Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2010 (chuẩn)

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2010 (chuẩn)

Mĩ thuật:

GV bộ môn soạn giảng

Tập đọc:

BÔNG HOA NIỀM VUI (trang 104)

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện (TL được các câu hỏi trong SGK).

- GD ý thức yêu môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ sgk.

- HS: SGK

III. Hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức: Hát

 2. Kiểm tra:

- 2 HS đọc thuộc lòng bài Mẹ.

- Trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, cho điểm.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2010 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
 Ngày soạn: 15/ 11/ 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Hoạt động tập thể:
Chào cờ đầu tuần
TPT soạn
Mĩ thuật:
GV bộ môn soạn giảng
Tập đọc:
Bông hoa niềm vui (trang 104)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện (TL được các câu hỏi trong SGK).
- GD ý thức yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ sgk.
- HS: SGK
III. Hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: Hát
 2. Kiểm tra: 	
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Mẹ.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:	 Giới thiệu bài:
* BVMT: Khai thác trực tiếp.
* Luyện đọc:
+ GV đọc mẫu.
+ Luyện đọc + giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
- Từ khó đọc: sáng tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ.
b) Đọc đoạn trước lớp
- HD ngắt nghỉ hơi những câu dài.
- GV giải thích: cúc đại đoá là 1 loài hoa cúc to gần bằng cái bát ăn cơm.
Sáng tinh mơ: sáng sớm
Dịu cơn đau: giảm cơn đau.
c) Đọc trong nhóm.
d) Thi đọc.
e) Đọc đồng thanh.
* Tìm hiểu bài:
- Mới sớm tinh mơ. Chi đã vào vườn hái hoa để làm gì?
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói như thế nào?
- Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?
- Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quí?
- Qua bài văn GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
c) Luyện đọc lại.
- GV cùng HS nhận xét
- HS nghe.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 1, 2 học sinh luyện đọc.
- HS đọc phần chú giải sgk.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện nhóm thi đọc.
- Đọc ĐT đoạn 1 + 2..
- HS đọc đoạn 1.
- Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào bệnh viện làm dịu cơn đau của bố.
- Đọc đoạn 2.
- Theo nội quy của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
- Đọc đoạn 3.
- Em hãy hái thêm 2 bông nữa.
- Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi em.
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà.
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, Chi, cô giáo)
- Thi đọc toàn chuyện.
4. Củng cố - dặn dò: 
- HS nhận xét về các nhân vật.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc về nhà đọc lại bài
Toán (tiết 61):
 14 trừ đi một số : 14 – 8 (trang 61)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện bảng trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải toán có một phép trừ dạng 14 - 8 
- GD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng: 
- GV: 1 bó 1 chục và 4 que tính rời.
- HS: 1 bó 1 chục và 4 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.ổn định: 
- Hát
2. Kiểm tra:
 63 - 28 =
 83 - 59 = 
 Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
* Lập bảng trừ.
- Nêu bài toán: Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
 14 - 8 = ?
 - HD HS đặt tính theo cột dọc và nêu cách tính
* Lập bảng công thức:
- GV ghi lại KQ lên bảng
- Xoá dần các phép tính.
* Thực hành
+ Bài 1: Cột 3 dành cho HS khá giỏi
- Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không? Vì sao?
- Khi đặt tính cần chú ý gì? Thứ thự thực hiện ntn?
* Bài 2: Cột 4, 5 dành cho HS khá giỏi
* Bài 3: 
- Muốn tính hiệu ta làm ntn?
(phần c HS khá giỏi)
* Bài 4: 
- Đọc đề? Tóm tắt?
- Bán đi nghĩa là ntn?
- Chấm điểm - Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố: Thi đọc bảng trừ
- Nhận xét giờ
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Làm bảng con
- Chữa bài
- Nêu lại bài toán
- Thao tác trên que tính để tìm KQ:
 14 - 8 = 6
- HS nêu lại.
- Thao tác trên que tính tìm KQ để lập bảng trừ
- Đọc thuộc lòng bảng trừ
- HS nêu y/c đề bài
- HS nhẩm KQ - Nêu miệng
9 + 5 = 14 8 + 6 = 14
5 + 9 = 14 6 + 8 = 14
14 - 9 = 5 14 - 8 = 6
14 - 5 = 9 14 - 6 = 8
- HS TL
- Nêu yc bài
- Làm phiếu HT
 14 14 14 
- - - 
 6 9 7 
 8 5 7 
- Nêu lại cách tính
- Đọc đề bài
- Ta lấy SBT trừ đi số trừ
- Làm vở 
 14 14 12
- - -
 5 7 9
 9 7 3
- HS đọc y/c bài tập nhiều lượt.
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- HS tự giải vào vở
Bài giải
 Số quạt điện còn lại là:
 14 - 6 = 8(quạt )
 Đáp số: 8 quạt điện.
- Chữa bảng
Ngày soạn: 16/ 11/ 2010
Ngày giảng:	 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Âm nhạc:
GV bộ môn soạn giảng
Kể chuyện:
Bông hoa niềm vui (trang 105)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện Bông hoa Niềm Vui theo 2 cách: theo trình tự và thay đổi trình tự câu chuyện (BT1).
- Dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nội dung chính của câu chuyện (đọan 2, đoạn 3) BT2.Kể lại được đoạn cuối của chuyện.BT3.
- GD ý thức yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Tranh minh hoạ.
	 3 bông cúc bằng giấy màu xanh.
	- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: Hát
 2. Kiểm tra: 	
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
- Nhận xét
 3. Bài mới:	 Giới thiệu bài:
* BVMT: Khai thác trực tiếp.
- HD kể chuyện.
 a) Kể đoạn mở đầu:
- GV gọi HS nhận xét bạn kể.
. Vì sao Chi lại vào vườn hái hoa?
- Nhận xét, sửa chữa từng câu cho mỗi HS.
 b) Kể lại nội dung chính đoạn 2 + đoạn 3.
- GV treo tranh 1 và hỏi.
. Bức tranh vẽ cảnh gì?
. Thái độ của Chi ra sao?
- GV cho HS QS bức tranh 2.
. Bức tranh có những ai?
. Thái độ của Chi ra sao?
. Cô giáo trao cho Chi cái gì?
. Chi nói gì mà cô cho hái?
- Gọi HS kể lại.
 c) Kể đoạn cuối.
. Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói gì với cô giáo?
- Nhận xét từng HS.
- Gọi 1 HS kể đoạn mở đầu.
- Vì bố của Chi đang ốm nặng.
- Chi đang ở trong vườn hoa.
- Chần chừ không dám hái.
- HS trả lời.
- Bông hoa cúc
- Xin cô cho em  ốm nặng.
- 3 HS kể lại.
- HS nhận xét bạn kể.
- Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa, gia đình tôi xin khóm hoa làm kỉ niệm của nhà trường.
 4. Củng cố- dặn dò: 
- Ai có thể đặt tên khác cho truyện?
	+ Đứa con hiếu thảo.
	+ Bông hoa cúc xanh.
	+ Tấm lòng.
- Nhận xét giờ.
- Về nhà kể cho gia đình nghe.
Toán - tiết 62:
34 – 8 (trang 62)
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng
- GD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng:
- GV: 3 thẻ chục và 4 que tính rời.
- HS: 3 thẻ chục và 4 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Tổ chức: 
- Hát
2. Kiểm tra:
 - Đọc bảng 14 trừ đi một số?
 - Nhận xét
3. Bài mới:
* Thực hiện phép trừ 34 - 8
- Nêu bài toán: Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? 
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm gì?
 34 - 8 = ?
- HD đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc
* Thực hành
+ Bài 1: Cột 4, 5 dành cho HS khá giỏi
- Nhận xét, chữa bài.
- Khi tính cột dọc ta lưu ý điều gì?
+ Bài 2: (HS K G)
- Muốn tìm hiệu ta làm ntn?
- Chữa bài, nhận xét
+ Bài 3:
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
 Chấm bài, nhận xét
+ Bài 4:
- x là số gì?
- Cách tính x?
- Chữa bài
4. Củng cố – dặn dò:
 - Đọc bảng 14 trừ đi một số?
 - Nhận xét giờ
 - Dặn dò: Ôn lại bài.
- 2 - 3 em đọc. 
- Nêu bài toán
 34 - 8.
- Thao tác trên QT để tìm KQ
 34 - 8 = 26
- Nhiều HS nêu lại cách đặt tính và tính theo cột dọc
- Nêu yc bài
- Làm bảng con, bảng lớp.
- Viết KQ thẳng cột.
- Nêu yc bài
- Làm phiếu HT
- Lấy SBT trừ đi số trừ
- Nêu yc bài
- Đọc đề - Tóm tắt
- Dạng toán ít hơn.
- Làm bài vào vở
Bài giải
 Số con gà nhà bạn Ly nuôi là:
 34 - 9 = 25( con gà)
 Đáp số: 25 con gà.
- Nêu yc bài
- Là số hạng chưa biết.
- HS TL
- Làm bảng con, bảng lớp.
x + 7 = 34 x - 14 = 36
 x = 34 - 7	 x = 36 + 14
 x = 27 x = 50 
Chính tả (tập chép):
bông hoa niềm vui (trang 106)
I. Mục đích- yêu cầu:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm đúng các bài tập 2, BT3 a.
- GD ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Bảng phụ viết đoạn cần chép.
	- HS: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học: 
 1. ổn định tổ chức: Hát
 2. Kiểm tra: 
	- 2 HS viết bảng: lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, lời ru.
- Nhận xét.
 3. Bài mới:	 Giới thiệu bài :
 a) HD tập chép.
- Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc.
. Đoạn văn là lời của ai?
. Cô giáo nói gì với Chi?
- HD cách trình bày.
. Đoạn viết có mấy câu?
. Những chữ nào trong bài 
được viết hoa?
. Tại sao sau dấu chấm phảy chữ Chi lại viết hoa?
. Đoạn văn gồm những dấu gì?
+ HD viết từ khó.
- HD chép bài
- Chấm, nhận xét trả bài.
b) HD làm bài tập chính tả.
Bài 2.
- GV nhận xét.
Bài 3.
- GV chữa bài, nhận xét
- 1, 2 HS đọc bài.
- Lời cô giáo của bạn Chi
- Em hãy hái . hiếu thảo.
- 3 câu.
- Em, Chi, Một.
- Chi là tên riêng.
- Dấu gạch ngang, dấu chấm than, dấu chấm.
- HS viết bảng con.
Trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
- HS chép bài.
- HS soát lỗi.
- 1, 2 HS đọc đề bài.
- HS làm nháp.
- Chữa bảng Lời giải: Yếu, kiến, khuyên. 
- Nhận xét
- Nêu yc bài
- HS làm vở.
- Chữa bảng
 4. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng kết bài
- Nhận xét, tuyên dương những em viết đẹp.
- Về nhà tập viết lại những lỗi sai.
Thủ công:
Gấp, cắt, dán hình tròn (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.
	- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô. 
	- GD ý thức rèn luyện đôi tay khéo léo.
II. Đồ dùng:
	- GV: Mẫu hình tròn, quy trình gấp cắt dán hình tròn.
	- HS: Giấy nháp, giấy thủ công.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu, ghi bài.
* Hướng dẫn QS, nhận xét.
- GV giới thiệu hình mẫu.
* HD mẫu:
. GV treo quy trình mẫu HD cách gấp (vừa HD vừa thực hành)
- Bước 1: Gấp hình
- Bước 2: Cắt hình tròn.
- Bước 3: Dán hình tròn.
* HD HS thực hành:
( Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đốitròn đều. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng) 
- Theo dõi giúp đỡ HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết bài.
- Nhận xét giờ.
- Về nhà tập cắt, dán hình tròn.
- Quan sát mẫu.
- Theo dõi.
- 1, 2 em nhắc lại quy trình gấp cắt, dán hình tròn.
- HS thực hành vào giấy nháp.
Ngày soạn: 17/ 11/ 2010	
Ngày giảng Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010.
Thể dục:
GV bộ môn soạn giảng
Tập đọc
quà của bố (trang 106)
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở các câu có nhiều dấu câu.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương của bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.( TL được các CH trong SGK)
- GD ý thức yêu môn ...  Làm bài vào vở
Bài giải
 Số máy bay có là:
 84 - 45 = 39 (máy bay)
 Đáp số: 39 máy bay
- Chữa bài
- Nêu yc bài
- Hình vuông
- Có 4 đỉnh
- HS tự vẽ vào vở
- Đổi vở - Kiểm tra
Thể dục:
GV bộ môn soạn giảng.
Tập viết:
Chữ hoa L (trang 108) 
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Biết viết đúng chữ cái hoa L (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ ); chữ và câu ứng dụng: Lá (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ ). Lá lành đùm lá rách (3 lần).
- Viết được chữ hoa L
- GD ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Mẫu chữ L
	- HS: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy học: 
 1. ổn định tổ chức: Hát
 2. Kiểm tra: 
- 1 HS lên bảng viết chữ : K, Kề,
- Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới:	 
Giới thiệu bài, ghi bài.
a) HD viết chữ hoa L
* Quan sát qui trình viết chữ L
- GV treo chữ mẫu.
. Chữ L có chiều cao và độ rộng mấy đơn vị?
. Chữ L gồm mấy nét?
. Chữ L giống chữ nào?
- GV vừa nói vừ tô trong khung chữ L.
+ Viết bảng:
b) HD viết cụm từ ứng dụng:
Lá lành đùm lá rách
. Lá lành đùm lá rách là thế nào?
. Cụm từ gồm mấy tiếng?
. So sánh chiều cao chữ L và a.
- Khoảng cách giữa các chữ viết như thế nào?
* HD viết vào vở:
- GV quan sát, chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu bài, chấm 5 bài.
- HS quan sát.
- Cao 5 li, rộng 4 li.
- Gồm 3 nét cong trái lượn đứng và lượn ngang nối tiếp liền nhau tạo thành nét thắt.
- L hoa giống chữ C, G phần đầu.
- HS tập viết bảng con: L cỡ 2 li rưỡi.
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
- Đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
- 5 tiếng.
- Chữ L cao 2,5 li, chữ a cao 1 li.
- Khoảng cách đủ để viết 1 chữ o.
- HS viết bài vào vở.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng kết bài
- Nhận xét giờ
- Về nhà viết phần bài ở nhà . 
Chính tả (nghe- viết):
Quà của bố (trang 110)
I. Mục đích- yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu.
- Làm được bài tập 2, BT3a.
- GD ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
	- HS: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học: 
 1. ổn định tổ chức: Hát
 2. Kiểm tra: 
- 3 em lên viết: Kiến đen, múa rối, khuyên bảo.
- Nhận xét
 3. Bài mới:	 Giới thiệu bài :
a) HD viết chính tả.
* Ghi nhớ nội dung:
- GV đọc đoạn viết.
? Đoạn trích nói về những gì?
b) HD cách trình bày.
- Đoạn trích có mấy câu?
- Chữ đầu câu phải viết như thế nào?
- Trong đoạn viết gồm có những dấu nào?
c) HD viết từ khó.
d) Viết chính tả.
e) Soát lỗi.
g) Chấm bài.
* HD chấm bài tập chính tả:
Bài 2: Treo bảng phụ.
- GV nhận xét.
Bài 3: a.
- GV nhận xét.
- HS nghe.
- 1, 2 HS đọc lại bài.
- Những món quà đi câu về:
Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối.
- 4 câu.
- Viết hoa.
- Dấu phảy, dấu chấm, dấu hai chấm.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 em lên bảng làm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
 4. Củng cố- dặn dò: 
- Tổng kết bài
- Nhận xét qua giờ.
- Về nhà viết lại những lỗi sai.
Ngày soạn: 19/11/ 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán - tiết65:
 15, 16, 17, 18 trừ đi một số (trang 65)
I- Mục tiêu:
- HS biết thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Rèn KN tính .
- GD HS chăm học.
II- Đồ dùng:
 - GV: Que tính
	- HS: Que tính
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Hát
- Đọc bảng 14 trừ đi một số
- Nhận xét
3. Bài mới:
* Thực hiện phép trừ 15 - 6
- Nêu bài toán: Có 15 qt bớt đi 6 qt. Hỏi còn lại bao nhiêu qt?
15 - 6 = ?
- Tương tự: HS tìm KQ các phép tính:
15 - 8 = ?
15 - 9 = ?
* Thực hiện các phép trừ dạng 16 trừ đi một số.
- Nêu bài toán: Có 16 qt, bớt đi 9 qt. Hỏi còn lại mấy qt?
16 - 9 = ?
- Tương tự tìm KQ các phép tính: 16 - 8 = ?
 16 - 7 = ?
* Thực hiện các phép trừ dạng 17, 18 trừ đi một số
- Y/ c HS thao tác trên que tính để tìm KQ: 17 - 8 =
 17 - 9 =
 18 - 9 = 
* Thực hành
Bài 1:
- Khi tính ta cần chú ý gì? Thứ tự thực hiện?
- GV chấm, chữa bài.
Bài 2: Dành cho HS khá giỏi
- Chữa bài , nhận xét
4. Củng cố - dặn dò.
 - Đọc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số?
 - Nhận xét giờ
 - Dặn dò: Ôn lại bài.
- HS đọc 
- Nêu lại bài toán
- Thao tác trên que tính tìm KQ 
15 - 6 = 9
15 - 7 = 8
15 - 8 = 7
15 - 9 = 6
- Nêu bài toán
- Thao tác tìm KQ: 16 - 9 = 7
16 - 8 = 8
16 - 7 = 9
17 - 8 = 9
17 - 9 = 8
18 - 9 = 9
- Nêu yc bài
- HSTL
- Làm vở.
- HS nêu y/c bài tập.
- HS dùng bút chì để nối
- 3 HS chữa bài
- HS làm vở nháp
- Đổi vở - Kiểm tra
Tập làm văn:
Kể về gia đình
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được 1 đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình, theo nội dung BT1.
- GD ý thức yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK	
- HS: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học: 
 1. ổn định tổ chức: Hát
 2. Kiểm tra: VBT
 3. Bài mới:	 Giới thiệu bài.
- Treo bức tranh và hỏi bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
. Có những ai ở trong tranh?
Bài 1: Treo bảng phụ.
Nhắc HS kể về gia đình mình như: Bố, mẹ, nghề nghiệp làm gì?
Anh (chị) học lớp mấy?
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
- HS làm bài.
Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1. Hãy viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
- GV thu chấm 1 số bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Bức tranh vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh.
- Trong bức tranh có bố, mẹ và em gái của Minh.
- 3 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm nhóm.
- Tập nói trong nhóm.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
VD: Gia đình em có bốn người: Bố mẹ em đều làm ruộng. Chị của em học ở trường cấp 2 Tân Phú. Còn em đang học lớp 2 trường tiểu học Tân Phú. Mọi người trong gia đình em rất thương yêu nhau. Em rất tự hào về gia đình em.
4. Củng cố - dăn dò:
- Tóm tắt nội dung.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Tự nhiên và xã hội: 
 Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở (trang 28)
I. Mục tiêu:
- HS kể được tên những công việc cần làm để giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- HS có ý thức: thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh ...
II. Đồ dùng:
	- GV: Hình vẽ SGK trang 28, 29, phiếu bài tập
	- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên các đồ dùng có trong gia đình em? 
 - Nhận xét
3. Bài mới:
* BVMT: Toàn phần.
* Khởi động: trò chơi: Bắt muỗi
+ Bước 1: GV HD cách chơi 
- GV hô: muỗi bay muỗi đốt ....
- GV nói : muỗi đậu vào má ....
- GV hô: Đập cho nó một cái 
+ Bước 2: HS chơi
- GV tiếp tục lập lại trò chơi từ đầu, nhớ thay đổi động tác
+ Trò chơi muốn nói lên điều gì?
- Làm thế nào để nơi ở của chúng ta không có muỗi? 
* HĐ 1 : Làm việc với SGK 
- Hát
- HS kể
+ Cả lớp đứng tại chỗ
- Cả lớp hô: vo ve, vo ve ...
- HS chụm tay vào má của mình thể hiện "muỗi đậu "
- Cả lớp cùng lấy tay đập vào má mình và hô "muỗi chết, muỗi chết"
- HS chơi trò chơi
- Nhà cửa luôn luôn phải sạch sẽ
- HS trả lời.
+ Mục tiêu: - Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân trường, khu vệ sinh và chuồng gia súc.
- Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
+ Cách tiến hành
- Bước 1: Làm việc theo cặp
. Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ?
. Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở ?
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì ?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 28, 29 và thảo luận theo nhóm
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung
+ KL: Để đảm bảo được sức khoẻ và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi muỗi, rán, chuột và các mầm bệnh sinh sống, ẩn nấp và không khí cũng được trong sạch, tránh được khí độc và mùi hôi, thối do phân, rác gây ra.
* HĐ 2: Đóng vai
+ Mục tiêu:- HS có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh ...
	 - Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở
+ Ttiến hành:
- Bước 1: Làm việc cả lớp
. ở nhà, các em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ?
. ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh ngõ xóm hàng tuần không?
- Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Bước 3: Đóng vai
- GV nhận xét 
- HS trả lời
+ Các nhóm tự nghĩ ra các tình huống để tập nói với mọi người trong gia đình về những gì đã học được trong bài này
+ HS lên đóng vai
- HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra, cùng thảo luận lựa chọn cách ứng xử có hiệu quả.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết bài
- GV nhận xét chung tiết học
- Nhắc nhở HS tự giác không vứt rác bừa bãi ...
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt LớP
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh nắm được ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong tuần qua.
	- Biết phương hướng tuần tới
	- GD ý thức phê, tự phê cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Đánh giá công việc trong tuần:
- Lớp trưởng đánh giá ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong tuần qua .
- GVđánh giá chung .
 + Đạo đức : Các em đều ngoan, đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập. 	 + Học tập : Nhìn chung các em đều có ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp. Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học, chất lượng chưa cao.
- Tuyên dương: Hương, Quỳnh, Thế Anh.
- Phê bình: Đức Anh, Nam.
 + Thể dục vệ sinh: Các em đều sạch sẽ gọn gàng.
 2. Đánh giá thi đua giữa các tổ:
- Các tổ tự đánh giá xem trong tuần qua thì tổ nào làm tốt và tổ nào làm chưa tốt để tuần này cố gắng phát huy.
- Tuyên dương những cá nhân và tổ thực hiện tốt.
 3. Phương hướng tuần sau: 
 - Tiếp tục đi vào nề nếp, học bài và làm bài đầy đủ.
 - Khắc phục những nhược điểm.
 - Phát huy những gì mà lớp đã làm được.
 - Đóng góp đầy đủ các khoản tiền quy định
4. Kết thúc:
- Vui văn nghệ
- Thực hiện tốt các kế hoạch đề ra.
 Đã duyệt ngày 22 tháng 11 năm 2010
 Người duyệt
 Hà Thị Tố Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 14(12).doc