Chuyên đề Tập đọc lớp 2

Chuyên đề Tập đọc lớp 2

A. MỤC TIÊU MÔN TIẾNG VIỆT 2:

 Môn Tiếng Việt 2 yêu cầu hình thành và phát triển hs kĩ năng sử dụng tiếng Việt( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

 Cung cấp cho hs một số kiến thức sơ giãn về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên về con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

doc 6 trang Người đăng duongtran Lượt xem 9564Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tập đọc lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT NÚI THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC 
 * * * * * * * * * * * *
CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC LỚP 2
Năm học: 2010- 2011
GV: NGÔ THỊ HỒNG THU
A. MỤC TIÊU MÔN TIẾNG VIỆT 2:
 Môn Tiếng Việt 2 yêu cầu hình thành và phát triển hs kĩ năng sử dụng tiếng Việt( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
 Cung cấp cho hs một số kiến thức sơ giãn về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên về con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Môn Tiếng Việt bao trùm nhiều phân môn, bây giờ ta đi vào cụ thể phân môn Tập đọc 2:
I.Mục đích yêu cầu phân môn Tập đọc 2:
1.Phát triển các kĩ năng đọc,nghe và nói cho học sinh ,cụ thể là:
 a, Đọc thành tiếng:
-Phát âm đúng.
-Ngắt nghỉ hơi hợp lí.
-Tốc độ đọc vừa phải( không ê a hay ngắt ngứ), đạt yêu cầu theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn
Giữa HKI
Cuối HKI
Giữa HKII
Cuối HKII
Tốc độ
Khoảng
35 tiếng/phút
Khoảng
40 tiếng/phút
Khoảng
45 tiếng/phút
Khoảng
50 tiếng/phút
b,Đọc thầm và hiểu nội dung:
-Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi.
-Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã học.
 c,Nghe :	
-Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn,bài.
-Nghe hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô.
-Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn.
d,.Nói:
-Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc.
-Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc.
2.Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn họa, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống, cụ thể:
-Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
 -Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân( như khai lí lịch đơn giản, đọc thời khoá biểu, tra và lập mục lục sách, nhận và gọi điện thoại,).
-Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản(phân tích, tổng hợp, phán đoán,.)
3.Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt, cụ thể:
-Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà,cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu.
-Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. 
-Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt.
II. Nội dung dạy học:
 1.Số lượng bài ,thời lượng học:
Trung bình mỗi tuần, HS được học 2 bài tập đọc, trong đó có 1 bài học trong 2 tiết, một bài còn lại học trong một tiết.
Như vậy tính cả năm, HS được học 62 bài tập đọc với 93 tiết.
2.Các loại bài tập đọc:
a,Xét theo thể loại văn bản:
-Văn bản văn học: văn xuôi và thơ.Trung bình, trong mỗi chủ điểm (2tuần), HS được học một truyện vui (học kìI)hoặc một truyện ngụ ngôn(học kì II). Những câu chuyện này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em.
 -Văn bản khác: văn bản khoa học, báo chí, hành chính(tự thuật, thời khoá biểu , thời gian biểu, mục lục sách,).Thông qua những văn bản này, SGK cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối liên hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội.
b,Xét theo thời lượng dạy học:
 Có 31 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 31 bài tập đọc được dạy trong một tiết. Những bài dạy trong 2 tiết đều là truyện kể. đóng vai trò chính trong mỗi chủ điểm. Sau khi học các bài tập đọc này, HS còn có một tiết để kể lại nội dung truyện hoặc phân vai dựng lại câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh và viết chính tả một đoạn trích hay đoạn tóm tăt nội dung truyện.
III.Biện pháp dạy học:
 1.Đọc mẫu: Đọc mẫu của giáo viên bao gồm:
-Đọc mẫu toàn bài :thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho HS.
-Đọc câu, đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc.
-Đọc từ,cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và cách đọc đúng cho HS .
2.Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài, tìm hiểu nội dung bài đọc
 Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài:
 * Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ trong bài:
a)Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa:
-Từ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc.
-Từ phổ thông mà học sinh chưa quen.
-Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp người đọc hiểu nội dung bài. Đối với những từ còn lại, nếu có học sinh nào chưa hiểu, GV giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp .
b)Cách hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ:
GV có thể giải nghĩa, nêu ví dụ cho HS hiểu, hoặc gợi ý cho HS làm bài những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ ngữ bằng một số biện pháp như sau:
-Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa.
-Tìm những từ đồng nghĩa với từ cần giải nghĩa.
-Tìm những từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.
-Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.Ngoài ra, cũng có thể giúp HS nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học( hiện vật, tranh vẽ, mô hình,)
Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ theo cách nào cúng chỉ nên giới hạn trong phạm vi nghia cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với HS lớp 2.
*Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
 a)Phạm vi nội dung cần tìm hiểu
- Nhân vật( số lượng,tên,đặc điểm), tình tiết của câu chuyện; nghĩa đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ .
- Ý nghĩa cảu câu chuyện, của bài văn, bài thơ.
 b) Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:
Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi đó, GV tổ chức sao cho mỗi HS đều được làm việc để tự mình nắm được nội dung bài
Để giúp HS hiểu bài GV cần có thêm những câu hỏi phụ, những yêu cầu, những lời giảng bổ sung.
 Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết nhấn mạnh ý chính và ghi bảng.
 Trong qua trình tìm hiểu bài ,GV cần chú ý rèn cho HS cách trả lời câu hỏi ,diến đạt ý bằng câu văn gọn rõ.
 3. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng:
 a,.Luyện đọc thành tiếng:
 -Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức :Từng HS đọc cá nhân (CN), một nhóm( cả bàn, cả tổ) đọc đồng thanh (ĐT), cả lớp đọc ĐT, một nhóm HS đọc theo phân vai.
-Trong việc luyện đọc cho HS, GV cần biết nghe HS đọc để có cách hướng dẫn thích hợp với từng em và cần khuyến khích HS trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp HS rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn
 b,Luyện đọc thầm: 
Dựa vào SGK, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc đọc hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết ,hiểu, nhớ điều gì?...).Có đoạn văn( thơ) cần cho HS đọc thầm 2, 3 lượt với thời gian nhanh dần và thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm trau dồi kĩ năng đọc hiểu .Cần khắc phục tình trạng HS đọc thầm một cách hình thức, GV không nắm được kết quả đọc hiểu của HS để xử lí trong quá trình dạy học.
c, Luyện học thuộc lòng:
 Ở những bài dạy có yêu cầu HTL, GV cần chú ý cho HS luyện đọc kĩ hơn (bước đầu diễn cảm); có thể ghi bảng một số từ làm “điểm tựa” để HS tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện HTL một cách nhẹ nhàng , gây hứng thú cho HS
 4.Ghi bảng
 Nội dung ghi bảng nói chung cần ngắn gọn ,súc tích ,bảop đảm tính khoa học và tính sư phạm. Hình thức trình bày bảng cần mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục cho HS .Việc ghi bảng cần được kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất .
 TẬP ĐỌC
 Tên bài
Luyện đọc Tìm hiểu bài
Ghi từ, cụm từ, câu, đoạn ngắn Ghi từ ngữ hoặc chi tiết nổi bậc cần nhớ; hoặc khổ thơ cần hướng dẫn đọc. ý chính của đoạn, của khổ thơ, của bài
B. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY:
1, Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài tập đọc hoặc đọc thuộc lòng bài học ở tiết trước và trả lời câu hỏi nội dung bài.
2, Dạy bài mới:
A, Giới thiệu bài
B, Luyện đọc: 
- GVđọc mẫu toàn bài
- Luyện đọc từng câu( kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ ngữ)
- Luyện đọc đoạn, bài
C, Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Hs đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi trong sgk
D, Hs đọc lại/ học thuộc lòng( nếu sgk yêu cầu) 
- Luyện đọc lại ( thi đọc cá nhân) hs đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
Đ, Củng cố- Dặn dò:
- Về nội dung
- Về cách đọc
- Nhận xét về giờ học
- Dặn hs việc cần làm ở nhà
* LƯU Ý:
Bài Tập đọc dạy 2 tiết được phân bố thời gian như sau:
Cách 1:
Tiết 1: Dành cho sự giới thiệu bài và đọc cả bài
Tiết 2: dành cho việc tìm hiểu bài, luyện đọc lại, học thuộc lòng( nếu có yêu cầu) và củng cố, dặn dò.
Cách 2:
Mỗi tiết đọc và tìm hiểu nội dung một nửa bài Tập đọc
Gv căn cứ vào tình hình cụ thể của lớp mà chọn cách dạy thích hợp.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de tap doc lop 2(1).doc