Giáo án buổi chiều Lớp 2 tuần 24 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Giáo án buổi chiều Lớp 2 tuần 24 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn

Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: QUẢ TIM KHỈ

I. Yêu cầu:

- Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: sần sùi, trấn tĩnh, quẫy mạnh, tẽn tò, hoãng sợ,.

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Qủa tim khỉ

- Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu

- GD hs có ý thức rèn đọc tốt

 II .Các hoạt động dạy học :

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1526Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Lớp 2 tuần 24 - Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Ngày soạn: 29 / 2 / 2010 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng3 năm 2010
Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: QUẢ TIM KHỈ
I. Yêu cầu:
- Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: sần sùi, trấn tĩnh, quẫy mạnh, tẽn tò, hoãng sợ,...
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Qủa tim khỉ
- Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu
- GD hs có ý thức rèn đọc tốt
 II .Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
 - Yêu cầu hs nêu tên bài TĐ vừa học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
* Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu 
 - GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu
 -Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp đọc đúng, đọc diễn cảm)
 ? Bài tập đọc có mấy nhân vật?
 ? Giọng đọc của mỗi nhân vật và người dẫn chuyện cần thể hiện như thế nào?
 - GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với hs yếu)
Hướng dẫn cụ thể ở câu:
VD: + Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?//
=> Cần đọc với giọng lo lắng, quan tâm.
+ Tôi là cá sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.//
=> Cần đọc với giọng buồn bã, tủi thân.
+ Con vật bội bạc kia!// Đi đi!// Chẳng ai thèm kết bạn / với những kẻ giả dối như mi đâu.//
=> Cần đọc với giọng phẫn nộ.
- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.
- Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm động 
viên.
* Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm 
* Thi đọc :
 - Tổ chức cho hs thi đọc phân vai ( Đọc diễn cảm)
 Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt, đọc có 
tiến bộ.
 - Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói rõ vì sao?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Nhận xét giờ học.
- Luyện đọc lại bài.
- Nêu.
 - Lắng nghe
 - 1hs đọc
 - Nối tiếp đọc
 - Luyện phát âm, cá nhân, lớp. 
 - Nối tiếp đọc từng đoạn
 - Nêu.
 - Suy nghĩ và nêu
 - Luyện đọc cá nhân ( hs yếu luyện đọc nhiều)
 Lớp theo dõi, nhận xét
- Các nhóm luyện đọc
- Thi đọc phân vai theo 3 đối 
tượng (giỏi, khá, trung bình) 
 Lớp theo dõi, nhận xét bình 
chọn bạn đọc tốt.
 - Đọc và trả lời.
- 1 hs đọc
 - Nêu ý kiến.
 - Lắng nghe.
Toán: LUYỆN KĨ THUẬT LẬP BẢNG CHIA 4; GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu: 
 - Củng cố các kiến thức về phép chia, cách lập bảng chia 4; Giải toán có lời văn.
- Lập phép chia từ phép nhân tương ứng. 
 - Rèn kĩ năng cách lập bảng chia 4; Giải toán có lời văn.
 - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . 
 II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. 
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ :
 - Gọi hs đọc bảng chia 2.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
Bài 1: - Dựa vào bảng nhân 4, hãy lập bảng chia 4.
- Yêu cầu lớp làm vào VN ; 1 hs lên bảng.
- Yêu cầu hs trả lời một số câu hỏi:
? Dựa vào phép tính nào em lập được 12 : 4 = 3
 20 : 4 = 5
- Yêu cầu 1 số hs đọc thuộc bảng chia 4(chỉ không theo thứ tự)
Bài 2: 
 4 x 7 = 4 x 9 = 
 28 : 4 = 36 : 4 = 
 28 : 7 = 36 : 9 = 
 - Yêu cầu hs đọc đề tự làm bài.
 Nhận xét, chữa.
 Bài 3: 
- Ghi đề, gọi hs đọc, tự tóm tắt và giải vào vở, 1em lên bảng làm
- Chấm 1 số bài, chữa.
Bài 4: .( hs khá, giỏi) 
 7 x 2 -  = 0 8 x 4 +  = 68
  : 4 – 8 = 2 32 :  +  = 30 
- Yêu cầu hs tự làm bài 
- Chấm bài nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.
 - 2 hs
- Nghe
- 1hs đọc yêu cầu
- Làm.
- 4 x 3 = 12 ; 4 x 5 = 20
- Đọc bảng chia 4.
- Làm bài vào vở ( 1hs yếu lên bảng làm) 
 Tóm tắt
 3 tổ : 40 kg giấy vụn
 1 tổ :  kg giấy vụn?
- Làm bài
- Nghe
Thủ công: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN
 (Tiết2)
I. Yêu cầu:
 - Giúp hs ôn luyện kĩ năng gấp, cắt, dán hình, hoàn thành sản phẩm đang làm ở T1
- Phối hợp gấp, cắt dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- - Luyện bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn, óc thẩm mĩ.
- GD HS có hứng thú gấp hình.
*(Ghi chú: Với HS khéo tay: Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học.
- Có thể gấp, cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.)
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Mẵu 1 số sản phẩm: phong bì, thiếp chúc mừng, biển báo giao thông,
- HS: Các SP ở tiết 1 đang làm; kéo, hồ dán, bút chì,màu, .
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
A. Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Nhận xét 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Tiến trình bài dạy:
- Đính các mẫu cho hs quan sát
- Yêu cầu hs nhận xét từng mẫu cần làm những thao tác nào.
3. Hướng dẫn hs thực hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy to yêu cầu các nhóm tự chọn và thực hành gấp, cắt, dán sản phẩm trong chương II
- Quan sát hs làm, chỉ dẫn thêm
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm
- Yêu cầu các nhóm tham quan, nhận xét lẫn nhau.
- Nhận xét chung
- Đánh giá, ghi điểm 1 số sản phẩm
3. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn: Chuẩn bị làm dây xúc xích trang trí.
- Hát
- Giấy màu, kéo, thước, bút chì, màu, hồ dán,
- Nghe
- Quan sát
- Nêu các thao tác cần làm
- Lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu
- Thực hành làm sản phẩm
- Trưng bày sản phẩm
- Tham quan sản phẩm của các nhóm.
 Nhận xét, bình chọn nhóm có sản phẩm làm đúng, có hình thức đẹp.
- Nghe. 
 Ngày soạn: 1 / 3 / 2010 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng3 năm 2010
Tiếng việt: LUYỆN VIẾT CHỮ HOA S 
 I. Yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa S, chữ và câu ứng dụng: Sáo; Sáo tắm thì mưa.
 - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu S . Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa.
 - HS: bảng con, VLV
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động 
A. Bài cũ:
- Yêu cầu viết : R, Ríu
- GV nhận xét
B. Bài mới 
1 Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa S:
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ S
 - Chữ S cao mấy li? Rộng mấy ô?
 - Viết bởi mấy nét?
- Nêu quy trình viết.
 - Viết mẫu chữ S vừa viết vừa nêu lại quy trình viết.
b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
 - Yêu cầu HS viết chữ S vào không trung
 - Yêu cầu HS viết bảng con 2 lần
 - GV nhận xét uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
 - Giới thiệu cụm từ: Sáo tắm thì mưa
? Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng?
- Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng.
- Viết mẫu : Sáo lưu ý cách nối nét giữa chữ S và chữ a.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- Nhận xét và uốn nắn.
d.Viết vở
- Nêu yêu cầu viết.
 - GV theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết và giúp đỡ HS yếu kém.
e. Chấm, nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- HS viết bảng con.
.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- 5 li
- 1 nét liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản: Nét cong dưới và nét móc ngược nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- Viết không trung 1 lần.
- Viết bảng
- HS quan sát. Đọc.
- Câu thành ngữ nói về kinh nghiệm trong dân gian, hễ thấy có sáo tắm thì trời sẽ mưa.
 - Quan sát nêu nhận xét.
- Quan sát
- Viết bảng.
- 1 hs đọc
- HS viết vở
- Lắng nghe, ghi nhớ
Toán: LUYỆN KĨ THUẬT LẬP BẢNG CHIA 5; GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu: 
 - Củng cố các kiến thức về phép chia, cách lập bảng chia 5; Giải toán có lời văn.
- Lập phép chia từ phép nhân tương ứng. 
 - Rèn kĩ năng cách lập bảng chia 5; Giải toán có lời văn.
 - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . 
 II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. 
 III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ :
 - Gọi hs đọc bảng chia 4.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
Bài 1: - Dựa vào bảng nhân 5, hãy lập bảng chia 5.
- Yêu cầu lớp làm vào VN ; 1 hs lên bảng.
- Yêu cầu hs trả lời một số câu hỏi:
? Dựa vào phép tính nào em lập được 15 : 5 = 3
 30 : 5 = 6
- Yêu cầu 1 số hs đọc thuộc bảng chia 5(chỉ không theo thứ tự)
Bài 2: 5 x 7 = 5 x 9 = 
 35 : 5 = 45 : 5 = 
 35 : 7 = 45 : 9 = 
 - Yêu cầu hs đọc đề tự làm bài.
 Nhận xét, chữa.
 Bài 3: 
- Ghi đề, gọi hs đọc, tự tóm tắt và giải vào vở, 1em lên bảng làm
- Chấm 1 số bài, chữa.
Bài 4: .( hs khá, giỏi) 
 20 : 5 + 56 = 5 x 4 +  = 68 
  x 10 : = 10 : 5  + = 100
- Yêu cầu hs tự làm bài 
- Chấm bài nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.
 - 2 hs
- Nghe
- 1hs đọc yêu cầu
- Làm.
- 5 x 3 = 15 ; 5 x 6 = 30
- Đọc bảng chia 5.
- Làm bài vào vở ( 1hs yếu lên bảng làm) 
 Tóm tắt
 5 tổ : 40 bạn
 1 tổ :  bạn?
- Làm bài
- Nghe
Sinh hoạt: SINH HOẠT SAO
I. Yêu cầu:
- Các sao thực hiện sinh hoạt đầy đủ các bước của buổi sinh hoạt sao.
- Sinh hoạt theo chủ điểm : Yêu quý mẹ và cô
- Ôn chuyên hiệu: Con ngoan
- Chơi trò chơi dân gian: Nhảy bao bố
- GD ý thức phê và tự phê.
II. Chuẩn bị:
 Địa điểm sân trường.
III. Các hoạt động sinh hoạt:
1. Ổn định:
 - HS ra sân tập họp thành 4 sao
 - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ và yêu cầu của tiết SH.
2. Sinh hoạt:
 * Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước.
 + Điểm danh.
 + Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
 + Nhận xét các mặt hoạt động của sao. (có tuyên dương phê bình).
 + Toàn sao hoan hô sao của mình.
 + Đọc lời hứa.
 + Phương hướng tuần tới.
3. Tập họp thành vòng tròn:
- Văn thể mĩ điều khiển lớp múa, hát có nội dung ca ngợi Bác Hồ kính yêu
- Tổ chức cho các sao thi múa hát với nhau.
-Lớp nhận xét bình chọn sao, cá nhân múa đúng đẹp.
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Sinh hoạt chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô
- Tổ chức cho các sao thi đọc thơ, kể chuyện, múa hát theo chủ điểm.
5. Ôn chuyên hiệu: Con ngoan
 6. Tổ chức chơi trò chơi dân gian: Nhảy bao bố
7. Nhận xét đánh giá:
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những sao có ý thức sinh hoạt tốt.
- Dặn: Thực hiện tốt hơn nữa nề nếp học tập, ca múa thể dục giữa giờ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docG An L2 tuan 24 chieu.doc