Giáo án môn Toán Lớp 3 - Học kì I - Năm học: 2011-2012

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Học kì I - Năm học: 2011-2012

Ngày soạn:12/8/2011 Tuần: 1

Ngày dạy:15/8/2011 Toán Tiết: 1

ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

A. MỤC TIÊU.

o Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

o Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

 

docx 95 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Học kì I - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/8/2011 Tuần: 1
Ngày dạy:15/8/2011 Toán Tiết: 1
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU.
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập .
3.Bài mới:
.Hoạt động1:Giới thiệu bài:
+ Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số
.Hoạt động2: Ôn tập về đọc viết số:
Nêu số 260. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
 Nhận xét : Các em đã xác định được hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số có ba chữ số 
Gọi học sinh đọc số .
Cho HS viết số theo lời đọc của bạn.
Tiến hành tương tự với số : 507. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
Gọi học sinh đọc số .
Cho HS viết số theo lời đọc của bạn.
Lưu ý cách đọc 507 : Năm trăm lẻ bảy hay Năm trăm linh bảy
Tiến hành tương tự với số : 423
Bài 1: Viết ( theo mẫu)
- 1học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét, chữa bài
Hoạt động 3: Ôn tập về thứ tự số
Mục tiêu: Ôn tập về thứ tự các số co 3 chữ số.
Cách tiến hành:
Bài 2
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
a)
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
b)
400
399
398
397
396
395
394
393
392
391
- Treo bảng phụ, gọi HS nhận xét, giải thích:
- Tại sao lại điền 312 vào sau 311.( Vì số đầu tiên là số 310, số thứ hai là 311, 311 là số liền sau của 310, 312 là số liền sau của 311.)
-Tại sao lại điền 398 vào sau 399?( Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1.)
Hoạt động 4: Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Tại sao điền được 303 < 330.
- Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh các số có 3 chữ số cách so sánh các phép tính với nhau.
303 < 330 30 + 100 < 131
 615 > 516 410 – 10 < 400 + 1
 199 < 200 243 = 200 + 40 + 3
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó đọc dãy số 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Số lớn nhất trong dãy số trên là 735
- Vì sao nói 735 là số lớn nhất trong các số trên?( Vì 735 có số trăm lớn nhất.)
- Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì sao?( Số 142 vì số 142 có số trăm bé nhất.)
Bài 5:Viết các số 537; 162; 830; 241; 519; 425
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu học sinh khá giỏi tự làm bài.
- GV theo dõi Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
a). Theo thứ tự từ bé đến lớn :
 162; 241; 425; 519; 537
b). Theo thứ tự từ lớn đến bé:
 537; 519; 425; 241; 162
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại những nội dung chính của bài.
- Về nhà làm thêm VBT.
- Nhận xét, tiết học.
- Chuẩn bị ĐDHT
+ Nghe giới thiệu.
Xác định : số 0 thuộc hàng đơn vị, số 6 thuộc hàng chục, số 2 thuộc hàng trăm 
Cá nhân 
Cả lớp viết vào bảng con 
Xác định : số 5 thuộc hàng đơn vị, số 0 thuộc hàng chục, số 7 thuộc hàng trăm
Cá nhân 
Cả lớp viết vào bảng con 
HS nối tiếp nhau đọc
Bạn nhận xét
- 1 em nêu
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 em đổi chéo vở để kiểm
- Làm vào vở, 2 học sinh lên bảng phụ làm.
- Nhận xét – giải thích
- 1 học sinh nêu.
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Gọi học sinh trả lời.
- 2 Học sinh đọc
- Cả lớp làm bảng con.
- HS khá giỏi làm vào vở.
- 1 em nêu
- Nghe dặn
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:12/8/2011 Tuần: 1
Ngày dạy: 16/8/2011 Toán Tiết: 2
CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ)
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( Không nhớ) và giải toán (có lời văn) về nhiều hơn ít hơn.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra VBT.
 - Nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động 1:Ôn tập về phép cộng và phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số:
Bài 1:Tính nhẩm
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.( Cả lớp nhẩm cột a,c riêng HS khá giỏi nhẩm thêm cột b)
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
a) 400 + 300 b) 500 + 40 c) 100 + 20 + 4
 700 – 300 540 – 40 300 + 60 +7
 700 – 400 540 – 500 800 + 10 + 5
Bài 2:Đặt tính rồi tính
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 2 cộng 6 bằng 8, viết 8 732 418 395
 + 416 - 5 cộng 1 bằng 6, víêt 6 -511 + 201 - 44
 768 - 3 cộng 4 bằng 7, viết 7 221 619 351
- .Yêu cầu 4 học sinh nêu rõ cách tính của mình.
Hoạt động 2: Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn:
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Khối lớp 1 có bao nhiêu học sinh?( Có 245 học sinh.)
- Số học sinh của Khối lớp 2 như thế nào so với số học sinh của Khối lớp 1?( Số học sinh Khối lớp 2 ít hơn số học sinh của Khối lớp 1 là 32 em.)
- Vậy muốn tính số học sinh của Khối lớp 2 ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
 Giải:
 Số hs khối 2 là:
 245 – 32 = 213 (học sinh)
 Đáp số: 213 học sinh.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 5:
- Yêu cầu học sinh giỏi đọc đề bài.Tự lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ.
 Lập phép tính
 315+40=355
 40+315=355
 355-315=40
 355-40=315
- GV theo dõi hướng dẫn Chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách làm bài toán về nhiều hơn ít hơn.
- Về nhà làm VBT.
- Chuẩn bị VBT.
- 1 em nêu.
- Tự nhẩm.
+ 6 học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính.(3 em khá giỏi nêu bài b)
- 1 em nêu.
- Cả lớp làm bảng con.
- Nêu cách tính
-1 em đọc
- Xác định yêu cầu 
-1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
-HS giỏi tự làm.
- 1 emlàm bảng phụ 
- 1 em nêu
- Nghe dặn
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/8/2011 Tuần: 1
Ngày dạy: 16/8/2011 Toán Tiết: 3
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết cộng, trừ các số có ba chữ số ( Không nhớ)
Biết giải toán về “ Tìm x”, giải toán có lời văn ( Có 1 phép trừ).
B. CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra VBT.
 - Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu bài học và ghi bảng.
Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện tính:
+ Đặt tính như thế nào?
+ Thực hiện tính như thế nào?
324 761 25 645 666 485
 + 405 -128 + 721 -302 - 333 - 72
 729 889 746 343 333 413
Bài 2:
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 x – 125 = 344
 x = 344 + 125
 x =469
 x + 125 = 266
 x = 266 – 125
 x = 141
- Gọi học sinh trả lời cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao nhiêu người?( 285 người)
-Trong đó có bao nhiêu nam?( 140 nam)
- Vậy muốn tìm số nữ ta phải làm gì?( Ta phải thực hiện phép trừ.)
- Tại sao?( Vì tổng số nam và nữ là 285 người, đã biết số nam là 140 người, muốn tìm số nữ ta phải lấy tổng số người trừ đi số nam đã biết.)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Giải:
 Số nữ trong đội đồng diễn là:
 285 – 140 = 145 (người)
 Đáp số: 145 người
Bài4:
- Gọi 1 học sinh khá giỏi nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho học sinh khá giỏi thi ghép hình trong thời gian là 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc. 
- Tuyên dương tổ thắng cuộc.
- Trong hình con cá có bao nhiêu hình tam giác ?( HS khá giỏi)
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò:
- Gọi HS nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết .
+ Về nhà làm VBT.
- Chuẩn bị VBT.
- Nghe giới thiệu.
- 3 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làmvào vở
- 2 em nêu
- 1 em đọc
- Xác định yêu cầu.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- 1 em nêu
-Thi ghép hình giữa HS khá giỏi
- 2 học sinh.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/8/2011 Tuần: 1
Ngày dạy: 17/8/2011 Toán Tiết: 4
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( NHỚ MỘT LẦN)
A. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
Biết cách thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số ( Có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm.
Tính được độ dài đường gấp khúc.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra VBT. Nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích và giờ học và ghi bảng.
Hoạt động2: Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số có ba chữ số .
 a) Phép cộng 435+127
 - Viết lên bảng 435 + 127. Yêu cầu HS đặt tính
- Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, sau đó cho học sinh nêu cách tính.
 - 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
 562 - 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6,viết 6
 - 4 cộng 1 bằng 5, viết 5
 b) Phép cộng 256+162
- Viết lên bảng và các bước tiến hành tương tự như với phép cộng 435 + 127.
 Lưu ý: Phép cộng 435 + 127 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị sang hàng chục.
 Phép cộng 256 + 162 là có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm.
Hoat động3: Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài (HS khá giỏi làm thêm cột 4, 5)
- Yêu cầu từng học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
256 417 555 146 227
 + 125 +168 + 209 +214 + 337 
 381 585 764 360 554 
Bài 2:
 Hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như với bài tập 1 và HS khá giỏi làm thêm cột 4, 5.
256 452 166 372 465
 + 182 +361 + 283 +136 +172 
 438 813 449 508 637 
Bài 3:
- Gọi Một học sinh đọc đề bài.
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?( Đặt tính)
- Cần chú ý khi đặt phép tính.( Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục, trăm thẳng hàng trăm.)
- Thực hiện tính như thế nào?( Từ phải sang trái.)
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
- GV theo dõi chữa bài và ghi điểm từng đối tượng.
a/ 235 256 b/ 333 60 
 + 41 ... g hợp đơn giản.
 - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Êke, phấn màu, bảng phụ.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: Hát.
2.Bài cũ: Góc vuông, góc không vuông .
- Cho cả lớp dùng êke vẽ bảng con: Góc vuông đỉnh D, cạnh DM, DN.
- Nhận xét bài cũ.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- HD HS dùng êke để vẽ góc vuông: Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với 0 và một cạnh góc vuông của êke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh còn lại của góc theo cạnh còn lại của góc vuông êke. Ta được góc vuông đỉnh 0.
- Cho HS vẽ bảng con.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi 2 HS đứng lên đọc kết quả.
- Chốt lại:Hình thứ nhất có 4 góc vuông, hình thứ hai có 2 góc vuông.
Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả.
- Chốt lại:
+ Hình A: 1, 4.
+ Hình B: 2, 3.
Bài 4: (HD HS khá giỏi làm)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu mỗi em lấy một mảnh giấy đễ thực hành gấp.
- GV đi đến từng bàn để chỉ cho các em.
-Nêu: Các em có thể lấy góc vuông thay êke để kiểm tra nhận biết góc vuông.
Hoạt động 3: Thi đua.( HS giỏi)
- Chia lớp thành 2 nhóm: Cho các em chơi trò “ Ai nhanh hơn”.
Yêu cầu trong 3 phút các em vẽ xong hình.
Đề bài: Hãy vẽ :Hình tam giác có một góc vuông.
- Chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc.
- Lớp vẽ bảng con
- Nghe GV giới thiệu
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Nghe GVHD
- Vẽ bảng con
- Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- Hai HS đứng lên đọc kết quả.
- Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Thực hành gấp mảnh giấy để có góc vuông.
- Đại diện các nhóm lên tham gia trò chơi.
- Nhận xét.
4. Tổng kết – dặn dò.
Về làm lại bài tập.
Chuẩn bị bài: Đê- ca-mét ; Héc-tô-mét.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20/9/2011 Tuần: 9
Ngày dạy : 12/10/2011 Toán	 Tiết: 43
ĐỀ-CA-MÉT. HEC-TÔ-MÉT
I/ Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu của đề – ca – mét, héc – tô – mét .
- Biết quan hệ giữa héc – tô – mét và đề – ca – mét.
- Biết đổi từ đề – ca – mét, héc – tô – mét ra mét.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng êke.
- Gọi 2 học sinh nêu tên các đơn vị đo đã học(mm, cm, dm, m, km.)
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa
Hoạt động 1: Giới thiệu Đề – ca – mét , Héc – tô – mét.
- Nêu: Đề – ca – mét là một đơn vị đo độ dài. 
 Đề –ca –mét kí hiệu là dam.
 Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10m.
- Héc – tô – mét cũng là đơn vị đo độ dài. Héc – tô – méc kí hiệu là hm.
- Độ dài của 1 hm bằng độ dài của 100m và bằng độ dài của 10 dam.
Hoạt động 2: Làm bài 1, 2
Bài 1: (HD lớp làm dòng 1,2,3; HS giỏi làm hết)
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Viết lên bảng 1 hm = m và hỏi: Một hm bằng bao nhiêu mét?
- Vậy điền số 100 vào chỗ chấm.
- Gọi HS nêu miệng.
- Nhận xét, chốt lại.
1 hm= 100 m 1 hm = 10 dam 1 m = 10 dm 1cm= 10mm 
1 dam = 10 m 1 km = 1000m 1 m = 100cm 1m= 1000mm
Bài 2: (HD lớp làm dòng 1,2; HS giỏi làm hết)
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Viết lên bảng: 4 dam =  m
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ tìm số thích hợp điền vào chỗ trống và giải thích.
- Hướng dẫn:
+ 1dam = ? m.( 1dam = 10m.)
+ 4dam gấp mấy lần 1 dam. ( 4 dam gấp 4 lần)
+ Vậy muốn biết 4dam dài bằng bao nhiêu mét ta lấy 10m x 4 = 40m.
- Yêu cầu HS làm các bài còn lại của phần thứ nhất, sau đó sửa bài.
Mẫu: 4 dam = 40 m
 7 dam = 70m 9 dam = 90m 6 dam = 60m
- Viết lên bảng : 8hm m.
+ 1hm = ? m ( 1 hm = 100m )
+ 8hm gấp mấy lần so với 1hm.( Gấp 8 lần)
+ Vậy để tìm 8hm bằng bao nhiêu m ta lấy 100m x 8.
- Yêu cầu HS tự làm các bài còn lại.
- Nhận xét, chốt lại.
Mẫu: 8 hm = 800 m
 7 hm = 700m 9 hm = 900 m 5 hm = 500m
 Bài 3. (HD lớp làm dòng 1,2,; HS giỏi làm hết)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Chia HS thành 2 nhóm. Chơi trò: “ Ai nhanh”.
Đề: Tính (theo mẫu):
2 dam + 3 dam = 5 dam 24 dam – 10 dam = 14 dam
25dam + 50dam = 75 dam 45dam – 16dam = 29 dam
8hm + 12hm = 20hm 67hm – 25 hm = 42 hm
36hm + 18hm = 54hm 72hm – 48hm = 24 hm
- Nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
- 2 em nêu
- Nghe GV giới thiệu
- Nghe
- 3em đọc: Đề – ca –mét.
-Đọc 1 dam bằng 10m
-3 em đọc : Héc – tô –mét.
-1 hm = 100m.
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
1hm = 100 mét.
- Nêu miệng.
- Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Suy nghĩ tìm số thích hợp điền vào chỗ trống và giải thích.
- Làm HS các bài còn lại.
Ba học sinh lên bảng sửa bài.
- Làm các bài còn lại.
-Ba em tiếp theo lên sửa bài.
- 1 em đọc đề bài.
- Đại diện các nhóm lên thi.
- Nhận xét.
4. Tổng kết – dặn dò:Học lại các đơn vị.
Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo độ dài.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20/9/2011 Tuần: 9
Ngày dạy : 13/10/2011 Toán	 Tiết: 44
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng ( km và m; m và mm).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
- Giáo dục HS chăm học, ứng dụng vào thực tế.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Đề – ca – mét . Héc – tô – mét .
- Gọi học sinh nêu: 1 hm = . . .m 1 hm = .. .dam
 1 dam=. . .m 1km = . . .m
- Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài – ghi tựa.
Hoạt động 1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.
- Vẽ bảng đo độ dài của SGK lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- Nêu: Trong các đơn vị đo độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản.
- Hỏi: Lớn hơn mét thì có những đơn vị đo nào?( Có 3 đơn vị lớn hơn: km, hm, dam.)
- Ta sẽ viết các đơn vị này vào phía bên trái của cột mét.
- Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần?( Đó là dề – ca – mét.)
- Đơn vị nào gấp mét 100 lần?( Héc – tô – mét.)
- Viết hét – tô – mét và kí hiệu hm vào bảng.
- 1 hm bằng bao nhiêu dam?( Bằng 10 dam )
- Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập. 
Bài 1: (HD lớp làm dòng 1,2,3SGK; HS giỏi làm hết)
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Yêu HS cả lớp tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu miệng
- Nhận xét, chốt lại: 
 1km = 10hm 1m = 10dm
1km = 1000m 1m = 100cm
1hm = 10dam 1m = 1000mm
1hm = 100m 1dm = 10cm.(HS khá giỏi làm)
1dam = 100m 1cm = 100mm
* Bài 2: (HD lớp làm dòng 1,2,3 SGK; HS giỏi làm hết)
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Yêu cầu làm bảng con
- Nhận xét chốt lại:
8hm = 800m 8m = 80cm
9hm = 900m 6m = 600m
7dm = 70m 8cm = 80mm
3dam= 30m 4dm = 400mm.(HS khá giỏi làm)
Bài 3: (HD lớp làm dòng 1,2SGK; HS giỏi làm hết)
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Viết lên bảng 32 dam x 3 = ? và hỏi: Muốn tính 32 dam nhân 3 ta làm thế nào?
- Sau đó hướng dẫn phép tính 96cm : 3.
- Yêu cầu Hs tự làm tiếp bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
25cm x 2 = 50cm 36hm : 3 = 12hm
15km x 4 = 60km 70km : 7 = 10km
34cm x 6 = 204cm 55dm : 5 = 11dm.(HS khá giỏi làm)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Một số học sinh trả lời.
- Nghe GV giới thiệu
- Nhìn bảng
- 5 em nêu
- Nghe
- Trả lời câu hỏi
- Theo dõi trả lời câu hỏi
- Nhìn bảng
- 4 em đ ọc .
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Tự làm bài.
- Nêu miệng. 
- Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Lớp làm bảng con
-Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Trả lời.
- Làm bài vào vở. Bốn em lên bảng làm.
- Nhận xét.
 4. Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 20/9/2011 Tuần: 9
Ngày dạy : 14/10/2011	 Toán	 Tiết: 45
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
 Biết cách đổi số đo độ dài độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo ( Nhỏ hơn đơn vị đo kia).
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Bảng đơn vị đo độ dài.
 - Một HS nhắc lại cách tìm số chia.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
Hoạt động 1: Làm bài 1. 
Bài 1: (Làm 1b dòng 1, 2, 3; HS giỏi làm hết)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m9cm và yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng này bằng thước mét.
- Yêu cầu HS đọc (Đoạn thẳng AB dài 1m9cm.)
- Viết lên bảng 3m2dm = dm. Và yêu cầu HS đọc:
- Hướng dẫn:
+ 3m bằng bao nhiêu dm?( Bằng 30dm.)
+ Vậy 3m2dm bằng 30dm cộng 2dm bằng 32dm.
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
- Nhận xét, chốt lại. 
 3m2cm = 302cm 4m7dm = 47dm 9m3cm = 903cm
4m7cm = 407cm 9m3dm = 93dm
Bài 2.
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài.
- Chốt lại.
8dam + 5dam = 13dam 720m + 43m = 763m
57hm – 28hm = 29hm 403cm – 52cm = 351cm
12km x 4 = 48km 27mm : 3 = 9mm.
Bài 3.( Làm cột 1, HS giỏi làm hết)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài
Yêu cầu: Trong thời gian 8 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Nhận xét, chốt lại:
 6m3cm 5m.
6m3cm > 6m 5m6cm < 6m.
6m3cm = 603cm 5m6dm = 506cm
6m3cm > 630cm 5m6cm > 560cm.
- Nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
- 2 em nêu
- Nghe GV giới thiệu
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Nhìn bảng, 2 em đo
-3 HS đọc:1mét 9xăng-ti-mét.
- 3 HS đọc :3mét 2 đề – xi –mét bằng đề – xi - mét.
- Trả lời câu hỏi
- Thực hiện phép cộng.
- Cả lớp làm vào vở. 5 em lên bảng sửa bài.
- 1 em đọc yêu cầu đề bài.
- Tự làm bài. 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu
- Hai nhóm thi làm toán.
- Nhận xét.
4. Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài: Thực hành đo độ dài.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
Phần kiểm tra
 ˜ ¯ ™
Ban giám hiệu
 Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_3_hoc_ki_i_nam_hoc_2011_2012.docx