Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Trần Bình Trọng qua môn Khoa học và phân môn Địa lý

Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Trần Bình Trọng qua môn Khoa học và phân môn Địa lý

Ngày nay cuộc sống của chúng ta đang đứng trước sự đe doạ của các hiểm hoạ do môi trường gây ra. Từ nạn lũ lụt, động đất, xoáy, lốc, bão, đang làm cho trái đất đang ngày càng nóng lên đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của loài người và gây ra những thiệt hại lớn cho con người cũng như những sinh vật sống trên trái đất. Môi trường sống đang ngày càng ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, do tác động của không khí trong các khu công nghiệp, đô thị. Do đó bảo vệ môi trường là một vấn đề bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với hiện tại và tương lai. Bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên chính là để phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Riêng đối với Việt Nam, hiện tại nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước. Trên thực tế, tai hoạ mất rừng và cạn kiệt rừng đã xảy ra ở nhiều vùng. Sự suy giảm nhanh chất lượng, diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng tài nguyên đất vẫn tiếp diễn. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật ở vùng ven bờ bị suy giảm đáng kể mỗi ngày, bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết là do dầu hoả. Tài nguyên, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái đang bị sử dụng không hợp lí, dẫn đến sự cạn kiệt và nghèo dần đi tài nguyên thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặt biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong sạch, đảm bảo cân bằng sinh thái

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 3747Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Trần Bình Trọng qua môn Khoa học và phân môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài :
Ngày nay cuộc sống của chúng ta đang đứng trước sự đe doạ của các hiểm hoạ do môi trường gây ra. Từ nạn lũ lụt, động đất, xoáy, lốc, bão,  đang làm cho trái đất đang ngày càng nóng lên đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của loài người và gây ra những thiệt hại lớn cho con người cũng như những sinh vật sống trên trái đất. Môi trường sống đang ngày càng ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, do tác động của không khí trong các khu công nghiệp, đô thị. Do đó bảo vệ môi trường là một vấn đề bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với hiện tại và tương lai. Bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên chính là để phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Riêng đối với Việt Nam, hiện tại nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước. Trên thực tế, tai hoạ mất rừng và cạn kiệt rừng đã xảy ra ở nhiều vùng. Sự suy giảm nhanh chất lượng, diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng tài nguyên đất vẫn tiếp diễn. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật ở vùng ven bờ bị suy giảm đáng kể mỗi ngày, bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết là do dầu hoả. Tài nguyên, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái đang bị sử dụng không hợp lí, dẫn đến sự cạn kiệt và nghèo dần đi tài nguyên thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặt biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong sạch, đảm bảo cân bằng sinh thái, khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Việc phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của Nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành. Đây không chỉ là nghĩa vụ pháp lí của mọi người mà còn là yếu tố mới của đạo đức, là trách nhiệm cuả những người đang sống đối với thế hệ mai sau. Thực tế là cần phải giáo dục ý thức cho tất cả mọi thành phần, mọi người trong xã hội, nhưng giai đoạn đầu tiên là tập trung vào học sinh ở nhà trường phổ thông, vì giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông không những có kết quả trước mắt mà còn đạt được những lợi ích lâu dài. Đây là đối tượng phù hợp nhất để tác động vì học sinh đang ở trong quá trình phát triển các nhận thức hiểu biết, thái độ và hành vi. Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông còn nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là : mỗi đứa trẻ được trang bị ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên, một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về môi trường. Quá trình giáo dục môi trường nhằm cung cấp tri thức hiểu biết về môi trường, làm cơ sở cho năng lực suy xét xử lí thông tin. Từ đó phát triển hệ thống kĩ năng hiểu được các vấn đề môi trường, biết giải quyết nó, thúc đẩy những thay đổi trong hành vi sống.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh tiểu học ở độ tuổi đang phát triển và định hướng dần về nhân cách, vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồi dưỡng qua giáo dục môi trường sẽ để lại dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Trong những năm học gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và ở trường tiểu học Trần Bình Trọng nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào các môn học nhưng chỉ dạy lồng ghép ở các tiết học có thể lồng ghép để giáo dục, nên học sinh mới chỉ biết thoáng về nội dung này chứ chưa cung cấp nhiều kiến thức về môi trường và cũng chưa hình thành cho các em kĩ năng và thói quen giữ vệ sinh môi trường. Trong nhà trường hiện nay tình trạng học sinh vứt rác bừa bãi, bẻ cành, phá cây vẫn còn, ý thức bảo vệ môi trường của các em còn hạn chế. Vì vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc tiểu học, làm thế nào để hình thành cho học sinh tiểu học những tri thức về môi trường là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Kết quả của những việc thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục lí thuyết và thực hành, giáo dục trong giờ lên lớp ở các tiết dạy và ngoài giờ lên lớp. Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học phải thực hiện bằng nhiều con đường : chính quy, phi chính quy, chính khoá, ngoại khoa,Từ đó làm cho các em có thái độ, hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
Vì lí do trên nên tôi chọn đề tài “Các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Trần Bình Trọng qua môn Khoa học và phân môn Địa lý.
 II/ Mục đích nghiên cứu :
 Tìm ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả nhằm giúp cho học sinh có thái độ, hành vi đúng đối với môi trường.Đồng thời, cung cấp cho giáo viên những cơ sở lí luận và thực tiễn về giaó dục môi trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học hiện nay.
 B. PHẦN NỘI DUNG 
 I. Thực trạng dạy và học chương trình giáo dục môi trường của học sinh lớp Bốn và yêu cầu lồng ghép nội dung giáo dục môi trường qua môn khoa học và phân môn địa lí.
 - Do yêu cầu mục đích giáo dục môi trường cho học sinh lớp Bốn thì rộng nhưng nội dung chương trình đối với các em còn hạn chế.
 -Yêu cầu kiến thức của giáo viên về môi trường cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện nay.
 -Học sinh được học qua một bài lồng ghép quá ít nội dung về giáo dục môi trường nên nếu không thường xuyên nhắc nhở thì học sinh mau chóng quên ngay vì nhận thức của học sinh còn hạn chế.
 Từ những thực trạng đã nêu trên tôi nhận thấy giáo dục môi trường thông qua các môn học nói chung, môn khoa học và phân môn địa lí nói riêng là yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Muốn đạt được mục đích dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào trong các tiết dạy ở môn khoa học và phân môn địa lí có hiệu quả, khâu chuẩn bị của giáo viên hết sức quan trọng.
 II. Yêu cầu đối với giáo viên trong khâu chuẩn bị soạn thiết kế môn khoa học và phân môn địa lí :
- Đảm bảo nội dung kiến thức bài học.
- Bảo đảm tính vừa sức không làm nặng nề thêm nội dung bài dạy.
- Lựa chọn những kiến thức về môi trường phù hợp, sát với thực tế bài học và địa phương.
- Có sự lựa chọn kĩ cần giáo dục nội dung giáo dục môi trường lồng ghép vào những tiết học nào cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy.
- Biết chọn lọc những nội dung liên quan đến vấn đề môi trường có ý nghĩa giáo dục.
- Lồng ghép một cách nhẹ nhàng, trình bày đơn giản, dễ hiểu và sinh động để kích thích tính chủ động, ham thích và say mê học tập của học sinh.
●Một số bài dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào tiết dạy :
Môn khoa học bài : 
+ Trao đổi chất ở người.
+ Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Nước cần cko sự sống.
+ Nước bị ô nhiễm.
+ Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
+ Bảo vệ nguồn nước.
+ Tiết kiệm nước.
+ Không khí cần cho sự sống.
 + Không khí gồm những thành phần nào?
+ Không khí bị ô nhiễm.
+ Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+Gió nhẹ,gió mạnh.Phòng chống bão.
+ Động vật cần gì để sống?
+ Động vật ăn gì để sống ?
+ Trao đổi chất ở động vật.
+ Các nguồn nhiệt.
Phân môn địa lí bài :
+ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
+ Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
+ Thành phố Đà Lạt.
+ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Thủ đô Hà Nội.
+ Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ.
+ Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thành phố Cần Thơ.
+ Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Thành phố Huế.
+ Thành phố Đà Nẵng.
+ Biển, đảo và quần đảo.
+ Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
 III. Các biện pháp góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 4/3 qua môn khoa học và phân môn địa lí :
 1. Giáo dục môi trường bằng những vấn đề cụ thể trong những bài học cụ thể :
 - Khi nghiên cứu nội dung giáo dục môi trường lồng ghép vào trong nội dung bài học, giáo viên cần phân ra từng mức độ từ mức độ thấp đến mức độ cao. Trước hết, các em cần hiểu về những vấn đề các em thường gặp hằng ngày mà các em ít để ý đến. Tuỳ từng bài học cụ thể mà giáo viên có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào bài học cho phù hợp. Không nên đưa những kiến thức quá khó so với lứa tuổi các em làm các em khó hiểu dẫn đến nhàm chán, tiết học sẽ không đạt hiệu quả.
Ví dụ 1 : Cho học sinh quan sát môi trường xung quanh và nhận xét về môi trường ở đó như thế nào,ý thức của người dân ra sao để từ đó hướng dẫn các em không nên vứt rác bừa bãi mà phải có ý thức nhặt rác bỏ vào sọt đúng nơi quy định để giữ vệ sinh chung. Mức độ kiến thức sẽ nâng cao dần lên sau từng nội dung đã được học.
Ví dụ 2: Khi dạy môn khoa học với bài học: "Không khí bị ô nhiễm ": Giáo viên yêu cầu học sinh : Em hãy quan sát hình 1 & 2:
 -Mô tả những hình ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch.
 -Mô tả những hình ảnh thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm.
Ngoài những hình ảnh trong SGK, học sinh có thể sưu tầm thêm một số tranh ảnh về hai nội dung trên.
Bài : " Bảo vệ bầu không khí trong sạch"giáo viên cần lồng kiến thức bảo vệ môi trường vào tiết dạy như :
- Học sinh hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí.
- Tác hại của việc " ô nhiễm không khí "
- Làm gì để bảo vệ bầu không khí troná sạch.
Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ bầu không khí bằng cách trồng cây xanh, giữ sạch môi trường, hạn chế việc thải bụi khói vào không khí do con người gây ra ...
 2. Giáo dục môi trường qua những trò chơi :
 Để tiết dạy đạt hiệu quả cao và gây sự hứng thú cho học sinh ham thích học tập, giáo viên có thể cho các em tìm hiểu về môi trường thông qua các trò chơi hoặc đưa các tình huống để các em tập ứng xử, sắm vai. Từ đó các em nhận thức được hành động nào đúng, hành động nào sai để các em hiểu được những việc gì nên làm, những việc gì các em nên tránh.
Ví dụ : 
Trò chơi " Đúng, sai " :
 Giáo viên nêu một số câu hỏi có chủ đề về môi trường. Học sinh đưa thẻ đúng, sai.
-Nhặt rác bỏ vào thùng.
-Vẽ bậy lên tường.
-Đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định.
-Bẻ cành, hái hoa, phá hỏng cây non.
-Trồng và chăm sóc sây.
-Dọn vệ sinh xung quanh  ...  nêu trên đòi hỏi người giáo viên cần có kế hoạch cụ thể, giám sát, động viên nhắc nhở các em thực hiện một cách có hiệu quả bằng những việc làm cụ thể của học sinh. Từ đó giáo viên định hướng cho mình những biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao.
 4. Giáo dục môi trường thông qua việc sưu tầm các tranh ảnh và các mẫu tin:
 Giáo viên cần tìm những mẫu tin về ô nhiễm môi trường, về tác hại của thiên tai hoặc những tấm gương về bảo vệ môi trường, hay tổ chức những hành động vì môi truờng nhằm tác động vào ý thức của các em. Từ những tác hại do môi trường gây ra, các em sẽ có ý thức bảo vệ môi truờng để hạn chế sự tác động xấu của môi trường đến đời sống và sức khoẻ của con người.
Ví dụ : Khi dạy bài " Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá " của môn khoa học lớp Bốn :
 - Giáo viên tiến hành dạy theo nội dung chương trình đã quy định.
- Giáo viên lồng ghép nội dung liên quan đến môi trường vào nội dung bài dạy.
 - Giáo viên sưu tầm các tư liệu về môi trường và đọc cho học sinh nghe một số thông tin về ô nhiễm môi trường, nơi ở không sạch sẽ thoáng mát sẽ gây ra các dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
- Giáo viên sưu tầm tranh ảnh và cho học sinh quan sát, thảo luận, nhận xét và rút ra kết luận về môi trường sống trong lành, sạch sẽ. liên hệ đến môi trường hiện nay em đang ở, đồng thời giáo viên cho học sinh về sưu tầm thêm tranh ảnh có liên quan đến nội dung đã nêu trên. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm sạch nhà ở, sân vườn, ăn ở hợp vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân các em và gia đình .
 - Còn đối với phân môn địa lý có một số bài cần cho học sinh sưu tầm thêm nhiều tư liệu như tranh ảnh, số liệu về môi trường : như bài 21 ( Thành phố Hồ Chí Minh)ở hoạt động 2 nói về trung tâm kinh tế - văn hoá - khoa học có ngành công nghiệp phát triển mạnh nên dẫn đến việc ô nhiễm môi trường (học sinh và giáo viên sưu tầm ), bài 28 ( Thành phố Đà Nẵng ) ở hoạt động 2 nói về thành phố công nghiệp ( liên hệ ngành hải sản khai thác, nuôi tôm, cá ), nhiều nhà máy mọc lên đã dẫn đến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng như ở khu công nghiệp Hoà Khánh,.... Bài 30 ( Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam ) ở hoạt động 2 ( học sinh sưu tầm thêm tranh ảnh ),...
 5. Thường xuyên quan tâm giáo dục môi trường cho học sinh : 
 Đối với học sinh lớp Bốn việc giáo dục môi trường cho các em phải thường xuyên. Có như vậy mới hình thành cho các em ý thức và thói quen bảo vệ môi trường. Giáo viên kiểm tra kiến thức của các em bằng nhiều hình thức như bài tập trắc nghiệm, phiếu bài tập, bài viết có nội dung liên quan đến môi trường. Từ những bài tập của học sinh giáo viên mới thu được thông tin phản hồi từ phiá học sinh, qua đó mới tuyên dương những em hiểu và thực hiện tốt và đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những em chưa có biểu hiện tốt.
Ví dụ : Bài tập trắc nghiệm : 
 Bài 1 : Đánh dấu X vào ô em cho là đúng :
 Để giữ môi trường xung quanh em ở luôn luôn sạch đẹp, em cần phải :
 Trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh.
 Đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy định.
 Thường xuyên quét dọn sạch sẽ khu vực xung quanh lớp học.
 Vẽ bậy lên tường, bàn ghế.
 Tham gia lao động làm sạch môi trường do Đội phát động.
 Bài 2 : Ghi chữ Đ vào trước câu em cho là đúng :
 Tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
 Lãng phí nước.
 Bảo quản nước ăn uống, nguồn nước.
 Dùng nước ở ao hồ để uống, nấu ăn.
 Bài 3 : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng :
A. Không nên khai thác rừng bừa bãi.
B. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
C. Rừng bảo vệ đất chống lũ, chống xói mòn.
D. Đốt rừng làm nương rẫy, trồng trọt.
E. Có thể săn bắn thú rừng tuỳ thích.
F. Tham gia trồng cây ở trường ,ở địa phương.
H. Hái hoa ,bẻ cành trong công viên,nơi công cộng.
 6. Giáo dục môi trường bằng cách hướng dẫn cụ thể : 
 Khi trang bị cho các em kiến thức cơ bản về nội dung môi trường, giáo viên cần hướng dẫn các em thực hành bài học.
Ví dụ : Khi giáo dục cho các em ý thức về môi trường nơi em ở, giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý rác thải trong gia đình như sau :
 -Gom rác tập trung về nơi quy định, phân loại rác → xử lý : Tái sử dụng, đốt, chôn.
 -Mỗi gia đình cần có một thùng rác có nắp đậy.
 -Về nước thải thì xử lý bằng cách cho nước chảy vào cống đúng quy định.
 -Tránh đổ nước ra đường và khu vực dân cư đang ở.
IV.Kết quả đạt được:
 Sau quá trình tổ chức dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào trong các tiết dạy, tôi nhận thấy học sinh có nhiều biểu hiện tiến bộ :
1.Vệ sinh lớp :
 So với đầu năm đến nay, học sinh đã có ý thức giữ vệ sinh lớp học luôn luôn sạch sẽ. Các em đã biết quét dọn phòng học, lau cửa kính, sắp xếp bàn ghế gọn gàng ngay ngắn, không vứt rác bừa bãi ra lớp học và sân trường. Điểm vệ sinh hằng tuần của lớp tôi chủ nhiệm đã nâng cao dần lên.
2. Ý thức giữ vệ sinh chung :
 Rất nhiều em tiến bộ rõ rệt, các em có ý thức trong việc giữ vệ simh chung ở mọi nơi, mọi lúc. Học sinh có ý thức tự giác nhặt rác bỏ vào thùng, các em biết đi tiêu đi tiểu đúng nơi quy định. Các em đã biết trồng cây và chăm sóc cây xanh, không còn tình trạng bẻ cành, hái hoa, phá hỏng cây non. Học sinh tham gia tích cực các buổi lao động do nhà trường cũng như liên đội phát động(học sinh của lớp tham gia 100% và có chất lượng) Các em đã biết giữ vệ sinh nơi công cộng,  việc giáo dục môi trường đã hình thành cho các em nếp sống khoa học, văn minh.
3.Tổ chức kiểm tra thực nghiệm :
3.1. Vẽ tranh về môi trường :
 Nhà trường tổ chức vẽ tranh về đề tài " Xanh - sạch - đẹp " trường học, lớp học. Các em đã hình dung và vẽ theo những gì các em suy nghĩ và đã hành động. Đa số bài vẽ rất tốt thể hiện được ước mơ của các em về một môi trường xanh - sạch - đẹp. Một số bài vẽ tuy chưa đẹp nhưng các em đã đưa kiến thức về môi trường vào bài vẽ của các em một cách rất hồn nhiên và thực tế.
3.2. Bài tập trắc nghiệm :
 Sau khi dạy xong , tôi đã cho học sinh làm một số bài kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. Qua đó tôi nắm được khả năng tiếp thu kiến thức về nội dung môi trường mà các em đã được học để có sự điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.Điều này chứng tỏ qua việc dạy lồng ghép về nội dung giáo dục môi trường thì học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt trong nhận thức cũng như trong hành động cụ thể của các em.Dưới đây là bảng thống kê kết quả ở các lần kiểm tra:
KQ khảo sát
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lần 1
29
10
34,5
10
34,5
6
20,7
3
10,3
Lần 2
29
13
44,8
11
37,9
3
10,3
2
6,9
Lần 3
29
19
65,5
8
27,6
2
6,9
/
/
 Qua việc thống kê các bài tập cho thấy số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi tăng dần và điểm dưới trung bình giảm đi đáng kể.
3.3. Phân loại rác thải :
 Giáo viên chuẩn bị một số đồ dùng đã sử dụng, học sinh tập phân loại rác thải : 	
+ Rác thải không phân huỷ : bao ni lông, sắt, kim loại,
+ Rác thải phân huỷ: thịt , rau, hộp sữa bằng giấy,
+ Rác thải có thể tái sử dụng : giấy, cạc tông, thuỷ tinh, nhựa,
Đa số các em biết phân biệt được từng loại rác theo mục đích xử lý như đã nêu trên.
4. Ở khâu soạn bài và tiết dạy :
4.1.Ở khâu soạn bài : 
Giáo viên chọn nội dung giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi.
Ví dụ : Trong bài : "Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá" ở môn khoa học : 
Học sinh hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh là do ăn uống không hợp vệ sinh, do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém.
Giáo viên cho các em tìm hiểu về cách phòng bệnh : 
+ Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
+ Thực hiện vệ sinh cá nhân.
+ Thực hiện vệ sinh môi trường.
Giáo viên cần lồng ghép giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường bằng cách liên hệ thực tế đến vệ sinh nhà ở của các em cũng như vệ sinh lớp học.
Giáo viên hướng dẫn các em cách dọn vệ sinh khu vực hố xí, vệ sinh nhà của nơi em ở, sân trường, không vứt rác hay xác các con vật làm ô nhiễm vệ sinh môi trường.
4.2 .Trong tiết dạy :
Đảm bảo kiến thức, kĩ năng, phương châm đặc trung của bộ môn. Chỉ thực hiện dạy lồng ghép vào lúc. 
+ Học sinh làm bài tập.
+ Những ví dụ của giáo viên trong tiết dạy.
+ Phần liên hệ củng cố hoặc trò chơi .
 C. PHẦN KẾT LUẬN
 Sau khi áp dụng một số biện pháp giáo dục môi trường qua môn khoa học và phân môn địa lí đối với học sinh lớp Bốn. Tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm :
- Việc tổ chức dạy lồng ghép nội dung môi trường vào môn khoa học và phân môn địa lí được đồng nghiệp trong tổ cũng như các thành viên trong hội đồng sư phạm trường ủng hộ. Về phía học sinh thông qua những tiết học có nội dung giáo dục môi trường, đã được giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành như : Lao động dọn vệ sinh lớp học, sân trường, trồng cây xanh, chăm sóc cây xanh, lao động dọn sạch khu phố, đường phố nơi em ở,Qua đó các em đã có ý thức bảo vệ môi trường nơi các em ở bằng hành động và việc làm cụ thể của các em.
- Là giáo viên chủ nhiệm nên tôi có điều kiện gần gũi với học sinh, có thời gian theo dõi kĩ diễn biến của các em về mặt ý thức lẫn hành động cụ thể của các em, đồng thời động viên, uốn nắn các em kịp thời để giúp các em mau chóng tiến bộ.
 - Đồng thời tôi cũng nhận được sự ủng hộ từ phía phụ huynh, sự kết hợp giáo dục môi trường giữa nhà trường và gia đình chặt chẽ. Giáo viên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh để giúp đỡ thêm cho các em ở nhà, có như vậy mới đem hiệu quả cao.
- Giáo viên cần thực hiện lồng ghép một cách linh hoạt, hiệu quả. Có những vấn đề giáo viên cần để cho học sinh tự phát hiện thì các em mới khắc sâu bài học, dễ nhớ và khó quên.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng vào việc dạy học, nhưng bước đầu tôi cũng thấy được lợi ích của việc dạy lồng ghép nội dung môi trường vào môn khoa học và phân môn địa lí, nhưng sẽ còn nhiều thiếu sót. Nên kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý bổ sung cho tôi ngày một tiến bộ hơn trong lĩnh vực chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoà Hiệp Bắc,ngày 20 tháng 12 năm 2008
 Người thực hiện
 Lê Thị Thuỳ Dương
 D.KIẾN NGHỊ ,ĐỀ NGHỊ 
-Đối với nhà trường:Tuyên truyền dưới cờ cho học sinh vào thứ hai hằng tuần về ý thức bảo vệ môi trường :giữ vệ sinh trường lớp,đi tiểu tiện , bỏ rác đúng nơi qui định.
-Đối với Phòng -Sở: Mở lớp tập huấn về giáo dục môi trường cho tất cả giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac bien phap giao duc bao ve moi truong.doc