Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 28, 29

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 28, 29

Tiết 2 Đạo đức (T28)

Chào hỏi và tạm biệt (T1)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu được cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Y nghĩa của chào hỏi và tạm biệt.

2. Kĩ năng : Biết cách chào hỏi, tạm biệt không gây ảnh hưởng đến người xung quanh

3. Thái độ : Có thái độ tôn trọng mọi người

II. CHUẨN BỊ

- Vở BT Đạo đức

- Bài hát “ Con chim vành khuyên” (N&L: Hoàng Vân)

- Điều 2 công ước quốc tế về quyền trẻ em

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 72 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 28, 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 28
T.N
MÔN
TCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ hai
29/3
C . cờ
28
Tuần 28
Đạo đức
28
Chào hỏi và tạm biệt ( T1)
Toán
108
Giải toán có lời văn ( tt)
Tập đọc
19
Ngôi nhà T1
Tập đọc
20
Ngôi nhà T2
Thứ
ba
30/3
Toán
109
Luyện tập
Chính tả
7
Ngôi nhà 
Kể chuyện
4
Bông hoa cúc trắng
 .N
28
Ôn 2 bài : Hoà bình cho bé, Quả.
Thứ
tư
31/3
Toán
110
Luyện tập
Tập đọc
21
Quà của bố T1 
Tập đọc
22
Quà của bố T2 
Mĩ thuật
28
Vẽ tiếp hình và màu vào hình ... 
Thứ
năm
1/4
Thể Dục
28
Bài thể dục - Trò chơi vận động.
Toán
111
Luyện tập chung
Chính tả
8
Quà của bố
Tập viết
4
Tô chữ hoa : H,I,K
Thứ
sáu
2/4
TNXH
28
Con muỗi
Tập đọc
23
Vì bây giờ mẹmới về T1 
Tập đọc
24
Vì bây giờ mẹmới về T2
T.Công
28
Cắt, dán hình tam giác T1
HĐTT
28
Tổng kết tuần 28-Kế hoạch tuần 29
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tiết 2 Đạo đức (T28)
Chào hỏi và tạm biệt (T1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu được cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Yù nghĩa của chào hỏi và tạm biệt.
2. Kĩ năng : Biết cách chào hỏi, tạm biệt không gây ảnh hưởng đến người xung quanh
3. Thái độ : Có thái độ tôn trọng mọi người
II. CHUẨN BỊ
- Vở BT Đạo đức
- Bài hát “ Con chim vành khuyên” (N&L: Hoàng Vân)
- Điều 2 công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Khởi động : Hát ( 1’)
B. Bài cũ : ( 5’) Xin lỗi và cảm ơn
+ Em cảm ơn khi nào?
+ Em xin lỗi khi nào?
+ Cảm ơn và xin lỗi giúp ích gì cho ta?
- GV nhận xét, đánh giá
C. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: (1’)
Tiết này các em học bài : Chào hỏi và tạm biệt (T.1)
2. Hoạt động 1 : Thảo luận BT1 theo cặp đôi (10’)
Yêu cầu Hs quan sát tranh BT1
Thảo luận nội dung sau :
- Trong từng tranh có những ai?
- Chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ?
- Các bạn làm gì khi đó ?
- Noi theo các bạn em cần làm gì ?
* GV chốt theo từng tranh
- Tranh1 : Bạn nhỏ gặp bà cụ trên đường và khoanh tay chào bà cụ.
- Tranh 2 : Các bạn HS đi học về, các bạn giơ tay chào nhau.
- Nói lời chào hỏi, tạm biệt có ích lợi gì?
* Chào hỏi, tạm biệt để thể hiện là một trò ngoan, biết lễ phép
NGHỈ GIẢI LAO (3’)
3. Hoạt động 2 : Trò chơi sắm vai (15’)
- Gv chia nhóm giao cho các nhóm thể hiện việc chào hỏi, tạm biệt
Từng cặp Hs lên trình bày
Nhận xét
* Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
* Cần chào hỏi, tạm biệt bằng lời nói sao cho phù hợp, nhẹ nhàng không gây ồn ào nhất là ở nơi công cộng như trường học, bệnh viện.
4. Hoạt động 3 : Củng cố (5’)
Em vào trường chào hỏi bạn, thầy cô lúc nào? Tạm biệt lúc nào?
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị : Chào hỏi và tạm biệt ( T.2 )
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh trả lờim trước lớp
- Hs quan sát, 2 Hs một nhóm
Hs nêu ý kiến
- 4 nhóm mỗi nhóm cùng thảo luận
- Đề cử 2 Hs thực hiện
- Hs nêu + thực hiện
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Toán (T108)
Giải toán có lời văn (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Giúp HS cũng cố KN giải toán và trình bày giải toán có lời văn. 
- Tìm hiểu bài ( cho gì ? hỏi gì ? )
- Giải bài toán ( thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi
I. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ cho bài toán
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A . Khởi động :(1’) 
B . Bài cũ : (5’)
- HS1: Tìm số liền trước của 99
 Tìm số liền sau của 99
- HS2: Tìm số lớn nhất có 1 chữ số
 Tìm số bé nhất có 2 chữ số
C . Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
- Tiết này các em tiếp tục học thêm 1 dạng của giải toán có lời văn – ghi tựa 
2. Giới thiệu cách giải toán và cách trình bày bài giải ( 7’)
a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán
- GV treo B phụ ghi bài toán 1/ 148.
- Yêu cầu HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề :
* Bài toán cho biết gì ?
* Bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét – ghi tóm tắt lên B :
 Tóm tắt
Có : 9 con gà
Bán : 3 con gà
Còn :  con gà ?
b. Hướng dẫn học sinh giải toán
- GV hỏi: Muốn biết còn mấy con gà ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét – cho HS làm bài vào B con – 1 em lên B làm.
- GV nhận xét – sửa bài.
- GV cho HS quan sát tranh BT1/ 148 để kiểm tra lại kết quả.
- GV hỏi: Bài giải gồm những gì?
Hát
- 2 học sinh trả lời câu hỏi
1 HS đọc đề bài
- Học sinh đọc bài toán và trả lời câu hỏi:
+ có : 9 con gà, bán : 3 con gà
+ Hỏi còn lại bao nhiêu con gà ?
+ Ta làm phép tính trừ : lấy 9 – 3
- HS làm B con
- 1 em lên B sửa
- HS kiểm tra lại kết quả và nêu lại câu trả lời
- HS nêu bài giải:
 Bài giải
Số gà còn lại là
9 – 3 = 6 (con gà)
 Đáp số: 9 con gà
- Gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số
3. Luyện tập ( 15’)
+ Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS điền số vào tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :
* Bài toán cho biết gì ?
* Bài toán hỏi gì ?
* Muốn biết còn lại bao nhiêu viên bi ta làm như thế nào ?
- GV cho HS làm bài vào vở – gọi 1 em lên B sửa.
- GV nhận xét – sửa bài.
+ Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS điền số vào tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài :
* Bài toán cho biết gì ?
* Bài toán hỏi gì ?
* Muốn biết còn lại bao nhiêu quả bóng ta làm như thế nào ?
- GV cho HS làm bài vào vở – gọi 1 em lên B sửa.
- GV nhận xét – sửa bài.
- HS đọc đề bài
- HS điền số vào tóm tắt
- Có : 8 quả bóng, thả 3 quả 
- Còn lại bao nhiêu quả bóng ?
- Làm tính trừ : 8 – 3
- HS làm bài vào vở
 Tóm tắt
Có: 8 qủa bóng
Thả bay đi: 2 con chim
Còn lại: . Con chim
 Bài giải
Số chim còn lại là
8 – 2 = 6 (con chim)
Đáp số: 6 con chim
- HS đọc đề bài
- HS điền số vào tóm tắt
- Có : 7 viên bi – cho : 3 viên bi
- Còn lại bao nhiêu viên bi ?
- Làm tính trừ : 7 – 3
- HS làm bài vào vở
 Tóm tắt
Có: 8 quả bóng
Bay đi: 3 quả bóng
Còn lại: . Quả bóng
 Bài giải
Số quả bóng còn lại là
8 – 3 = 5 (quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng
4. Củng cố ( 5’)
- Tổ chức cho các tổ thi đua : Ai nhanh, ai đúng.
- GV ghi tóm tắt :
Có : 8 quả bóng
Cho bạn : 3 quả bóng
Cón lại :  quả bóng ?
- GV nhận xét – tuyên dương.
5. Tổng kết – dặn dò : (1’) 
- Chuẩn bị : Luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.
- Đại diện các tổ thi đua
- Học sinh lắng nghe
----------------------------------------------------------------------
Tiết 4+5 Tập đọc (T19,20)
Ngôi nhà
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: hàng xoan, thơm phức, xao xuyến, lảnh lót.
- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ
2. Ôn các vần an, at tìm được tiếng có vần yêu, iêu. 
3. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà.
- Nói về ngôi nhà mà em mơ ước
- Học thuộc một đoạn thơ mà em yêu thích
* HSHN: Đánh vần đọc đươc bài thơ, phát âm đúng các từ khó trong bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
- GV gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi 1 trong bài tập đọc: Mưu chú sẻ
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1')
Hôm nay các em sẽ được học một bài thơ viết về một ngôi nhà ở nông thôn. Ngôi nhà có đặc điểm gì và tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé
- GV ghi tựa - gọi học sinh nhắc lại
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20')
2.1 GV đọc mẫu bài văn
- GV đọc bài văn giọng chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm
2.2 Học sinh luỵên đọc
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV giúp học sinh đưa ra những tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn
- GV viết những từ ngữ đó lên bảng:
- Gv theo dõi, chỉnh sửa lõi phát âm cho HS
* Luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
- GV yêu cầu học sinh đọc từ: hàng xoan
- GV yêu cầu:
+ Phân tích tiếng "xoan "?
- GV củng cố lại cấu tạo của tiếng "xoan”: Tiếng nhất có âm x đứng trước, vần oan đứng sau 
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tương tự với những từ còn lại: xao xuyến, thơm phức, mộc mạc 
- Khi dạy học sinh phát âm GV cho học sinh luyện đọc trong sự phân biệt với các tiếng có âm vần, dấu thanh đối lập. 
* GV kết hợp giải nghĩa từ
+ xao xuyến: bồi hồi, suy nghĩ không yên
+ lảnh lót: âm thanh cao và vang lên trong trẻo
+ Mộc mạc: Đơn sơ và chất phác
b. Luyện đọc câu
- GV chỉ bảng dòng thơ đầu để học sinh nhẩm theo 
- Hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng
- GV yêu cầu học sinh nối tiếp đọc các câu trong bài đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
c. Luyện đọc đoạn, bài
- Gv chia bài thành 3 đoạn và giúp học sinh nắm được:
+ Đoạn 1: khổ thơ 1
+ Đoạn 2: khổ thơ 2
+ Đoạn 3: khổ thơ 3
- Gv hướng dẫn cho các nhóm và cá nhân thi đua đọc đúng, to, rõ ràng
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
 Nghỉ giữa tiết
3. Ôn tập vần yêu, iêu: (10')
3.1 Đọc những dòng thơ có chứa tiếng yêu 
- Gv nêu yêu cầu 1 trong SGK
- GV: vần cần ôn hôm nay là yêu, iêu 
- GV viết bảng 2 vần: an, at
- Yêu cầu HS tìm và đọc những dòng  ... -----------
Tiết 2+ 3 Tập đọc (T29,30)
Chú công
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có âm đầu ch/ tr, thanh hỏi, thanh ngã
- Biết nghỉ hơi khi có dấu chấm câu: Dấu chấm, dấu phẩy ( dấu chấm nghỉ dài hơn dấu phẩy), đọc cao giọng khi có dấu chấm
2. Ôn các vần oc, ooc tìm được tiếng có vần oc, ooc
3. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu được đặc điểm của cú công lúc bé, vẻ đẹp của bộo lông công luc trưởng thành
 * HSHN: Đánh vần đọc được, phát âm đúng các từ khó trong bài theo giáo viên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
GV gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ CH1: Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
+ CH2: Tìm những tiếng có chứa vần ong?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1')
Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về vẻ đẹp của loài công qua bài “ Chú công” 
- GV ghi tựa - gọi học sinh nhắc lại
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20')
2.1 GV đọc mẫu bài văn
- GV đọc bài văn giọng chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm
2.2 Học sinh luỵên đọc
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV giúp học sinh đưa ra những tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn
- GV viết những từ ngữ đó lên bảng:
- Gv theo dõi, chỉnh sửa lõi phát âm cho HS
* Luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
- GV yêu cầu học sinh đọc từ: gạch
- GV yêu cầu:
+ Phân tích tiếng "gạch"?
- GV củng cố lại cấu tạo của tiếng "gạch”: Tiếng gạch có âm g đứng trước, vần ach đứng sau, dấu nặng dưới con chữ a
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tương tự với những từ còn lại: rẻ quạt, xiêm áo
 - Khi dạy học sinh phát âm GV cho học sinh luyện đọc trong sự phân biệt với các tiếng có âm vần, dấu thanh đối lập. 
* GV kết hợp giải nghĩa từ
+ rẻ quạt: hình cái nan quạt xoè ra
+ lóng lánh: chói, chiếu óng ánh
+ Xiêm áo: Trang phục của người quyền quý thời xưa.
b. Luyện đọc câu
- GV chỉ bảng dòng thơ đầu để HS nhẩm theo 
- Hướng dẫn học sinh ngắt giọng đúng
- GV yêu cầu học sinh nối tiếp đọc các câu trong bài đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
c. Luyện đọc đoạn, bài
- Gv chia đoạn và hướng dẫn cho học sinh nắm được:
+ Đoạn 1: Từ đầu .. rẽ quạt
+ Đoạn 2: phần còn lại
- GV hướng dẫn cho các nhóm đua đọc đúng, to, rõ ràng
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
 Nghỉ giữa tiết
3. Ôn tập vần en, oen: (10')
 a. Tìm tiếng trong bài có vần oc
- Gv nêu yêu cầu 1 trong SGK
- GV: vần cần ôn hôm nay là oc, ooc
- GV viết bảng 2 vần: oc, ooc
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần oc trong bài
- GV viết bảng những từ đó
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tiếng chứa vần oc
- Yêu cầu học sinh đọc các từ mới tìm được
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc
- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chấm điểm thi đua
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Nai, Thỏ, Hươi
+ trong
- 2 học sinh nhắc tựa: Chú công
- HS nghe và chỉ vào từng chữ theo lời giáo viên đọc
- Học sinh tìm và nêu: nâu gạch, rẻ quạt, xiêm áo
- Học sinh luyện đọc những từ ngữ khó trên bảng
- HS đọc: gạch
- HS phân tích:
+ gạch: g + ach + thanh nặng
- Một số HS đánh vần tiếng – đọc trơn từ: gạch – nâu gạch
- HS phân tích từ tương tự
- HS luyện đọc trong sự phân biệt
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- HS tự đọc nhẩm câu thứ nhất
- 3-4 học sinh đọc câu đầu tiên
- Tiếp tục tương tự với những câu còn lại
- 1 học sinh đầu bàn hoặc đầu dãy đọc xong câu thứ nhất các em sau tự đứng lên đọc câu tiếp theo
* HSHN đánh vần đọc 2-3 câu theo tay chỉ của giáo viên. 
- Từng nhóm 2 em thi đọc nối tiếp 2 đoạn ( mỗi em đọc 1 đoạn)
- Cá nhân, tổ, bàn thi đọc bài
- HS thi đọc đọc đồng thanh theo bàn, tổ
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh phát âm: oc, ooc
- Học sinh tìm và nêu những tiếng có vần ăp trong bài: ngọc
- Học sinh phân tích tiếng
- HS đọc to các từ mới tìm
- HS thi tìm (đúng và nhanh) từ ngữ có chứa vần oc, ooc
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : (32')
4.1 Tìm hiểu bài đọc
- CH1: Lúc mới ra đời, chú công có bộ lông màu gì?
- Gv nhận xét và củng cố lại câu trả lời
- CH2: Khi mới ra đời, chú công đã biết làm những động tác gì?
- CH3: Sau hai, ba năm đuôi công trống thay đổi như thế nào?
- Gv đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- GV theo dõi, hướng dẫn các em ngắt hơi đúng chỗ
4.2 Luyện nói: Hát về con công
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh
5. Củng cố: (2' )
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài đọc
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em học tốt, yêu cầu những em chưa đọc được về nhà luyện đọc
6. Dặn dò: (1')
- GV dặn HS về nhà luyện đọc và làm bài tập
- Đọc trước bài sau
- 1 học sinh đọc câu hỏi 1
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Lúc mới ra đời chú công có bộ lông tơ màu nâu gạch
+ Lúc mới ra đời chú công đã biết xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẽ quạt
+ Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu. Mỗi chiếc lông óng ánh màu xanh thẫm, được điểm bằng những chấm tròn đủ màu
- Học sinh lắng nghe
- 2-3 học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- HS tìm và hát bài hát về con công
- HS nhắc: Chú công
- Học sinh lắng nghe
------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công (T29)
Cắt, dán hình tam giác (T2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS biết cách kẻ hình tam giác
- HS kẻ, cắt, dán hình tam giác bằng2 cách
* HSHN: Biết cắt hình tam giác từ hình vẽ cho trước
II. CHUẨN BỊ
1. GV chuẩn bị:
- 1 hình tam giác, mẫu bằng giấy màu trên nền giấy trắng có kẻ ô li
- 1 tờ giấy kẻ ô li có kích thước lớn để học sinh dễ quan sát
- Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán
2. Học sinh chuẩn bị
- Giấy màu, kéo, hồ, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Khởi động: (1’)Hát
B. Bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
Tiết này các em thực hành cắt, dán hình tam giác 
2. Học sinh thực hành: 25’
- Nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình tam giác hình tam giác theo 2 cách 
- Nhắc học sinh thực hành theo 2 bước
+ Kẻ hình tam giác có cạnh dài 8 ô và cạnh ngắn 6 ô
+ Cắt hình tam giác như hình mẫu
- Nhắc học sinh cắt rời hình và dán sản phẩm cân đối, miết hình và dán sao cho phẳng vào vở thủ công
- Gv theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng lúng. Khuyến khích những học sinh khá, giỏi kẻ và cắt hình tam giác theo 2 cách
3. Nhận xét, dặn dò: 5’ 
- Nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bịcủa học sinh và kĩ năng cắt, kẻ, dán sản phẩm
- Dặn học sinh chuẩn bị giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài sau: Cắt, dán hành rào đơn giản
- HS lắng nghe
- Học sinh thực hành cắt, kẻ, dán hình tam giác
- Học sinh lắng nghe
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 29
I. Mục đích, yêu cầu 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. Các hoạt động lên lớp
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử 1 -2 lần
- Cho học sinh chơi thật
- GV nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia trò chơi
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Đa số học sinh có ý thức học bài và làm bài ở nhà
+ Một số học sinh có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập: 
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần 
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: 
+ Cần chú ý rèn chữ viết: ..
+ Một số học sinh chưa học bài ở nhà: 
- Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- GV chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ GV tăng chường kiểm tra bài cũ, nhất là Toán và Tiếng Việt
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi thử
- Học sinh tham gia chơi
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan28,29.doc