Giáo án An toàn giao thông & giáo dục ngoại khóa - Nguyễn Thị Mỹ Linh

Giáo án An toàn giao thông & giáo dục ngoại khóa - Nguyễn Thị Mỹ Linh

An toàn giao thông

Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.

 I.MỤC TIÊU:

 -HS nhận biết tế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, xe đạp trên đường.

 -Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.

 -Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.

 II.CHUẨN BỊ:

 -Tranh phóng to SGK. 4 phiếu học tập cho hoạt động 2.

 -2 bảng chữ an toàn, nguy hiểm.

 III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 16 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông & giáo dục ngoại khóa - Nguyễn Thị Mỹ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
An toàn giao thông
Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
 I.MỤC TIÊU:
 -HS nhận biết tế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, xe đạp trên đường.
 -Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
 -Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
 II.CHUẨN BỊ:
 -Tranh phóng to SGK. 4 phiếu học tập cho hoạt động 2.
 -2 bảng chữ an toàn, nguy hiểm.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm.
GV đưa tình huống an toàn: Nếu em đang đứng ở sân trường, có 2 bạn đu6ỉ xô vào em, làm em ngã hoặc cả 2 cùng ngã.
-Vì sao em ngã? Trò chơi như thế gọi là gì?
-Nếu khi ngã gần bàn, góc cây hay trên đường thì sao?
-Hãy nêu các hành vi nguy hiểm.
-Gọi 2, 3 HS nêu tình huống mà em thấy an toàn; nguy hiểm.
GV chốt lại: An toàn là khi đi trên đường không để xảy ra va quẹt, không bị ngã bị đau,
 Nguy hiểm là các hành vi dễ gây tai nạn.
HĐ2:Chia nhóm, quan sát tranh.
-Yêu cầu mỗi nhóm quan sát 2 tranh và thảo luận tranh vẽ hành vi nào an toàn hành vi nào nguy hiểm.
-Nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
HĐ3:Phân biệt hành vi an toàn hành vi nguy hiểm.
-Chia nhóm HS, phát mỗi nhóm 1 phiếu với các tình huống đã chuẩn bị.
-Nhận xét và kết luận: Khi đi bộ qua đuờng trẻ em phải nắm tay người lớn, không tham gia vào trò chơi đá bóng, đá cầu trên vĩa hè, đường phố và nhắc nhở bạn không tham gia hoạt động nguy hiểm.
HĐ 4:An toàn trên đường đến trường
-Em đi đến trường trên con đường nào?
-Em đi như thế nào để được an toàn?
Nhận xét kết luận:
Trên đường có nhiều xe đi lại, ta phải chú ý khi qua đường.
Đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường. 
Quan sát kĩ khi qua đường.
3.Củng cố- dặn dò:
-Thế nào là an toàn, thế nào là nguy hiểm?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về thực hiện theo bài học. Chuẩn bị bài sau. 
Hát vui
Theo dõi và trả lời:
-Vì bạn B vô ý chạy xô vào bạn, đó là trò chơi nguy hiểm.
-Em sẽ va vào bàn, vào gốc cây,sẽ bị thương.
-Đá bóng dưới lòng đường, Ô tô, xe máy chạy nhanh nơi đông người,
-Vài HS nêu.
Lắng nghe và nhắc lại.
Chia nhóm, nhận tranh.
-Từng nhóm quan sát thảo luận sau đó đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-Chia nhóm, nhận đồ dùng thảo luận sau đó trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-Đi bộ sát lề đường.
-Không đùa nghịch trên đường.
Lắng nghe.
-2 HS trả lời.
TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
An toàn giao thông
Bài 2: Em tìm hiểu đường phố.
 I.MỤC TIÊU:
 -HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết.
 -HS biết sự khác nhau của đường phố, ngõ hẻm(ngã ba, ngã tư)
 -Nhớ tên và nêu đượcđặc điểm đường phố.
 -Hs thực hiện đúng qui định trên đường phố.
 II.CHUẨN BỊ:
 -4 tranh phóng to cho các nhóm thảo luận.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Khi đi trên đường phố, em thường đi ở đâu để được an toàn?
-Nhận xét KTBC.
3.Bài mới:
HĐ1:Đặc điểm của đường phố.
-Chia nhóm, phát phiếu cho HS thảo luận.
-Nhận xét tuyên dương nhóm trả lời tốt và rút ra kết luận: Các em cần nhớ những đặc điểm đường em đi học, khi đi trên đường phải cẩn thận, quan sát kĩ khi qua đường.
HĐ2:Tìm hiểu đường phố an toàn và không an toàn .
-Chia nhóm phát cho mỗi nhóm 1 tranh để thảo luận: Đường phố an toàn và chưa an toàn:
a)Đường an toàn :
b)Đường chưa an toàn:
c)Đường không an toàn:
-Nhận xét kết luận: Đường phố là nơi đi lại của mọi người. Khi đi học đi chơi các em nên đi trên những con đường an toàn. Nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS cần nhớ tên các đường phố em thường đi hoặc gần nơi em ở. Chuẩn bị bài sau.
Hát vui
-Đi bộ trên vĩa hè hoặc sát lề đường.
-Chia nhóm và nhận đồ dùng, thảo luận và đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-Chia nhóm , nhận đồ dùng và thảo luận. Sau đó đại diện nhóm trình bày:
a)Hai chiều, có vỉa hè, có vạch kẻ đường.
b)Hai chiều, lòng đuưòng hẹp, vỉa hè bị lấn chiếm.
c)Ngõ hẹp, không có vỉa hè, đi xe chen lấn nhau.
-Lắng nghe và nhắc lại.
 TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
An toàn giao thông
Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
Biển báo giao thông đường bộ.
 I.MỤC TIÊU:
 -HS biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh (bằng, tay,còi, gậy ) để điều
 khiển xe và người đi lại trên đường.
 -Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
 -Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
 -Phân biệt nội dung 3biển báo cấm: 101, 102, 112.
 -Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
 II.CHUẨN BỊ:
 -2 bức tranh 1, 2 và ảnh 3 SGK phóng to
 -3 biển báo 101, 102, 112.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Thế nào là đường an toàn?
-Thế nào là đường không an toàn?
-Nhận xét.
3.Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài
-Hằng ngày đi trên đường các em nhìn thấy các chú CSGT, các chú làm nhiệm vụ gì?
-Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “Hiệu lệnh của CSGT và Biển báo hiệu GT”
HĐ2:Tìm hiểu tư thế điều khiển của CSGT.
-Lần lượt đính tranh H1, H2,H3, H4, H5 hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu.
-Làm mẫu và giải thích từng tư thế.
-Gọi HS lên thực hành làm CSGT.
-Kết luận: Phải nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi đi trên đường.
HĐ3:Tìm hiểu biển báo GT.
-Chia lớp thành 4 nhóm, phát mỗi nhóm 3 biển báo cấm:
+Yêu cầu HS nêu đặc điểm, ý nghĩa của nhóm biển báo.
-Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện đúng hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó.
HĐ4: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
-Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 2 em.
-Đặt ở 2 bàn 5,6 biển báo úp xuống. GV hô bắt đầu các em phải lật thật nhanh biển báo, mỗi đội chọn 3 biển báo vừa học và đọc nhanh biển báo. Đội nào nhanh là thắng.
-Nhận xét tuyên dương đội thắng.
4.Củng cố- Dặn dò:
-Gọi HS nêu nội dung, đặc điểm từng biển báo.
-Dặn HS về thực hiện đúng hiệu lệnh khi đi trên đường.
Hát vui
-Có vỉa hè, có vạch kẻ đường,..
-Ngõ hẹp, không có vỉa hè,đi bộ, đi xe chen nhau.
-Điều khiển các loại xe đi lại đúng đưòng để đảm bảo ATGT.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-Quan sát và tìm hiểu.
-Theo dõi.
-2 HS lên thực hành.
-Lắng nghe.
-Chia nhóm, nhận đồ dùng,thảo luận và trình bày
+Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ đen:
Biển 101: Cấm người và xe đi lại.
Biển 112: Cấm người đi bộ.
Biển 102: Cấm đi ngược chiều.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-Chơi trò chơi và cổ vũ cho bạn.
-2 HS nêu.
 TUẦN
Thứ ngày tháng năm 200
An toàn giao thông
Bài 4: Đi bộ và qua đường an toàn.
 I.MỤC TIÊU:
 -HS biết cách đi bộ,biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống
 khác nhau.
 -Biết chọn nơi qua đường an toàn.
 -Có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi qua đường.
 II. CHUẨN BỊ:
 -5 tranh phóng to trong SGK.
 -Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động.	
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Yêu cầu hS nêu nội dung của 3 biển báo cấm đã học.
-Nhận xét.
3.Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài
Hằng ngày khi đi đến trường hoặc đi chơi có lúc chúng ta phải đi bộ. Vậy để các em biết cách đi bộ và qua đường an toàn chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ2:Quan sát tranh
-Treo tranh phóng to cho HS quan sát.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm về hành vi Đúng/Sai ở mỗi bức tranh.
-Khi đi trên đường, các em cần thực hiện tốt điều gì?
-Nhận xét kết luận: Khi đi trên đưòng, cần phải đi trên vỉa hè,nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Ở ngã ba, ngã tư, muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn hoặc chỉ dẫn của CSGT.
HĐ3:Thực hành giải quyết tình huống
-Chia nhóm, phát phiếu bài tập yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống.
-Nhận xét, kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em cần quan sát đường đi,chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn. Nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ.
4. Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về thực hiện theo bài học. Chuẩn bị bài sau. 
Hát vui
-2 HS thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe
-Quan sát tranh.
-Thảo luận và nhậ xét Đúng/Sai.
-Đi trên vỉa hè, luôn nắm tay người lớn.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-Chia nhóm, nhận phiếu bài tập, thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Lắng nghe và nhắc lại.
 TUẦN
Thứ ngày tháng năm 200
An toàn giao thông
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ
 I.MỤC TIÊU:
 -HS biết phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới, biết tác dụng của các loại phương tiện
 giao thông.
 -Biết tên các loại xe thường thấy và nhận biết được tiếng động cơ để tránh 
 nguy hiểm.
 -Không chạy theo và bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
 II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh phóng to SGK.
 -Tranh ảnh về các PTGT đường bộ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2. ... Nhận xét.
3.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Hằng ngày, đi trên đường chúng ta nhìn thấy: xe máy, ô tô, xe đạp, các loại xe đó được gọi là PTGT đường bộ mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ2:Nhận diện các PTGT
-Treo H1,H2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát, so sánh và phân biệt 2 loại PTGT đường bộ.
-Nhận xét kết luận: 
 +Xe thô sơ là: Xe đạp, xích lô, xe bò, xe ngựa.
 +Xe cơ giới là: Ô tô, xe máy, 
 +Các loại xe ưu tiên: Xe cứu thương,cứu hoả, xe công an. Khi đi gặp các loại xe này phải nhường đường. 
 +Xe thô sơ đi chậm, ít gay nguy hiểm.
 +Xe cơ giớiđi nhanh dễ gay nguy hiểm.
 HĐ2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Treo tranh 3, 4 cho HS quan sát và trả lời:
 +Trong tranh có loại xe nào đi trên đường?
 +Khi đi qua đường các em cần chú ý đến các phương tiện nào?
 +Khi tránh ô tô, xe máy, đợi đến gần hay tránh từ xa?
-Nhận xét kết luận: Khi qua đường phải quan sát các loại xe ô tô, xe máy đi trênđường và tránh từ xa để đảm bảo an toàn.
4. Củng cố- Dặn dò:
-Kể tên các loại PTGT mà em biết.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS khi qua đường phải quan sát xe để đảm bảo an toàn. 
Hát vui
-Đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường.
-Lắng nghe
-Quan sát, so sánh và phân biệt:
H1: Xe cơ giới
H2: Xe thô sơ
-Lắng nghe, nhắc lại.
-Quan sát và trả lời:
+2 HS trả lời
+Chú ý ô tô, xe máy.
+Tránh từ xa, vì ô tô, xe máy chạy rất nhanh.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-3 HS kể.
TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
An toàn giao thông
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp
 I.MỤC TIÊU:
 -HS biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe gắn máy.
 -HS mô tả động tác khi lên xuống và ngồi trê xe đạp, xe máy
 -HS thể hiện thành thạo các động tác lên, xuống xe đạp, xe máy.
 -Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
 II.CHUẨN BỊ:
 -2 bức tranh như sách phóng to. Mũ bảo hiểm.
 -Phiếu học tập hoạt động 3.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Em hãy kể một số PTGT cơ giới mà em biết.
-Nhận xét.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Ngồi sau xe đạp, xe máy cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn cho bản thân? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ2:Nhận biết hành vi Đúng/ Sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy
-Chia lớp 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 hình vẽ. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét động tác Đúng/ Sai khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và giải thích:
 +Khi lên xuống xe đạp, xe máy em lên phía bên trái hay phải?
 +Khi ngồi trên xe máy, nên ngồi trước hay sau người điều khiển? Vì sao?
 +Để an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy cần chú ý điều gì?
 +Khi đi xe máy tại sao phải đội mũ bảo hiểm?
 +Khi đi xe máy quần áo, giày dép thế nào?
HĐ3: Thực hành trò chơi
-Chia lớp 4 nhóm, phát phiếu có ghi tình huống chuẩn bị sẳn cho HS.
-Nhận xét kết luận: Cần thực hiện đúng qui định khi ngồi trên xe để bảo đảm an toàn cho bản thân.
4.Củng cố- Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại qui định khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về thực hiện ATGT.
-Hát vui
-3 HS kể
-Lắng nghe
-Chia nhóm, nhận đồ dùng, quan sát và nhận xét.
+Lên từ phía bên trái.
+Ngồi phía sau, vì ngồi phía trước che lấp tầm nhìn của người điều khiển.
+Bám chặt người lái, không dang tay đung đưa chân, khi xe dừng hẳn mới xuống xe.
+Nếu lỡ xảy ra TNGT mũ sẽ bảo vệ đầu chúng ta.
+quần áo gọn gàng, giày dép phải có quai hậu để không rơi.
-Chia nhóm, nhận đồ dùng thảo luận sau đó đại diện nhóm trình bày.
-Lắng nghe và nhắc lại
-2 HS nhắc lại.
 TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
Giáo dục nha khoa
Bài 1: Em đi khám răng định kì.
 I.MỤC TIÊU:
 -Giúp HS biết định nghĩa về lợi ích của việc đi khám răng định kì.
 -Bình thường hoá việc đi khám răng định kì.
 II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HS:
 Giúp HS biết chọn lựa các từ và hình ảnh thích hợp điền vào các chỗ trống.
 III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT:
 1. Giới thiệu mục tiêu nha khoa:
 2. Nêu yêu cầu sinh hoạt:
 a) Chia nhóm.
 b) Phát phiếu bài tập.
 Mỗi nhóm đọc kĩ phần yêu cầu bài tập.
 3.Sinh hoạt nhóm.
 4.Sinh hoạt cả lớp:
 Hướng dẫn thảo luận để đưa ra đáp án . mỗi em đọc một câoc
 5. Rút ra bài học:
-Qua bài tập em hãy cho biết: khám răng định kì là gì?
-Ích lợi của việc khám răng định kì là gì?
-Đến nha sĩ để khám răng đều đặn mỗi 6 tháng một lần.
-Phát hiện sớm bệnh răng miệng và điều trị sớm để giữ răng ăn nhai.
 6. Áp dụng thực tế:
 Về nhà nói cho cha mẹ nghe, thuyết phục cha mẹ dẫn con đi khám răng định kì.
 Ghi nhớ: Lợi ích của việc khám răng định kì mỗi 6 tháng một lần là:
 -Phát hiện sâu răng sớm.
 - Điều trị sớm để giữ răng ăn nhai.
 TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
Giáo dục nha khoa
Bài 2: Em chăm sóc răng của em.
 I.MỤC TIÊU: 
 -Phân biệt được các vật dụng cần thiết cho việc giữ gìn vệ sinh răng miệng.
 -Biết cách sử dụng các vật dụng này.
 II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HS: 
 -Biết phân loại từ theo chủ đề.
 -Biết nhận diện các từ đã học.
 III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT: 
 1.Giới thiệu mục tiêu nha khoa. 
 2.Nêu yêu cầu hoạt động của HS. 
 -Chia nhóm. 
 -Phát phiếu bài tập. 
 -Sinh uọat nhóm: Các nhóm làm bài. 
 3. Sinh hoạt lớp: GV hướng dẫn giải đáp án. 
 4. Rút bài học đưa ra ghi nhớ
 Qua bài tập cho biết vật dụng nào giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng? 
 (Fluor, chỉ tơ nha khoa, kem có fluor, bàn chải đánh răng,)
 5.Liên hệ thực tế: 
 -Các em thường sử dụng Fluor dưới những dạng nào? 
 (Fluor tại trường: dung dịch súc miệng hàng tuần, fluor tại nhà: kem đánh răng) 
 -Có nên dùng tăm xỉa răng không? Tại sao? 
 (Có thể dùng, nhưng phải dùng cho đúng cách vì tăm chỉ dùng để khều thức ăn
 ở kẻ răng không nên xỉa tăm qua lại ở răng sẽ gay hư nướu)
 6. Áp dụng thực tế: 
 Mỗi em cần có 1 bàn chải riêng ở nhà và yêu cầu cha mẹ mua kem đánh răng
 có fluor cho cả nhà dùng.
 Ghi nhớ: 
 Các vật dụng sau nay giúp cho em giữ gìn vệ sinh răng miệng: 
 -Bàn chải đánh răng và kem đánh răng có fluor. 
 -Chỉ tơ nha khoa.
 Bài tập về nhà:
 -Em hãy thêm chữ vào câu văn dưới đây cho có ý nghĩa: 
 Hn cế ă quà vă
 -Viết câu văn vào vở: Hạn chế ăn quà vặt.
 TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
Giáo dục nha khoa
Bài 3: Em chải răng khi nào?
 I.MỤC TIÊU: 
 Biết chải răng đúng lúc: chải răng sau khi ăn và tru7ớc khi đi ngủ.
 II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HS: 
 -HS biết quan sát và phân tích toàn một bức tranh và tính hợp lí cuả nó.
 -HS biết lí luận về sự lựa chọn của mình.
 III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT: 
 1. Giới thiệu mục tiêu nha khoa.
 2. Nêu yêu cầu hoạt động cho HS. 
 a) Phát phiếu bài tập. 
 b) GV giải thích cách xếp tranh: 
 -Nhận diện 3 tranh sáng, trưa, chiều bằng cách ghi kí hiệu S(sáng),
 C(chiều), T(tối) vào góc tranh, dựa vào điểm móc: chó xám đi học
 buổi sáng, buổi trưa ông mặt 
 trời mang kính đen.
 -Cắt tranh: Cắt rời từng tranh( chú ý để tranh rời từng buổi)
 -Dán tranh: Xếp và dán tranh theo trình tự từng buổi vào một tờ giấy trắng.
 3. Sinh hoạt nhóm: Các nhóm làm bài tập.
 4. Sinh hoạt lớp: Ghi đáp án lên bảng để HS chấm chéo giữa các nhóm
 5. Rút bài để đưa rag hi nhớ:
 Qua bài tập vừa rồi chúng ta biết chải răng đúng lúc để phòng ngừa sâu răng. 
 Vậy chải răng đúng lúc là chải răng khi nào?
 6. Liên hệ thực tế: 
 -Qua bài tập cho biết, ta cần phải chải răng khi nào? (chải răng sau khi ăn)
 -Chải răng trước khi ăn sáng và sau khi ăn, lần nào cần thiết hơn? (sau khi ăn vì
 có tác dụng ngừa sâu răng)
 Ghi nhớ:
 Em chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
 Cho HS đọc cá nhân và đồng thanh ghi nhớ.
 TUẦN
Thứ ngày tháng năm 2011
Giáo dục nha khoa
Bài 4: Em tập nhận xét.
 I. MỤC TIÊU: 
 Hiểu ích lợi của việc chải răng và súc miệng fluor hàng tuần tại trường, giúp các
 em có thái độ tích cực khi chải răng súc miệng fluor tại trường.
 II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH: 
 -Biết nhận xét các điểm không hợp lí.
 -Biết so sánh tranh với qui định thực hành tại trường.
 III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT: 
 1.Giới thiệu mục tiêu nha khoa. 
 2.Nêu yêu cầu hoạt động cho HS. 
 3.Sinh hoạt nhóm: Phát phiếu, nhóm làm bài. 
 4.Sinh hoạt lớp: mời lần lượt từng nhóm trả lời câu hỏi.
 5.Rút bài để đưa ra ghi nhớ.
 6.Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn: 
 -Em hãy liên hệ bài học với qui trình chải răng- súc miệng fluor tại trường
 mình xem có gì giống và khác nhau?
 -Mục đích của việc chải răng tại trường là giúp cho các em có ý thức
 chải răng sạch. 
 - Làm thế nào để em biết được mình đã chải răng sạch?
 -GV cho HS thực hành kiểm tra lẫn nhau bằng eosin hoặc bằng tăm sau
 tiết học.
 7. Áp dụng thực tế: 
 -Về nhà chải răng đúng cách, đúng thứ tự, đủ các răng thật sạch. 
 Rút ra bài học: 
 Khi súc miệng fluor, các em không được đùa giỡn, phải súc kĩ đủ 2 phút,
 sau đó 
 vào lớp không ăn, uống gì trong vòng 30 phút.
 Dặn HS về nhà chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, chải răng đúng
 động tác và đúng thứ tự.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_giao_duc_ngoai_khoa_nguyen_thi_my.doc