I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
-Trả lời được các câu hỏi của nội dung bài.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, VTH.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu cả bài: Ngọn đèn vĩnh cửu
b. Luyện đọc:
-Học sinh nối tiếp đọc từng câu .
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp (3 đoạn).
*Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm,mỗi nhóm 2 em. GV theo dõi, nhắc nhở.
*Các nhóm thi đọc.
*Cho cả lớp đọc đồng thanh
3.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: ( Bài 2) 10 phút
- 1 HS đọc yêu cầu: Chọn câu trả lời đúng
- Đọc trôi chảy toàn bài.Trả lời các câu hỏi sau.
a) Vì sao ngày nhỏ Ngô Thì Sĩ không được đến trường?
- HS trả lời ý 3 :Vì nhà nghèo, Sĩ không có tiền đi học.
b) Khao khát học tập Sĩ thường làm gì?
-HS trả lời ý 1 : Đứng xem các bạn học, ngày ngày mượn sách để chép bài.
c) “Ngọn đèn vĩnh cửu ”mà Sĩ nói đến là cái gì?
- HS ý 2: Là ông trăng trên bầu trời.
d) Câu chuyện muons nói với em điều gì?
- HS ý 3 : Ngô Thì Sĩ khao khát học tập, có chí vượt khó rất cao.
e)Phần in đậm trong câu “Sĩ phải đốt lửa để lấy ánh sáng mà học”.trả lời câu hỏi nào?
Tuần 32 Thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 2012 Luyện Tiếng Việt Đọc truyện: Ngọn đèn vĩnh cửu I.Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. -Trả lời được các câu hỏi của nội dung bài. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, VTH. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: 2.Luyện đọc: a. GV đọc mẫu cả bài: Ngọn đèn vĩnh cửu b. Luyện đọc: -Học sinh nối tiếp đọc từng câu . - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp (3 đoạn). *Đọc từng đoạn trong nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm,mỗi nhóm 2 em. GV theo dõi, nhắc nhở. *Các nhóm thi đọc. *Cho cả lớp đọc đồng thanh 3.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: ( Bài 2) 10 phút - 1 HS đọc yêu cầu: Chọn câu trả lời đúng - Đọc trôi chảy toàn bài.Trả lời các câu hỏi sau. a) Vì sao ngày nhỏ Ngô Thì Sĩ không được đến trường? - HS trả lời ý 3 :Vì nhà nghèo, Sĩ không có tiền đi học. b) Khao khát học tập Sĩ thường làm gì? -HS trả lời ý 1 : Đứng xem các bạn học, ngày ngày mượn sách để chép bài. c) “Ngọn đèn vĩnh cửu ”mà Sĩ nói đến là cái gì? - HS ý 2: Là ông trăng trên bầu trời. d) Câu chuyện muons nói với em điều gì? - HS ý 3 : Ngô Thì Sĩ khao khát học tập, có chí vượt khó rất cao. e)Phần in đậm trong câu “Sĩ phải đốt lửa để lấy ánh sáng mà học”.trả lời câu hỏi nào? - HS ý 2 : Làm gì? - GV chữa bài *GV chấm bài. 4.Củng cố: - 1 HS đọc lại câu chuyện. - GV nhận xét giờ học. ===========***======= Luyện Toán Ôn cộng , trừ số có ba chữ số. Giải toán I.Mục tiêu: -Củng cố kĩ năng cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000 -Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II.Hoạt động dạy học: *Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tính - - + + + -HS làm vào bảng con -HS lên bảng làm -Lớp cùng GV nhận xét. Bài 2: Đặt tính rồi tính 978 - 234 ; 567 - 345 ; 234 + 654 ; 789 + 10 ; 45 + 244 -HS nêu cách đặt tính và tính theo cột dọc. -HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Trường Tiểu học Sơn Tây có 268 học sinh , Trường Tiểu học Hà Tây có nhiều hơn trường Tiểu học Sơn Tây 31 học sinh. Hỏi Trường Tiểu học Hà Tây có bao nhiêu học sinh? -HS đọc bài toán và phân tích ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm Bài giải Số học sinh Trường Tiểu học Hà Tây có là: 268 + 31 = 299 (học sinh) Đáp số: 299 học sinh -GV cùng HS nhận xét. *Dành cho HS khá giỏi Bài 1: Ngày mồng một tháng nào đó là ngày chủ nhật. Hỏi ngày chủ nhật cuối cùng của tháng đó là ngày nào? -HS đọc bài toán và giải - GV gợi ý: Một tuần có mấy ngày? -HS làm vào vở -GV chữa bài: Mỗi tuần có 7 ngày nên chủ nhật tiếp đó sẽ là ngày : 1 + 7 =8 Các ngày chủ nhật trong tháng là : 15; 22; 29 Bài 2: Một ngày chủ nhật nào đó trùng vào ngày 9 của tháng đó. Hỏi ngày chủ nhật liền sau đó là ngày bao nhiêu của tháng đó? -HS làm vào vở. -GV chữa bài -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng GV hệ thống lại bài. -GV nhận xét giờ học ==========***=========== Tự học Học sinh tự ôn luyện : Tiếng việt; Tự nhiên và xã hội I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố lại kĩ năng đặt câu theo mẫu đã học và luyện viết bài : Chuyện quả bầu - HS củng cố kĩ năng Nhận biết cây cối và các con vật 1.Giới thiệu bài:(2’) : Giáo viên nêu yêu cầu tiết học 2.Giáo viên định hướng - HS chọn nhóm cho mình - GV nêu yêu cầu của từng nhóm *Nhóm 1: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ở đâu? Khi nào(mỗi mẫu 2 câu) -HS thảo luận và viết vào vở nháp và đọc lên -GV theo dỏi, giúp đỡ HS *Nhóm 2: Viết bài : Chuyện quả bầu - GV hướng dẫn HS cách trình bày thơ lục bát và víêt đúng khoảng cách: + Tiếng cách tiếng một con chữ o + Con chữ trong tiếng phải có nét nối + Chú ý những tiếng dễ sai: con dúi, mưa to gió lớn, nước ngập ruộng đồng.. - HS viết bài *Nhóm 3: Ôn lại Nhận biết cây cối và các con vật ? Nêu tên một số loài cây và ích lợi của chúng: (cây bàng, phượng, xà cừ .) ? Nêu tên các con vật và ích lợi của chúng - GV theo dỏi giúp đỡ HS hoàn thành nội dung tự luyện -GV nhận xét: Cây cối: Phượng tỏa bóng mát, bàng lấy gỗ và tỏa bóng mát, mít lấy gỗ và tỏa bóng mát; con vật: chó (giữ nhà, ..) 3.Chấm bài: (5’) -HS nộp bài , GV chấm và nhận xét. 4.Củng cố dặn dò: (1’) -GV nhận xét giờ học. ==========***========== Thứ 4 ngày 25 tháng 4 năm 2012 Luyện Tiếng việt Ôn : Từ trái nghĩa; dấu chấm, dấu phẩy I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng tìm từ trái nghĩa - Củng cố kĩ năng điền dấu chấm hoặc dấu phẩy. II-Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi BT1,BT3 III. Hoạt động dạy và học 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: HS đọc yêu cầu :Điền vào chỗ trống - GV treo bảng phụ -HS đọc yêu cầu : Điền vào chỗ trống a) l hoặc n - HS trả lời miệng - GV cùng HS chữa bài: Sáng nay bé mở cửa Thấy trời xanh lạ lùng b)v hoặc d ve, dóng dả, dao, vào c) it hoặc ich thích, chi chít Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu : Nối A với B để tạo thành từng cặp trái nghĩa HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở thực hành vui tối xa chìm To đói -GV nhận xéít trong sau Buồn nhẹ Sáng Bài 3:HS đọc yêu cầu : Điền từ vào chỗ trống dấu chấm hoặc dấu phẩy: - HS đọc bài trong VTH và làm bài -GV theo dỏi và chữa bài : .Cảng Cam Ranh của nước ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất thế giới .Quanh năm ,lúc nào Cam Ranh cũng bình yên ,êm ả .Mặt nước xanh biếc ,bầu trời cao lồng lộng .Cảnh sắc thiên nhiên đầy chất thơ ấy khiến du khách tới đây đều ngơ ngẩn. * GV chấm một số bài 3.Cũng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học ==========***========== Luyện Toán Ôn : Đọc viết ,so sánh số có ba chữ số I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc viết, so sánh số có ba chữ số và giải toán có lời văn II.Đồ dùng - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1 III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu : Viết vào ô trống cho thích hợp: -HS làm bài vào vở thực hành. -HS lên bảng chữa bài. Đọc số Viết số Số gồm có Trăm Chục Đơn vị Tám trăm bốn mươi lăm 845 8 4 5 Sáu trăm hai mươi bảy 627 6 2 7 Chín trăm linh sáu 906 9 0 6 Bảy trăm bốn mươi chín 749 7 4 9 Bài 2: HS đọc yêu cầu: > ,<, = ? -HS nêu cách so sánh số có ba chữ số -HS làm bảng con a. 879 987 b.421 389 990-90 890 825-125 700 675+24 699 900+90+9 . 1000 Bài 3:HS đọc yêu cầu:viết các số 785;867;955;1000;699; theo thứ tự - HS làm vào vở thực hành - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV cùng HS nhận xét. Các số từ bé đến lớn là: 699; 785; 867; 955; 1000. Các số từ lớn đến bé là:1000; 955; 867; 785; 699. *GV chấm bài -GV chấm và nhận xét 3. Cũng cố dặn dò - Nhận xét tiết học ===========***========== Luyện viết Bài : Chuyện qảu bầu I.Mục tiêu -Rèn kỹ năng viết cho HS. -Biết cách trình bày bài vào vở luyện viết. II.Hoạt động dạy học (32’) 1.Giới thiệu bài viết 2.Hướng dẫn HS viết bài -GV đọc lại bài Chuyện quả bầu -Hướng dẫn cách trình bày vào vở và viết đúng các từ khó: mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, người Mường, người hmông, . -HS nhìn SGK (trang116,117) viết vào vở . -GV nhắc nhở những HS viết chữ chưa đẹp cần nắn nót hơn -GV hướng dẫn thêm cho HS viết còn sai lỗi chính tả. 3. GV Thu vở chấm . GV nhận xét sữa lỗi bài viết cho từng em . 4.Củng cố, dặn dò -Nhắc nhở một số em viết còn chưa đẹp về luyện viết thêm . -Nhận xét tiết học ===========***========== Thứ 5 ngày 26 tháng 4 năm 2012 Luyện Mĩ thuật Cô Tâm dạy ===========***========== Thủ công Cô Ngọc dạy ===========***========== Tự học Học sinh tự ôn luyện : Toán ; Đạo đức I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố lại kĩ năng cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, Tìm số bị chia, số bị trừ, số trừ, số hạng ,giải toán -Củng cố kĩ năng bảo vệ loài vật có ích II. Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài:(2’) : Giáo viên nêu yêu cầu tiết học 2.Giáo viên định hướng -GV chia lớp thành 3 nhóm - GV nêu yêu cầu của từng nhóm *Nhóm 1: HS khá, trung bình yếu làm bài tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 55 + 45 ; 98 – 29 ; 76 – 48; 29 + 38 -HS nêu cách đặt và thực hiện vào bảng con -Lớp nhận xét, GV chữa bài. Bài 2:Tìm x x : 5 = 5 88 – x = 25 x – 38 = 27 x + 38 = 27 -HS nêu cách tìm số bị trừ, số trừ, số bị chia -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm -GV cùng HS chữa bài. Bài 3: Có 16 bông hoa chia đều cho 4 lọ . Hỏi mỗi lọ có bao nhiêu bông hoa? -HS đọc và phân tích bài toán rồi làm vào vở. -HS cùng GV chữa bài: Bài giải Mỗi lọ có số bông hoa là: 16 : 4 = 4 (lọ) Đáp số: 4 lọ - HS đọc cả bài -GV theo dỏi, uốn nắn *Nhóm 2: HS giỏi làm Bài 1: Với ba chữ số 2, 1 , 4. Hãy lập các số có ba chữ số . -GV gợi ý: Lập các số có ba chữ từ ba chữ số đã cho. -HS làm vào vở, GV chữa bài: từ ba số đã cho ta lập được các số là: 214, 142, 412, 421, 444. 222, 111,. -GV chấm và nhận xét Bài 2: Hai số có hiệu bằng 46 , nếu giữ nguyên số trừ và giảm số bị trừ đi 7 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu? -GV gợi ý : Trong phép trừ mà giữ nguyên số trừ giảm số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu giảm đi bấy nhiêu đơn vị. -HS phân tích bài toán và làm vào vở -GV chữa bài : Hiệu mới là : 46 – 7 = 39 * Nhóm 3: Nêu việc làm bảo vệ loài vật có ích ? Em hãy nêu những việc làm để bảo vệ loài vật có ích -HS thảo luận. GV theo dỏi và kết luận: Để bảo vệ loài vật có ích ta cần làm những việc sau: Không phá tổ chim, không bắt chim non chơi, không săn bắn.. -GV giúp đỡ HS hoàn thành 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học ===========***========== Thứ 6 ngày 27 tháng 4 năm 2012 Luyện Tiếng việt Ôn :Sắp xếp tranh thành câu chuyện Ngọn đèn vĩnh cửu I.Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng sắp xếp thứ tự tranh theo diễn biến câu chuyện : Ngọn đèn vĩnh cửu. - Viết nội dung ở mỗi tranh đẻ hoàn thành câu chuyện Ngọn đèn vĩnh cửu. II.Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài(2’) 2.Hướng dẫn HS làm bài tập (25’) Bài 1: HS đọc yêu cầu: Đánh số thứ tự vào ô tròn để sắp xếp lại trật tự các tranh sau theo đúng diễn biến của câu chuyện “Ngọn đèn vĩnh cửu.” - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi các câu gợi ý , đánh số thứ tự -Một số HS trình bày trước lớp -GV nhận xét bổ sung - HS làm vào vở thực hành - GV nhận xét : Bài 2: HS đọc yêu cầu : Viết lời thuyết mi ... ét sân phía sau. -Tổ trưởng điều khiển các tổ làm. -Gv theo dỏi. 3.Đánh giá: (5’) -Cho lớp đi quan sát các khu vực mà tổ đã làm. ?Các em hãy nhận xét xem tổ nào làm sạch chưa? -Hs nhận xét lẫn nhau. -Gv nhận xét chung. Thứ 2 ngày 26 tháng 4 năm 2010 Luyện tiếng việt Luyện đọc: Chuyện quả bầu I.Mục tiêu: -Củng cố kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Giọng điệu phù hợp với từng nhân vật. II.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2.Luyện đọc bài: (28’) Lần 1: GV cho HS yếu đọc từng đoạn trong bài, HS đọc. Lần 2: HS khá giỏi đọc bài. -GV nhận xét. Lần 3: HS đọc theo phân vai -GV nhận xét. -Thi đọc cả bài. -4HS đọc bài. -GV cùng HS nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS đọc lại toàn bài. -GV nhận xét giờ học. -Về nhà luyện kể chuyền. =========***========== Luyện Toán Ôn cộng , trừ số có ba chữ số. Giải toán I.Mục tiêu: -Củng cố kĩ năng cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000 -Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. II.Hoạt động dạy học: *Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tính - - + + + -HS làm vào bảng con -HS lên bảng làm -Lớp cùng GV nhận xét. Bài 2: Đặt tính rồi tính 978 - 234 ; 567 - 345 ; 234 + 654 ; 789 + 30 ; 45 + 244 -HS nêu cách đặt tính và tính theo cột dọc. -HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét, chữa bài Bài 3: Trường Tiểu học Sơn Tây có 268 học sinh , Trường Tiểu học Hà Tây có nhiều hơn trường Tiểu học Sơn Tây 31 học sinh. Hỏi Trường Tiểu học Hà Tây có bao nhiêu học sinh? -HS đọc bài toán và phân tích ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS giải bài toán vào vở, 1 HS lên bảng làm Bài giải Số học sinh Trường Tiểu học Hà Tây có là: 268 + 31 = 291 (học sinh) Đáp số: 291 học sinh -GV cùng HS nhận xét. *Dành cho HS khá giỏi Bài 1: Ngày mồng một tháng nào đó là ngày chủ nhật. Hỏi ngày chủ nhật cuối cùng của tháng đó là ngày nào? -HS đọc bài toán và giải - GV gợi ý: Một tuần có mấy ngày? -HS làm vào vở -GV chữa bài: Mỗi tuần có 7 ngày nên chủ nhật tiếp đó sẽ là ngày : 1 + 7 =8 Các ngày chủ nhật trong tháng là : 15; 22; 29 Bài 2: Một ngày chủ nhật nào đó trùng vào ngày 9 của tháng đó. Hỏi ngày chủ nhật liền sau đó là ngày bao nhiêu của tháng đó? -HS làm vào vở. -GV chữa bài -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng GV hệ thống lại bài. -GV nhận xét giờ học ===========***============ Thứ 3 ngày 27 tháng 4 năm 2010 Luyện Tiếng việt Luyện kể :Chuyện quả bầu I.Mục Tiêu: -Rèn kĩ năng kể chuyện theo tranh. -Rèn kĩ năng nghe kể và nhận xét. -HS kể theo phân vai. II.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Hôm nay ta luyện kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu 2.Học sinh kể chuyện: (28’) - Kể chuyện từng đoạn dựa theo tranh: +HS đại trà kể từng đoạn câu chuyện +HS nhận xét sữa sai. -GV: Các em dựa vào tranh để kể chuyện. +HS lần lượt kể lại câu chuyện. +HS theo dỏi bạn kể và nhận xét. +Giọng kể, điệu bộ, cử chỉ của bạn đã đạt chưa? +GV nhận xét sữa sai. -HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện theo phân vai nhân vật. +3HS của 3 nhóm thi nhau kể. +Lớp cùng HS nhận xét. -HS khá giỏi kể lại đoạn cuối của câu chuyện. 3.Củng cố, dặn dò: (1’) -Chuyện quả bầu nói lên điều gì? -GV nhận xét giờ học. ===========***======== Luyện toán Luyện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 giải toán I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 -Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: Đặt tính rồi tính. 95 - 46 ; 68 - 89 ; 58 + 37; 35 + 56 ; 19 + 35 ; 75 – 19 ; -HS nhắc lại cách đặt: Viết số bị trừ trước, viết số trừ dưới hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng chục. -1HS nêu cách tính: Tính từ phải sang trái -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. + 95 58 46 37 49 95 -HS cùng GV nhận xét. Bài 2: Tính 23 + 45 – 12 = ; 56 – 27 + 23 = 3 x 4 + 45 = -HS nêu cách thực hiện và làm bảng con, GV cùng HS nhận xét. Bài 3: Thùng to đựng được 86 l dầu, thùng bé đựng ít hơn thùng to 27 l .Hỏi thùng bé đựng bao nhiêu lít dầu? ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì ?Bài toán thuộc dạng toán ít hơn hay nhiều hơn -HS làm vào vở, GV cùng HS chữa bài: Đáp số:59 l Bài 4: Dành cho HS khá giỏi. Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: a.15 cm, 2dm, 13 cm, b.60 cm, 7dm, 50 cm. -GV gợi ý: Khi muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào? Các cạnh chưa cùng đơn vị đo ta làm như thế nào ? -HS trả lời và làm vào vở, GV chữa bài a. 48 cm ; b.180 cm *Chấm chữa bài: -GV nhận xét bài làm của HS. 3.Dặn dò: (2’) -Về nhà ôn lại bài . =========***============ Chính tả (Nghe viết) Chuyện quả bầu I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa tên riêng Việt Nam trong bài chính tả. -Làm được bài tập 2b. II.Đồ dùng: -Bảng phụ viết bài tập 2b. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -GV đọc, HS viết bảng con: suy nghĩ, bé ngủ. -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’): Nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2.Hướng dẫn nghe, viết: (20’) a.GV đọc bài chính tả một lần, 2HS đọc lại. ?Hãy tìm tên riêng trong bài chính tả ? Tên riêng ta phải viết như thế nào -HS viết bảng con: Khơ - mú, Mường, Ê- đê, Hmông. -GV nhận xét. b.GV đọc cho HS nghe và viết. -HS nghe và viết bài vào vở. -HS viết xong trao đổi vở cho nhau. c.Chấm chữa bài: -GV nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài tập 2b: HS đọc yêu cầu: Điền v / d Đi đâu mà .....ội mà .... àng -HS làm vào vở, GV nhận xét. 4.Dặn dò: (1’) -Về nhà luyện viết thêm. ==========***=========== Thứ 5 ngày 29 tháng 4 năm 2010 Luyện tiếng việt (LTVC) Ôn từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng xếp các từ trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp. -Ôn đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống. II.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: (2’) -GV nêu yêu cầu, nội dung bài học. 2.Hướng dẫn làm bài tập: (30’) Bài tập 1: Xếp các từ cho dưới đây thành cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) a.giỏi, xinh xắn, hẹp, kém, ít, rộng, nhiều, xấu xí b.nhớ, đói, khóc, buồn, no, vui, quên, cười c.mưa, sáng, đắt, nắng, rẻ, trắng trẻo, tối, đen sì M: thương - ghét. -1HS đọc yêu cầu -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. -HS cùng GV nhận xét: giỏi- kém; xinh xăn – xấu xí; ít – nhiều; rộng - hẹp Bài tập 2: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong câu chuyện vui Lãng phí thời gian Tuấn nói với Ngọc: -Chiều qua cậu Hùng cậu Nam cậu Trung chơi cờ ca – rô cả buổi không học hành gì cả Thật lãng phí thời gian! Ngọc thắc mắc: -Sao cậu biết ? -Tớ ngồi xem từ đầu chí cuối mà. Theo Học Sinh Cười -1HS đọc yêu cầu: -GV hướng dẫn -HS làm việc theo nhóm đôi -Đại diện các nhóm lên thi viết ở bảng lớp. -Lớp nhận xét, GV nhận xét. *Dành cho HS khá, giỏi Bài 3:Hãy xếp các từ dưới đay thành hai nhóm. Nơi rõ cách phân chia nhóm. yêu, thương, kính yêu, thương yêu, kính trọng, quý, yêu quý, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, quý mến, quan tâm, săn sóc, nhớ thương, thương nhớ, chăm chút, chăm lo. -GV gợi ý: Bài tập này nằm trong chương trình học tập thuộc chủ điểm Bác Hồ -HS xếp vào vở và đọc lên -GV cùng lớp nhận xét,chữa bài +Từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: yêu, thương, thương yêu, quý, yêu quý, quý mến .. +Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ: kính yêu, kính trọng, tôn kính, -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (3’) ?Tiết học hôm nay ta học bài gì. -HS trả lời. -GV nhận xét giờ học. ==========***========= Luyện Toán Ôn: Tìm số trừ, thừa số, số bị chia, số bị trừ, giải toán I.Mục tiêu: -Củng cố về kĩ năng tìm số bị trừ, số bị chia, thừa số, số trừ. -Củng có về kĩ năng giải toán. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: Tìm x x + 15 = 16 x x 3 = 21 12 + x = 45 5 x x = 40 -HS nêu tên các thành phần trong phép nhân và phép cộng ?Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào -HS nhắc lại ghi nhớ và làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm -Lớp nhận xét, GV chữa bài. Bài 2: Tìm y y : 5 = 5 y : 3 = 5 y – 23 = 54 85 – y = 36 -HS nêu thành phần trong phép chia và phép trừ ?Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?Muốn tìm số trừ ta làm thế nào -HS nêu quy tắc và làm vào vở, 1HS lên bảng làm -GV cùng HS chữa bài. Bài 3: Cô giáo có một số quyển truyện thưởng cho 5 bạn học sinh giỏi, mỗi bạn có 7 quyển truyện. Hỏi cô giáo có tất cả bao nhiêu quyển truyện ? -HS đọc và phân tích bài toán rồi làm vào vở. -HS cùng GV chữa bài: Bài giải Cô có số quyển truyện là: 5 x 7 = 35 (quyển truyện) Đáp số: 35 quyểểntuyện Bài 4: Có 40 cái kẹo chia đều cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo ? -HS đọc bài toán và giải vào vở nháp. -GV chữa bài: Đáp số: 4 cái kẹo *Dành cho HS khá giỏi Bài 5: Với ba chữ số 2, 1 , 4. Hãy lập các số có ba chữ số . -GV gợi ý: Lập các số có ba chữ từ ba chữ số đã cho. -HS làm vào vở, GV chữa bài: từ ba số đã cho ta lập được các số là: 214, 142, 412, 421, 444. 222, 111,. -GV chấm và nhận xét Bài 6: Hai số có hiệu bằng 46 , nếu giữ nguyên số trừ và giảm số bị trừ đi 7 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu? -GV gợi ý : Trong phép trừ mà giữ nguyên số trừ giảm số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu giảm đi bấy nhiêu đơn vị. -HS phân tích bài toán và làm vào vở -GV chữa bài : Hiệu mới là : 46 – 7 = 39 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại nội dung bài học. -GV nhận xét giờ học -Về ôn lại bài. ==========***========= Tự học Luyện viết bài : Tiếng chổi tre I.mục tiêu: -Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ tự do. -HS có ý thức trình bày sạch đẹp. II.Hoạt động dạy-học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.HS viết bài vào vở: (28’) -GV đọc bài viết: Tiếng chổi tre -2 HS đọc to bài viết ở SGK (trang 121) -HS đọc thầm bài Tiếng chổi tre và nhìn sách giáo khoa để viết bài. -HS viết vào vở luyện viết. -GV theo dỏi. -GV chấm chữa bài cho HS. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. -Về nhà luyện viết thêm Thứ 6 ngày 30 tháng 4 năm 2010
Tài liệu đính kèm: