹ mua cho Ngọc một con gấu bông rất đẹp. Ngọc đưa hai tay đón lấy con gấu bông xin xắn và nói: “Con cảm ơn mẹ!”
Cuối năm học này, Hằng được nhận danh hiệu danh hiệu học sinh giỏi nên mẹ mua tặng em một chú gấu bông rất đẹp. Hằng thích lắm, em đưa hai tay đón lấy chú gấu bông xin xắn và nói: “Con cảm ơn mẹ nhiều! Chú gấu đẹp quá mẹ ạ!”
HS có thể nói.
Tuấn (cậu con trai) sơ ý làm vỡ lọ hoa của mẹ. Cậu đến trước mẹ, khoanh tay xin lỗi và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”
Tuấn là một cậu bé rất hiếu động và hay nghịch ngợm. Chủ nhật vừa rồi, chẳng hiểu chạy nhảy thế nào mà cậu làm vỡ cả lọ hoa của mẹ. Khắp nhà văn đầy những mảnh thủy tinh, cánh hoa, nước cắm hoa. Tuấn hối hận lắm. Cậu đến trước mặt mẹ, khoanh tay và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ! Lần sau con không nghịch thế nữa. Mẹ tha lỗi cho con, mẹ nhé!”
Viết bài sau đó đọc bài trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
TIN HỌC
TOÁN
28 + 5
MỤC TIÊU :
Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28+5.
Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
Ham thích học toán.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
GV: Que tính . 
HS: SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Khởi động:
Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : 
	+ HS 1 : đọc thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với 1 số .
	+ HS 2 tính nhẩm : 8 + 3 + 5
 8 + 4 + 2
 8 + 5 + 1
- Nhận xét và cho điểm HS .
Bài mới:
Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng .
Phép cộng 28 + 5 :
Bước 1 : Giới thiệu 
-Nêu bài toán : Có 28 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
Bước 2 : Đi tìm kết quả : 
- GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả .
Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Hỏi : Em đã đặt tính như thế nào ? 
- Tính như thế nào ?
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trên.
2.3 Luyện tập – Thực hành :
Bài 1 làm cột 1,2 ,3:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập . 
- Có thể hỏi thêm về cách thực hiện một vài phép tính.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS lên bảng viết tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm trên bảng lớp . 
- Nhận xét và cho điểm HS .
Bài 4 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS vẽ vào Vở bài tập. 
- Hãy nêu lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm .
Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 1 HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 28 + 5 .
- Tổng kêt giờ học . 
- Nghe và phân tích đề toán .
 - Thực hiện phép cộng 28+ 5 . 
 28
 5
 33
+
- Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 33 que tính .
- Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 8.Viết dấu + và kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái : 8 cộng 5 bằng 13, viết 3, nhớ 1. 2 thêm 1 là 3. Vậy 28 cộng 5 bằng 33.
HS làm bài . Sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- 1 HS đọc đề bài . 
Tóm tắt
 Gà : 18 con
 Vịt : 5 con
 Gà và vịt : ...... con ?
Bài giải 
Số con gà và vịt có là :
18 + 5 = 23 ( con )
 Đáp số : 23 con 
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
- HS vẽ, 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
- Dùng bút chấm 1 điểm trên giấy. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm vạch chỉ 5 cm, chấm điểm thứ 2, nối hai điểm ta có đoạn thẳng dài 5 cm.
ĐẠO ĐỨC
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI.
I./ MỤC TIÊU: 
Biết khi mắc lỗi can phải nhận lỗi và sửa lỗi.
Biết được vì sao can phải nhận lỗi và sửa lỗi.
Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
Ham thích môn học.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Bài giảng.
HS: SGK.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Khởi động:
Bài cũ:
Trong giờ học các em cần làm những việc gì ?
Trong sinh họat ở gia đình em cần sắp xếp thời gian như thế nào ?
Giáo viên nhận xét - ghi điểm - nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Hoạt động 1 : Thảo luận lớp.
- GV phát bìa màu cho HS và nêu quy định màu đỏ (tán thành) màu xanh (không tán thành), trắng (phân vân).
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Trẻ em không cần học tập sinh hoạt đúng giờ giúp em mau chóng tiến bộ.
- Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.
- Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân em.
Họat động 2 : Hành động cần làm.
Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được hành động nào cần làm.
Cách tiến hành :
- GV chia học sinh thành 4 nhóm và nêu nhiệm vụ của từng nhóm (ghi sẵn bảng phụ). 
 Yêu cầu học sinh ra – Sau đó đại diện nhóm đọc phần thảo luận.
 GV kết luận chung. (sách giáo viên)
Họat động 3 : Thảo luận nhóm.
- GV nêu nội dung thời gian biểu của mình đã hợp lý chưa ? đã thực hiện như thế nào ?
- Có làm đủ các việc đã đề ra chưa ?
- GV kết luận (SGV)
Củng cố, dặn dò:
 - Học tập, sinhhoạt đúng giờ có lợi gì ?
- Lập thời gian biểu cho mình để thực hiện đúng giờ , hợp lý.
 Nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe chọn và giờ 1 trong ba màu để biểu thị thái độ của mình và giải thích lý do.
- 
 Các nhóm nhận nhiệm vụ.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm thảo luận từng cá nhân đưa ra ý kiến. 
- Học sinh chú ý lắng nghe.
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
Làm vào vở BT bài Cảm ơn, xin lỗi.
Nói lời cám ơn của em trong những trường hợp a, b, c theo SGK.
 Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp a, b, c theo SGK.
Hãy nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh SGK, trong đó có dùng lời cám ơn hay xin lỗi thích hợp.
Viết lại những câu em đã nói về một trong hai bức tranh ở BT3.
HÁT NHẠC
Ôn luyện Toán
Làm vở BT toán bài 28 + 5
GV hướng dẫn chung, HS khá, giỏi tự làm.
Đối với HS TB hướng dẫn kỹ.
Đối với HS yếu GV hướng dẫn theo sát từng đối tượng HS.
SINH HOẠT LỚP
Nhận xét tuần qua:
Thực hiện nề nếp xếp hàng ra vào lớp chưa tôt.
Vệ sinh sân trường chưa sạch lắm.
Một vài em đi học còn trể, viết bài, làm bài còn chậm.
Phương hướng tuần tới:
Thực hiện tốt nề nề nếp xếp hàng ra vào lớp.
Vệ sinh trong ngoài lớp sạch sẽ.
Mặc đồng phục, đi học đúng giờ
Vào lớp chép bài, làm bài đầy đủ.
Cả lớp hát vui.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan14.doc